What's new

[Chia sẻ] Mênh mang vàng thu Tibet

1.


Tibet, nóc nhà thế giới, miền đất của những điều bí ẩn chưa được khám phá, miền đất của các chư thiên, miền đất của những giấc mơ trong mộng, miền đất khát khao của một thời tuổi trẻ si dại… nhưng tôi vẫn chưa một lần được đặt chân đến dù đã bao lần tưởng như Tibet đã gần, rất gần. Đi, là có duyên; đến, là có phước, gặp, là có tình… nhưng khi tôi càng khát khao cố gắng để đến Tibet thì khoảng cách giữa tôi và Tibet càng xa vời vợi. Đã bao lần hành trang đã chuẩn bị, visa đã xin, việc đã bỏ… nhưng rồi dang dở vẫn là dở dang… Do vậy, lần này tôi ra đi lòng nhẹ tênh, chỉ hướng về Tibet, chỉ hướng về những con đường lên Tibet…! Đến được là có duyên, có phước, có tình… không đến được, tôi vẫn còn tôi và con đường và những chuyến đi,... Tôi chọn con đường đi làm mục đích, tôi chọn sự lang thang giữa đất trời mênh mang làm điểm tựa, tôi cất giữ những khoảnh khắc chơi vơi, những niềm hạnh phúc khi bàn chân đặt lên miền đất lạ làm hành trang… để lên đường, để hướng về Tibet.


Một mình, một đêm cuối thu, Sài Gòn mưa đổ mịt mù, tôi đi.


P9200406.jpg

Phu Asa vắng vẻ trên đồi trưa – Pakse



P9200608.jpg

Vat Phou mưa chiều cuối thu – Pakse



P9220123.jpg

Hoàng hôn rực lửa trên dòng Mekong – Siphandon, Pakse


Chập chờn trên chuyến xe đêm, nghe giọng ca liêu trai thì thầm từng sợi tình trong đêm “mai tôi đi, mong cho tình xa quên…”, khi ngoài kia trời mưa đổ, hay sương đêm lăn dài từng hạt chầm chậm, trên kính xe lạnh buốt, như những giọt nước mắt long lanh… tôi thấy lòng mình chùng xuống, như tôi đang rơi vào một hố sâu không đáy thăm thẳm... Có tiếng ai đó thở dài trong đêm hay tôi đang nghe tiếng tôi… Nếu thế này mãi, tôi sẽ không đi được, tôi nhắm mắt và mơ về bầu trời Tibet xanh thăm thẳm để cố ru mình vào giấc ngủ chập choạng mệt nhoài. Có lẽ, đó là 1 trong những chuyến xe chơi vơi nhất trong những tháng ngày lang bạt của tôi. May mắn sao, cuối cùng tôi đã qua được để tiếp tục hành trình.


PA020579-1.jpg

Mái nhà xám hoa vàng rực rỡ – Lijiang



PA020605-1.jpg

Hẻm nhỏ hoa nhỏ ở làng nhỏ – Lijiang.



PA010345.jpg

Hẻm đơn sơ nhưng rực rỡ – Lijiang



P9300202.jpg

Hoa tím mùa thu bên cánh đồng vàng – Dali


Rồi tôi lăn dài, trượt dài qua những tháng ngày lang bạt khi rừng, khi núi, khi suối, khi sông, khi đô thị phồn hoa, khi chốn quê dân dã, khi nắng lên bên rừng, chiều xuống bên sông, khi đêm chơi vơi một mình một bóng liêu xiêu quán lạnh gió khuya về… Từ Sài Gòn, tôi đi sang Lào qua ngõ Bờ Y để vòng lại Vat Phou chiều mưa bay mờ mịt, lạc bước Phu Asa lúc nắng lên trên đồi, chôn chân ở vùng 4.000 đảo Siphandon hiền hòa có những ngày mưa bay trắng xóa đất trời nhưng chiều về hoàng hôn lại đỏ rực thiêu cháy cả con sông dài… Rồi từ Nam Lào, tôi lướt nhanh đến Bắc Lào. Tôi vội vã ngang qua Vientiane, Luang Prabang, Udomxay… để có những ngày buốt giá trên con đường mưa mờ mịt đến miền gái đẹp Luang Namtha, những chiều lang thang một mình trên con đường ven sông hun hút không một bóng người của đất Lào xinh đẹp hiền hòa mến khách.


(tbc.)
 
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 2.

Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 2.


Topic về Lijiang kỳ này tôi chỉ đề cập đến phố cổ, làng cổ vì tôi cũng đã đến Lijiang rồi, nên kỳ này tôi sẽ không đi các điểm du lịch nổi tiếng của Lijiang như Ngọc Long Tuyết Sơn, Hắc Long Đàm, Mộc Phủ…. Do vậy, cũng như topic trước về Dali, bạn nào muốn đi Lijiang thì đừng đọc những cảm nhận của tôi ở đây nhé. Kỳ này, tôi chỉ muốn đi những phố cổ, làng cổ, những nơi mà lần trước đi theo tour tôi không được đi (2 làng cổ Bạch Sa/ Baisha, Thúc Hà/ Shuhe) cũng như chỉ cỡi voi ngó bông ở Đại Nghiên/ Dayan.


Trong bản đồ du lịch Lệ Giang, in trên giấy kraft màu nâu vàng xù xì hay hay, người ta có nói đến 10 điều nên làm khi đến Lệ Giang. Tôi nêu ra đây và xem thử tôi làm được bao nhiêu điều nhé.

Mười điều nên làm khi đến Lệ Giang:

1). Lên Vạn Cổ Lầu nghe chim ca và nghe các cụ kể chuyện.

2). Ăn một bát mì đậu nành.

3). Đọc những câu liễn đối bằng chữ Hán trước các cổng nhà.

4). Thử phát hiện ra một "con đường hay lối nhỏ" riêng cho chính mình.

5). Đến thăm hỏi một vị ẩn sĩ hay một kẻ cuồng.

6). Đứng xa xa quan sát một lão bà Lệ Giang hoặc nhìn nét mặt của những người trên khắp phố Bốn Phương.

7). Uống một ngụm nước giếng của Lệ Giang.

8). Mua và nếm thử các loại bánh có hình thù khác nhau.

9). Hít vào một bầu không khí trong lành của Lệ Giang.

10). Mang một chút kỷ niệm gì từ Lệ Giang về.



Chúng ta sẽ bắt đầu "khám" "phá" mười điều này từ phố cổ Đại Nghiên nhé. Phố Đại Nghiên này cũng chính là "Lệ Giang" theo nhiều người biết, vì lần trước đi tour, HDV chỉ đưa đến Đại Nghiên, rồi dzìa!


1). Lên Vạn Cổ Lầu nghe chim ca và nghe các cụ kể chuyện.


Vạn Cổ Lầu tôi đến vội vã một buổi sáng sương chưa tan, trước khi tôi chia tay Lijiang đến miền đất khác. Từ Vạn Cổ Lầu có thể nhìn thấy Ngọc Long Tuyết Sơn những ngày nắng đẹp. Tôi đến Lijiang những ngày chao mùa thu đông nên trời xanh lẫn mây xám. Và, các bạn đi sau nên lưu ý một điều là nếu muốn chụp hình trấn Đại Nghiên với những mái nhà xám cổ thì nên viếng Vạn Cổ Lầu vào buổi chiều, vì phố cổ nằm ở hướng đông Vạn Cổ Lầu nên đến đó vào buổi sáng, ngắm bình minh rất đẹp nhưng chụp hình sẽ bị ngược nắng.


Tôi đến Vạn Cổ Lầu buổi mai đó có nhiếu tiếng chim ríu rít, nhưng không nghe ai kể chuyện, mà có nghe cũng không hiểu. Vì tiếng Hán, tôi ½ chữ cũng không biết. Nhưng dù sao, điều một này tôi cũng đã làm xong.


Pho-PA030071-1.jpg

Vạn Cổ Lầu trong nắng mới.


PA030086-1.jpg

Lệ Giang mới nhìn từ Vạn Cổ Lầu.


PA030079-1.jpg

Nhìn về trấn Đại Nghiên trong nắng mai.


(tbc.)
 
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 3.

Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 3.


2). Ăn một bát mì đậu nành.


Không chỉ một bát mì đậu nành không đâu nhé, đến Lijiang, những bạn nào ăn kiêng sợ mập nhớ giữ thân nhé. Chẳng biết bây giờ việc heo siêu nạc nhiễm clenbuterol, rau phun formaldehyde, trà sữa trân châu với hạt châu làm từ polyme, sữa nhiễm melamine, trứng gà giả, gạo giả,… có làm các bạn sợ hay không, chứ nếu không sợ, hãy ráng giữ mình trước ẩm thực ê hề ở Đại Nghiên nhé.


An-PA010253-1.jpg

Ăn một bát mì đậu nành, là bát mì sợi trong veo này….


An-PA020457-1.jpg

…hay bát mì dạng vuông vuông này?


Chẳng biết cái nào là mì đậu nành nữa, đối với kẻ không biết tiếng Hán, sang đến Dali học được chiêu Nhất Dương Chỉ của Đoàn hoàng gia nên cứ thấy mì, dù vuông, dù sợi, dù đục, dù trong… là cứ (Nhất Dương) chỉ. Ngon thì lát nữa quay lại, dở thì kiếu luôn.


An-PA020485-1.jpg

Ngoài mì ra, Đại Nghiên còn có: bánh trứng?...


An-PA020444-1.jpg

..rồi bánh gì đây?..


An-PA020465-1.jpg



An-PA020467-1.jpg

…rồi cái gì đây? Sền sệt, giống món bột huỳnh tinh quá!​


(tbc.)
 
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 4.

Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 4.


Ngạc nhiên là ở Đại Nghiên không thấy mái vòm nhà thờ Hồi Giáo nào, cũng như không gặp những gương mặt đẹp của người Duy Ngô Nhĩ, nhưng ở đây lại có những chiếc bánh mì dẹt, tròn, giống như những chiếc bánh mì ở Tân Cương. Cũng giống những chiếc bánh mì dẹt miền Trung Á. Có điều ở đây họ nướng trực tiếp trên đáy những chiếc xoong tròn, dẹt, bếp ga chứ không bằng những chum sành, lửa than như ở xứ đó. Cũng phiên bản bánh mì, có thêm bánh mì trứng, vì ở đây người ta làm bánh thủ công, nên nếu yêu cầu, bạn sẽ được cái bánh mì trứng.


An-PA020464-1.jpg



An-PA020475-1.jpg

Bánh mì mới ra lò nóng giòn đây!


Còn món thạch nước tương ớt này quả thật là lạ với tôi, nhưng đây là món đặc trưng (theo LP) của Lệ Giang. Sau này, có dịp lang thang Tân Cương, Kyrgyzstan, Tajikistan cũng có gặp lại món này. Nhất là ở thành Ca Thập, món này được một nghệ nhân đường phố biểu diễn, kẻ mua, người xem bu đông như kiến cỏ.


An-PA020009-1.jpg



An-PA020010-1.jpg

Món thạch nước tương ớt. Hơi tiếc là lẽ ra ở Lijiang nên uống bia Lancang (mà tôi đã uống ở Jinhong) để nhớ về Mekong thay vì Dali nhưng không có.


Đây cũng là món đêm cuối tôi chia tay Lijiang.


(tbc.)
 
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 5.

Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 5.


3). Đọc những câu liễn đối bằng chữ Hán trước các cổng nhà.
4). Thử phát hiện ra một "con đường hay lối nhỏ" riêng cho chính mình.



Tôi ghép 2 phần này lại nhé. Vì tôi có lang thang và chụp nhiều cổng nhà có câu đối, tôi chỉ thấy các câu đối đó thôi chứ không đọc được, cũng như tôi có thể nghe các cụ kể chuyện ở Đại Nghiên, nhưng tôi lại không hiểu, dù nghe được rất rõ.


Pho-PA010250-1.jpg

Không cần đợi khuyến cáo, thấy mấy con đường đông nghìn nghịt cỡ này là tôi chạy sút giày, mất dép đi tìm các con hẻm nhỏ “riêng cho chính mình”.


Hẻm nhỏ, tôi yêu những hẻm nhỏ ở Đại Nghiên. Vì tôi đến Lijiang những ngày lễ quốc khánh nước này, nghỉ lễ đến 10 ngày nên dân tình đi chơi nhiều, đổ về Lijiang đông nghìn nghịt. Tuy nhiên, hội chứng đám đông ở TQ rất rõ, thiên hạ chỉ đổ xô vào những con phố quanh quanh quảng trường Tứ Phương. Chỉ cần đi xa một tý, vẫn trong thành Đại Nghiên, bạn sẽ gặp những con hẻm nhỏ vắng tanh.


Hem-PA020422-1.jpg

Đọc thử câu đối này xem há!


Hem-PA010354-1.jpg



Hem-PA010353-1.jpg

Đi đường nào giờ trời!


Hem-PA010359-1.jpg

…he he he, đi phố đèn lồng đỏ treo cao đi há!


Hem-PA010333-1.jpg



Hem-PA010346-1.jpg

Chơi tả tơi banh xác pháo rồi thì lết xác qua hẻm hoa vàng này nghỉ ngơi nhé!


(tbc.)
 
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 6.

Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 6.


5). Đến thăm hỏi một vị ẩn sĩ hay một kẻ cuồng.
6). Đứng xa xa quan sát một lão bà Lệ Giang hoặc nhìn nét mặt của những người trên khắp phố Tứ Phương.



Tôi cũng sẽ gộp 2 phần này thành 1, vì tôi chẳng biết cách nào để kiếm ra một ẩn sĩ hay kẻ cuồng, dù biết rằng trên đất TQ sẽ có nhiều “kẻ cuồng”! Và tôi cũng chẳng ham hố gì việc thăm viếng “kẻ cuồng”, để dành thời gian đi quan sát “lão bà Lệ Giang”.


Nguoi-PA010335-1.jpg

“Chàng ơi, sao chưa ra cầu? Để em chờ lâu quá dzậy?!”…


Nguoi-PA010349-1.jpg

“Ông không lo phụ tui đan cho xong cái giỏ cho con Bé Hai mà quần là áo lượt đi đâu đó? Hẹn với con nào hảảảảả?”


Rất dễ dàng tìm kiếm những tấm hình các lão bà Lệ Giang trong bộ quần áo xanh trắng và chiếc mũ kết đặc trưng nhảy múa ở quảng trường Tứ Phương, nên tôi không ra Tứ Phương để quan sát “lão bà Lệ Giang”, cũng như ngắm nhìn nét mặt của những người trên khắp phố Tứ Phương, vì chỉ toàn người Hán không hà. Nên tôi, một công đôi chuyện (!?), trong “hành trình” vào hẻm nhỏ, tôi ngắm nhìn các “lão bà Lệ Giang” trong đó luôn.


Nguoi-PA010289-1.jpg



Nguoi-PA010287-1.jpg

“Đi chợ là phải ăn hàng, bộ già là hổng được ăn hàng hả ku? Sao mầy ngó tao dữ dzị?”.


Cuộc sống người dân Lijiang, nhất là trong trấn Đại Nghiên, gần đây có lẽ cũng khấm khá vì lượng khách du lịch đổ về nhiều. Nên người dân ở đây có vẻ thong dong. Về chuyện nhảy múa của những người Nạp Tây ở quảng trường Tứ Phương tôi không biết là tự nguyện hay bắt buộc, vì không hỏi được. Nhưng ở một miền đất khác, cũng có chuyện nhảy múa hàng đêm ở quảng trường, nơi người dân cũng cởi mở hơn với khách lạ, tôi hỏi thì được biết việc đó là do chính quyền bắt buộc.


(tbc.)
 
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 7.

Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 7.


Nhưng người dân nghèo Lệ Giang, cũng như quê tôi đều là những người siêng năng cần mẫn. Dù siêng năng cần mẫn vẫn chưa đủ để thay đổi cuộc đời. Nên đến Lệ Giang cũng như nhiều miền đất khác, tôi, dù rất nhác lười, vẫn cố gắng dậy sớm, thức khuya (!?) để đi cùng những bước chân của người lao động nghèo.


nguoi-PA020414-1.jpg

Bán những món điểm tâm rẻ tiền cho người nghèo vào buổi mai sớm…


Pho-PA020425-1.jpg

…khi đường phố Đại Nghiên còn xao xác tiếng chổi tre…


Pho-PA020438-1.jpg

… và những người vớt rác trong suối. mới biết thêm tại sao Lệ Giang vẫn còn sạch xanh.



Lệ Giang, cũng như nhiều phố cổ khác của TQ, tiếp thị rất giỏi, và thường bằng các cô gái trong trang phục địa phương, đang thêu thùa dệt may… để minh chứng rằng “hàng trong quán tui là thiệt đó, do nhỏ đẹp đẹp ngồi trước quán nó dệt, nó may đó, mua ủng hộ nó nghen!”.


Nguoi-PA010266-1.jpg

“Trời ơi, nghĩ sao dzị! Quán là phải tiếp thị bằng mấy em xinh cỡ này…”


Nguoi-PA010321-1.jpg

“…chứ cỡ này (!?) thì quán vắng tanh là phải rồi! Trách ai giờ!”


Do vậy, đó cũng là lý do tôi lê la trong hẻm vắng, “rình mò” các lão bà Lệ Giang để chụp hình, cũng như rình mò những hoạt động “không phải du lịch” của Đại Nghiên để chụp.


Thấy cũng chẳng khác quê mình là mấy, có đều mang mác ngoại, mác “Lệ Giang” nên thấy hay hơn tý bẻo!


(tbc.)
 
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 8.

Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 8.


7). Uống một ngụm nước giếng của Lệ Giang.
8). Mua và nếm thử các loại bánh có hình thù khác nhau.



Uống nước đóng chai Lệ Giang rồi, hổng biết có phải nước giếng không? Còn nước giếng Lệ Giang hổng dám uống, đường còn dài lắm, lỡ đau bụng lăn đùng ra thì lấy ai đi chơi tiếp giờ. Nên vụ việc số 7 này xem như qua truông nhé.


Vụ việc số 8 này có liên đới với vụ việc số 2, về việc ăn uống có nêu trên rồi. Bổ sung thêm vài loại bánh nữa thôi, ăn ngọt dễ đái đường lắm nên ăn ít ít thôi.


PA020514-1.jpg

Một phiên bản khác của món thạch nước tương ớt. Món này dù lề đường nhưng màu sắc nhìn ngon mắt hơn món được làm trong nhà hàng.


PA020420-1.jpg

Bánh kếp ở Đại Nghiên, nhân ớt hành!


PA010404-1.jpg

Làm kẹo kéo ở Đại Nghiên. Từ khối đường vàng vàng đó,…

PA010409-1.jpg

…kéo miết, đánh miết hồi lâu ra kẹo kéo trắng tươi.

PA010298-1.jpg

Bánh màu vàng trông ngon, nhưng tôi thích cái bánh 3 màu kia hơn!


PA020548-1.jpg

Bánh trứng nhân nấm này đưa cay thì tuyệt!


PA020545-1.jpg

…nhưng tôi lỡ chọn món dồi & nấm nướng chấm ớt bột này rồi! (Hổng biết nấm này có bị phun formaldehyde cho tươi lâu không ta?)


Ôi trời ơi! Du lịch Lệ Giang là viếng thăm cảnh đẹp chùa xưa thành cũ, nhưng nhìn bao nhiêu là món ăn thức uống này chăc nhiều bạn sẽ thắc mắc hỏi suốt ngày ăn uống bia bọt, tôi đi chơi giờ nào hả trời?


(tbc.)
 
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 9.

Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 9.


9). Hít vào một bầu không khí trong lành của Lệ Giang.
10). Mang một chút kỷ niệm gì từ Lệ Giang về.



Làm sao tôi chứng minh bằng hình ảnh cho bạn là tôi đã hít một bầu không khí trong lành của Lệ Giang. Mà hổng lý đến Lệ Giang rồi nín thở suốt thời gian ở đó, nên điều thứ 9 này hơi bị dư, chắc người ta kiếm hoài hổng có thứ gì khác nên mới đưa cái vụ này vô đây. Thôi cũng coi như là xong vụ này hén.


Việc cuối cùng, mang một chút gì từ Lệ Giang về. Điều này đối với tôi là “sắc sắc không không”. Vì đi lang thang tôi hầu như không mua gì hết, theo phong cách chỉ để lại những dấu chân, mang đi những tấm hình (!?) mà thôi. Với lại hàng Tàu thì có gì đâu mà mua hén? Thôi thì chia sẻ với bạn mất tấm hình về các quà lưu niệm ở Lijiang nhé.


Luu-PA010411-1.jpg

Bạn có thích những bánh trà này không?


PA020471-1.jpg

Còn những thứ này?


Luu-PA020462-2.jpg

Hay những chiếc bình sành sứ đủ màu này? Thôi, về Phù Lãng hay lên Bình Dương đi há!


Đồ lưu niệm ở đây hằng hà sa số, vì những cửa hàng ở Lijiang chỉ bán mỗi 2 thứ, đồ ăn uống hay đồ lưu niệm! Giá cả tôi không biết vì không quan tâm, nhưng thấy họ có nhiều hàng “sale” đổ đống bán mấy cái khăn quàng cổ đâu cũng chỉ 10Y hay những chiếc vòng “đá” đủ màu đây cũng giá 3Y-10Y. Tôi cũng chẳng nhớ sao tôi có mấy tấm hình này vì thường đi ngang qua mấy cửa hàng đó tôi đi nhanh.


PA010257-1.jpg

Tôi lại thích cửa hàng này? Không phải vì những chiếc kèn mà vì em này biết thổi kèn!!!


PA020536-1.jpg

Hay mua thằng ku trông hay hay này! Nhưng thực tình tôi lại thích cái ghế hơn! Tôi mà mở quán, nhất định làm mấy cái ghế này để dụ dỗ mấy quý ông!

---------------------------------------------------



May quá, cuối cùng tôi cũng làm xong 10 việc “must do” của Lệ Giang rồi. Bây giờ ung dung tự tại, tôi lang thang Lijiang theo một hành trình của riêng tôi, của một kẻ lãng đãng nhé.


Kenh-PA010314-1.jpg

Lijiang của tôi là những chiếc đèn lồng đỏ trên dòng suối xanh cá vàng tung tăng lội…


pho-PA010276-1.jpg

Lijiang của tôi là những buổi chiều xám mây lên cao nhìn những mái xám đang chập choạng chìm vào chiều xám. Của riêng tôi, một mình!


Lệ Giang, phố của tình yêu, tôi lang thang một mình, có gì vui?


(tbc.)
 
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 10.

Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 10.


Bạn có đọc tiểu thuyết dành cho tuổi teen "Thủy tiên đã cỡi cá chép vàng đi"? Cuốn sách sến rện (mà tôi vẫn đọc!) đó có nói về việc ở Lijiang có tục lệ là 2 người yêu nhau đến đây thả cá chép xuống sông và treo những lời yêu thương ghi trên những phiến gỗ nhỏ xinh, treo lên trên mái lều, trong chùa, bên miếu… tình yêu sẽ là vĩnh cửu (!). Còn nếu chưa vĩnh cửu (!?), có chuyện tan vỡ, rạn nứt xảy ra, bạn có thể đến đây để cầu nguyện mong tình yêu cũ quay về (hic, tôi nhớ mang máng vậy thôi). Nhưng hổng thấy nói chuyện người nào đi một mình đến đây thì sẽ gặp một mình khác! Nên tôi chẳng hy vọng mơ màng gì nhiều lắm (vậy có nghĩa là có mơ màng, mơ màng nhiều, nhưng không nhiều lắm!).


Đến Lijiang, đi một mình, bạn sẽ rất dễ “tủi thân” khi nhìn thấy những đôi lứa yêu nhau tung tăng trên phố, hoặc ít ra cũng là nhóm bạn túm 5 tụm 3 tếu táo nói cười. Bạn còn càng tủi thân hơn khi nhìn thấy những lời khấn nguyện thương yêu được treo đầy giữa phố chợ, giăng kín những con đường rừng, bên vực sâu,… mà tôi đồ rằng ngay cả lũ tùng bách cô độc trọn đời kia chắc cũng ganh nghét.


PA010304-1.jpg

Ôi trời ơi, nhìn những hằng hà sa số “khóa” tình yêu này sao mà tôi ganh tỵ quá!


PA030062-1.jpg



PA030043-1.jpg

…ở phố chưa đủ “chúng” còn kéo nhau lên rừng mà giăng mà mắc, tôi còn biết trốn chỗ nào!


Nên Lijiang của kẻ cô độc sẽ là một Lijiang rất khác. Tỷ như chỉ là một cây cầu đá bình thường, có phần hơi xấu xí so với những cây cầu khác xanh lá, vàng hoa, đỏ đèn lồng…của Lijiang… nhưng đó là cây cầu đặc biệt với tôi, từ buổi chiều đầu tiên ghé đến, đến những chiều sau, những đêm sâu, tôi một mình ngồi trên thành cầu uống bia, nhìn đôi lứa sánh đôi, nhìn lũ cá chép đỏ vàng vô tư lượn lờ bên dưới mới thấy đời dù cô đơn sao vẫn vui (!).


Pho-PA010244-1.jpg

Cây cầu bia bọt của tôi!


Tỷ như Lijiang của kẻ một mình muốn đi đâu thì đi, muốn làm gì thì làm (!), muốn ngồi đâu thì ngồi,… nên cả buổi chiều ngôi nhìn con hẻm nhỏ đơn sơ, những khung cửa cũ kỹ, những bức tường úa màu… để cảm thấy ngao ngán với một Lijiang đông đúc sặc sỡ hoa đèn không xa ngoài kia.


Cua-PA010342-1.jpg



Cua-PA010328-1.jpg

Góc hẻm nhỏ nơi tôi lê lết nhìn chiều đi chậm chậm ngang qua chậu hoa đơn sơ đẹp, mái nhà cũ, bức tường xiêu...


(tbc.)
 
Re: Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 5.

T

Hem-PA020422-1.jpg

Đọc thử câu đối này xem há!

Theo Mèo đây không phải là câu đối, vì câu đối có 2 vế khác nhau và đối nhau về cả thanh điệu và ý nghĩa; còn ở đây 2 câu hoàn toàn giống nhau - có thể là bảng quảng cáo một thứ hàng hóa/ dịch vụ hay món ăn gì đó. Trong 4 chữ đó, chữ thứ 2 mình không đọc được, còn chứ thứ nhất là Hắc (màu đen), chữ thứ ba là Áp (con vịt), chữ thứ tư là Vương (vua). Như vậy khả năng đây là bảng hiệu của một quán vịt tên là Hắc ... :D

PA020545-1.jpg

…nhưng tôi lỡ chọn món dồi & nấm nướng chấm ớt bột này rồi! (Hổng biết nấm này có bị phun formaldehyde cho tươi lâu không ta?)[/I][/CENTER]

Mình thường xuyên đi chợ mua nấm và ăn nấm nên dám khẳng định với bạn là: 100% nấm TQ có dùng thuốc bảo quản, còn có dùng formol hay không thì không biết. Loại nấm mà bạn ăn là nấm bào ngư trắng; nấm này (và nhiều thứ nấm khác trồng và bán phổ biến ở VN: nấm rơm, nấm bào ngư xám, bào ngư Nhật...) ở bên ta chỉ có thể bán được trong ngày, để đến chiều là xuống màu và có mùi ôi kinh lắm. Còn các loại nấm TQ để hàng tuần vẫn trắng ngần và không có mùi gì cả. Thế là đủ biết rồi...

Có điều lâu lâu ăn vài xiên cũng không sao đâu :D
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,340
Latest member
xjjrc
Back
Top