What's new

[Chia sẻ] Mênh mông mùa lũ nổi miền tây 2/10/2011

Hôm rày khi nghe tìm năm nay nước dâng cao hơn mọi năm, nên định lòng sẽ đi để khám phá vẻ đẹp của mùa nước nổi, nhưng đi rồi là thấy đắng lòng quá, mùa nước nổi đã thành lũ lớn, chìm dưới bức ảnh đẹp với biển nước mênh mông là hàng ngàn ha lúa ngập úng, nhiều nhà cửa chìm trong biển nước, đường xá sạt lở nghiêm trọng, trường học đóng cửa, học sinh cùng dân quân, bộ đội, cảnh sát tham gia chống lũ, đã có những trường hợp chết đuối vì lũ dâng cao.
Bài viết này quỷ tóm lược chuyến đi một cách tổng quan nhất để mọi người có thể kịp lên kế hoạch cho mình thực hiện chuyến đi trong vài ngày tới, để có thêm hình ảnh trung thực, cảm xúc đong đầy được thêm lan rộng, để chúng ta thêm mở lòng và chia sẻ nhiều hơn trong cuộc sống.
Đây cung đường quỷ đi: Cung đường này qua tất cả các vùng ngập lụt cao nhất. Có một số điểm trên bản đồ không thể hiện được như: Cửa khẩu Vĩnh Xương, CK Thường Phước, Búng Bình Thiên vùng biên giới giáp Capuchia, có nhiều đoạn phải đi liên tục 2,3 chuyến đó hoặc phà vì hiện nay giao thông đã bị cắt, rất khó để cập nhật đúng tình hình giao thông vì thay đổi theo từng giờ.

bandodimuanuocnoi.jpg


Búng Bình Thiên, nơi biên giới VN- Campuchia, đây là nơi sinh sống của 5 làng Chăm cổ còn giữ đậm nét văn hóa, đây cũng là nơi "đặc biệt nhất" của vùng lũ vì nước dâng theo thường lệ hàng năm không bị ảnh hưởng lũ dù ngay đầu nguồn chảy về
Muanuocnoi_quycoctu34.jpg


Cảnh quanh Búng rất đẹp và bình yên
Muanuocnoi_quycoctu30.jpg


Những em bé, thiếu nữ Chăm e ấp với nét đẹp thánh thiện

Muanuocnoi_quycoctu31.jpg


Muanuocnoi_quycoctu32.jpg


Mênh mông nước lũ nơi sông Mê Kông đổ về Việt Nam
Muanuocnoi_quycoctu23.jpg


Biên giới đường thủy 2 nước là đây
Muanuocnoi_quycoctu25.jpg
 
Quỷ xem nè, nước thấm dần phía dưới đê, phía trên nhìn ko thấy gì. Tới khi phía dưới bị mềm dần, mất cân bằng thì bắt đầu sụt lún và lúc này phía trên - dù có đan bê tông cũng "đi" theo

dsc4032.jpg


dsc4045b.jpg


dsc4042l.jpg


Những nơi có đồng lúa xanh tốt thực ra mặt trận giữ đê rất căng thẳng. Lại gần xem thì mực nước đã cao hơn lúa nhiều và tiến sát mép đê.

dsc4075b.jpg


dsc4077g.jpg


Biện pháp xây 1 bức tường nhỏ chắn sóng cũng ko hiệu quả khi nó vừa bị nước lũ đánh sập

dsc4114c.jpg
 
Những thông tin của kongfuson làm người đọc hiểu thêm nhiều cái nhìn khác trong công việc xây dựng đê bao, mà cho quỷ hỏi chút, quỷ nghe nói ngày trước không bị lũ nhiều do dòng tự nhiên đã phù hợp, sau do quy hoạch xây dựng đê, làm đường không phù hợp, cản dòng chảy mới gây những hậu quả như ngày nay, có đúng không?
 
Cảm ơn bài viết đã cho mình cái góc nhìn khác về miền tây sông nước. bài viết khá nhiều hình ảnh sinh động và hay. có dịp nào đó giao lưu ở Sài Gòn nhé! fone của mình o976 76 76 o4
 
Cảm ơn bài viết đã cho mình cái góc nhìn khác về miền tây sông nước. bài viết khá nhiều hình ảnh sinh động và hay. có dịp nào đó giao lưu ở Sài Gòn nhé! fone của mình o976 76 76 o4
okje bạn, có dịp thì bệt, dễ mà.:) ĐT quỷ:0949 05 77 99
 
Những thông tin của kongfuson làm người đọc hiểu thêm nhiều cái nhìn khác trong công việc xây dựng đê bao, mà cho quỷ hỏi chút, quỷ nghe nói ngày trước không bị lũ nhiều do dòng tự nhiên đã phù hợp, sau do quy hoạch xây dựng đê, làm đường không phù hợp, cản dòng chảy mới gây những hậu quả như ngày nay, có đúng không?

Cho NNQ nhiều chuyện nhút he: Theo mình được biết, đó cũng là một lý do. Việc đắp đập, làm đê bao khép kín cũng là một nguyên nhân làm lũ không có chỗ đi nên phải ứ đọng gây lũ cao. Tuy nhiên, trước đây khi chưa có đập, đê thì có những năm lũ vẫn cao ngất trời thiên. Theo thông lệ, lũ có chu kì, đến hẹn lại cao. Tuy nhiên, hiện nay, thông lệ này gần như không còn. Mưa gió bất thường, một phần do biến đổi khí hậu. Và một trường hợp khác gây lũ lớn: Mưa nhiều ở thượng nguồn, các đập thủy điện ở Trung Quốc xả đập thì nước dồn ứ về hạ nguồn mà cụ thể là VN-Lào-Cam-Thái cùng chịu. Nếu gặp triều cường, nước từ biển dâng lên tạo thành một cái đê kiên cố không cho nước lũ ra biển. Thế là nước đọng lại, gây lũ cao.
NNQ ở quê nên biết nhiêu đó à. Ai biết thêm thì còm men vào đây để mọi người cùng biết nhá!
 
Thêm nữa bác ạ, nước năm nay mênh mông nhưng các đặc sản miền sông nước thì dường như là không còn dồi dào nữa....
Nhớ lúc còn nhỏ, mỗi buổi chiều ra sau nhà trèo hái khế thấy nước lũ non bắt đầu tràn vào đường mương trồng các bụi lá dứa sau nhà trong nhà là bọn trẻ con chúng tôi náo nức đợi chờ .....
Cỡ bắt đầu con nước này, nhớ sao những lúc trời mưa lâm thâm bọn trẻ chúng tôi kéo nhau đi đào ốc dùi (hay còn gọi là ốc bươu đất cày).....đợi mẹ nấu cơm bằng lò mạc cưa xong là bọn tôi đặt ốc lên lò nướng ....mùi thơm tỏa ra ngào ngạt bọn tôi hít căng lồng ngực như hit cả một trời lộng lộng của những cánh đồng bắt đầu tràn nước...
Nhớ da diết những mùa đi câu, thả lưới, lướt xuống nhẹ tênh trên cánh đồng ngập nước ven hai bờ xào xạc những bụi tre, cỏ mọc xanh rì, lác đác là những chùm hoa điển điển màu vàng sáng rực cả con đê.....những hình ảnh tuyệt vời dù qua năm tháng nhưng vẫn đọng mãi trong ký ức tuổi thơ....
Bây giờ người ta đã tàn phá hết những sản vật thiên nhiên, các pác biết không vừa qua trong dịp đi chống lũ cho các trạm biến áp và đường dây trung hạ thế tại huyện Phú Tân, một số khu vực không đê bao người ta đã dùng lưới dày bắt từng thùng từng thùng những con cá rô con bằng ngón tay út.........mình hỏi bắt nhiều quá sao mà ăn hết .........họ trả lời rất ư đơn giản ...ăn là phụ , cái chính là bán để làm thức ăn cho cá .......

Như thế đấy......

Bây giờ bà xã gọi ăn cơm rồi...có dịp mình sẽ quay lại kể cho các bạn nghe thật nhiều va post ảnh cho các pác xem bên cạnh những tác hại của lũ là những lợi ích của lũ mang lại tạo nên nét đặc trưng của quê hương vùng lũ nói chung và An Giang quê tôi nói riêng ......
 
Last edited:
Bạn đã có chuyến đi thuyệt vời nhưng đã có cái nhìn không đúng về lũ miền tây rồi. Dân miền tây không sợ lũ vì đã quen sống chung với lũ vả lại lũ miền tây không đáng sợ mà trái lại đem về nguồn lợi lớn cho dân. Tất nhiên thiên tai thì bao giờ cũng có thiệt hại nhưng theo thiển ý của tôi thì đó chỉ là phần nhỏ.
 
Khung cảnh một góc bình yên trong mùa nước nổi
Muanuocnoi_quycoctu_P333.jpg


Mênh mông nước ngập gần biên giới, đứng đây nhìn ra xa chính là Campuchia rồi,
Muanuocnoi_quycoctu_P334.jpg


Nhanh chóng gặt lúa về đặng nước có dâng cao còn không đói chứ
Muanuocnoi_quycoctu_P336.jpg


Chợ Thường Phước, dọc đường đi thời tiết rất mát nhưng đến gần biên giới thì nóng quá, đang tầm gần trước nên chợ cũng vãng
Muanuocnoi_quycoctu_P340.jpg


Đây cửa khẩu Thường Phước, phía VN còn xây được cái nhà chứ phía Campuchia thấy có mỗi cái chòi nhỏ nhỏ
Muanuocnoi_quycoctu_P339.jpg


Mốc biên giới VN-Cam trên lãnh thổ VN, mốc 240
Muanuocnoi_quycoctu_P337.jpg


Rất tiếc là không có nhiều thời gian để chụp cột mốc kỹ hơn. ::)
Muanuocnoi_quycoctu_P338.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,288
Bài viết
1,174,894
Members
192,024
Latest member
MienPham
Back
Top