What's new

Mông Cổ - Không chỉ là thảo nguyên

Chuyến đi bắt đầu từ những thứ lỡ dở và câu chuyện vu vơ.
Ủ mưu đi Tây Tạng vào tháng 9 nhưng giang hồ của tớ lại đùng cái chuyển sang đi từ tháng 5, gia nhập đội khác thì bỗng dưng bọn Tung Của đòi nhóm phải đủ 4 người trong khi trưởng đoàn nhóm này bỗng dưng ko liên lạc gì, chỉ còn có 2 đứa.
Câu chuyện vu vơ của mấy chị em về cái tên mơ hồ Mông Cổ mà mới chỉ duy nhất một lần đọc bài viết của bác Tabalo. Cũng chẳng chắc khi đăng kí thế chân cậu em ko đi nữa trong đoàn vì thú thực tớ rất ngại đi với đoàn quá lạ nhất là hành trình dài và lâu khi đã quen thuộc cách đi với các giang hồ của mình. Nhưng tặc lưỡi cái âu cũng là cái liễn, những người đã chủ động đăng kí đi thì cũng đều phải có sự tìm hiểu và chuẩn bị rồi nên đỡ lăn tăn.
Thế rồi gặp, thế rồi chuẩn bị, thế rồi đi. Cho đến tận khi đứng giữa thảo nguyên, uống trà sữa và ăn thịt cừu. Cho đến tận những ngày gần cuối cùng của hành trình mấy đứa cạ cứng với nhau vẫn lẩm bẩm bảo chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đi Mông Cổ, không hề có tí khái niệm về nơi này chứ đừng nói là đưa vào danh sách những điểm dự định muốn đi. Thế mà...thế đấy, he he, cứ dự với bị trước là bước cấm có qua. Cứ rụp với bụp cái là lại chốt hạ được, chẹp.
Và đấy cũng chính là lí do mà bọn tớ cứ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi biết rằng thông tin về Mông Cổ, đặc biệt về địa hình cảnh vật rất ít và không trọn vẹn. Mông Cổ không chỉ là thảo nguyên với những bầy cừu ;)


IMG_6517.jpg



IMG_6156.jpg



IMG_6518.jpg

Topic đã được gởi đăng bởi BDK, 15/3/2013

https://www.phuot.vn/content/1271-Mông-Cổ-Không-chỉ-là-thảo-nguyên
 
Last edited by a moderator:
Trong đoàn có một bạn nữ do không chuẩn bị được tinh thần với việc đi lại liên tục và đường lóc cóc kiểu này nên bệnh tiền đình tái phát. Bạn không ăn được và đau đầu nằm bẹp cả ngày ở chỗ nghỉ cũng như trên xe. Leo trèo lên núi lửa xong xuống thấy bạn mệt quá nên cả đoàn thẳng tiến đến điểm dân cư gần nhất và...vào viện cho bạn truyền nước. Bọn tớ dùng cả nửa ngày ở đấy nằm ngâm thơ khi trời mưa khá mau. Trò tiêu khiển của tớ lúc ấy là vặn vẹo trong xe và...chụp cửa kính, hị hị:D

IMG_7713_zps82dff793.jpg

Vào trong bệnh viện ở đây có cảm giác như bước vào bộ phim của những thập niên 80 với bệnh viện dã chiến vậy. Qua 2 lần cửa là các khu hành lang được trải bạt nilon dày như vải bạt trải bàn của nhà mình để việc đi lại không gây tiếng ồn. Mặt tường mấp mô sơn trắng, phần từ chân tường lên khoảng 1,6-1,7m là màu xanh da trời. Trời khá lạnh nên các y bác sĩ ở đây đều có một chiếc áo choàng truyền thống dày khụ dài tới gần gót chân. Bệnh nhân lẫn y tá - bác sĩ đều rất ít. Chắc thường là bệnh rất nặng mới được đưa vào hoặc là do sức khỏe của họ quá tốt, tớ đồ là thế(NT)

page39_zps67b81f71.jpg

Theo wiki thì Mông Cổ có 17 bệnh viện và trung tâm chuyên khoa, 4 trung tâm chẩn đoán và điều trị khu vực, 9 bệnh viện đa khoa cấp quận và 21 cấp aimag, 323 bệnh viện soum, 18 điểm feldsher, 233 phòng khám nhóm gia đình, và 536 bệnh viện tư và 57 công ty dược. Năm 2002 tổng số nhân viên y tế là 33,273 người, trong số đó có 6,823 bác sĩ, 788 dược sĩ, 7,802 y tá và 14,091 nhân viên trung cấp. Hiện tại, có 27.7 bác sĩ và 75.7 giường bệnh viện cho mỗi 10,000 dân

Hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Mông Cổ là một hệ thống nhất quán. Nó đã từng là một hệ thống chất lượng cung cấp (mặc dù không phải là kỹ thuật tiên tiến nhất) chăm sóc toàn diện cho các công dân của quốc gia và người nước ngoài như nhau. Tuy nhiên, kể từ khi hệ thống với thiết kế cơ bản, quản lý, nhân viên được tài trợ bởi Liên Xô cũ sụp đổ khi viện trợ của Liên Xô đã được gỡ bỏ từ Mông Cổ vào năm 1990. Hầu hết các chuyên gia y tế, những người phục vụ trong các bệnh viện và phòng khám (không có phòng khám tư nhân) là người Nga đã được đưa vào thông qua một trong hai chương trình trợ giúp dân sự hoặc quân sự. Do đó, khi viện trợ đã được gỡ bỏ, không chỉ làm ngừng tài trợ mà còn làm phần lớn các chuyên gia chăm sóc sức khỏe của quốc gia trở lại nhà Nga. Điều này chắc chắn là một tình huống rất nghiêm trọng mà chính phủ Mông Cổ không có phương tiện dễ dàng để đối phó với, do đó cho đến ngày nay có sự thiếu hụt của các bác sĩ có trình độ, y tá và người chăm sóc khác trong tất cả các bệnh viện nhà nước và phòng khám.

Tuy nhiên hiện nay có nhiều cải thiện hơn. Dù sao các bạn cũng phải chuẩn bị tinh thần, tìm hiểu tốt thông tin và tự chủ động lo cho bản thân với những điểm yếu riêng. Đi chơi tuyệt đối hạn chế tối đa việc bị ốm và ảnh hưởng sức khỏe. Ốm là khổ mình trước tiên, sau là ảnh hưởng đến mọi người. Tớ thấy 90% việc củng cố đấy là do tâm lý, thật sự là sự chuẩn bị tâm lý tốt đánh bại được rất nhiều thứ không tưởng.
 
Last edited:
Mông Cổ vẫn đang trong wishlist của mình đấy.
Các bạn có chuyến đi tuyệt đấy, mình mong muốn tham gia một chuyến như vậy.
Thực ra mình đã nhắm đi Mông Cổ chuyến 29/6/2012 với bạn Dancefan 1001, không biết các bạn có gặp nhóm của bạn này không? nhưng cuối cùng lại không tham gia được vì phải đi Úc (mãi tới 23 tháng 6 mới về) và dành tiền để rong chơi thêm ở Mỹ (tháng 10) nên giờ ngồi đây tiếc rẻ. Cũng may là các bạn tường thuật khá hay và chi tiết.
Các bạn chụp ảnh cũng đẹp nữa.
 
Một vài hình ảnh trên đường nhé. Một khúc sông tạo hình omega tròn trịa và ở dưới hẻm đất rất sâu

000056-1_zpsd6395d64.jpg

Các bạn thử nhìn ngôi nhà bé tí trên để biết độ sâu của hẻm đất nhé

000057_zps6ea2da54.jpg

Một cú nốc ao của môn vật (đôi bốt truyền thống của các đấu sĩ rứt điệp nhớ)

000029_zps2f040e6d.jpg

Hai bố con người bản địa trong lễ hội

000034-1_zps3f731960.jpg
 
Còn khá sớm để dừng chân ở Tsetserleg nhưng vì hành trình tiếp theo là dành cho khu thành cổ ngay gần đấy nên bọn tớ vẫn quyết định vào khách sạn khi nắng chiều vẫn còn lung linh. Đằng nào cũng cần phải duỗi chân tay và nghỉ ngơi sau 1 thời gian bị chôn chân trên xe ô tô đứng im.
Bọn tớ được tắm rửa và làm rất nhiều chuyện thiết yếu vì khách sạn ở đây khá ổn (dĩ nhiên là vẫn phòng tắm và vệ sinh chung chứ không có riêng nhá). Tìm một quán và cho phép thời gian ăn uống kéo dài hơn một chút, tiêu diệt thêm chỗ mắm tép chưng thịt vẫn còn và về ngủ sớm sau khi đi khuân thêm chút nước và hồ hởi mua được cân táo xanh cùng ít mỳ tôm cho bữa sáng. Zolo - Hùng về nhà cậu - lái xe van của bọn tớ ngủ và thăm các em. Buổi sáng tớ lại làm chân lọ mọ, quờ quạng đi loanh quanh. Đang ngó nghiêng định tìm cách vào khu tu viện lớn ngay cạnh đấy thì gặp Thúi lơ ngơ từ đâu chạy ra. Cô nàng hớt hải kể chuyện bị chó đuổi khi lọ mọ leo lên đồi ngó nghiêng các ger quanh đấy. Đến lúc bị 1 đàn sầm sập từ khắp nơi lao ra con bé chỉ biết ngồi thụp xuống ôm đầu...chờ bị cắn thì chủ lều chạy ra nạt bầy chó. Phù, may thế, đúng là cái tội liều và tung tăng. Còn quá sớm nên khu tu viện bên cạnh chưa mở cửa, bọn tớ cùng nhau lên...đỉnh đồi. Nói chung thì chỉ số hút chó của 2 đứa tớ chắc là ngang nhau, đang lếch thếch leo lên thì nhìn thấy 1 bạn chó đi ngược chiều, im thít lờ lờ đi qua. Đang mừng vì không thấy bạn ấy có động tĩnh gì chợt nhột nhột sau gáy. Ghé mắt nhìn lại thì thấy bạn ấy vòng ra đằng sau đi sát nút:(. Rụng tim luôn vì cái kiểu có vẻ rình rập không tiếng động đấy. Còn mỗi cách duy nhất tớ nhớ lại lúc đợi bạn ở trong viện, muốn 1 bạn chó rất đẹp lại gần đám đông là ném từng mẩu bánh mì rút ngắn khoảng cách, tớ lần trong túi có cái kẹo be bé len lén ném viu ra xa. Bọn tớ đi đều bước trong trạng thái cứng đơ, tớ thì hoảng, Thúi thì chưa hết hoàn hồn vì đàn chó lúc nãy. Bạn chó thấy động ngó sang rồi lại...theo tiếp. Tớ tim đập thuỳnh thuỵch ném cái cuối cùng, vừa lúc đi qua một cái lều tớ đồ là chủ của bạn chó. Bạn quay ra hướng cái kẹo rồi dừng bước thong thả về lều để lại 4 cái đầu gối đang bủn rủn và 2 trống ngực dồn dập nghe rõ cả tiếng. Đi một đoạn dài mới dám ngó lại và bước bình thường, hic. Hú vía. Thế rồi vẫn cứ leo, lên đến đỉnh, nằm dài sưởi nắng ngắm bầu trời bao la, nhìn xuống Tsetserleg đang rực rỡ trong nắng sớm và ủ mưu.

IMG_7768_zpscdd52938.jpg

Tsetserleg, hay còn có thể đọc là Tsetserlik hoặc Tsetserlig là thủ phủ của tỉnh Arkhangai, và nằm ở phía nam của huyện Erdenebulgan trên sườn đông bắc của dãy núi Khangai (Hangayn), 250 dặm (400 km) về phía tây nam của Ulaanbaatar. Tsetserleg là một trong những thành phố được thăm viếng nhiều nhất tại Mông Cổ. Nó có một sân bay với các chuyến bay thường xuyên qua lại với thủ đô, một rạp hát, khách sạn, bệnh viện, trường cao đẳng nông nghiệp, và rất nhiều cửa hàng và nhà hàng địa phương. Một số những điểm thu hút du lịch bao gồm cắm trại và thăm suối nước nóng Tsenker. Các ngành công nghiệp chính là chế biến thực phẩm.

IMG_7757_zpsc7088b01.jpg

Tsetserleg tiếng Mông Cổ: Цэцэрлэг có nghĩa là "sân vườn". Đúng như bản dịch của nó ("sân vườn"), thành phố được bao quanh bởi cảnh quan xanh tươi tốt và hoa dại xinh đẹp ở nông thôn, hoàn hảo cho lối sống chăn gia súc vẫn còn hiện diện trong nền văn hóa truyền thống. Một số trong những phong cảnh tự nhiên người ta có thể thưởng thức ở đó bao gồm Gorge Chuulut, Vườn quốc gia White Lake, và Rock Taikhar.

IMG_7778_zpscd897d7e.jpg



Những màu sắc tươi tắn của mái nhà và lớp hàng rào gỗ đều tăm tắp cơ bản dễ nhận thấy

IMG_7752_zpseeb14862.jpg

Vẫn tràn ngập các không gian phóng khoáng để cưỡi ngựa tung hoành phiêu lãng (tớ nhìn thèm thuồng dã man luôn)

IMG_7738_zps4c19c446.jpg

Trong lịch sử, Tsetserleg có một di sản phong phú là một trung tâm văn hóa và thương mại cổ xưa. Nó có ba ngôi đền chính: tổng Guden, Right, hoặc đền Summer Semchin và Left, hoặc đền Winter Semchin, tất cả đều được xây dựng trước năm 1680. Mọi người có thể nhìn thấy đây chính là một tu viện, cánh cổng màu đỏ và vàng là lối vào chính với hàng rào gỗ mảnh bao quanh

IMG_7761_zps456f86ec.jpg
 
Lượn lờ về đến nơi mới thấy mọi người lục tục dậy, đánh nhanh thắng nhanh mỗi đồng chí một bát mỳ tôm bọn tớ gói gém đồ lên đường. Leo lên trên một đỉnh đồi nơi có thể nhìn thấy toàn diện thành phố phía trước, phía sau là những nhánh sông khá chằng chịt. Ở đây dựng các bức tường ôm cong tạo thành hình trụ tròn như một tượng đài mô tả vị trí của MC trên bản đồ thế giới và một vài hình ảnh tiêu biểu cho sức mạnh cũng như văn hóa của người MC. À, bật mí tí là có một số hàng bán đồ lưu niệm quanh đỉnh dĩ nhiên đa phần là đồ TQ trong đó có cả những bộ tớ chả biết sừng hay nhựa giả như miếng trúc về Kamasutra, tớ không tiện up lên đây vì có thể bị...:T

page41_zps94389c26.jpg

Tiêu điểm của ngày hôm nay là Erdene Zuu, một tu viện nằm trên địa phận của thành phố thủ đô của Thành Cát Tư Hãn: Karakorum. Thành phố được thành lập năm 1220 bởi Chingis, và hoàn thành bởi con trai ông, Ogedai, sau khi ông chết.

page40_zps40206154.jpg

Hiện nay không có gì còn lại của cố đô trừ các loại đá và gạch đã được sử dụng để xây dựng tu viện Zuu Erdene, và ba trong bốn bức tượng rùa đá đánh dấu biên giới của thành phố.

page43_zps82fa9953.jpg

Tu viện vẫn hoạt động, mặc dù nó chỉ còn là hư không so với thời kỳ hoàng kim trước đây. Trong thực tế, nó là tu viện duy nhất được phép ở lại mở cửa trong thời kỳ cộng sản, mặc dù nó đã từng chỉ được phép sử dụng như một viện bảo tàng không phải để thờ phụng. Đây là một trong vài nơi trong nước mà Mông Cổ cũ vẫn còn khá nhiều chứng tích có thể nhìn thấy. Bao quát một vòng có thể thấy nhiều ví dụ về các văn bản cũ trong tác phẩm nghệ thuật được khắc vào chính những ngôi đền. Bên ngoài bức tường, thợ thủ công và bán hàng rong lưu niệm đã tạo thành một hệ thống chuyên phục vụ khách du lịch tỷ dụ như chụp ảnh với đại bàng, ăn uống buổi trưa. Tại đây Zolo đã mua một quả bóng với kế hoạch đá bóng trên thảo nguyên, ồ zê(c)

page46_zpsb624b797.jpg

Erdene Zuu (có nghĩa là Trăm ngàn châu báu) Tu viện nằm trong Khara Khorum, đó là tu viện Phật giáo đầu tiên ở Mông Cổ. Nó được xây dựng theo sáng kiến ​​có ảnh hưởng nhất Khalkha của Abtai Khan vào năm 1586. Lãnh thổ của tu viện chiếm một diện tích 400 m2 với 108 bảo tháp trên tường bao quanh tu viện. Những bảo tháp được xây dựng có ý nghĩa danh dự của một sự kiện lịch sử nổi bật, hoặc như là ngôi mộ của một nhân vật tiểu bang hay tôn giáo. Thời kỳ hưng thịnh có gần 10.000 Lạt ma sống trong pháo đài, trong đó có hơn 60 nhà nguyện của các kích cỡ khác nhau. Phong cách kiến ​​trúc của các ngôi chùa kết hợp phong cách cổ đại Mông Cổ, Tây Tạng và kiến trúc Trung Hoa. Tu viện Erdene Zuu bị hư hỏng vào cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII tại thời điểm cuộc đấu tranh của người Mông Cổ chống quân xâm lược Mãn Thanh. Từ những năm 1990, tu viện đã được trả lại phần lớn uy nghi trước đây của nó, và lại một lần nữa được sử dụng. Khoảng 100 ngôi chùa và 300 Gers đã được thành lập trong các bức tường tu viện. Đền thờ của Gol Zuu là dành riêng cho Đức Phật như một đứa trẻ. Đền Huh Sum có các loài động vật nhỏ ở các cạnh của mái nhà, giống như một con ngựa, một con sư tử, một con đại bàng, một con cá ... Đền thờ của Baruun Zuu ở phía bên trái và đền thờ của Zuun Zuu ở phía bên phải. Cả hai ngôi chùa có gần như cùng kích thước và hình thức, nhưng có sự khác biệt trong trang trí.

page42_zps6e7c1214.jpg
 
À, thật ra Erdene Zuu thăm chỉ để biết, bọn tớ hơi thất vọng vì những gì còn lại nên không mua vé vào khu bên trong vì cảm thấy cũng không còn gì hay ho nhiều để tìm hiểu. Vậy nên sau khi ăn trưa là lên đường để đến Kharkhorin – Elsen tasarkhai sand dunes. Trên đường đi, thảm thực vật thay đổi thấy rõ để bọn tớ nhận biết được khí hậu và địa lý của vùng sắp đến. Những đám cây bụi lô xô , cát lẫn trong cỏ, khí hậu cận sa mạc của một vùng được đánh giá là kì thú của Mông Cổ: vừa có sa mạc, vừa có núi, vừa có sông trong cùng một diện tích không lớn.

IMG_7840_zps0d359a64.jpg

Trên đường đi lại tiếp tục được di chuyển giữa ranh giới nắng và mưa kì ảo. Một bên có những đám mây đen sậm sà rất gần, mưa dào dạt làm tối 1 khoảng. Một bên nắng rực rỡ, một ụn mấy trắng khổng lồ cứ vươn cao dần như từ dưới đất vì bọn tớ chạy ở vùng thấp. Và cái sự kỳ ảo là một vệt cầu vồng to lung linh rõ nét từng dải màu vút ra từ đụn mây trắng phía trên những sóng đất. Lần này tớ ngả ngốn ở băng ghế sau của chiếc xe van và thưởng thức. Không chồm lên chụp lấy chụp để, trầm trồ xuýt xoa mà chỉ nằm dài áp mặt vào cửa kính mà chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoàn hảo ấy của thiên nhiên. Cứ như thế đến cả chục phút, ngắm nghía bằng "đôi lens tiền tỷ" của mình no nê, để cho hình ảnh ấy choáng ngợp tâm trí, cho đến bây giờ khi đánh các dòng này nó vẫn hiển hiện rõ mồn một trước mắt. Chỉ có thể than 1 tiếng "tuyệt đẹp". Có đôi khi đừng chụp, để thời gian và sự hưởng thụ của bản thân được nuông chiều hơn là việc cứ loay hoay chớp lấy hình ảnh mà bỏ đi những khoảnh khắc quý giá đấy. Máy móc cũng chẳng thể diễn tả được hết sự kỳ vĩ cũng như những cảm xúc của bản thân khi ngắm nhìn. Mắt và đầu là thứ lưu lại được nhiều nhất những gì diễn ra, "giàu hai con mắt" mà. Đôi khi, cũng là sự ích kỷ khi muốn giữ lại nó riêng cho mình bởi các bạn biết dù diễn tả thế nào thì điều mắt thấy tai nghe và cảm nhận tức thì chỉ là của riêng bạn ;). Mình đi cho mình trước tiên, đúng không :D.
 
Có một đàn lạc đà tung tăng rồi băng qua đường. Bọn tớ dừng lại "túm" ngay

page44_zpsf7cfa744.jpg

Khi sự mênh mông của sa mạc Gobi ngăn chặn con đường của Thành Cát Tư Hãn tới Trung Quốc trong thế kỷ 12, các lãnh chúa quay sang một đồng minh đáng tin cậy: lạc đà Bactrian. Thành Cát Tư Hãn đã từ lâu đi vào huyền thoại, nhưng với lạc đà, con thú hai bướu đặc biệt vẫn là một phần không thể tách rời cuộc sống của Mông Cổ cho đến tận bây giờ.
Các Bactrians một bướu thân, được gọi là lạc đà hoặc dromedaries Ả Rập, đều có giá trị trong các vùng sa mạc cháy da của Bắc Phi và châu Á.
Lạc đà được thuần hóa cách đây khoảng 3.500 năm. Hiện nay chỉ có rất ít lạc đà hoang dã tồn tại nhất của họ Bactrians sống đạt từ xa của Gobi. Lạc đà là loài động vật mạnh mẽ, có thể dễ dàng mang theo người và hàng hóa. Lạc đà cao khoảng 7 feet (2,1 mét) đo cả bướu và nặng 1600 đến 1800 pounds (726 đến 816 kg). Trong khoảng thời gian bốn ngày một con lạc đà có thể chở 375 đến 600 pounds (170 đến 270 kg) với tốc độ 29 dặm (47 km) một ngày và 2,5 dặm (4 km) một giờ. Lạc đà có thể đạt được tốc độ hơn 40 dặm (65 km) một giờ.

Quỹ bảo vệ lạc đà hoang dã (WCPF) thành lập một chương trình nuôi nhốt lạc đà hoang dã ở Mông Cổ vào năm 2003, đây là chương trình duy nhất của loại hình này trên thế giới. Bộ Thiên nhiên - Môi trường - Du lịch Mông Cổ(MNET) hỗ trợ đầy đủ sáng kiến ​​này và đã cho thực hiện trên vùng đất có sẵn trong vùng đệm gọi là khu vực "A" bảo vệ đặc biệt Gobi, môi trường sống tự nhiên duy nhất của lạc đà hoang dã ở Mông Cổ. Nhiều ngôi nhà nhỏ và một hệ thống hàng rào 10km đã được xây dựng vào năm 2003. Với việc thành lập Trung tâm nhân giống lạc đà hoang dã tại hệ Zakhyn, bây giờ chúng ta có cơ hội duy nhất để nghiên cứu loài động vật đáng chú ý này và tăng số lượng lạc đà hoang dã trong điều kiện nuôi nhốt.

Trong các xã hội nông nghiệp như Mông Cổ, lạc đà thuần cung cấp các nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Lông lạc đà được dệt thành quần áo và chăn màn, phân lạc đà khô làm nhiên liệu đốt cháy, thiết kế giày và yên xe từ da lạc đà. Mông Cổ rất thích sử dụng sữa và thịt lạc đà.

Việc đánh giá sự giàu có phụ thuộc vào số lạc đà một người sở hữu. Chăn nuôi gia súc như vậy có thể được xem như là sự đầu tư trung hạn, như tuổi thọ con lạc đà nuôi nhốt là khoảng 50 năm.

Bọn tớ khi đang "bắn" lạc đà vô tình bắn được một "nàng lạc đà" như tiên nữ này này:LL

page45_zpscdec4d10.jpg

Nhưng sự khác biệt đặc biệt với lạc đà đôi khi là một trở ngại lớn. Có một bộ phim có tên là Weeping Camel của nhà làm phim Luigi Falorni và Byambasuren Davaa đã được lựa chọn bởi Hiệp hội phim của Trung tâm Lincoln và Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại để đưa vào các ấn bản năm 2004 của Đạo diễn mới/ Phim mới. Đây là một bộ phim rất xúc động với những hình ảnh đẹp, chân thực, là một sự pha trộn của loại phim tài liệu và tường thuật, truyền tải thông điệp: tất cả chúng ta đều cần tình yêu để tồn tại và chữa lành các vết thương.

Bộ phim nói về một gia đình du mục ở sa mạc Gobi phải đối mặt với một vấn đề khi một con lạc đà non có màu trắng được sinh ra trong khó khăn và lạc đà mẹ đã từ chối nó. Những nỗ lực liên tiếp hết mức của họ để lạc đà con có được sự chăm sóc của mẹ đều vô tác dụng. Lạc đà con bị bỏ bơ vơ lạc lõng. Họ rất lo lắng rằng lạc đà con sẽ không thể sống sót được với tình trạng này. Cuối cùng, Dude (Enkhbulgan Ikhbayar), cậu bé lớn được cử đến một thị trấn gần đó để tìm một nhạc sĩ, người có thể thực hiện nghi lễ "Hoos".

Ugna nhỏ (Uuganbaatar Ikhbayar) được đi cùng với Dude. Hai cậu bé băng qua quãng đường dài trên sa mạc, dừng lại ở một thị trấn lớn, nơi Ugna rất phấn khích vì lần đầu tiên được nhìn thấy ti vi. Hai cậu bé đi quanh làng, và sau đó trở về nhà với những lời dặn dò của một nhạc sĩ gặp trên đường. Một buổi lễ âm nhạc được thực hiện với những lời ca và cây mã đầu cầm nhằm nỗ lực để lạc đà mẹ chấp nhận con của mình. Cuối cùng việc đó đã thành công, những giọt nước mắt của lạc đà mẹ đã để lại những ấn tượng sâu sắc về tình yêu.

Mọi người có thể xem trích đoạn xúc động của buổi lễ ở link dưới đây và tìm thêm trên youtube về bộ phim này để thưởng thức âm nhạc và hình ảnh nhé

https://www.youtube.com/watch?v=C7_IdGOGaro
 
Mông Cổ, một nơi mình rất muốn đến. Muốn được ngủ trong ger sáng ra cưỡi ngựa đi chăn cừu, uống sữa dê, nằm giữa thảo nguyên bát ngát. Đang ở Hàn Quốc, bay qua Beijing cũng gần, hy vọng đợt sau có nhóm nào đi mình join với.
 
Topic này phải được Tổng cục Du lịch Mông Cổ tặng bằng khen danh dự (như VN mình nhỉ). Bài viết hay, ảnh đẹp, thông tin đầy đủ và chi tiết - mong gì hơn thế ♥♥♥

Duy chỉ có 1 vấn đề em thấy hơi ngại là di chuyển đến Mông Cổ hơi mất thời gian, liệu có cách nào ngon bổ rẻ hơn ko bác?
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,165
Bài viết
1,174,031
Members
191,980
Latest member
wenovateglobal
Back
Top