What's new

[Chia sẻ] Một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển

"Đặt chân xuống sân bay, bao mối bận tâm bình nhật như trời hôm nay có ấm ngang với số quần áo mũ tất đem theo hay không, số tiền 1000 đổi từ nhà đem theo có đủ để về tới khách sạn hay không, các cô gái ở đây xinh thật - không hiểu họ có đúng như sách vở đã kể hông, tính ẩu tả trứ danh của dân nước này có biến cái visa mất công xin được thành thứ bỏ đi hay không v.v. vội lọt đâu mất khỏi đầu thằng bé. Thằng bé được nghe những từ quen thuộc “pozhalyusta” dịu dàng và sáng sủa… “detsky” ròn tan và vui tươi… “luidi” ấm áp và đầy tin tưởng… qua đó nhận ra âm hưởng ấm áp, trìu mến và niềm hân hoan trong trái tim mình. Nó lắng nghe người ta nói tiếng bản xứ và ngạc nhiên khi thấy mình cũng nói được “chut-chut” tiếng bản xứ. Đã 23 năm nay nó chưa từng nghe mình nói cái thứ tiếng ấy bao giờ. Cuộc đời nó thoát khỏi khối hộp của các “dealing”, “scandal”, “shocking”, “contract”, “ăn nhậu”, “dằn mặt”, “dò đài”, “dứt điểm”. Nó trở lại với thời thơ ấu, với các cô thiếu nữ nhân hậu và chàng trai dũng cảm, các ông bà lão độ lượng và sâu sắc, với lòng tốt và nhân tính…”

Vừa đọc lại, người viết liền kéo chuột quét khối và xóa các dòng vừa viết ở trên. Không, chuyến đi vừa rồi, đi cùng người bạn đồng hành sắc sảo và tốt bụng quen thuộc, không phải là chuyến đi về tuổi thơ. Nó có nhiều êm đềm, rực rỡ, hân hoan, sung sướng nhưng cũng thừa những liều lĩnh, rủi ro, đen đủi, hiểm nguy và vực sâu hun hút… Đó là một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển. Gió lạnh 8 độ C và mưa lún phún đón thằng bé ở sân bay.

 
Last edited:




Vào khu chợ gần Ga Vladimirskaya






Mật ong tươi.

Sinbad cũng mua ăn thử món váng sữa - rẻ nhưng không ngon vì chưa lên men thành phomai


Nga cũng ăn đùi gà quay và cơm rang



Ragout bò, bò kho hay bò sốt vang tùy lưỡi người nếm.
 

Phố Vladimirskaya lúc 10h đêm.



Trên cầu Anichkov



Nhìn xuống sông Fontanka



Tượng Nữ hoàng Ekaterina II trong đêm



Tại Gostiny Dvor.



Nhà thờ Chúa Cứu thế trên máu đổ
 

Thánh đường Isaak


Các tượng thánh bình thản trong đêm



đối diện bên kia là "Đường sách mùa hè" - triển lãm đồng thời các áp phích phim Liên Xô.



Trên tường một nhà hát, các mặt nạ vui vẻ thản nhiên ngắm khách bộ hành



Sông Moyka



Phố "Biển Lớn" Bolshaya Morskaya
 
Cũng không được nhiều đâu mà, cả tòa nhà chắc vét sạch được vài tram gram.

Napoleon hồi 1812 khi chiếm Moskva, cứ tưởng các tháp chuông bang vàng khối cả, bèn hạ xuống mới biết là chỉ mạ thôi.
 

Trong đêm, giữa con phố vắng, vang lên tiếng móng ngựa: những con ngựa khổng lồ như vừa nhảy xuống khỏi bục tượng đá, đang trở lại phục vụ cho thành Sankt-Peterburg, lần này là cho ngành du lịch.



Các vị khách nước ngoài rõ ràng là khoái chí: ngựa cưỡi đàng hoàng, to đẹp, được chăm sóc kỹ, giữa thành đô huyền bí phương bắc, trong thời điểm Đêm Trắng đầy tính tiểu thuyết.



Các vị khách nước ngoài rõ ràng là khoái chí: ngựa cưỡi đàng hoàng, to đẹp, được chăm sóc kỹ, giữa thành đô huyền bí phương bắc, trong thời điểm Đêm Trắng đầy tính tiểu thuyết.



Mái vòm của tòa nhà Bộ Tổng Tham Mưu (Здание Главного штаба). Kiến trúc sư Carlo Rossi (được chôn trong nghĩa trang Tikhvin)



Chiếc cột Aleksandr và Quảng trường Hoàng Cung.

Sau 1917, Chính phủ Liên Xô thống trị việc tài trợ văn hoá. Nó cho Kandinsky, Malevich, Tatlin và những người khác mới đây còn đứng ngoài cơ hội đứng đầu các uỷ ban đi mua tranh cho những viện bảo tàng mới lập cho nghệ thuật đương đại (những bảo tàng đầu tiên loại này trên thế giới) và chọn lựa các tác phẩm để triển lãm mà giờ đây trưng bày tự do miễn phí cả với các nghệ sĩ tham gia lẫn với người xem. Với chế độ Xô viết đó là một cách để cảnh cáo việc phá hoại của những nghệ sĩ truyền thống nổi tiếng; trong thực tế, người Bolshevik sử dụng đám người cấp tiến tích cực như những kẻ phá hoại đình công hiệu quả.

Các nghệ sĩ phái tượng trưng cũng được đưa ra để thực hiện tuyên truyền cho chế độ mới, và các dự án dễ thấy nhất là tạc tượng cho những nhà cách mạng nổi tiếng trong quá khứ (đó là ý tưởng ưa thích của cá nhân Lenin) và trang trí cho các thành phố trong những dịp lễ cách mạng. Nghệ sĩ Natan Altman đã thực hiện tác phẩm cấp tiến nhất (sau này sẽ có mặt trong mọi hợp tuyển về sáng tác phái tiền phong): ông đã sửa lại các biểu tượng của chế độ Sa hoàng tại Petrograd – Cung điện Mùa Đông và quảng trường phía trước nó. Tháng 10/1918, Cung điện Mùa Đông và các công trình khác vốn hợp thành quần thể kiến trúc cổ điển nổi tiếng nhất đã được phủ khắp những tấm panel tuyên truyền khổng lồ vẽ những công nhân và nông dân theo phong cách Vị lai.

Punin không biết mệt mỏi đã thúc các nhà thiết kế cách mạng phá sạch những công trình và tượng đài lịch sử chứ không chỉ trang trí lại chúng. “Nổ tung chúng lên, phá huỷ và xoá sạch các hình thức nghệ thuật cũ khỏi bề mặt trái đất – sao cho thế hệ nghệ sĩ mới, các nghệ sĩ vô sản, những con người mới sẽ không còn mơ về chúng nữa” Hiểu ý Punin theo hết mức giới hạn mà những người Bolshevik cẩn trọng cho phép, Altman đã đặt một khán đài gồm các khu ghế ngồi màu đỏ và da cam ở trung tâm của quảng trường có chiếc cột trụ Alexander kiểu La Mã, tạo ra một hiệu ứng thị giác: chiếc cột như đang rực cháy bởi ngọn lửa cách mạng.

Khi có người hỏi Altman năm 1966: người ta đã đào đâu ra cho đủ số tiền cần thiết để sửa lại Cung điện Mùa Đông, Hermitage, Bộ Hải quân và nhiều dinh thự khác của thành phố vào cái năm đói kém 1918? “Khi ấy họ không hề bủn xỉn tiếc tiền” , người nghệ sĩ già trả lời một cách khó hiểu, đôi ria mép mảnh kiểu Paris của ông xoắn lên trong một nụ cười.
 

Cây Cột Aleksandr, kỷ niệm Sa hoàng Aleksandr I, người chiến thắng Napoleon và sắp xếp lại trật tự Châu âu.






Phía sau cây Cột Aleksandr là Cung Điện Mùa Đông (Bảo tàng Ermitazh)









Cung điện Mùa Đông hay Cung Hermitage
 

Trên đường Admiralteisky, phía trước Dinh Thủy sư Đô đốc tức Bộ Hải quân Nga. Trên vỉa hè họ giữ lại một đoạn của tuyến đường tàu điện cổ.



Biển gang đúc có dòng chữ "Nơi đây từng là tuyến tàu điện đầu tiên của Peterburg. Khai trương 29 (16 lịch cũ) tháng 9 1907"
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,729
Bài viết
1,136,408
Members
192,519
Latest member
amayaeliza506
Back
Top