What's new

[Chia sẻ] Mongolia - thênh thang những con đường

Chuyến đi mới kết thúc hai ngày. Từ những thảo nguyên mênh mang, sa mạc hun hút, những mặt hồ rờn rợn, rơi về chốn thành phố khói bụi, thế là ốm luôn.

Chuyến đi này chắc sẽ không sâu nặng như Tibet, như Trung Đông, nhưng cũng tha thiết một nỗi nhớ về tự do trên những con đường dài mãi về phía trước.

Có những câu chuyện vui, có cả câu chuyện buồn, có những thảo nguyên xanh, và cả những hoang mạc cháy nắng, có những cơn mưa lạnh buốt, và những ngày oi bức.

Có những phút nhong nhong trên lưng ngựa, ê ẩm trên lưng lạc đà và cả vật vã trên chuyến xe lắc như điên băng qua những con đường đất gập ghềnh.

Có những đêm trăng sáng vằng vặc lạnh tê và có những đêm vọng từ xa về tiếng hát.

Có những mỏm núi trơ trọi và những cánh đồng ngập hoa.

Có những chiều tắm hồ và những ngày bụi đường đóng dầy trên tóc.

Có những phút lặng câm nghe thời gian trôi và có những lúc ngồi trầm ngâm nghe tiếng đọc kinh trong tu viện cổ.

Có những bữa ngon lành căng bụng và những lúc đói ngấu ngán ngẩm nhìn những món không sao nuốt nổi.

Có hương thơm hoa cỏ và mùi hôi gia súc, có vị béo ngậy thơm ngon của thịt nướng và vị gay gắt của món sữa ngựa chua....

Còn nhiều, còn nhiều nữa.
 
Last edited:
Đọc post của bạn tự nhiên mình nhớ đến chuyến đi Mông cổ của mình cách đây 2 năm quá. Nhớ thảo nguyên, nhớ cái món bột bạn bảo bên trong có thịt cứu ý, nó gọi là Bụt vs Khu su. Thèm ghê gớm. Hồi ý mỗi ngày 3 bữa, mỗi bữa 4-5 cái ăn cả tháng không thấy chán :)
 
Ulaanbaatar

Viết về cả một đất nước thì chắc là khó mà đủ. Vì thế thôi thì tôi viết luôn về chuyến đi. Chắc cũng không gõ nhiều lắm, đưa ảnh lên là chính thôi.

Ngày đầu tiên đến Ulaanbaatar là ngày cuối của lễ hội Naadam, lễ hội Quốc gia của Mông Cổ. Lễ hội này được tiến hành ở các thành phố khác nhau trong các ngày khác nhau. Vì thế khi ở Ulaanbaatar ngày 10 là chính hội thì ở Moron phải đến 24 mới là chính hội. Các bạn đến trước được xem cả buổi lễ chính ở sân vận động, còn chúng tôi đến muộn chỉ xem buổi tối ở quảng trường trung tâm thôi. Đêm ấy lại đúng là đêm rằm.

Hostel đầu tiên có cả loạt ger trên nóc, và chúng tôi nghỉ tại một trong số đó.

Ger trên nóc nhà nghỉ

14606810608_839139e658_c.jpg


Từ đó nhìn xuống thành phố, ngay ngoài kia là đồi núi xanh ngắt. Trời nằng nặng muốn mưa.

14606787679_9dcae3ab88_c.jpg
 
Gandantegchinlen Monastery

Hostel này nằm ngay gần tu viện Gandantegchinlen, là một trong ba tu viện còn sót lại sau thời Stalin.

Chiều tất cả lang thang vào khu này. Chỗ bán vé (4000T) đóng cửa, nhưng tòa điện chính cũng đóng cửa. Đi vòng quanh chơi thôi vậy.

Cổng tu viện theo kiến trúc Trung Quốc

14791087294_d0d44ce1d4_c.jpg


Tòa điện chính theo kiểu Tibet

14791086464_c733729b44_c.jpg


Ở đây rất nhiều bồ câu và dạn người. Cũng vì thế các công trình cổ đều phải rào lưới sắt quanh mái để bồ câu không đậu và làm bẩn, làm hỏng các kiến trúc. Nói chung là nhớ đến mấy hàng bồ câu quay trong chợ nhà tôi lắm rồi ấy.
 
Re: Gandantegchinlen Monastery

Gần trùng hợp .
Nhóm của mình đến MC ngày 28/6 và rời 12/7, suýt nữa có thể gặp nhau. Thời gian bọn mình ở đó thời tiết đẹp.
Chương trình đi ngược lại với chương trình của Chitto tức là về hướng Tây trước.
Đọc bải của bạn làm cho mình có cảm giác như vừa ở đó ngày hôm qua
 
Sükhbaatar Square

Buổi tối rằm Tháng Sáu âm lịch (cách đây 1 tháng rồi), cả thành Ulaanbaatar vắng ngắt. Từ hostel chúng tôi đi tìm hàng ăn mà không có. Các quán xá đóng sạch, phố phường vắng vẻ. Hóa ra họ tập trung hết về quảng trường trung tâm Sükhbaatar.

Quảng trường nằm phía Nam nhà Quốc hội - Chính phủ Mông Cổ. Mặt của tòa nhà là tượng ba vị vua: Ở giữa là Chinggis Khan, bên trái là Ogedei, bên phải là Khublai - Thành Cát Tư Hãn, Oa Khoát Đài (con trai) và Hốt Tất Liệt (chắt). Hai pho tượng hai bên Chinggis Khan là hai vị tướng cưỡi ngựa, phong cách tượng kiểu châu Âu.

14791084984_a83084b8e4_c.jpg


Tượng anh hùng Ulaanbaatar ở giữa quảng trường

14770442416_4335e6340d_c.jpg


Dân tình tập trung hò hét

14606807128_1bece296a7_c.jpg
 
Đêm Naadam

Hoạt động chính của lễ hội Naadam là ba môn thể thao truyền thống: vật, cưỡi ngựa, bắn cung, diễn ra tại sân vận động. Còn tối ở quảng trường chỉ là ca nhạc.

Tôi chờ được nghe những bài dân ca truyền thống, nhưng thay vào đó là khá nhiều bài giống nhạc sàn ở VN, thậm chí có vài bài của Boney M khiến tôi xao xuyến ghê gớm vì tuổi đời của nó đã 30 năm. Sau đó là một số ca sĩ đương đại của Mông Cổ biểu diễn, khá giống nhạc phong trào của nhà mình, với ca sĩ nam hát ở giữa và ba cô gái đứng bên lắc lư phụ họa. Tôi không hiểu được tiếng, còn về giai điệu thì không ấn tượng gì.

Vào lúc gần 10h, có 15 phút hoành tráng là khi toàn bộ mặt tiền tòa nhà được dùng làm màn hình, và trên đó là những thước phim thể hiện niềm tự hào Mongolia. Người dân rất phấn khích.

Hình ảnh tái hiện những đoàn quân của đế chế Mongolia

14606732620_afe66d8538_c.jpg


Sa mạc mênh mông với đàn lạc đà trên con đường tơ lụa

14606924207_c5e8fa1fee_c.jpg



Sau đó chương trình triền miên với các bản nhạc đương đại, tôi không thấy hấp dẫn lắm

14793436645_3c039b03cb_c.jpg
 
Đêm Naadam

Trăng rằm trên quảng trường

14606781319_0eef7f7102_c.jpg


Đêm đó còn có bắn pháo hoa tầm thấp tại quảng trường. Nhưng khi đó tôi đã về hostel rồi. Vì lều tôi ngủ nằm trên sân thượng của hostel nên ra xem pháo hoa khá rõ, nhưng cũng không chụp ảnh.

Sáng hôm sau sẽ là những chặng đường chính thức đầu tiên trên thảo nguyên Mông Cổ.
 
Phía Nam ULB

Sáng hôm sau, rời khỏi hostel, hai chiếc xe đi về phía Nam của ULB. Đường trải nhựa phẳng lì thẳng tắp.

ULB lùi lại phía sau, ống khói nhà máy nhiệt điện phì phà cuối chân trời. Trời mờ mây và đổ mưa ở phía Nam.

14904428866_372620aceb_c.jpg


14927064042_3329a061f5_c.jpg
 
Vải nguyện

Người Mông Cổ chịu ảnh hưởng Phật giáo Tây Tạng, cùng với đó là những tấm vải nguyện. Với tư duy đơn sơ chất phác, những gì trừu tượng cao siêu đều có thể được giải thích giản đơn đi rất nhiều.

Nếu tại Tây Tạng, những lá cờ nguyện với năm màu sắc: Lam, đỏ, vàng, trắng, lục mang những ý nghĩa tâm linh thâm sâu, có tính biểu tượng lâu đời, gắn với năm phương, năm vị Phật, năm Phật tính,... thì tại Mông Cổ, ý nghĩa đơn giản hơn nhiều.

Màu lam là trời; màu vàng là mặt trời; màu đỏ là máu; màu trắng là sữa; mà lục là cỏ thảo nguyên. Khi người dân muốn cầu với cái gì, mong muốn có được điều tốt lành từ cái gì và cho cái gì thì đem tấm vải màu đó đến buộc vào một cột chống giữa một đống đá. Đa số cầu với trời, nên vải chủ yếu màu lam.

Đơn giản thế thôi !!!

14740752480_b18c810eca_c.jpg
 
Bạn Chitto cho mình hỏi là trong thời gian tháng 7 bạn ở Mông Cổ có bao nhiêu đêm trời trong không mây? Ban đêm bạn ra ngoài có thấy trời nhiều sao không? Mình nghe bảo Mông Cổ có hơn 200 ngày không mây trong một năm, nhưng mùa hè là mùa nhiều mây và mưa nhất. (mình thích quan sát thiên văn nên Mông Cổ nằm trong list phải đi mà chưa biết bao giờ đi được).
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,343
Bài viết
1,175,297
Members
192,060
Latest member
APKSFiles
Back
Top