What's new

[Chia sẻ] Một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển

"Đặt chân xuống sân bay, bao mối bận tâm bình nhật như trời hôm nay có ấm ngang với số quần áo mũ tất đem theo hay không, số tiền 1000 đổi từ nhà đem theo có đủ để về tới khách sạn hay không, các cô gái ở đây xinh thật - không hiểu họ có đúng như sách vở đã kể hông, tính ẩu tả trứ danh của dân nước này có biến cái visa mất công xin được thành thứ bỏ đi hay không v.v. vội lọt đâu mất khỏi đầu thằng bé. Thằng bé được nghe những từ quen thuộc “pozhalyusta” dịu dàng và sáng sủa… “detsky” ròn tan và vui tươi… “luidi” ấm áp và đầy tin tưởng… qua đó nhận ra âm hưởng ấm áp, trìu mến và niềm hân hoan trong trái tim mình. Nó lắng nghe người ta nói tiếng bản xứ và ngạc nhiên khi thấy mình cũng nói được “chut-chut” tiếng bản xứ. Đã 23 năm nay nó chưa từng nghe mình nói cái thứ tiếng ấy bao giờ. Cuộc đời nó thoát khỏi khối hộp của các “dealing”, “scandal”, “shocking”, “contract”, “ăn nhậu”, “dằn mặt”, “dò đài”, “dứt điểm”. Nó trở lại với thời thơ ấu, với các cô thiếu nữ nhân hậu và chàng trai dũng cảm, các ông bà lão độ lượng và sâu sắc, với lòng tốt và nhân tính…”

Vừa đọc lại, người viết liền kéo chuột quét khối và xóa các dòng vừa viết ở trên. Không, chuyến đi vừa rồi, đi cùng người bạn đồng hành sắc sảo và tốt bụng quen thuộc, không phải là chuyến đi về tuổi thơ. Nó có nhiều êm đềm, rực rỡ, hân hoan, sung sướng nhưng cũng thừa những liều lĩnh, rủi ro, đen đủi, hiểm nguy và vực sâu hun hút… Đó là một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển. Gió lạnh 8 độ C và mưa lún phún đón thằng bé ở sân bay.

 
Last edited:

Vòm mái Thánh đường Isaak đang trùng tu.



Dinh Thủy sư Đô đốc






Thánh đường Isaak



Trụ sở Tòa án Hiến pháp Nga. Di sản quan trọng của TT Boris Eltsin. Khi chụp tấm này, từ bụi rậm của công viên bỗng xồ ra một gã đàn ông Nga. Sinbad vội dạt ra xa vì giữa đêm tối có bị cướp thì rất đáng đời. May là không phải.



Kỵ sĩ đồng.
 
Bức tượng đồng Piotr Đại đế

Sa hậu Evdokia vợ Piotr Đại đế, người bị Sa hoàng đày vào một nữ tu viện, đã nguyền rủa thành phố mới của chồng: "Sankt-Peterburg sẽ thành hoang vắng!". Câu nói này đối đầu khủng khiếp với câu của ông chồng Piotr "Thành phố sẽ là ở đây!". Cả trăm ngàn người đã chết trong thời gian xây dựng Peterburg. Theo dân gian, cứ mỗi thay đổi của Piotr lên nước Nga thì tân thủ đô lại ngốn thêm nhiều mạng người: Piotr bị gọi là "Sa hoàng phản Chúa" và Piter được gọi là "thành phố bị nguyền rủa". Trong 60 năm sau Piotr I, nước Nga có 6 vị hoàng đế kế nhiệm Piotr do những cái chết yểu và chính biến cung đình. Trong 6 vị này, chỉ có mình con gái ngài là Elizaveta theo đuổi giấc mơ "Thành phố mới" của ngài. Pushkin mô tả: "chính phủ được đặt trên nhân dân; nó ưa thích người ngoại quốc và quan tâm đến khoa học".

Piotr không cần được nịnh hót khi còn sống và cả khi đã mất. Những người kế vị ngài không được tự tin đến thế. Đám văn sĩ triều đình ngày càng lớn giọng ca ngợi Ekaterina II, người lên ngôi sau một biến chính cung đình nhờ đám Cận vệ quân được khích lệ bởi sâm banh và quà cáp. Tuy nhiên, cũng như Piotr, việc đánh giá tầm vĩ đại của bà đối với lịch sử Nga cũng tùy thuộc vào quan điểm mỗi sử gia. Pushkin viết: "Nếu cai trị nghĩa là biết rõ các điểm yếu của con người và khai thác nó, thì trong trường hợp này Ekaterina xứng đáng được hậu thế ca ngợi. Sự sáng chói của ngài làm lóa mắt, sự thân thiện của ngài làm mọi người bị cuốn hút, và lòng hào phóng của ngài khiến họ bị ràng buộc. Chính sự dâm đãng của người phụ nữ khôn ngoan này khẳng định cho uy vệ của ngài. Chỉ gây ra được một sự phẫn nộ yếu ớt trong lòng dân chúng vốn luôn tôn kính các thói xấu của những đấng vua chúa, nó gây ra sự cạnh tranh xấu xa trong tầng lớp chóp bu, bởi người ta chẳng cần thông minh, thành tích hay tài năng mới có được vị trí thứ hai trong chính quyền".

Theo lệnh Ekaterina II, điêu khắc gia Etienne Falconet được mời làm một tượng đài cưỡi ngựa khổng lồ cho Piotr I. Năm 1766, dưới lời chỉ dẫn của triết gia Diderot, Falconet cùng cô học trò 17 tuổi Maria Callot đến thủ đô cùng 25 hòm hành lý. Diderot khuyên Falconet nên làm tượng Piotr được bao quanh bởi các tượng biểu trưng cho Sự Man rợ (mặc áo lông với ánh mắt dữ dội nhìn Sa hoàng), Tình yêu của Nhân dân (vươn đôi tay về phía Piotr), và Dân tộc (thưởng thức sự yên ổn trong khi thoải mái nằm ngả trên mặt đất). May mà Falconet đã không làm vậy.

Người dân thành phố đổ xô tới xem mẫu tượng tại xưởng của Galconet. Falconet kể ông không hiểu nổi tại sao người Nga chỉ đứng ngắm kỹ bức tượng rồi bỏ về không nói một lời. Mãi sau ông mới yên lòng khi những người ngoại quốc sống lâu ở đây nói rằng sự kiềm chế là tính cách chính của cư dân tại đây: "Mọi nút áo đều được cài kỹ".

Khuôn mặt Piotr được cô học trò Callot thực hiện: tròn, nhỏ, hàm bạnh, mũi hơi nhọn, mày rậm che bớt ánh mắt. Piotr như vừa đang dõi về xa xăm, vừa chằm chằm giận dữ nhìn người xem, như Pushkin sau này nhận xét gần tượng tự.

Ngày 7/8/1782, kỷ niệm 100 năm ngày Piotr Đại đế lên ngôi và 16 năm sau khi Falconet bắt đầu làm, tượng đài được khánh thành. Sau khi cãi nhau với Ekaterina, Falconet bỏ về Paris. Bổ sung cuối cùng của ông cho tượng đài dự định là dòng chữ "Tặng Piotr đệ nhất dựng bởi Ekaterina đệ nhị". Nhưng cuối cùng, Ekaterina sửa thành "Tặng Piotr I bởi Ekaterina II". Ekaterina đưa "Nhất-Nhị" đến sát nhau hơn, nhờ đó nhấn mạnh và hợp pháp hóa vị thế của bà đối với triều đại.










 
Last edited:
Cám ơn nhà Nga học và điêu khắc gia Danngoc đã cung cấp nhiều thông tin về bức tượng vô giá này. Với sự kính trọng nước Nga, Piot Đại đế cũng như bức tượng đồng vô giá này, tôi xin post ké 3 bức ảnh tôi chụp năm 2014 vào buổi chiều mùa hè, bổ sung cho chủ topic đã không quản khổ nhọc lặn lội đến đây chụp đêm bức tượng.





 
Cám ơn các cụ đã ủng hộ !


Từ chỗ Kỵ Sĩ Đồng, băng qua đường là đã tới sông Nheva



Xa xa là tháp nhọn của Pháo đài Petropavlovsky



Cầu Hoàng cung, nối với đảo Vasilevsky. Tòa nhà Kunskamera (Tiếng Đức Kuns là nghệ thuật, còn tiếng Ý camera là dinh thự, ghép lại chắc là Cung Nghệ thuật)







Trên bờ kè đá của sông Neva có hẳn một đoàn khách du lịch "xứ Arab"! Vui xiết bao khi gặp được đồng hương ở nơi xa xôi thế này. Họ cho biết họ cũng có người bị móc túi ngày hôm nay. Móc ngay trong nhà thờ.
 
Bức tượng đồng Piotr Đại đế



Để ý thì thấy rằng bức tượng này Piotr I không dùng bàn đạp thúc ngựa (stirrup) ! Hình như ông này không thích dùng cái công cụ cưỡi ngựa hữu hiệu này thì phải.

Và tảng đá kê bức tượng này cũng là tảng đá xây dựng thuộc loại lớn nhất mà loài người đã từng khai thác, vận chuyển, chế tác.
 
Nếu để ý thì:

- Tảng đá này ghép :)
- Piotr được ăn mặc theo lối các hoàng đế La Mã :) Không hiểu kiểu cưỡi có phải La Mã hay không
- Trong thực tế, Piotr có vai hẹp, tay dài và bàn tay to nhưng bàn chân cỡ bé. Nhưng tác giả Falconet có làm phần trên tượng lớn hơn phần dưới để điều chỉnh thị sai (một thủ thuật điêu khắc từ thời Hy Lạp cổ đại, nếu để ý tượng David của Michelangelo bạn cũng thấy )
- Con rắn tượng trưng cho rất nhiều điều, nhưng ban đầu Ekaterina gạch đi trong phác thảo, bà nói "cái ẩn dụ con rắn này chẳng làm ta vừa lòng hay không vừa lòng". Falconet đùng đùng phản đối nên cuối cùng bà phán: "Có một bài háy cổ nói, nếu cần thì nghĩa là cần. đó là câu trả lời của ta về việc con rắn". Bác Chitto có ý kiến gì về con rắn không?
 
Theo tôi đọc trên mạng thì tảng đá này là nguyên khối, là tảng đá lớn nhất mà con người từng di chuyển với khoảng cách xa và chế tác.
Thông tin về nó trên Wikipedia: https://en.wikipedia.org/wiki/Bronze_Horseman

- Tên gọi: Thunder stone
- Khối lượng nguyên gốc khi được chuyển đến vị trí dựng tượng: 1500 tấn
- Sau khi đẽo gọt : 1250 tấn
- Khoảng cách di chuyển: 6km từ nơi khai thác đến biển, xuống phà rồi lên bờ kéo lên vị trí hiện tại
- Hoàn toàn bằng sức người, trong 9 tháng
- Hiện tại một nửa của tảng đá chìm trong đất

Về con rắn ở chân tượng:

- Trước tiên tôi nghĩ ngay việc là nó để cân bằng, vì con ngựa chồm ra phía trước, trọng tâm tượng hoàn toàn nằm ra ngoài chân đế (hai chân sau con ngựa) nên cần phải có cái kéo giữ lại. Con rắn có vai trò đó, nó kết nối chân với đuôi ngựa và kéo dài mãi về sau để giúp tượng cân bằng hơn.
Chắc cũng có cả những phần được đục sâu vào tảng đá để giữ bức tượng đứng vững nữa. Tảng đá được đục đẽo cho khớp hoàn toàn với ý đồ của tượng, hoặc cả tượng cũng được làm để khớp với độ dốc của tảng đá.

- Còn về hình ảnh con rắn, thì chân sau bên phải con ngựa dẫm chân lên con rắn, khiến nó quằn quại. Tôi nhớ đến hình ảnh Quốc huy cổ của nước Nga là hình Thiên thần Micheal cưỡi ngựa cầm giáo đâm vào họng con rồng-rắn (quỷ Satan), con rồng-rắn đó cũng có cái đuôi dài quằn quại thế này.
Ở bức tượng này, Piotr không trực tiếp đâm chết con rắn, nhưng ngựa của ông dẫm chết con rắn thì nó cũng có gì đó na ná.
Con rắn tượng trưng cho những cái mà Piotr đã dẫm lên để vượt qua.

Thời La Mã thì người La Mã chưa biết dùng đến bàn đạp chân, bức tượng này thì tấm trải lưng ngựa của Piotr là tấm da sư tử chứ không phải yên ngựa bình thường. Có lẽ tác giả muốn Piotr như một vị chiến thần từ thời La Mã sống dậy chứ không phải vị vua thời hiện tại chăng?
 
Last edited:

Chitto:

Bạn nhìn tấm này là rõ nhất phần bệ gồm 3 khối đá granite ghép lại :)

Như ở trên mình đã nói, Piotr được tạc theo kiểu equestrian của một Hoàng đế La Mã (trang phục, vòng nguyệt quế trên đầu, vai quấn áo toga v.v.) nên lối hàm thiếc kiểu La Mã là dễ hiểu. Bạn nói tôi mới biết là thời La Mã chưa có bàn đạp và yên cương. Như vậy Falconet đã bám đúng theo kiểu cổ. Piotr là người đã đưa nước Nga từ một vương quốc trở thành một đế quốc. Việc mô phỏng một hoàng đế La Mã không lạ, vì nước Nga tự nhận họ là đệ tam La Mã.

Con rắn, theo ý tưởng của Falconet là tượng trưng cho cái ác và sự ghen tỵ. Nhưng các suy diễn sau này của người Nga còn đi xa hơn nhiều...

Bản thân Piotr, một mặt là người đưa nước Nga phương Tây hóa, nhưng cũng là người đã hủy diệt một phần truyền thống đáng kể của dân tộc Nga - ông là hình mẫu để Stalin noi theo sau này. Những đánh giá về ông cũng không hẳn là toàn sáng chói.

Nhà thơ Shcherbina (1821-1869) xem con rắn dưới vó ngựa:

<I>Không, đó không phải con rắn Kỵ Sĩ đồng
Dẫm lên, phóng tới trước
ông ta dẫm lên nhân dân đáng thương
ông ta dẫm lên một gã dân thường</I>

Mà Shcherbina không phải là người đối lập chính trị, mà là một quan lớn chính quyền ! https://en.wikipedia.org/wiki/Nikolay_Shcherbina

Kỵ Sĩ Đồng của Pushkin hiện vẫn là trường ca vĩ đại nhất tại nước Nga. Nó cũng là khởi đầu và đồng thời là đỉnh cao của các huyền thoại văn chương về Sankt Peterburg.

Kỵ Sĩ Đồng, được tác giả đặt tên là "Một truyện về Peterburg", lấy bối cảnh trong trận lụt năm 1824, một trong nhiều trận tồi tệ nhất đều đặn xảy ra với thành phố này. Nhưng trường ca bắt đầu bằng một khổ thơ long trọng ca ngợi Piotr Đại đế và thành phố mà ngài lập nên, "người đẹp và là kỳ quan" của phương Bắc. Tiếp theo Pushkin cảnh báo: "Truyện tôi sau đây sẽ đem đến phiền muộn", dù trước đó ông chỉ xem trận lụt 1824 là tầm phào như trong bức thư ông gửi Lev em trai mình "Voilà une belle occasion à vos dames de faire bidet" (tạm dịch: Chỉ như một giai nhân đi xả nước cứu thân). (A.S. Pushkin, Polnoe sobranie sochinenii [Tác phẩm toàn tập], tập 10, Moskva 1951, tr. 109).

Sau đó, có sự thay đổi quay ngoắt về vai chính, quan điểm và tâm trạng. Từ Piotr Đại đế và đầu thế kỷ 18, mạch trường ca của Pushkin nhảy sang Peterburg đương đại, nơi anh thư lại nghèo Yevgeni đang mơ được hạnh phúc cùng người yêu Parasha. Một cơn bão nổi lên và trở thành cơn lũ. Kẹt giữa trung tâm thành phố, tại Quảng trường Nghị Viện, Yevgeni thoát nạn nhờ leo lên một sư tử đá. Trước mặt chàng, sừng sững trên "dòng Neva thịnh nộ", là pho tượng Piotr, "một thần tượng trên chiến mã đồng", chính là Kỵ Sĩ Đồng.

Các đợt sóng tuy không vươn được tới Piotr, "ông chủ đầy quyền lực của số phận", người đã thành lập thành phố tại một nơi nguy hiểm đến thế, đang đe dọa nhấn chìm Yevgeni. Nhưng chàng còn lo hơn về số phận của Parasha thân yêu. Cơn bão dịu đi và Yevgeni vội tìm về ngôi nhà nhỏ của nàng. Khốn thay, ngôi nhà đã bị cuốn trôi và Parasha mất tích. Cái chết của nàng là điều Yevgeni không thể chịu đựng nổi, khiến chàng mất trí, lang thang vô gia cư ở Peterburg và sống nhờ bố thí.

Đó là cốt truyện điển hình của nhiều truyện lãng mạn. Nếu Pushkin cho kết thúc tại đây thì Kỵ Sĩ Đồng, chứa đầy những câu thơ vang dội cũng như ngây ngất và khúc chiết - đến nay chưa bản dịch này nắm bắt được đầy đủ vẻ sáng chói của nó - hẳn sẽ không nổi lên trên các đỉnh cao triết lý mà hiện vẫn là thể hiện mạnh mẽ nhất về sự huyền bí mơ hồ và bất diệt của huyền thoại Peterburg.

Không, đỉnh điểm của "Câu truyện Peterburg" này vẫn còn phía trước. Pushkin đưa nhân vật chính trở lại Quảng trường Nghị viện. Một lần nữa Yevgeni đối diện với "thần tượng vươn tay tới trước/Người có định mệnh là lập ra thành phố từ đáy biển". Vậy là Piotr Đại đế có lỗi gây ra cái chết Parasha. Và Yevgeni hăm dọa "người xây nên kỳ quan". Nhưng nỗ lực nổi loạn của kẻ mất trí chống lại tượng đài của quyền lực tối thượng trên lưng chiến mã không trụ được lâu. Yevgeni bỏ chạy, trong đầu tưởng tượng Kỵ Sĩ Đồng đã trèo xuống bệ tượng để đuổi sau mình. Bất kể Yevgeni khiếp hãi rẽ ngả nào, pho tượng đáng hãi vẫn theo sát sau, và cuộc đuổi bắt khủng khiếp kéo dài suốt đêm dưới ánh trăng Peterburg nhợt nhạt.

Sau đó, kể từ đêm ấy, bất cứ khi nào Yevgeni đi ngang Quảng trường Nghị viện, chàng đều bước mắt trước mắt sau; chàng không dám ngước nhìn Kỵ Sĩ Đồng vinh quang. Tại Peterburg kinh kỳ, không ai dám trỗi dậy chống lại ngay cả pho tượng hoàng đế; như thế là bất kính. Cuộc sống của Yevgeni giờ đây tủi nhục vô cùng đã mất hết ý nghĩa. Lang thang, chàng đi ngang chỗ ngôi nhà nhỏ hoang phế của Parasha, đã dạt vào một hòn đảo nhỏ, và chàng gục chết trên bậc thềm ngôi nhà.

Lời tóm tắt trên của bản trường ca khá ngắn (481 câu thơ 8 âm) hẳn tạo ra ấn tượng là Pushkin hoàn toàn thương cảm Yevgeni khốn khổ, người là tiêu biểu cho dòng người bất tận những "kẻ thấp hèn" trong văn chương Nga. Nhưng nếu vậy bí ẩn của Kỵ Sĩ Đồng đã không làm rối trí các học giả Slav trên thế giới suốt 180 năm nay và khơi nguồn cho hàng trăm tác phẩm đề cập tới nó trên phương diện văn chương, triết học, lịch sử, xã hội học và quan điểm chính trị.

Bí ẩn nằm trong thực tế là trong khi cảm xúc đầu tiên của độc giả là thương cảm sâu sắc với gã công dân khốn khổ của Peterburg, cảm nhận về bản trường ca này không kết thúc ở đó; những cảm xúc và rung động mới tràn ngập lòng độc giả. Dần dần ta hiểu là thái độ của tác giả phức tạp hơn rất nhiều so với vẻ cảm nhận thoạt đầu.

Kỵ Sĩ Đồng trong thơ Pushkin hiển nhiên không chỉ nói về Piotr Đại đế và thành phố mà ngài lập nên, mà cả về chính đất nước bất kể dưới hình thức chính quyền nào - và, thậm chí rộng hơn, ý chí sáng tạo và sức mạnh, thứ là nền tảng của xã hội, vốn cũng rõ ràng xung đột với các ước mơ và khao khát giản dị của các công dân của nó, là các chàng Yevgeni và nàng Parasha bình dị. Điều gì là quan trọng hơn - số phận các cá nhân của thành phố hay vinh quang của đất nước? Chính thiên tài của Pushkin khiến ông không đưa ra một câu trả lời rõ ràng. Trong thực tế, lời lẽ thơ của ông mở ra cho ta những cách hiểu trái ngược và cũng bắt buộc mỗi độc giả phải một lần nữa nghĩ ra cách giả quyết cho tình trạng khó xử về đạo đức của trường ca này.
 
Last edited:

Chờ đến 1h khuya xem cầu quay.












đèn gas-lò sưởi trên đại lộ Nevsky... Sinbad lầm lũi một mình về nhà giữa thành Peterburg vắng vẻ...


Trên vỉa hè, rất nhiều quảng cáo call-girl. Masha, cô đang ở đâu?
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,729
Bài viết
1,136,408
Members
192,519
Latest member
amayaeliza506
Back
Top