What's new

[Chia sẻ] Một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển

"Đặt chân xuống sân bay, bao mối bận tâm bình nhật như trời hôm nay có ấm ngang với số quần áo mũ tất đem theo hay không, số tiền 1000 đổi từ nhà đem theo có đủ để về tới khách sạn hay không, các cô gái ở đây xinh thật - không hiểu họ có đúng như sách vở đã kể hông, tính ẩu tả trứ danh của dân nước này có biến cái visa mất công xin được thành thứ bỏ đi hay không v.v. vội lọt đâu mất khỏi đầu thằng bé. Thằng bé được nghe những từ quen thuộc “pozhalyusta” dịu dàng và sáng sủa… “detsky” ròn tan và vui tươi… “luidi” ấm áp và đầy tin tưởng… qua đó nhận ra âm hưởng ấm áp, trìu mến và niềm hân hoan trong trái tim mình. Nó lắng nghe người ta nói tiếng bản xứ và ngạc nhiên khi thấy mình cũng nói được “chut-chut” tiếng bản xứ. Đã 23 năm nay nó chưa từng nghe mình nói cái thứ tiếng ấy bao giờ. Cuộc đời nó thoát khỏi khối hộp của các “dealing”, “scandal”, “shocking”, “contract”, “ăn nhậu”, “dằn mặt”, “dò đài”, “dứt điểm”. Nó trở lại với thời thơ ấu, với các cô thiếu nữ nhân hậu và chàng trai dũng cảm, các ông bà lão độ lượng và sâu sắc, với lòng tốt và nhân tính…”

Vừa đọc lại, người viết liền kéo chuột quét khối và xóa các dòng vừa viết ở trên. Không, chuyến đi vừa rồi, đi cùng người bạn đồng hành sắc sảo và tốt bụng quen thuộc, không phải là chuyến đi về tuổi thơ. Nó có nhiều êm đềm, rực rỡ, hân hoan, sung sướng nhưng cũng thừa những liều lĩnh, rủi ro, đen đủi, hiểm nguy và vực sâu hun hút… Đó là một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển. Gió lạnh 8 độ C và mưa lún phún đón thằng bé ở sân bay.

 
Last edited:
Ngày thứ 7, 15/6/2016: Đi đến Hoàng thôn diễm lệ. Quốc ca Trung Quốc chào đón. Lại một ngày đẹp trời. Vẻ đẹp thiên nhiên bản xứ. Trong ga metro ở Maskva phát thanh viên đọc thơ Sergey Esenin, còn trên bảng quảng cáo ở Piter có mục thơ A. Fet. Người bản xứ rất tự hào về bản thân và quê hương mình.

Sáng sớm lên đường đi Tsarskoye Selo (dân Nga gọi là Dvortsyi hay Pushkin)


Bậc thềm Nga cơi nới lấn ra vỉa hè



Một ngôi nhà phong cách Art Nouvou.
 
Hóa ra là thế, em cũng chụp hình này trên đường ở Saint P. mà mù chữ + mù văn hóa nên chả biết là gì?

IMG_6589_zpsuhhmme8l.jpg
[/URL][/IMG]
 

Từ ga Kupchino, ta đón chuyến xe buýt đi thẳng đến thành phố Pushkin (xưa là Hoàng thôn Tsarskoye Selo). Sau đó hỏi đường đi tới Ekaterina Dvorets (hay Dvorets) trên phố Sadovaya Ulitsa (Phố Vườn).



Cảm nhận là rất rất sạch sẽ. Hầu hết ở Nga rất sạch sẽ.












Biển đá ghi "Nơi đây từ 1811 đến 1843 là Trường Lycee Hoàng gia Nga" cũng là nơi đã đào tạo ra Pushkin. Theo một số nguồn gần đây, ông cố ngoại của Pushkin là Gannibal là một người Camerun (Trung Phi), được học tại Pháp và tốt nghiệp là kỹ sư công binh. được phong làm tổng đốc Reval (nay là Tallinn) và trông coi việc xây dựng các pháo đài và kênh đào ở Nga - tức là khác giả thuyết trước đó là một anh hầu của Piotr I.
 

Trước khi vào cổng chính, Sinbad đi vòng bên hông xem sao: cả một đội kèn đang chờ diễn. Đây là công việc hàng ngày của họ, vì khách trả tiền thuê họ diễn.



Chương trình diễn kết hợp nhạc đủ loại trên đời, nhưng có vẻ là du dương.



Khi Sinbad quay lưng đi được khoảng 100m, bỗng nghe đội kèn hùng tráng cất lên bài... quốc ca Trung Hoa!
 

Lầu Lạc thú (Kameronova Galereya) - nơi ngoạn cảnh ưa thích của Ekaterina II trong Tsarskoye Selo. Ban đầu Sinbad không biết dịch từ Kameronova là gì. Từ Cameron không tìm thấy trong từ điển tiếng Ý hay tiếng Pháp, mà ta chỉ có thể liên tưởng đến tiều thuyết Decameron (Mười ngày lạc thú) của Giovanni Boccaccio!


Lầu Lạc thú



Lầu Lạc thú









Lầu Lạc thú
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,727
Bài viết
1,136,399
Members
192,518
Latest member
FASTEVENT
Back
Top