What's new

Mông Cổ - Không chỉ là thảo nguyên

Chuyến đi bắt đầu từ những thứ lỡ dở và câu chuyện vu vơ.
Ủ mưu đi Tây Tạng vào tháng 9 nhưng giang hồ của tớ lại đùng cái chuyển sang đi từ tháng 5, gia nhập đội khác thì bỗng dưng bọn Tung Của đòi nhóm phải đủ 4 người trong khi trưởng đoàn nhóm này bỗng dưng ko liên lạc gì, chỉ còn có 2 đứa.
Câu chuyện vu vơ của mấy chị em về cái tên mơ hồ Mông Cổ mà mới chỉ duy nhất một lần đọc bài viết của bác Tabalo. Cũng chẳng chắc khi đăng kí thế chân cậu em ko đi nữa trong đoàn vì thú thực tớ rất ngại đi với đoàn quá lạ nhất là hành trình dài và lâu khi đã quen thuộc cách đi với các giang hồ của mình. Nhưng tặc lưỡi cái âu cũng là cái liễn, những người đã chủ động đăng kí đi thì cũng đều phải có sự tìm hiểu và chuẩn bị rồi nên đỡ lăn tăn.
Thế rồi gặp, thế rồi chuẩn bị, thế rồi đi. Cho đến tận khi đứng giữa thảo nguyên, uống trà sữa và ăn thịt cừu. Cho đến tận những ngày gần cuối cùng của hành trình mấy đứa cạ cứng với nhau vẫn lẩm bẩm bảo chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đi Mông Cổ, không hề có tí khái niệm về nơi này chứ đừng nói là đưa vào danh sách những điểm dự định muốn đi. Thế mà...thế đấy, he he, cứ dự với bị trước là bước cấm có qua. Cứ rụp với bụp cái là lại chốt hạ được, chẹp.
Và đấy cũng chính là lí do mà bọn tớ cứ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi biết rằng thông tin về Mông Cổ, đặc biệt về địa hình cảnh vật rất ít và không trọn vẹn. Mông Cổ không chỉ là thảo nguyên với những bầy cừu ;)


IMG_6517.jpg



IMG_6156.jpg



IMG_6518.jpg

Topic đã được gởi đăng bởi BDK, 15/3/2013

https://www.phuot.vn/content/1271-Mông-Cổ-Không-chỉ-là-thảo-nguyên
 
Last edited by a moderator:
@Itaii91: Về nguồn gốc và sự liên quan các dòng máu tớ thấy có nhiều nguồn thông tin và bản thân cũng chưa đi đến tận cùng để xác thực một cách triệt để vì nó khá phức tạp đối với kiến thức của tớ. Tuy nhiên tớ thấy hình ảnh của người dân Mông Cổ và người Nhật bây giờ có rất nhiều điểm tương đồng. Trong nhóm bạn sinh viên có một bạn nam đẹp và trắng như tượng tạc, thanh thoát và khỏe khoắn, tóc lại còn vuốt ngang nửa đầu lên buộc, săm chữ dọc ở cổ thẳng tai xuống làm bọn tớ cứ tưởng người Nhật thời samurai. Đi trên đường thì gặp các em bé mặt tròn xoe, mắt kẻ chỉ, má căng hồng giống giống người Trung Quốc, đi thêm nữa lại gặp các bác trang phục và mũ ngựa giống y chang người Tạng...Nói chung là để tìm hiểu thì cứ phải mất riêng một hành trình kiến thức "chủng tộc" học nữa ấy:help

Quay về với đểm dừng chân cuối cùng trên thảo nguyên nhé: Elsen tasarkhai sand dunes được mệnh danh là Tiểu Gobi với cồn cát dài 80km nằm trong một địa hình của Uvurkhangai, Bulgan và TUV Aimag, bờ tây kéo dài của núi Khugnu Khan từ phía tây của núi Batkhaan.

IMG_8378_zpsa55b3f12.jpg

Con đường chính phân tách các cồn cát thành hai phần, Mông Cổ Els về phía nam và Els Khugnu Tarnyn về phía bắc. Dưới bề mặt của các cồn cát này là lớp cát ướt sũng phù hợp với các hình thức cây bụi sa mạc như cây du, cây liễu và cây dương đào phát triển. Xung quanh đây có nhiều trại du lịch. Elsen Tasarkhai được bao quanh bởi núi Khugnu Khan ở phía bắc và Núi Ikh Mông Cổ ở phía nam.

IMG_8489_zps80ae8e73.jpg

Thủ đô thì có đào thế Nhật Tân, tiểu Gobi thì có cây khô múa thế dư lày lày :))

IMG_8369_zps2f934b8f.jpg

Nơi này là một sự kết hợp tuyệt vời của cồn cát khá, núi đá granite hùng vĩ, đất đai phủ màu xanh lá của cây cỏ, vào mùa xuân mọi thứ luôn tươi rõ ràng, có một hồ nước nhỏ trong trẻo. Ở đây bạn có thể thưởng thức nhìn thấy sự kết hợp của Gobi và Khu Khangai tự nhiên cùng với đền Khamba đẹp như tranh vẽ của núi Khugnu Khan. Thưởng thức cưỡi lạc đà hai bướu, đi bộ và leo núi trên những đụn cát. Nghỉ đêm tại một ger truyền thống Mông Cổ, cuộc sống du mục được tận hưởng trọn vẹn ở đây.

IMG_7846_zps0ba7b930.jpg


IMG_8447_zps26b10a91.jpg
 
Một loạt các kỷ niệm đáng nhớ ở đây và mở đầu là vụ cưỡi ngựa với cưỡi lạc đà. Các thành viên nhìn thấy là xoắn hết cả xuýt lên, tớ không ngoại lệ khi ước mơ được cưỡi ngựa trên thảo nguyên ngay trước mắt. Dù chỉ là làm dịch vụ nhưng cũng thỏa mãn rồi (gớm, có phải là vận động viên đâu mà đòi cưỡi ngựa nhà hay ngựa chưa thuần chuyên cho khách du lịch, tớ chả dám vọng tưởng(NO) ) Các bạn khác hí hửng người ngựa người lạc đà leo lên chụp ảnh rồi đi. Tớ cùng Thúi cưỡi ngựa nhưng có 1 cậu bé đi kèm, con ngựa của Thúi có vẻ nghe lời lúc phi nước đại lúc thả kiệu thong dong. Cái con tớ cưỡi cứ dúi vào mông con ngựa của cậu bé dẫn, rúc vào giữa 2 con nên chả nước đại được tẹo nào, đi cứ cà tưng cà tưng làm tớ hơi ấm ức. Thi thoảng lại còn bị bạn ngựa đằng trước khuyến mãi thêm mấy quả bom khí "mã tạo" thật chả hay ho tẹo nào :(. Đi 1 vòng ngắn tủn rồi về, tớ còn đang hì hục cầm cương với càm roi cho quen thì đã hết, chưng văn hửng. Tớ với Thúi đòi đi tự do không dắt, thế mới thích chứ. Số Thúi sao đấy, kéo tuần lộc thì nó dừng lại gặm cỏ làm thơ, cưỡi ngựa thì được 1 lúc nó lại dừng lại gặm cỏ nên dù cũng phi hồ hởi được một lúc thỏa chí tang bồng nhưng sau nó lại về chỗ cũ gặm cỏ:D.

Nhưng số tớ thì chả khá khẩm hơn, lần này còn có tí hú vía. Bạn ngựa tớ cưỡi đã làm đúng lời dặn nào là rẽ bên nào thì giật dây bên ấy, ghì cương hay thúc chân. Chắc là chân tay tớ loằng ngoằng sao đấy và cũng có thể ngựa là một loài vật thông minh cảm nhận được tâm trạng của người cưỡi qua cử chỉ và chuyển động. Bạn ngựa tớ cưỡi lúc thì hứng chí phi nước đại...đã gì đâu, lúc ghìm cương thì lóc cóc thả kiệu. Ấy dưng mà bạn ấy đi theo hướng bạn ấy thích, lao bổ vào một đàn ngựa đang thả rồi lại một đàn dê. Tớ hoảng hồn kéo cương cho bạn ấy quay về thì bạn ấy quay một vòng tròn rồi đầu lại hướng về phía cũ, nhất định không quay ngược lại chỗ xuất phát. Tớ hì hụi mãi không được buông lỏng cương thì bạn ấy thủng thẳng lội xuống 1 vũng nước...uống nước:shrug: Chân tớ gần chạm nước, bắp chân căng cứng vì cứ phải nhổm khi bạn ấy phi, không dám manh động vì bạn ấy có biểu hiện hơi...bất cần. Sau một hồi vắt trái vắt phải thì bạn ấy không xiên sang bên kia đường nữa mà xiên vào phía trong nhưng cứ đi xa dần khỏi nơi tập kết rồi bắt đầu phi. Tớ càng hoảng, thấy bạn ấy phi qua một ger nhỏ tớ la toáng lên ra tín hiệu cầu cứu và vất dây cương về phía họ. Mấy người dân ngơ ngác 1 lúc mới hiểu tớ muốn gì liền bảo cậu bé con chạy đuổi theo vòng ra phía trước để túm dây cương đang lết bết dưới đất, lúc ấy mới dắt bạn ngựa đấy theo hướng sân chung được. Đi được 1 đoạn thì cậu bé cho thuê ngựa chắc sốt ruột phi đến, thấy thảm cảnh của tớ liền túm cương con ngựa dắt đi rồi ra sức hướng dẫn lại cho tớ cách cưỡi cách điểu khiển. Tớ trình bày là làm đúng như thế nhưng con ngựa không chịu, cậu chàng có vẻ hơi nản vì thấy có vẻ tớ không phải là học trò giỏi, hê hê. Nhưng đến lúc cậu chàng túm dây kéo bạn ngựa của tớ thì bạn ấy cũng bướng bỉnh y thế. Vậy là bị vụt tung mông, lúc ấy mới nghe lời chủ. Tớ thì ứ dám, vẫn còn có tí sợ ra roi mạnh quá bạn ấy lồng lên thì tèn tén ten. Nói chung là tớ cà rốt:Dam

Kết quả của buổi cưỡi ngựa là chân tớ mỏi nhừ, tê cứng, về đến Bắc Kinh thì đầu gối bị dãn dây chằng cấp hay sao đấy đi cà nhắc không đi nhanh và nhiều được, nhát 1 nhát một. Còn Thúi thì bị...rẽ mông chảy cả máu vì can tội không nhấc người lên mà cứ ngồi nện theo nhịp ngựa khi chưa quen:D. Cơ mà túm lại thì các giang hồ vẫn bảo nhau ấy : đau mà thích, hề hề. Tớ tự hứa với bản thân là cưỡi đủ rồi, không ham hố trừ phi các điều kiện cho phép đầy đủ.

Tớ ao ước được dư lày lày

IMG_7849_zps6e4d8a5d.jpg

Gớm, oai phong cứ gọi là, chẹp
 
Có phải là cậu mún chít không?
Viết nhanh nhanh lên, tớ hóng cậu mãi, ngày nào cũng chạy vào chạy ra hai lượt...

Hê hê, chả thế là giề, nhìn kỹ mới thấy hóa ra có người giữa đám cây. Cậu thấy vào tay tớ oằn sướng không, chẹp.
Đơi đơi, có thời gian là buôn bán ngay, mấy ngày đáng nhớ ở đây xem lại ảnh vẫn thấy tim gan dạ dày phập hết cả phồng, he he. Cập nhật cho tớ giá thuê ngựa - lạc đà cũng như thuê ger ở đây nhé Nô Tì ;)

Sau màn hỉ hả phi ngựa và hậu quả chưa kịp ngấm bọn tớ lên xe về ger thuê. Quân số được chia làm 2 như mọi khi, tranh thủ lúc mọi người cất và thả bớt đồ Nô Tì đã kịp đi chăn thả...dê và cừu

P1030130_zps4f9ddc8d.jpg

Nhưng nhìn cái bản mặt tí tởn kia chỉ có phá chứ làm được giề. Y rằng cô nàng lao vào làm đàn dê lẫn cừu hoảng hốt chạy tứ tán, haizzz. Nên tớ xua ra pose với ngựa sắt cho lành.

P1030123_zps95472765.jpg

À, vụ ngựa sắt này làm tiền đề cho một cơ số sự hí hửng hôm sau, cô nàng không phải cưỡi kiểu chơi chơi thế này lấy hình ảnh nữa mà được cưỡi phi đi thật luôn. Còn đàn dê và cừu thì để cho người dân ở đấy lùa, đấy, phải thế này chứ

P1030144_zpse5472c0a.jpg

Nhưng cái sự ham hố người không tha, vật không thương, bọn tớ lao theo đàn dê cừu...phá đám tiếp với sự phấn khích tràn trề của con trẻ. Nhìn thấy một bé cừu bé xíu lông xoăn trắng óng đang lũn chũn chạy theo đàn vào chuồng là lại lao đến hoa tay múa chân chỉ trỏ ú ớ với anh chăn cừu với đại ý là muốn "trăm thấy không bằng một...sờ". Họ hiểu ngay và cười đầy...cảm thông với cái bọn quê mùa muốn...sờ cừu này, hô hô. Anh chăn cừu túm thốc bé cừu con bọn tớ chỉ ra khỏi chuồng và đưa cho bọn tớ. Đúng là nông dân, vớ được bé cừu tưởng nhẹ nhàng cũng bày đặt bế, ai dè trông vậy mà cũng nặng phết, bế vẹo cả người làm bé ấy dù được nâng niu nhưng khá...bất mãn, hí hí. Các bạn to nhớn khác thì chạy tung vó tránh xa bọn xấu tính cho lành.

P1030154_zpscd90a08c.jpg

Vần đến 2, 3 bé cừu cho đã tay, cười không khép miệng được vào xong thì đoàn ới đi chơi tiếp, đành thả đấy để nhập đoàn. Trước khi xe lên đường, tớ trình bày việc đến Mông Cổ mà không được xịt một con cừu giữa thảo nguyên nướng nghi ngút thì thật là thiếu sót hết sức to lớn và trầm trọng. Thực ra là thể theo cái thói ăn uống khá tông dật của tớ nên cái nhu cầu ăn kiểu người rừng này rất cháy bỏng, nhất là mong muốn được ăn với cách làm truyền thống ở đây. Đoàn thống nhất nhanh chóng, Zolo và cậu đi khảo giá 2 lều và bọn tớ chọn một anh có giá hợp lý. Cừu được chọn không được bé mà cũng không được già quá thì mới ngon. Và đây là nạn nhân xấu số. Tớ tuy có tí mọi mọi nhưng cũng chả đủ can đảm chụp cảnh khai tử ấy :(

P1030158_zps70e81235.jpg
 
Thỏa thuận chốt hạ xong có một số bạn lên xe chạy vào thăm Rocky Mountain phía trong

P1030164_zpsef4a66cf.jpg

Đây là một vùng núi đá khổng lồ hình thành giữa thảo nguyên còn có tên là HUGNU KHAN MOUNTAIN. Ở đây có một tu viện bị bỏ rơi đã được khôi phục lại với các bảo tháp trắng có chứa các di tích Phật giáo, đó là tu viện Erdene Khombo nhỏ. Vị sư trụ trì là một phụ nữ, Dava. Tuy nhiên bọn tớ yêu thích sự rộng lớn của vòng ôm đá trong buổi chiều với đàn ngựa nhởn nhơ gặm cỏ nên không leo lên tu viện, chỉ dừng ở dưới mà nhảy múa leo trèo dư lày

P1030168_zps3e08c4d0.jpg


IMG_7865_zps84da7f70.jpg

Những múi đá trơn nhẵn lạ kì như lớp đá lũa dưới dòng sông lớn nhô ra khi mùa nước cạn ánh vàng trong nắng chiều

IMG_7887_zps11ada8a3.jpg

Bọn tớ không vào sâu vì một phần cũng nghe thấy tiếng 2 người đàn ông say rượu vừa đi xe vừa hát rồi còn chặn đường mấy bạn Tây du lịch đang vào tu viện để gây gổ gì đấy nhưng cũng may là chỉ lào phào xong thôi. Đang mùa lễ hội Naadaam nên khắp nơi nơi đều có thể gặp những người dân bản địa quá chén. Điều đầu tiên không cứ ở MC mà ở bất cứ đâu là nên tránh xa họ, tránh giao tiếp va chạm vì chẳng bao giờ có kết cục tốt đẹp nhất là khi ở một nơi xa lạ. Đặc biệt người MC khi say dường như dòng máu Hung Nô vẫn còn tồn tại sẽ khá hung hãn.
Ngồi xoải chân ngắm ráng chiều đang đổ dần trên dãy núi, hít hà cỏ thơm

IMG_7888_zps6345c7c1.jpg

Rồi chạy về lại lều cho các chương trình tiếp theo thôi. Những dòng sông ven đường đem lại một thảm thực vật phong phú và tươi tốt

IMG_7892_zps070ace89.jpg

Đang đi bỗng bác tài dừng xe, bọn tớ đang ngơ ngác thì Zolo hè mọi người xuống bảo nhặt đá. Chả hiểu gì sất. Tớ lơ ngơ xuống tưởng có cái gì hay ho ở dưới hoặc có đá gì lạ lạ nên bác tài dừng xe cho mọi người xuống nhặt về làm quà. Cả xe xuống hì hục nhặt lấy nhặt để nhưng vừa được vài viên thì bác tài đã khoát tay hướng dẫn nhặt những hòn vừa phải tầm bằng lòng bàn tay thôi, mãi sau mới biết là nhặt đá về để nướng thịt cừu, đúng món truyền thống nổi tiếng của MC, ực, thế cơ mà. Thi thoảng thấy làm người nông dân thật sướng, hề hề

P1030172_zps25118bd7.jpg
 
Được 1 túi đá mang về giao cho anh chủ lều bán cừu xong là bài binh bố trận để đá bóng. Sân cỏ ở đây thì bất cứ đội tuyển bóng đá nào cũng ao ước rinh về làm sân tập. 2 đội có 4 người nhưng có cả đống cổ động viên đang trải tấm trải giữ nhiệt nằm ườn lười biếng cổ vũ, thế nên các cầu thủ đá cũng rất hăng

IMG_7894_zps29f7b978.jpg

Mệt quá thì cả 2 cầu thủ đội bạn đang lép vế về đứng trông gôn thế này. Chân mà vòng kiềng nhiều thì phải xoắn lại chặn gôn cho chắc

IMG_7900_zps63495b29.jpg

Ấy thế mà khi đường bóng nét căng từ phía Hùng bếu lao thẳng đến thì...né cho lành

IMG_7903_zps72d62c99.jpg

Thế mà vẫn không vào, đội cổ vũ sướng rơn (mà cổ vũ kiểu gì đội nào vào hay không vào cũng hô như nhau)

Sân rộng quá mà cầu thủ thì ít, bọn chúng chuyển sang đấu vật

IMG_7927_zps5026604e.jpg

Hùng bếu thì như con gấu còn Zolo thì như nhái bén, trông vậy dưng mà hăng

IMG_7930_zps187b9d80.jpg

Em út ti toe, các bạn nhìn thế tay cơ bản nhá

IMG_7949_zpsa17a3e4d.jpg

Và cu cậu vừa né hạ vừa hét "I'm loser, loserrrr"

IMG_7939_zpsb88ffaf1.jpg
 
Last edited:
Mệt thì nghỉ. Có ngay cái gối êm ái ấm áp thế này. Nhưng vừa nằm được 1 phút thì Hùng đã la lên "mỗi người trả tiền vé nằm mềm nhé"=)). Cả bọn cười phá lên bảo đắt thế cu cậu lại bảo "đổi Zolo thì chỉ trả tiền nằm cứng" hê hê.

IMG_0003_zps46feb641.jpg

Bộ 3 thì vì bị ngồi vặn vẹo trên xe, lại cưỡi ngựa quá đà nên luân phiên đấm lưng mát xa cho nhau. Hùng cà kê bên cạnh hỏi "có muốn mát xa kiểu Mông Cổ không?". Bọn tớ thấy sự hóm hỉnh của 2 cu cậu rồi nên có tí đề phòng hỏi cụ tỉ dư lào. Cu cậu cứ khăng khăng hỏi có muốn không thì sẽ làm cho. Ui giời, dại gì, nhìn cu cậu hùng hục đá bóng rồi lại vật Zolo với em út như ngóe ấy thì di 1 ngón chân có mà xương vụn như cám. Đấy là cu cậu còn luôn tự hào "em không béo" đấy:LL. Bọn tớ không trả lời, he he. Ấy thế mà lừa lừa lúc cả mấy đứa đang nằm thả hồn lên tầng mây thì cu cậu lao vào...HỰ...đổ cả thân hình đồ sộ đè lên, em út a dua nhảy vào, rồi cả Zolo nữa, bọn tớ nghẹt thở vì lượng mỡ núng nính chèn cả vào...mặt mũi, ứ thở được ú ớ dãy dụa trong tiếng cười đắc thắng của mấy đứa và tiếng hô "mát xa kiểu Mông Cổ đây, mát xa kiểu Mông Cổ đây" của Hùng. Bọn tớ không hét nổi luôn, tay chân không cả co nhấc được ấy chứ, dư lày cơ mà :T

IMG_0023_zpse3deb338.jpg

Tiếng cười vang dội khắp thảo nguyên.
 
Bọn tớ nô đùa đến mệt lử, một nhóm khát nước rủ nhau đi tìm chỗ mua nước ngọt. Vì là khu du lịch nên nghe đồn là có nước phục vụ cho nhu cầu của các bạn. Tớ ở lại nhẩn nha tha thẩn ngắm nghía mọi thứ. Lúc mọi ng về nghe Nô Tì tả cái cảnh cả bọn ùa vào nhà hàng, mắt sáng trưng khi nhìn thấy mấy lon coca, gọi 1 loạt. Coca vừa được đặt lên mặt quầy không ai bảo ai đồng loạt như rô bốt mỗi người 1 lon bật tại chỗ và dốc ngay lập tức tu một hơi. Giá có máy quay thì coca chắc phải trả tiền cho đoạn phim quảng cáo đầy biểu cảm và rất thật này mất, có thể lấy tên là Cơn khát. Bạn bán hàng trợn mắt rơi miệng vì ngạc nhiên không nói được lời nào. Cả nhóm sau khi đã vã nước vào Cơn khát mới dừng lại nhặt nốt mấy lon mua về và...hỏi tính tiền.

Còn tớ thì cứ ngồi giữa thảo nguyên mà xem mấy cục bông trắng muốt này nô đùa yêu kinh lên được

IMG_7995_zps41ec7df0.jpg


IMG_8005_zps109bd344.jpg


IMG_8023_zpsa5ada567.jpg

Nhìn chạy tung tăng xí xớn không

IMG_8054_zpsaecc6282.jpg

Còn các bạn dê thì có trò đọ sừng lách cách. Và nhờ ngồi theo dõi tớ mới thấy hóa ra các bạn dê có húc thì cũng nhảy lên rồi mới nghiêng đầu thọc sừng từ trên xuống chứ không phải trực diện đối đầu như tớ vẫn tưởng

IMG_8158_zpsad8f23c8.jpg

Câu chuyện 2 chú dễ qua cầu thời thơ ấu được mô tả lại, he he

IMG_8151_zps465db708.jpg


IMG_8167_zpsb7d17dd2.jpg
 
Buổi chiều nơi đây cũng thật thanh bình với cả tiếng cười giòn tan của 2 chị em người bản địa vui đùa với một thứ đơn giản: cát. Có một vũng nhỏ cát ướt, cô chị hướng dẫn cậu em nặn cát thành những nắm nhỏ

IMG_8187_zps1dc5e536.jpg

Rồi lấy đà...ném nhau

IMG_8229_zpsa2559081.jpg

Ném được chị thì sung sướng hả hê cười thế này đây

IMG_8175_zps2e64ffcd.jpg

Chị ném chẳng may có bay vào mặt tí ti là đứng ngay lại ăn vạ lu loa làm chị lại phải chạy đến dỗ dành, làm em thật sướng :D:D

IMG_8192_zpsac2a10fe.jpg

Cuộc sống hàng ngày trên thảo nguyên khiến cho mỗi người khách khi dành chút thời gian để lang thang, để hít thở thật êm ả và dịu dàng kể cả đó là khu du lịch khá sầm uất ngay bên đường quốc lộ. Việc kiếm tiền có thể làm con người thay đổi năng động hơn, có thể cân nhắc mặc cả tính toán hơn nhưng có lẽ ở đây điều đó không phiền gì nhiều với mỗi người khách. Họ bỏ tiền và nhận được cái họ muốn, hài lòng với mức giá trị đó, tận hưởng mức giá trị đó với sự thoải mái và tự do. Tớ với Nô Tì hơi lăn tăn vì cái cồn cát di động này cứ như được đầu tư để mang từ đâu đến đổ ra đây vậy. Vì ngay sát chân cát là cỏ cây nhà cửa luôn, không có cảm giác vùng đệm hay biến đổi dần dần. Nhưng cũng dễ hiểu vì đây được mệnh danh là "cồn cát di động" tức là sự thay đổi vị trí diễn ra thường xuyên chứ đâu cố định mà hình thành được những vùng thực vật theo nguyên tắc cơ bản. Đi rồi mới thấy, một số nguyên tắc chân lý đôi khi chỉ là những thứ nằm trên giấy và được vỗ tay nhiệt liệt, được áp dụng trong các bài phát biểu chứ còn thực tế thì... Vậy nên đôi khi cuộc tranh cãi nảy lửa thường là của những kẻ đi và nhìn thấy nhưng chưa có đủ khả năng nghiên cứu tìm hiểu sâu bằng lý thuyết cho hiện tượng đó với những kẻ có kì công đọc và ngâm cứu các lý thuyết khoa học. Mặc dù, ai cũng đúng, he he:LL.
 
Trở lại với thực tế sau dững phút loãng moạn nhé. Tớ đã được nghe nói thức ăn ở Mông Cổ, đồ uống ở Mông Cổ và được cảnh báo khá cẩn thận về sự giàu đạm thiếu rau. Quả thật đến lúc này thì tớ đã được trải nghiệm triệt để. Thức ăn và đồ uống truyền thống của Mông Cổ bao gồm 7 thức chính như sau:

Sản phẩm sữa được gọi là "tsagaan idee" có sự khác biệt lớn về sự đa dạng và hương vị có bao gồm: sữa được coi là biểu tượng của sự tinh khiết, không ích kỷ và lòng tốt, urum (một lớp kem dày), bơ Mông Cổ, aaruul (sữa đông sấy khô), và sữa chua kefir mềm mại.

Aaruul: các chuyên gia tin rằng Aaruul là một trong những yếu tố chịu trách nhiệm cho răng chắc và khỏe mạnh của người Mông Cổ. Aaruul là sữa được làm đông lại, mất nước và khô hoàn toàn tự nhiên trong không khí và dưới ánh mặt trời. Điều đáng chú ý là không có giới hạn trong thời gian sử dụng sản phẩm này, dĩ nhiên là với điều kiện thời tiết đặc trưng của Mông Cổ thôi.

Airag: Airag là thức uống Mông Cổ truyền thống. Sản xuất airag là một sự lao động của tình yêu của những người du mục Mông Cổ. Ngựa cái phải được vắt sữa sáu lần một ngày để sản xuất chỉ 2 lít sữa. Điều này có nghĩa là, để duy trì một nguồn cung cấp liên tục mà sẽ phù hợp với gia đình và khách, ít nhất mười hai con ngựa cái phải được lưu giữ và vắt sữa. Mặc dù có những khó khăn liên quan, những người du mục Mông Cổ chỉ sản xuất Airag trong suốt những tháng mùa hè. Sữa ngựa cái rây qua một miếng vải và bột vào một túi da bò tiếng địa phương còn gọi là khukhuur. Sữa để lên men mục đích làm giảm các lactose và giúp cơ thể con người hấp thụ sữa tốt hơn. Theo truyền thống, airag phải được khuấy ít nhất 1000 lần một ngày để kết hợp với oxy vào quá trình lên men và đảm bảo airag có chất lượng đặc biệt được sản xuất. Để thực hiện quá trình này thuận tiện hơn, khukhuur thường được treo ở cửa ger, và tất cả các du khách được khuyến khích để tham gia vào nhiệm vụ khuấy khi vào hoặc rời khỏi ger. Airag có một hương vị, chua chua thường được so sánh với bơ chua. Người Mông Cổ sử dụng Airag trong các dịp lễ hội Naadam, đám cưới, năm mới và những dịp lễ trọng khác. Một số người có thể uống 2-3 lít airag một lần. Airag thành phẩm chứa 7-8% men rượu, vì vậy nếu uống nhiều bạn có thể sẽ bị say. Airag là thứ thức uống người Mông Cổ rất tôn trọng và uống với sự cẩn trọng, do đó bạn không bao giờ nên nhổ hay đổ nó ra ngoài nhé. Trong lễ hội Naadam và lễ hội năm mới người giành chiến thắng cuộc thi đấu vật sẽ được tặng một tô airag lớn, còn trong cuộc thi đua ngựa con ngựa chiến thắng cũng sẽ được uống airag. Airag của Mông Cổ nổi tiếng và ngon là loại có nguồn gốc từ Bulgan, Arkhangai, thuộc tỉnh Ovorkhangai. Airag đem đến sức mạnh, sự vui vẻ. Nó có tác dụng phá hủy các vi khuẩn gây bệnh trong ruột và giúp cải thiện quá trình trao đổi chất. Nếu bạn đến thăm một gia đình Mông Cổ, vào dịp cưới hỏi họ sẽ đưa bạn một tô lớn airag thì nhớ nhé, bạn chỉ nên cố gắng nhâm nhi thôi vì đấy là một thức uống rất dễ mềm môi.

Boodog: thường được thực hiện với một loại sóc (marmot) hoặc dê nhỏ. Người ta loại bỏ xương và ruột, giữ nguyên bộ da và thịt sau đó bỏ đá được nung nóng vào bên trong, khâu lại trong khoảng 2-2 tiếng rưỡi. Sau đó dùng lửa đốt hết lông phía ngoài, việc này phải được tính toán nếu không sự chênh lệch áp suất sẽ làm cho bọc thịt bị nổ. Thịt nướng theo cách này lrất mềm, ngon mặt thịt bên trong có mùi thơm đặc trưng. Có thể cho một số rau củ và hạt tiêu, muối vào trong cùng đá tạo hương vị khác biệt đậm đà. Những viên đá sau đó được dùng để đặt lên người giúp thư giãn và rất tốt cho sức khỏe.
Đối với khách nước ngoài, món này nhiều người thích nhưng cũng nhiều người khó tính không thích vì phải nhìn hình của con vật

Khorhog: Thịt cừu được cắt miếng lớn, xương cừu, đặt vào trong một thùng kim loại (thường là thùng kim loại dày đựng sữa) lớn cùng với những viên đá (khoảng bằng bàn tay mịn màng) đã được nung nóng. Thùng được bịt kín rồi đặt lên bếp củi có nhiệt độ cao đun âm trong khoảng 2 tiếng. Có thể thêm một vài loại rau củ, tiêu và muối đun chín tạo vị ngọt, thơm và mềm. Những viên đá sau đó được cầm chà xát 2 tay rất tốt cho sự lưu thông và thư giãn. Khorkhog là một phương pháp nấu ăn thường được sử dụng bởi lính trong các chiến dịch quân sự trong thế kỷ trước. Đó có thể là thịt của một con vật lớn như con nai hay gazella nên có thể dùng dạ dày của chính nó để làm thành cái nồi đặc biệt mà không cần phải mang theo chậu nặng hoặc các dụng cụ chuyên dụng.

Thông thường làm Boodog và Khorhog là người đàn ông.

Trà sữa: Sữa thường được dùng với trà là của lạc đà, bò và cừu. Người Mông Cổ thường uống trà sữa với muối nhưng cũng có một số thì uống không. Có ba màu sắc thường phục vụ với mỗi ba bữa ăn chính, đen (màu đỏ trà ở Trung Quốc và phía tây), vàng (hoa nhài) và màu xanh (trà gạch). Gọi là trà gạch vì nó được nén thành các khối để dễ dàng để lưu trữ và vận chuyển, là phổ biến nhất. Phần lớn chè ở Mông Cổ được nhập khẩu từ Ấn Độ, mặc dù những bông hoa, lá và thân của cây Mông Cổ đôi khi được dùng để làm cho có hương vị truyền thống của địa phương. Đôi khi trà được dùng để nấu cơm, làm bánh bao, pha với bột mì làm bánh. Làm trà sữa khá dễ, đầu tiên là nước, thêm một lát trà gạch, đổ sữa (đã được đun để tiệt trùng), sau đó đun sôi là đã có món trà. Thường những người già uống trà 1-3 lần mỗi ngày.

Vodka White: hay còn gọi là vodka shimiin arkhi Mông Cổ là loại vodka được làm trong nhiều thế kỷ kể từ khi có người Mông Cổ đầu tiên, Hunnus. Làm vodka là một quá trình phức tạp và đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và các vật liệu thích hợp. Quá trình làm vodka đã được truyền lại qua nhiều thế hệ, từ cha tới con trai, từ mẹ sang con gái. Trước tiên, bạn cần một vài nguyên liệu quan trọng: chảo (một lớn và một là hơi nhỏ hơn tô), một thùng phuy không đáy (thùng phuy nên vừa khít xung quanh chảo lớn), và dĩ nhiên một ngọn lửa tốt. Một thành phần quan trọng là sữa bò. Sữa bò sau khi vắt phải được khuấy. Sữa được phải được chuyển hóa thành bơ sữa hoặc sữa chua. Mồi lửa, sau đó chảo lớn được đặt trên đống lửa và đổ sữa chua ngay lập tức vào chảo, thùng phuy không đáy được đặt trong chảo lớn, cái chảo nhỏ hơn được đặt trên đầu kia của thùng. Đổ đầy nước vào chảo nhỏ. Tuy nhiên, thùng rỗng, bên trong thùng là một cái xô treo giữa hai cái chảo. Xô này rất quan trọng bởi vì nó sẽ hứng vodka mới được sản xuất. Bây giờ chuẩn bị phải chờ đợi; sữa chua được đun sôi. Khi hơi nước từ sữa chua tăng lên nó chạm vào bát nước lạnh, hơi nước bị ngưng tụ thành chất lỏng. Chất lỏng từ từ rỏ vào xô treo, như thời gian trôi qua bát nước lạnh sẽ nhận được ấm áp, đây là thời điểm phải thay nước nhưng "hãy cẩn thận với hơi nưóc". Một khi quá trình hoàn tất, arkhi được đổ ra và hất vào lửa, đây được xem là một nghi lễ dâng tặng cho thần lửa. Nếu arkhi làm cho vệt lửa lóe sáng (ngọn lửa màu xanh) hơn là arkhi tốt. Arkhi chỉ thực hiện trong vùng nông thôn của Mông Cổ. Tuy nhiên, những người sống trong thành phố có thể thưởng thức arkhi bởi vì gia đình của họ ở nông thôn thường gửi cho họ để thưởng thức.

Borts khô thịt: .Trong điều kiện khắc nghiệt của vùng đồng bằng Mông Cổ, những người du cư phát hiện ra một phương pháp bảo quản thịt. Một trong những cách phổ biến nhất là phơi khô. Thịt bò cắt thành dải dài được treo trong bóng râm. Thịt khô rất nhanh chóng, trở thành rắn đến mức bạn không thể dùng dao cắt. Phương pháp thứ 2 là bortsloh - treo thịt tại nhà, giúp họ tồn tại trong những tháng mùa đông khắc nghiệt. Thứ nhất, thịt được cắt thành những dải dài mỏng và treo từ trên trần cho bạn, ở đây không khí lưu thông tự do và đẩy nhanh quá trình sấy khô. Sau khoảng một tháng, độ ẩm trong thịt mất dần, nó sẽ bị teo lại đáng kể vàdần cứng như gỗ. Trong một túi vải thoáng khí thịt có thể kéo dài trong nhiều tháng, và đôi khi nhiều năm.

Để chuẩn bị cho mình một borts withyour - món ăn thịnh soạn, thịt khô phải được nghiền thành bột mịn sau đó thả vào nước đun sôi trong chừng 1 phút là ta đã có một bát canh ngon tuyệt.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,165
Bài viết
1,174,026
Members
191,980
Latest member
wenovateglobal
Back
Top