What's new

[Chia sẻ] Một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển

"Đặt chân xuống sân bay, bao mối bận tâm bình nhật như trời hôm nay có ấm ngang với số quần áo mũ tất đem theo hay không, số tiền 1000 đổi từ nhà đem theo có đủ để về tới khách sạn hay không, các cô gái ở đây xinh thật - không hiểu họ có đúng như sách vở đã kể hông, tính ẩu tả trứ danh của dân nước này có biến cái visa mất công xin được thành thứ bỏ đi hay không v.v. vội lọt đâu mất khỏi đầu thằng bé. Thằng bé được nghe những từ quen thuộc “pozhalyusta” dịu dàng và sáng sủa… “detsky” ròn tan và vui tươi… “luidi” ấm áp và đầy tin tưởng… qua đó nhận ra âm hưởng ấm áp, trìu mến và niềm hân hoan trong trái tim mình. Nó lắng nghe người ta nói tiếng bản xứ và ngạc nhiên khi thấy mình cũng nói được “chut-chut” tiếng bản xứ. Đã 23 năm nay nó chưa từng nghe mình nói cái thứ tiếng ấy bao giờ. Cuộc đời nó thoát khỏi khối hộp của các “dealing”, “scandal”, “shocking”, “contract”, “ăn nhậu”, “dằn mặt”, “dò đài”, “dứt điểm”. Nó trở lại với thời thơ ấu, với các cô thiếu nữ nhân hậu và chàng trai dũng cảm, các ông bà lão độ lượng và sâu sắc, với lòng tốt và nhân tính…”

Vừa đọc lại, người viết liền kéo chuột quét khối và xóa các dòng vừa viết ở trên. Không, chuyến đi vừa rồi, đi cùng người bạn đồng hành sắc sảo và tốt bụng quen thuộc, không phải là chuyến đi về tuổi thơ. Nó có nhiều êm đềm, rực rỡ, hân hoan, sung sướng nhưng cũng thừa những liều lĩnh, rủi ro, đen đủi, hiểm nguy và vực sâu hun hút… Đó là một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển. Gió lạnh 8 độ C và mưa lún phún đón thằng bé ở sân bay.

 
Last edited:
Một chi tiết đáng lưu ý:

Khi đi bộ ở Nga, ta để ý thấy người Nga rất hay... quan sát mình. Bất kể là già trẻ lớn bé hay nam nữ, họ đều nhìn: hoặc chỉ liếc qua rồi cúi xuống điện thoại, hoặc chằm chằm, hoặc nhìn lên nhìn xuống mấy lần. Đối với người Tâu Âu hoặc Nhật, việc xâm phạm tự do riêng tư như vậy là bất lịch sự, thiếu văn hóa, nên tránh. Nhưng điều này có lẽ là việc bình thường ở Châu Á. Do đó Sinbad thấy đây chỉ là sự khác biệt văn hóa thông thường. Cá nhân Sinbad thấy nét tính cách này của dân Nga là hồn nhiên, vô tư, chân thật và hơi... dễ thương.
 
Một chi tiết đáng lưu ý:

Khi đi bộ ở Nga, ta để ý thấy người Nga rất hay... quan sát mình. Bất kể là già trẻ lớn bé hay nam nữ, họ đều nhìn: hoặc chỉ liếc qua rồi cúi xuống điện thoại, hoặc chằm chằm, hoặc nhìn lên nhìn xuống mấy lần. Đối với người Tâu Âu hoặc Nhật, việc xâm phạm tự do riêng tư như vậy là bất lịch sự, thiếu văn hóa, nên tránh. Nhưng điều này có lẽ là việc bình thường ở Châu Á. Do đó Sinbad thấy đây chỉ là sự khác biệt văn hóa thông thường. Cá nhân Sinbad thấy nét tính cách này của dân Nga là hồn nhiên, vô tư, chân thật và hơi... dễ thương.

@ danngoc: Lại thiên vị rồi nhé. Yêu nhau yêu cả đường đi :) Chúc mừng Danngoc có chuyến đi đến nước Nga đã ấp ủ từ lâu

Ở gần metro Partizanskaya có hệ thống các khách sạn Izmalov ở tốt, giá cả hợp lý, gần bến Metro, gần chợ lưu niệm, xung quanh có hệ thống hàng quán thuận tiện như bạn dangoc đã post. Ở hệ thống ks này khá hợp lý cho khách du lịch đến Moscow

 
Last edited:

Khu Vernisazh này là một công viên giải trí khá lớn mà đáng tiếc là do lạnh, do nhiều lý do mà Sinbad chỉ đi được phớt qua. Có lẽ mong sẽ có dịp trở lại đây tham quan lâu hơn.



Ở đây bán nhiều dâu và cherry rẻ và ngọt lừ



Ở đây chuyên chụp hình cưới nên có nhiều xe cưới cho thuê như cái này.



Cả cái xe chở nước tưới đường như phim "Nu, pogodi!"

 

Tại chợ Vernisazh, họ bán đủ thứ đồ lưu niệm, nhất là những kỷ niệm thời Xô-viết - gì cũng có - giá cả sau khi trả giá thì cũng mua được.





Tất nhiên là phải mua matrioshka. Theo Sinbad đọc ở đâu đó, loại búp bê Nga này có xuất xứ là con Daruma của Nhật Bản. Sau Chiến tranh Nga-Nhật 1904-1905, tù binh Nga học kiểu dáng này và gọt gỗ bạch dương thành Matrioshka - sáng tạo của Nga là lồng nhiều con vào nhau.




Sinbad vốn là dân Arab buôn bán sành sỏi. Nhớ có lần Sinbad tới Arab Street ở Singapour mua thảm. 5 năm sau quay lại mua người bán vẫn còn nhớ mặt, vì trả giá và mua hàng sát giá, khiếp quá. Lần này, người bán là một chị tầm trên dưới 40 xinh xắn dễ mến. Có lẽ, chị sẽ nhớ lối trả giá của Sinbad khá lâu, vì chị nhất quyết hỏi xem Sinbad người từ xứ nào, chắc chắn không phải là dân Kitai! Chị bảo Sinbad khi ở xứ mình chắc hẳn phải là một thương gia (giỏi, dĩ nhiên :) ). Chị nói mình là người Uzbek (Sinbad thấy hình như phần lớn người bán hàng, lao động chân tay, nhân viên siêu thị v.v. ở Moskva là người Trung Á dựa theo nét mặt) và tặng Sinbad một truyện cười Uzbek làm quà:
"Ông chồng ngồi ở nhà, quyết tâm lôi chai vodka ra nhậu. Ông rót một ly rồi đấm tay lên bàn, nói: Ở nhà, ta là cái đầu, cái đầu mà muốn thì tất cả phải làm theo! Rồi nâng ly ực. Nhưng vodka chưa xuống dạ dàyqua cổ họng thì bị bàn tay bà vợ chặn lại: Đúng rồi, thì ông là cái đầu, nhưng mụ đây thì là cái cổ - cái cổ quay hướng nào thì dĩ nhiên nhất nhất đầu quay hướng đó, rõ chửa!"



Kết quả

 







Misha, Mishka.
Putin 2014: "Tôi xin nêu cái gọi là Câu lạc bộ Valdai làm ví dụ và liên hệ biểu tượng dễ nhận biết nhất của chúng ta - con gấu, kẻ bảo vệ rừng taiga của mình. Các bạn biết chuyện gì không? Nếu ta tiếp tục với lối trước đây, bản thân tôi đôi khi có suy nghĩ: Có lẽ, gấu Mishka của chúng ta cứ phải im lặng ngồi, không được chơi đuổi bắt với bạn lợn trong khu rừng taiga, không được chén hoa quả, mật ong. Có lẽ, như thế nó sẽ được yên thân một mình? Không đâu. Bởi họ (Phương Tây) sẽ luôn tìm cách để xích nó lại. Còn ngay sau khi xích được nó, họ sẽ bẻ hết răng và móng vuốt. Còn sau đó, chỉ sau khi đã bẻ hết móng vuốt và răng, thì khi đó chả ai cần đến gấu nữa. Bù nhìn sẽ làm thay cho nó - thế là xong!"





Rất nhiều hội tới đây chụp ảnh cưới. Tôi nhìn thấy hạnh phúc, nụ cười và sự tự tin của người Nga.


 
Một điểm lưu ý nữa:

Nếu như ở China tôi thấy có nhiều biển quảng cáo có phô trương nội y - mẫu nữ luôn là người phương Tây không thấy người TQ, thì ở Nga tôi không thấy có một hình ảnh quảng cáo nào có hình ảnh hở hang, khiêu gợi. Đây là điều tôi rất rất cảm phục.
 

Những tay hóa trang thế này trên phố Arbat là nỗi phiền tiềm năng của khách du lịch - một lần chụp anh ta đòi 1000 rúp. Sinbad thích chụp chung với anh ta để về khoa với con gái ở nhà là đã gặp bạn Masha - nhưng anh ta khăng khăng đòi 500 rúp. Sinbad dúi vào tay anh ta 100r rồi vùng mạnh ra.

Về lại phố Arbat để hẹn gặp một người bạn Nga dạy đại học Mendeleev - anh tham gia nghiên cứu thành công công nghệ lưu trữ thông tin trên đĩa gốm.

http://hi-news.ru/technology/rossijskie-uchenye-sozdali-vechnyj-xranitel-informacii.html
Chỉ một chấm nhỏ trên đĩa là đủ để lưu trữ 70.000 bộ phim Nga.


Gặp bạn ở quán Mumu trên Arbat - anh bạn quả là một gã khổng lồ trên mét chín, mặt mũi hệt như Piotr Đại đế. Hàn huyên bên ly nước quả kompot, bạn trao đổi sở thích trên trời dưới đất: từ các bài hát của Petr Leshenko, cho đến chuyện anh thích nhạc của Bulat Okudzhava nhưng không thích tính cách và tâm hồn ông - trong khi Vysotsky thì anh yêu quý hoàn toàn. Anh nói phố Arbat hiện thời chẳng có người Moskva nữa - chỉ toàn người lạ tới - trong câu nói này tôi nhớ tới tính tự cô lập, không thích cởi mở của người Nga. Anh làm tôi hiểu ra tính thẳng thắn của người Moskva - thích thì nói thích, không có thì nói luôn là không có: trong tính cách đó tôi cảm thấy sức mạnh nội tâm và tính cương quyết của họ - tính cương quyết từng giúp dân tộc này đứng vững suốt ngàn năm qua, nhưng cũng khiến các lân bang sợ hãi họ. Anh nói anh không thích văn hóa Mỹ vì tầm nhìn ngắn ngủn của họ - anh thấy nó vô nghĩa và thiển cận (điều này tôi đồng tình). Anh lên án sự gây hấn của họ ở Trung Đông, Iraq, Afganistan, Libya, Syria (điều này tôi đồng tình) và nhất là ở Ukraina mà anh nói là vùng đất nguồn cội của nước Nga (tôi đồng tình, nhưng trong lòng thầm nghĩ tất cả các nước nhỏ đều không ưa các đại cường lân bang, nhất là xứ Arab ta). Anh không thích tiếng Đức vì nó thô thiển (tôi phản đối, nói tôi thích nghe opera tiếng Đức của Mozart) nhưng rất thích tiếng Pháp (tôi nghĩ cũng dễ hiểu). Anh nói anh không phải người Nga điển hình vì không thích bia hay vodka mà chỉ thích rượu vang vì vị nó tự nhiên. Vì thế anh không thích thức ăn phương Tây bằng món ăn Nga vì món Nga mùi vị và cách nấu tự nhiên hơn (điều này tôi đồng tình). Anh không thích B. Eltsin vì những sai lầm của ông ta - anh nói ông ta chỉ đúng duy nhất một điều là tìm ra một người mà nước Nga đang cần. Là người Nga, gia đình anh cũng mang nỗi đau của Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại - một người ông của anh, làm chỉ huy một phân đội công an, đã mất tích khi đang thi hành nhiệm vụ ở Smolensk năm 1941. Lục trong Lưu trữ Quốc gia thì không tìm ra - đó là một khối tài liệu đồ sộ, khô khan. Gần đây, anh có tìm được thông tin về việc nhóm khai quật tìm thấy chiếc xe tải gần cây cầu mà ông của anh có nhiệm vụ phải phá hủy ở Smolensk. Anh cho rằng có thể đó là ông của anh, vì đơn vị của ông khá nhỏ, và không có đơn vị nào tương tự được phân nhiệm vụ như vậy. Anh có tham gia một nhóm airsoft giả lập các trận đánh thời WW2 và thường tham gia các cuộc khai quật tại các chiến trường WW2 cũ.

Từ cuối thế kỷ 19, ở Nga đã hình thành và phát triển chủ nghĩa Á-Âu (Eurasianism) theo đó nước Nga, do là một quốc gia vĩ đại nằm giữa Châu Âu và Châu Á, có đường hướng và vai trò độc đáo của riêng mình trên bản đồ địa chính trị thế giới. Herodotus đã sử dụng thuật ngữ “người Scythe” để chỉ những bộ lạc du mục nửa thần thoại đã từ Châu Á đi xâm lược các thảo nguyên Biển Đen vào thế kỷ thứ trước Công nguyên; trong tưởng tượng của giới trí thức Nga họ trở thành một biểu tượng của sức mạnh và quyền năng man rợ. Trong số các môn đồ của Chủ nghĩa người Scythe, một hệ tư tưởng cấp tiến cánh tả có gốc gác dân túy, có những nhà thơ chủ chốt người Nga của thời đại này – Blok, Bely, Esenin và Klyuev. Ý tưởng trung tâm của nhóm Eurasianist là vị trí địa chính trị và số phận đặc biệt của nước Nga như là cây cầu nối giữa Châu Âu và Châu Á (Eurasia). Ngày nay, bị o ép ở phía Tây, nước Nga có định hướng chủ lực hướng về Viễn Đông (tức Đông Á) và lên phía Bắc (tức Bắc Cực) - nó tiếp nhận tri thức và tinh thần phương Tây để đem ra phát triển ở phương Đông.

Mỹ, Nga và Trung Quốc là 3 đại cường duy nhất trên thế giới. Arab luôn là một cặp chung sống dè dừng với TQ! Phải sống chung đấy, vì không bay đi đâu được, có dây mơ rễ má với nhau đấy, nhưng Anh to béo ra thì chèn ép mông lên mặt tôi. Mỹ thì, với tính thực dụng thiển cận của họ, chỉ luôn xem Arab như một cái nêm bên hông TQ: họ sẽ dùng cái nêm ấy để bẩy TQ theo ý mình, nhưng vì mục tiêu nhắm tới là thị trường béo bở của TQ - hai anh ả sẽ không xung đột với nhau vì cái nêm ấy đâu, mà đứng cách xa mà chim chuột, đong đưa, làm giá với nhau. Nga và TQ trong ngắn hạn cần liên kết với nhau, vì lẽ rất tự nhiên thôi. Nhưng về lâu dài, TQ sẽ không để Nga yên. Và Nga, với chủ nghĩa Á-Âu của mình, sẽ là người hữu hiểu nhất giúp Arab kiềm chế TQ.
 
Last edited:
Ngày thứ 3: Aleksandr Pushkin và người vợ xinh đẹp. Khám phá vẻ đẹp của tàu điện ngầm Maskva. Không chỉ cherry mà táo cũng rất ngon còn smetana thì tuyệt vời. Tu viện và nghĩa trang Novodevichy. Gặp nơi yên nghỉ các vĩ nhân giữa mưa và gió lạnh. Mê man giữa Bảo tàng Tretyakov.



Một hộp đường Nga. Có 2 món mà đến đây cũng nên thử: trà nóng uống với đường và sữa chua smetana đánh thêm với đường. Trời lạnh uống trà rất ngon, còn smetana nghe đồn rất có lợi vì tăng cường khả năng tạo tinh trùng (cái này thì người bạn Nga của Sinbad bảo là không biết).



Trên phố Arbat






A. Pushkin và gia nhân tuyệt trần Natalya Goncharova. Đối diện là căn nhà nơi Pushkin và vợ từng sống trong 3 tháng ở Moskva trên phố Arbat.



Không có bà thì có thể dân tộc Nga sẽ không có Pushkin vĩ đại, nhưng cũng vì bà mà Pushkin chết.






Chiếc xe chỉ để trang trí trên phố.



Trụ sở Bộ Ngoại giao, 1 trong 7 tòa tháp ở Moskva thời Liên Xô.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,730
Bài viết
1,136,571
Members
192,534
Latest member
oldgmaila7
Back
Top