Đã lâu lắm rồi mới có dịp quay trở lại đây, gửi anh chị em 1 vài tấm hình về người Mộc Châu
Thày cúng trong lễ cưới lần hai của người Thái.
(*)
Lợn của nhà cô dâu đem sang nhà chú rể để cúng sống ngày hôm trước, rồi sớm hôm nay mổ để làm chín
Trò chuyện cùng bà của chú rể và họ hàng.
Người Thái từ xa xưa có truyền lại rằng, ông tổ của họ là một chàng trai nghèo đã muốn cưới hỏi một cô gái xinh đẹp. Nhà gái bèn ra thách cưới phải có đủ sính lễ thì mới cho rước dâu về. Chàng trai mới nghĩ ra cách làm một lễ nhỏ cúng gia tiên rồi xin ở rể, sau một thời gian làm ăn khấm khá, chàng rể mới xin với cha mẹ vợ cho làm lễ cưới chính thức, cho cô dâu được nhập ma họ tộc của mình. Lễ bên nhà gái gồm một con lợn sống và cúng vào ngày hôm trước, sính thêm rượu cần gồm hai ống uống, bát 2 chiếc, đũa 2 đôi, áo váy,… Cô dâu được nhà trai làm lễ giả trao về nhà bố mẹ đẻ. Chú rể sẽ tới nhà vợ xin rước lại cô dâu lần thứ hai. Mặc dầu họ đã chung sống sau một thời gian, và trong suốt thời gian sinh sống cùng chồng ở nhà bố mẹ đẻ, cô dâu không được tham gia chính thức bất cứ lễ nạp hiếu hỉ nào của bên nhà chồng. Chờ cho tới khi chú rể làm lễ cưới lần thứ hai, và làm lễ cúng. Lễ cúng này được người trưởng tộc, hay còn gọi là trưởng họ sẽ làm lễ cúng gia tiên, mâm cơm cúng lúc này đã dùng thịt lợn từ con lợn sống của nhà gái đem sang, xẻ và luộc chín, thái miếng nhỏ và cả khúc lớn, rượu mỗi mâm 2 bình, bát 2 chiếc, đũa 2 đôi. Tổng cộng có 7 mâm xếp thành hàng dài, còn một mâm gồm thủ và mông thì để chếch phía sau. Ngụ ý thủ do bên nhà vợ góp tới, phần mông là do chú rể góp, sau khi cúng chú rể có tách phần mông heo ra làm đôi và dâng với trưởng họ, thì coi như thủ tục xin dâu lần hai được hoàn tất. Cô dâu lúc đó có đầy đủ quyền của người con trong nhà đằng chồng, như được đeo tang, được tham gia góp ý, đóng góp…tất cả những điều này con dâu lấy làm vinh hạnh vì được làm người con chính thức, làm ma của nhà chồng.
(*) xóa ảnh vì có thể gây phản cảm.Chitto