What's new

[Chia sẻ] Mênh mông mùa lũ nổi miền tây 2/10/2011

Hôm rày khi nghe tìm năm nay nước dâng cao hơn mọi năm, nên định lòng sẽ đi để khám phá vẻ đẹp của mùa nước nổi, nhưng đi rồi là thấy đắng lòng quá, mùa nước nổi đã thành lũ lớn, chìm dưới bức ảnh đẹp với biển nước mênh mông là hàng ngàn ha lúa ngập úng, nhiều nhà cửa chìm trong biển nước, đường xá sạt lở nghiêm trọng, trường học đóng cửa, học sinh cùng dân quân, bộ đội, cảnh sát tham gia chống lũ, đã có những trường hợp chết đuối vì lũ dâng cao.
Bài viết này quỷ tóm lược chuyến đi một cách tổng quan nhất để mọi người có thể kịp lên kế hoạch cho mình thực hiện chuyến đi trong vài ngày tới, để có thêm hình ảnh trung thực, cảm xúc đong đầy được thêm lan rộng, để chúng ta thêm mở lòng và chia sẻ nhiều hơn trong cuộc sống.
Đây cung đường quỷ đi: Cung đường này qua tất cả các vùng ngập lụt cao nhất. Có một số điểm trên bản đồ không thể hiện được như: Cửa khẩu Vĩnh Xương, CK Thường Phước, Búng Bình Thiên vùng biên giới giáp Capuchia, có nhiều đoạn phải đi liên tục 2,3 chuyến đó hoặc phà vì hiện nay giao thông đã bị cắt, rất khó để cập nhật đúng tình hình giao thông vì thay đổi theo từng giờ.

bandodimuanuocnoi.jpg


Búng Bình Thiên, nơi biên giới VN- Campuchia, đây là nơi sinh sống của 5 làng Chăm cổ còn giữ đậm nét văn hóa, đây cũng là nơi "đặc biệt nhất" của vùng lũ vì nước dâng theo thường lệ hàng năm không bị ảnh hưởng lũ dù ngay đầu nguồn chảy về
Muanuocnoi_quycoctu34.jpg


Cảnh quanh Búng rất đẹp và bình yên
Muanuocnoi_quycoctu30.jpg


Những em bé, thiếu nữ Chăm e ấp với nét đẹp thánh thiện

Muanuocnoi_quycoctu31.jpg


Muanuocnoi_quycoctu32.jpg


Mênh mông nước lũ nơi sông Mê Kông đổ về Việt Nam
Muanuocnoi_quycoctu23.jpg


Biên giới đường thủy 2 nước là đây
Muanuocnoi_quycoctu25.jpg
 
Vì thích đi mốc nên lên biên giới chứ khung cảnh trên đâu không ấn tượng, quay về lại bến đò Vĩnh Xương để qua Vĩnh Xương, đây cũng là biên giới đường thủy của 2 nước Việt Nam _ Campuchia. Đò VX nhỏ, cứ khoảng 45 phút có một chuyến, giá vé là 2k/người. Trong lúc chờ đò cũng nhâm nhi mấy món, bánh bèo, bì cuốn.Vị cũng là lạ
Muanuocnoi_quycoctu_P341.jpg


Trạm gác + đồn biên phòng cửa khẩu Thường Phước nằm ở bờ hữu sông Tiền
Muanuocnoi_quycoctu_P344.jpg

Giữa dòng ranh giới 2 nước đây, nước 2 bên cộng lại nên bao la là nước. :D
Muanuocnoi_quycoctu_P343.jpg


Đường trắng nhỏ là biên giới đường thủy
Muanuocnoi_quycoctu_P348.jpg


Đường lên cửa khẩu Vĩnh Xương, rất vắng vẻ hoang liêu, chẳng có gì ngoài nắng nóng, và nước, lại nước .:D
Muanuocnoi_quycoctu_P350.jpg
 
vừa tới gần khu vực biên giới bỗng thấy có 3,4 ông nhìn đen thui hầm hố bậm trợn ra chận xe lại, hết hồn chưa kịp hiểu chuyện gì thì mấy ổng rủ đi qua biên giới đánh bài, hix, lâu này nghe báo chí nói bây giờ mới thấy. đủ lời ngon ngọt chèo kéo, đến khi đưa "bùa hộ mệnh" ra mấy ổng mới giãn ra lãng hết. Hỏi đường lên cột mốc thế nào, thì có 1 anh tre trẻ chắc mới vào nghề chỉ đường.
Muanuocnoi_quycoctu_P351.jpg


Cột mốc nằm vị trí hơi khó để đi vì nước ngập hết, phải lội nước khoảng 500m, qua 2 cái rào chắn kẽm gai
Muanuocnoi_quycoctu_P353.jpg


chưa kể là hình như không có mấy ai lên đây để du lịch, cộng thêm cái nhạy cảm nhà báo đi điều tra đá gà, chuyển tiền lậu, hay đại loại chi chi đó nên muôn ánh mắt dò xét.
Muanuocnoi_quycoctu_P358.jpg


đây dãy nhà kiểm soát ngay cửa khẩu, có kiểm soát tiền tệ, động vật, y tế, biên phòng đủ cả
Muanuocnoi_quycoctu_P359.jpg


Cột mốc đây rồi.
Muanuocnoi_quycoctu_P355.jpg


Đây là mốc 241, tiếp theo của mốc Thường Phước 240
Muanuocnoi_quycoctu_P356.jpg
 
Gần chỗ này có 2 cái chùa Bửu Sơn Kỳ Hương. Người theo đạo này không nhận tiền cúng dường. Tự họ lao động để kiếm ăn và tu hành, giúp đỡ người nghèo khó. Quỷ có ghé vào không?
Bên kia biên giới là 2 sòng bạc lớn. Lên cái chợ xã trên đó, có món bò leo núi ngon lắm. Vé qua trạm Campuchia là 20k.
 
Gần chỗ này có 2 cái chùa Bửu Sơn Kỳ Hương. Người theo đạo này không nhận tiền cúng dường. Tự họ lao động để kiếm ăn và tu hành, giúp đỡ người nghèo khó. Quỷ có ghé vào không?
Bên kia biên giới là 2 sòng bạc lớn. Lên cái chợ xã trên đó, có món bò leo núi ngon lắm. Vé qua trạm Campuchia là 20k.
Tiếc quá, không biết thông tin của NNQ, không thử được món bò leo núi. Còn vụ qua Campuchia thì hôm quỷ lên không thấy cho đi, chắc phần do lũ, phần do người vùng khác? Lúc quỷ quay ra có gặp biên phòng, họ yêu cầu rời biên giới ngay.Có một số hình ảnh khác nhưng chắc không tiện phổ biến rộng rãi nên quỷ không post. Có dịp anh em cafe thì xem sau nhe. Còn Bửu Sơn Kỳ Hương quỷ có ghé tính viết sau mà thấy NNQ nhắc nên post trước cái hình đây:)
Muanuocnoi_quycoctu_P349.jpg
 
Cho NNQ nhiều chuyện nhút he: Theo mình được biết, đó cũng là một lý do. Việc đắp đập, làm đê bao khép kín cũng là một nguyên nhân làm lũ không có chỗ đi nên phải ứ đọng gây lũ cao. Tuy nhiên, trước đây khi chưa có đập, đê thì có những năm lũ vẫn cao ngất trời thiên. Theo thông lệ, lũ có chu kì, đến hẹn lại cao. Tuy nhiên, hiện nay, thông lệ này gần như không còn. Mưa gió bất thường, một phần do biến đổi khí hậu. Và một trường hợp khác gây lũ lớn: Mưa nhiều ở thượng nguồn, các đập thủy điện ở Trung Quốc xả đập thì nước dồn ứ về hạ nguồn mà cụ thể là VN-Lào-Cam-Thái cùng chịu. Nếu gặp triều cường, nước từ biển dâng lên tạo thành một cái đê kiên cố không cho nước lũ ra biển. Thế là nước đọng lại, gây lũ cao.
NNQ ở quê nên biết nhiêu đó à. Ai biết thêm thì còm men vào đây để mọi người cùng biết nhá!

Bạn NNQ đã nói gần hết ý rồi, nhưng Kong lại có 1 số ý riêng của mình.

Việc con người tàn phá thiên nhiên gây ra biến đổi khí hậu trên toàn trái đất. Ngay cả Âu, Mỹ cũng gánh chịu những trận lũ tệ hại chứ ko riêng gì Châu Á hay VN nói riêng. Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên là 2 vùng trũng, lòng chảo. Nước phèn thường xuyên ứ đọng. Thiên nhiên đã ban tặng lũ như 1 món quà vừa rửa phèn vừa mang thêm phù sa bồi đắp cho đất tươi tốt hơn. Khi xưa con người chưa khai phá vùng đồng bưng này nhiều thì 1 năm chỉ làm 1 vụ lúa, mùa nước thì nghỉ đi bắt cá. Vì vậy hình thành tập quán sống chung với lũ từ lâu mà cái gì lâu dần thành quen. Cả 1 vùng lòng chảo rộng lớn, nước tràn vào thì mênh mông nước là phải rồi.

Con người khai hoang thêm đất mới, muốn sống trong những vùng đất mới đó, muốn khuất phục lũ, ko còn muốn sống cảnh ngập lụt nữa. Họ nghĩ ra cách đào nhiều kênh rửa phèn + thoát lũ. Với hệ thống kênh đào này khiến nước lũ thoát nhanh ra biển do đó những năm gần đây ít thấy cảnh ngập lụt. Nhưng cũng vì vậy mà những cánh đồng đã ko còn đc tắm phù sa để lấy lại độ phì nhiêu. Có thể dùng phân bón để giải quyết tạm thời nhưng đất sẽ kiệt nếu cứ tiếp tục như vầy chỉ là chuyện tương lai.

Việc đắp đê bao khép kín làm nước ngoài sông Tiền và Hậu thêm chảy xiết (mấy vùng đất phía hạ lưu, nơi 2 con sông này chảy qua, thêm rầu). Nước chảy từ cao xuống thấp, khi bị chắn lại, nó sẽ tự tìm đường thoát qua hệ thống kênh. Dòng nước chảy qua các con kênh tiết diện nhỏ nên tốc độ dòng chảy cao hơn. Những dòng chảy đó khiến cho độ xói mòn các công trình (đê bao, cầu ngang kênh) tăng lên. Có chơi có chịu, chấp nhận đắp đê bao thì phải biết đc nước sẽ chảy rất xiết, gia cố sao cho thích hợp.

Xin trích bài của anh caucom
Theo những bậc cao niên: Ngày xưa không có đê bao, nước tràn đồng, cá con từ Biển Hồ - Camphuchia theo dòng MêKông vào Việt Nam sẽ lên đồng ăn trùn, cào cào, lúa non, đến khoảng tháng 9 con cá Mè Vinh đã bằng bàn tay, còn cá Rô non thì vô đồng câu giựt mệt nghĩ, lũ cá Lóc cững vừa cở ngón tay cứ thấy mồi câu là bay lên đớp, có khi mồi chưa chạm nước đã dính cá, cá Chày từng đàn đuôi đỏ chạy rào rào theo nước, cá Lòng Tong bay líu chíu khi gặp đăng rất vui, đến mùa cá ra nhà nhà chài lưới, người người giăng cá, chỉ 1 ngã ba sông mà người ta đậu xuồng chày kín míc, ai không có xuống thì chỉ cần đứng trên bờ chài vẫn vô tư, cá nhiều đến gở không kịp, chài xong quăng lên bờ cho mấy chị kéo lên xào lấy cây đập cá xuống tấm đệm, rồi cứ vậy gom bỏ vô lu, lấy muối rãi lên từng lớp ủ mắm

Bây giờ đê bao tùm lum, tạo nên áp lực lượng rất lớn cho sông Tiền và sông Hậu, cá con chí chảy xuôi theo dòng nên đến Ngã bảy Phụng Hiệp đã nổ mắt, nổi bụng vì không có cái ăn và sức chịu đựng không đủ, năm nay nước lớn nên cá nhiều, nhiều người cho rằng thuỷ sản không còn là do đánh bắt huỷ diệt, nhưng sao họ không nhìn lại cái chu trình sinh sản của con cá vùng đồng bằng Sông Cửu Long mà biện pháp thích hợp hơn.
Đây cũng là lý do nước lớn nhưng cá không còn nhiều như trc.

Cái gì cũng có lợi và hại. Gần đây người ta muốn xây thủy điện thêm trên MeKong, chắc chắn hệ sinh thái bị ảnh hưởng nên người ta phải cân nhắc. Thói đời con người thường vì tư lợi riêng trước mắt mà gây thiệt hại về sau.

Đây chỉ là ý riêng của Kong. Quỷ tiếp tục cho hết loạt bài này đi quỷ, còn bên phía An Giang nữa mà :)
 
Last edited:
Loạt bài này trở nên thú vị hơn rất nhiều nhờ có sự chia sẻ thông tin kiến thức của mọi người, là "chủ nhà" quỷ mạn phép cứ huyên thuyên tiếp vậy, bạn bè cứ thường xuyên ghé chơi trà nước trò chuyện nhe.
 
Tiếc quá, không biết thông tin của NNQ, không thử được món bò leo núi. Còn vụ qua Campuchia thì hôm quỷ lên không thấy cho đi, chắc phần do lũ, phần do người vùng khác? Lúc quỷ quay ra có gặp biên phòng, họ yêu cầu rời biên giới ngay.Có một số hình ảnh khác nhưng chắc không tiện phổ biến rộng rãi nên quỷ không post. Có dịp anh em cafe thì xem sau nhe.

"Mẹo" đi qua cửa khẩu: Ăn mặc bình thường như người bản địa, đừng quá hầm hố. Đi thẳng đến trạm xin qua sòng bạc chơi hoặc qua bên kia nhậu. Vậy là Ok, giá vé 20k. Đừng đi lại đồn Biên Phòng VN làm gì. Chắc chắn là họ làm khó làm dễ người nhà. Chứ bên nước bạn thì vô tư. Tiền là xong! :)
 
"Mẹo" đi qua cửa khẩu: Ăn mặc bình thường như người bản địa, đừng quá hầm hố. Đi thẳng đến trạm xin qua sòng bạc chơi hoặc qua bên kia nhậu. Vậy là Ok, giá vé 20k. Đừng đi lại đồn Biên Phòng VN làm gì. Chắc chắn là họ làm khó làm dễ người nhà. Chứ bên nước bạn thì vô tư. Tiền là xong! :)
Cái này em đồng ý với bác. Hải quan phía bạn dễ lắm. cứ tiền tiền là ok ngay. có lần em đóng giả làm dân địa phương đi qua đi lại cửa khẩu Mộc Bài mấy lần không sao. thế rồi có lần hải quan Cam tuýt em lại hỏi giấy tờ đòi phạt em 200k vì không có hộ chiếu. em trả giá hồi còn 50k. thế mới ghê chứ.
 
Thế mà tốt bác ạ ! Hấu hết sĩ quan cam là do dùng tiền mua mà có..và từ đó dùng cái chức này để tiếp tục làm luật ngược lại người dân (cái này thì hình như đâu cũng vậy....tuy nhiên ở Cam là rõ ràng nhất), bởi vì nếu không hạn chế người mình wa thì wa bên đó chỉ đánh bài đấnh bạc và biết bao trường hợp tan nhà nát cửa kiểu này........còn nhiều chuyện khác nữa bởi các hình thức phạm tội hình sự, phản động đều mượn đất Cam để làm nơi trốn hay liên lạc....nhà ta mà không kiểm soát tốt biên giới thì không thể kiểm soát tình hình an ninh chính trị, cũng như an ninh quốc phòng của ta...
 
Thêm cái này nữa các bạn ạ !
Ngoài vẻ đẹp tràn đồng của lũ.....với tôi còn là vẻ đẹp mang nặng phù sa bồi đắp cho ruộng vườn từ hai nhánh của con sông Tiền và sông Hậu....mà người dân quê tôi bao đời gọi bằng hai từ "Sông Cái".

Con sông cái quê tôi dù nước ròng hay vào mùa nước lũ cũng đầy ấp những sản vật mang đến cho người dân sinh sống bao đời nơi đây ...
Vào mùa khô, những buổi trưa nước rút, con sông dường như được dời ra xa, lộ ra bãi bồi với những khóm lau, uzu, rau mác, lục bình và những vũng nước lớn còn đọng lại do không rút kịp con nước....trên mặt bãi cơ mang nào là cac hang nhỏ, lớn li ti của các loại còng bãi càng đỏ nước ngọt và các chú cá thồi lồi ...có tiếng động là chạy như bay trên mặt đất rúc vào hang nhanh như biến.....


Nhưng buồn thay hình ảnh này dường như không còn nữa do người ta nuôi cá bè nhiều trên sông nguồn nước thải ra từ các nguồn thức ăn công nghiệp cho cá dường như đã tận diệt loại giáp xác nhỏ bé này.. ...

Cữ con nước kém này bọn trẻ chúng tôi thường rủ nhau đi mò vẹm, loại vẹm sông rất to và có nhiều loại như vẹm cờ, vẹm tròn, vẹm dài...rất dễ bắt nếu chỉ cần phát hiện một chỗ có vẹm thì dường như ta bắt được cả họ nhà vẹm bao gồm cả vẹm ông bà, vẹm bố, vẹm thiếu nhi...
Vẹm sông ăn không ngọt bằng các con họ vẹm như sò lụa, vẹm xanh, con vọp, ngán vùng biển nước ta hiện có tuy nhiên chỉ cần ngâm nước vo gạo cho nhả bớt chất dơ ra đem luộc lên với vài tép sả đập dập...khi chín bọn chúng tôi quây quần nhau nhờ mẹ hay chị làm một chén nước mắm sả ớt chanh..thế là cả bọn vừa suýt xoa thưởng thức thành quả của mình......
Nếu không bắt vẹm chúng tôi thường tổ chức bắt cá chạch, đây chỉ là loại cá chạch xanh hay chạch bông loại nhỏ...Để bắt loại các loại thủy sản vùi trong bùn như cá chạch, lịch .....một cách chuyên nghiệp người dân ở đây thường dùng bàn cào với các răng bàn cào là những mũi nhọn và dày rà sát dưới đáy bùn...thường bắt được các loại chạch hay lịch to hơn và bắt được nhiều hơn. Với bọn trẻ chúng tôi không có những dụng cụ trên đơn giản chỉ dùng rổ lặn một hơi xuống cào bùn cho đầy rổ, sau đó ngoi lên sàng bỏ bùn đi thế nào cũng tóm được vài chú chạch.


Chạch bắt được đem về thường được mẹ đem rửa sạch hòa với nước muối xong phơi thành từng xâu để làm khô, những lúc mưa chiều hay những lúc trời tối mịt hứng những cơn bão rớt tháng 7 ...khô cá chạch được đem chiên giòn, hay nướng chấm nước mắm me dầm ớt ăn cùng rau sống cũng làm cả nhà cạo sạch đáy nồi cơm.....giản dị nhưng cả một không khí đầm ấm bao trùm không gian ngôi nhà nhỏ.....
Sau những buổi mò vẹm, bắt cá tôi và các bạn đồng ấu rất thích nô đùa trên bãi....dùng sình ném nhau để chơi trò trận giả....để rồi tất cả mệt nhoài nằm lăn ra bãi, kéo từng bụi uzu (cây họ lác) nhấm nháp phần cũ hủ vị ngọt dịu ......
Quê hương tôi gắn bó với con sông cái hai mùa nước vơi nước đầy và nó cũng đã êm đềm cuốn theo tuổi thơ và các bạn đồng lứa của tôi.....Khi đi học xa, bất chơt một chiều tình cờ đọc lại bài thơ "Nhớ bạn" của nhà thơ Trần Đăng Khoa http://vhv.vn/vhv_nho-ban_84686.html giữa Sài Gòn chiều mưa nhưng không ngừng nhịp sống hối hả, tôi bỗng nhớ da diết các bạn thời thơ ấu của mình, cả một khoảng trời lồng lộng của dòng sông quê hương bỗng đâu ùa về.....đầy ấp yêu thương, chan hòa tiếng cười.... thỏa chí vẫy vùng giữa vùng mênh mông sông nước...

Em phải tiếp nàng cho thằng cu ăn ...kẻo nàng lại giận em mất ...lần khác em sẽ kể tiếp các bác những buổi vớt cá trắng trên sông mùa lũ nhé !
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,114
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top