What's new

[Chia sẻ] Một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển

"Đặt chân xuống sân bay, bao mối bận tâm bình nhật như trời hôm nay có ấm ngang với số quần áo mũ tất đem theo hay không, số tiền 1000 đổi từ nhà đem theo có đủ để về tới khách sạn hay không, các cô gái ở đây xinh thật - không hiểu họ có đúng như sách vở đã kể hông, tính ẩu tả trứ danh của dân nước này có biến cái visa mất công xin được thành thứ bỏ đi hay không v.v. vội lọt đâu mất khỏi đầu thằng bé. Thằng bé được nghe những từ quen thuộc “pozhalyusta” dịu dàng và sáng sủa… “detsky” ròn tan và vui tươi… “luidi” ấm áp và đầy tin tưởng… qua đó nhận ra âm hưởng ấm áp, trìu mến và niềm hân hoan trong trái tim mình. Nó lắng nghe người ta nói tiếng bản xứ và ngạc nhiên khi thấy mình cũng nói được “chut-chut” tiếng bản xứ. Đã 23 năm nay nó chưa từng nghe mình nói cái thứ tiếng ấy bao giờ. Cuộc đời nó thoát khỏi khối hộp của các “dealing”, “scandal”, “shocking”, “contract”, “ăn nhậu”, “dằn mặt”, “dò đài”, “dứt điểm”. Nó trở lại với thời thơ ấu, với các cô thiếu nữ nhân hậu và chàng trai dũng cảm, các ông bà lão độ lượng và sâu sắc, với lòng tốt và nhân tính…”

Vừa đọc lại, người viết liền kéo chuột quét khối và xóa các dòng vừa viết ở trên. Không, chuyến đi vừa rồi, đi cùng người bạn đồng hành sắc sảo và tốt bụng quen thuộc, không phải là chuyến đi về tuổi thơ. Nó có nhiều êm đềm, rực rỡ, hân hoan, sung sướng nhưng cũng thừa những liều lĩnh, rủi ro, đen đủi, hiểm nguy và vực sâu hun hút… Đó là một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển. Gió lạnh 8 độ C và mưa lún phún đón thằng bé ở sân bay.

 
Last edited:
Đang ngồi bồi hồi viết lại những kỷ niệm ở xứ này...
Thực sự tuy không về vùng thôn quê, nhưng Sinbad khá là chui rúc ở Moskva và Piter. Va chạm nhiều, đầu gấu và giang hồ cũng có. Chút tiếng bản xứ giúp mình tìm hiểu họ dễ hơn một đôi phần. Giúp mình điều chỉnh cảm nhận của bạn đi trước đó như sau:
- Theo cái này thì
https://en.wikipedia.org/wiki/Urbanization_by_country
Tỷ lệ đô thị hóa của Nga là 75-80%, tức là sức mạnh của đất nước họ là ở đô thị. Những bạn đi nông thôn thấy "nghèo" rồi suy luận ra này nọ, theo tôi là võ đoán.
Con người tôi gặp thấy họ hạnh phúc, tươi cười, nam phụ lão ấu đều vậy. Hạnh phúc hơn ở xứ Arab. Và khó mà so sánh với những nước như Nhật Bản. Do họ quản lý nhập cư chặt, nên việc gặp tội phạm (cả chuyến đi tôi chui rúc xó xỉnh và có gặp 3-4 lần) là không nhiều và trơ tráo như Tây Âu (Pháp Đức Ý, TBN) và công an có vai trò rất quan trọng trong xã hội.
Bia của họ khá nhẹ, còn rượu thì không thấy bán ở cửa hàng nhỏ (tôi có nhậu với thanh niên ở đây). Có lẽ, việc hạn chế đồ uống có cồn của Putin là hiệu quả.
Con người họ có lòng tự trọng và tự hào về đất nước, về dân tộc. Hôm qua xem TV xứ Arab, thấy phát thanh viên nói "hơn 100 nghệ sĩ nhí đã biểu diễn..." Việc nâng cấp bừa bãi ở xứ Arab từ nghệ sĩ hạng bét lên thành nghệ sĩ lớn, từ đám trẻ ranh thành nghệ sĩ thì Sinbad thấy là một cách tự hạ thấp, tự đánh mất lòng tự trọng rất nhanh. Ở Nga thì ngược lại, bạn nào đến sẽ hiểu.
Còn việc thấy nhà cửa, xe cộ họ có cũ, có xơ xác chưa nói lên tất cả. Có điều rõ ràng họ đánh giá cuộc sống không phải ở chỗ ấy. Biết đâu, sự tiết kiệm ấy cũng là sự tự tin, tự trọng? Ông già bà cả lụ khụ tôi vẫn thấy được làm việc ở nơi công cộng, thế là quá tốt cho xã hội.
 
Không thay đổi mấy gì so với hồi em ở Mát, quảng trường Đỏ toàn Tầu Khựa T__T

Cám ơn bác chia sẻ! :) Một mặt tôi không thấy ghét bỏ gì họ, tôi từng đi tàu từ Thượng Hải-Bắc Kinh và cảm thấy họ có nền tảng văn hóa cao hơn xứ Arab! Nhưng mặt khác, sự shock văn hóa ở đây là khó vượt qua! Có lẽ do người Arab đã bị phương Tây hóa nhiều :)
 
Cám ơn bác chia sẻ! :) Một mặt tôi không thấy ghét bỏ gì họ, tôi từng đi tàu từ Thượng Hải-Bắc Kinh và cảm thấy họ có nền tảng văn hóa cao hơn xứ Arab! Nhưng mặt khác, sự shock văn hóa ở đây là khó vượt qua! Có lẽ do người Arab đã bị phương Tây hóa nhiều :)

Bác tiếp xúc chưa đủ lâu rồi.
Em ở Bắc Kinh 1 thời gian, suýt phát điên vì không chịu nổi bọn đó. Arab thì khá phiền phức nhưng vẫn còn trong giới hạn chịu đựng, Tầu thì không.
 
Bác tiếp xúc chưa đủ lâu rồi.
Em ở Bắc Kinh 1 thời gian, suýt phát điên vì không chịu nổi bọn đó. Arab thì khá phiền phức nhưng vẫn còn trong giới hạn chịu đựng, Tầu thì không.

Khi Đấng Tối cao ban cho một dân tộc một vùng lãnh thổ cư trú thì cũng đã ban cho nó tính cách đặc thù, tiến trình lịch sử và cả tương lai rồi. Vì vậy phán xét tính cách đó là việc vô nghĩ, thậm chí là tiếm quyền của Đấng Tối cao! Tuy vậy, việc nhận biết tính cách dân tộc và nắm bắt đúng đắn tiến trình lịch sử của nó lại là cần thiết.
 

Cỏ cây tháng 6 đang độ rực rỡ



Tên các thành phố anh hùng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.



Phế tích vòm cổ trong Vườn Aleksandrovsky.



Có các mảnh cẩm thạch vụn, đầu cột...



Dưới vòm là hai mẹ con, cô mẹ rất giống Alina Kabaeva!



Nhưng con gái thì, tất nhiên, không giống anh Tin hói. Chính vì tính tò mò mà tôi đã vô lễ chụp 2 tấm ảnh này. Cực chẳng đã, chứ tôi thấy như vậy là thô lỗ và vô phép.
 







Tới Tháp Kutafiya để đổi vé và vào Kreml'.









Khẩu "Sư Tử" nổi tiếng trong chiến dịch đánh Narva của Piotr Đại đế.
 

Trụ sở Thượng viện, kiến trúc na ná Cung Hữu nghị Xô-Arab.

Ngày xửa ngày xưa chàng Sinbat ạ, xứ này được gọi là soviet có cái đảng gọi là KPSS (Коммунистическая партия Советского Союза, viết tắt: КПСС) là tổ chức chính trị cầm quyền và chính đảng hợp pháp duy nhất tại Liên Xô (cho tới khi nó bị cấm sau Cuộc đảo chính Xô viết năm 1991). Và đây chính là ngôi nhà xây trong Thành Cremlin gọi là Cung Đại hội Đảng. Nó chuyên phục vụ các đại hội đảng KPSS. Ngày thường họ cũng tổ chức các biểu diễn văn hóa như Ballet, ca nhạc, kịch và bán vé khá rộng rãi cho công chúng vào xem. Ai không hiểu rõ lịch sử vào đây thấy ngôi nhà kính rất kệch cỡm này trong không gian kiến trúc cổ của Cremlin có thể rất thắc mắc tại sao tòa thượng viện lại có hình hài vậy.

Có khi ông kiến trúc sư ngôi nhà này và Cung hữu nghị nhà ta là một hoặc chí ít cũng cùng trường phái, do đó chúng hao hao giống nhau.
 

Trụ sở Thượng viện, kiến trúc na ná Cung Hữu nghị Xô-Arab.

Ngày xửa ngày xưa chàng Sinbat ạ, xứ này được gọi là soviet có cái đảng gọi là KPSS (Коммунистическая партия Советского Союза, viết tắt: КПСС) là tổ chức chính trị cầm quyền và chính đảng hợp pháp duy nhất tại Liên Xô (cho tới khi nó bị cấm sau Cuộc đảo chính Xô viết năm 1991). Và đây chính là ngôi nhà xây trong Thành Cremlin gọi là Cung Đại hội Đảng. Nó chuyên phục vụ các đại hội đảng KPSS. Ngày thường họ cũng tổ chức các biểu diễn văn hóa như Ballet, ca nhạc, kịch và bán vé khá rộng rãi cho công chúng vào xem. Ai không hiểu rõ lịch sử vào đây thấy ngôi nhà kính rất kệch cỡm này trong không gian kiến trúc cổ của Cremlin có thể rất thắc mắc tại sao tòa thượng viện lại có hình hài vậy.

Có khi ông kiến trúc sư ngôi nhà này và Cung hữu nghị nhà ta là một hoặc chí ít cũng cùng trường phái, do đó chúng hao hao giống nhau.

Nếu vậy chắc Paris đã không có Eiffel, và Louvre không có Kim tự tháp kính :)

Nói vui thôi, công trình này, dù không được công nhận giá trị kiến trúc, cũng vẫn có giá trị lịch sử văn hóa không thể bỏ qua nhen.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,730
Bài viết
1,136,571
Members
192,535
Latest member
wokushop1
Back
Top