What's new

[Chia sẻ] Một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển

"Đặt chân xuống sân bay, bao mối bận tâm bình nhật như trời hôm nay có ấm ngang với số quần áo mũ tất đem theo hay không, số tiền 1000 đổi từ nhà đem theo có đủ để về tới khách sạn hay không, các cô gái ở đây xinh thật - không hiểu họ có đúng như sách vở đã kể hông, tính ẩu tả trứ danh của dân nước này có biến cái visa mất công xin được thành thứ bỏ đi hay không v.v. vội lọt đâu mất khỏi đầu thằng bé. Thằng bé được nghe những từ quen thuộc “pozhalyusta” dịu dàng và sáng sủa… “detsky” ròn tan và vui tươi… “luidi” ấm áp và đầy tin tưởng… qua đó nhận ra âm hưởng ấm áp, trìu mến và niềm hân hoan trong trái tim mình. Nó lắng nghe người ta nói tiếng bản xứ và ngạc nhiên khi thấy mình cũng nói được “chut-chut” tiếng bản xứ. Đã 23 năm nay nó chưa từng nghe mình nói cái thứ tiếng ấy bao giờ. Cuộc đời nó thoát khỏi khối hộp của các “dealing”, “scandal”, “shocking”, “contract”, “ăn nhậu”, “dằn mặt”, “dò đài”, “dứt điểm”. Nó trở lại với thời thơ ấu, với các cô thiếu nữ nhân hậu và chàng trai dũng cảm, các ông bà lão độ lượng và sâu sắc, với lòng tốt và nhân tính…”

Vừa đọc lại, người viết liền kéo chuột quét khối và xóa các dòng vừa viết ở trên. Không, chuyến đi vừa rồi, đi cùng người bạn đồng hành sắc sảo và tốt bụng quen thuộc, không phải là chuyến đi về tuổi thơ. Nó có nhiều êm đềm, rực rỡ, hân hoan, sung sướng nhưng cũng thừa những liều lĩnh, rủi ro, đen đủi, hiểm nguy và vực sâu hun hút… Đó là một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển. Gió lạnh 8 độ C và mưa lún phún đón thằng bé ở sân bay.

 
Last edited:
Đài phun nước Núi vàng (Zolotaya Gora)

Tôi vẫn thường thắc mắc là vào thời kiến trúc trung cổ, phục hưng, tân cổ điển có nhiều đài phun nước rất đẹp.

Nhưng hệ thống cấp nước lấy từ đâu, để nước có thể phun lên cao như vậy? Áp lực nước phải rất mạnh, nguồn nước phải rất lớn và liên tục mới có thể làm được vậy?

Thời Roman dùng hệ thống cầu dẫn nước xây rất cao từ núi xuống, nhưng thời sau thì không còn hệ thống đó nữa cơ mà.
 
Petergof được xây dựng trên một vách đá. Bạn Chitto nhìn trên Goole Maps sẽ thấy Đại cung (Grand Palace) chia Peterhof ra 2 phần: Vườn Thượng và Vườn Hạ. Cái mà các kiến trúc sư thời Elizaveta làm là tạo đường cống ngầm dẫn nước từ hồ Olgin gần đó qua dưới Đại Cung và đổ ra Đài phun nước. Tùy kích thước đường ống mà áp lực nước thay đổi theo định luật Bernoulli. Bạn có thể thử nghiệm nguyên lý này bằng cái vòi tắm sen nhà bạn :)

Hàng năm, vào cuối tháng 5, người ta sẽ mở đài phun nước hoạt động trở lại, là một sự kiện đáng chú ý
https://www.youtube.com/watch?v=o-f1mvQe28M

Cuối tháng 10 đài phun nước sẽ tạm khóa đến năm sau.

Ở Versailles cũng dùng nguyên lý bình thông nhau tương tự. 

Còn ở Rome lại là chuyện khác: hệ thống cầu dẫn nước sạch về Rome chỉ đủ dùng khi Rome còn nhỏ hẹp. Sau đó người ta phải có cách khác.
 
Last edited:

Ngoái nhìn lần chót Peterhof



Một ngôi nhà kiểu Nga cổ


Khách sạn Novyi Petergof



Khách sạn Novyi Petergof thiết kế hài hòa cảnh quan xung quanh, với tháp chuông Thánh đường Peter và Paul (Sobor Petra i Pavla) phía sau và Hồ Olgin phía trước.
 
ảnh bác chụp thật trong xanh mà đẹp 1 cách trong trẻo làm em nhớ đến cái cảm giác khi bước chân đầu tiên ra khỏi khu nhập cảnh ở sân bay Auckland - NZ, 1 cảm giác k sao tả nổi về khí hậu, cảnh sắc mây trời, con người... khác hẳn với đất nước Châu Á mà em đã từng đi. Mong là có dịp gần nhất đc làm 1 chuyến đi như bác quá à.
 
Peterhof là một Versailles Nga, được khởi công thời Piotr I (cùng thời với Louis 14 - Piotr đã từng đến và đã được Louis 14 tiếp ở Versailles). Thực sự thì độ hoàng tránh và vẻ đẹp của Petergof vượt so với Versailles của Louis 14, nhưng đó là do nhiều đời Sa hoàng bỏ tiền xây dựng thêm - Piotr chỉ chọn địa điểm: vị trí Petergof bên bờ Vịnh Phần Lan, nhìn sang phải sẽ thấy Sankt Peterburg, nhìn thẳng ra vịnh sẽ thấy đảo Kotlin với Pháo đài Kronstadt. Cung điện xây thời Piotr chỉ có cung MonPlaisir (Niềm vui của tôi). Sau đó Elizaveta sẽ xây dựng đài phun nước lớn, còn Ekaterina II sẽ làm thêm các khu vườn.




Về đại thể, có 2 phần là Vườn Thượng (giáp đường vào) và Vườn Hạ (phía biển, có đài Phun nước). Hai vườn này được phân ranh bởi Đại Cung (Grand Palace)

Trời ơi đẹp quá đi! thật hùng vĩ biết bao! Bác đứng ở đâu mà chụp đc toàn cảnh vậy? cho em xin tý kinh nghiệp chụp ảnh của bác với ạ.
Ý thức bảo vệ di sản của họ thật k thể chê vào đâu đc, nhìn các mái vàng choé (mạ vàng hay vàng thật hả bác?) như vừa mới đc làm xong chứ k fai đã qua bao năm tháng rồi. Chả bù cho mình, đi đâu cũng thấy rác, khi nào công nhân môi trường của mình đc trang bị công cụ làm việc hiện đại như này nhỉ! Hiiii
 
Trời ơi đẹp quá đi! thật hùng vĩ biết bao! Bác đứng ở đâu mà chụp đc toàn cảnh vậy? cho em xin tý kinh nghiệp chụp ảnh của bác với ạ.
Ý thức bảo vệ di sản của họ thật k thể chê vào đâu đc, nhìn các mái vàng choé (mạ vàng hay vàng thật hả bác?) như vừa mới đc làm xong chứ k fai đã qua bao năm tháng rồi. Chả bù cho mình, đi đâu cũng thấy rác, khi nào công nhân môi trường của mình đc trang bị công cụ làm việc hiện đại như này nhỉ! Hiiii

Bạn làm mình mắc cỡ nè hehe.

Tấm này là hình trên mạng, mình có lỗi là không chú thích vì thấy nước hình khác quá rõ hình mình chụp, vả lạii mình không có flycam. ở trên có bác kimvanchinh nhắc nhở rồi.

Các tượng này là mạ vàng thật vì chỉ vàng mới không bị oxy hóa và sáng bóng như vậy.
 
Thật kỳ lạ, mới sáng nay cảm xúc còn là thất vọng tràn trề và lo lắng tột cùng khi sạch túi, vậy mà khi quay về Ga Avtovo, cũng cảnh vật ấy, cũng những khuôn mặt ấy nhưng trong lòng thật hạnh phúc, tự tin.


Vui vui và thấy ngộ nghĩnh khi những bông cúc và vạn thọ ở xứ nhà chỉ để trưng bàn thờ.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,728
Bài viết
1,136,438
Members
192,524
Latest member
Jimmydatthai121
Back
Top