What's new

[Chia sẻ] Một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển

"Đặt chân xuống sân bay, bao mối bận tâm bình nhật như trời hôm nay có ấm ngang với số quần áo mũ tất đem theo hay không, số tiền 1000 đổi từ nhà đem theo có đủ để về tới khách sạn hay không, các cô gái ở đây xinh thật - không hiểu họ có đúng như sách vở đã kể hông, tính ẩu tả trứ danh của dân nước này có biến cái visa mất công xin được thành thứ bỏ đi hay không v.v. vội lọt đâu mất khỏi đầu thằng bé. Thằng bé được nghe những từ quen thuộc “pozhalyusta” dịu dàng và sáng sủa… “detsky” ròn tan và vui tươi… “luidi” ấm áp và đầy tin tưởng… qua đó nhận ra âm hưởng ấm áp, trìu mến và niềm hân hoan trong trái tim mình. Nó lắng nghe người ta nói tiếng bản xứ và ngạc nhiên khi thấy mình cũng nói được “chut-chut” tiếng bản xứ. Đã 23 năm nay nó chưa từng nghe mình nói cái thứ tiếng ấy bao giờ. Cuộc đời nó thoát khỏi khối hộp của các “dealing”, “scandal”, “shocking”, “contract”, “ăn nhậu”, “dằn mặt”, “dò đài”, “dứt điểm”. Nó trở lại với thời thơ ấu, với các cô thiếu nữ nhân hậu và chàng trai dũng cảm, các ông bà lão độ lượng và sâu sắc, với lòng tốt và nhân tính…”

Vừa đọc lại, người viết liền kéo chuột quét khối và xóa các dòng vừa viết ở trên. Không, chuyến đi vừa rồi, đi cùng người bạn đồng hành sắc sảo và tốt bụng quen thuộc, không phải là chuyến đi về tuổi thơ. Nó có nhiều êm đềm, rực rỡ, hân hoan, sung sướng nhưng cũng thừa những liều lĩnh, rủi ro, đen đủi, hiểm nguy và vực sâu hun hút… Đó là một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển. Gió lạnh 8 độ C và mưa lún phún đón thằng bé ở sân bay.

 
Last edited:
Bác @danngoc có vô được Flickr để tải ảnh được ko vậy :(. E xài mạng Viettel họ nói là ít nhất 1 tuần mới bình thường :(
 
Mình xài photobucket chứ không dùng flickr bạn ui :) Thấy bình thường. J. Kerry về rồi nên Flickr OK rồi mà bồ tèo :)
 
Last edited:




Kỵ sĩ Đồng trước Quảng trường Nghị viện



Biển ghi "Tại quảng trường này (Quảng trường Nghị viện) ngày 14 (26 lịch cũ) tháng 12 năm 1825 đã diễn ra cuộc nổi dậy của Những người Tháng Chạp lần đầu tiên ở Nga đòi quyền dân chủ"



Ngay cạnh Quảng trường Nghị viện là tòa nhà "Thư viện tổng thống mang tên B. N. Eltsin" tức Thư viện Quốc gia Nga, do V. Putin lập.


 

Phòng khách sạn đã trả từ sáng, giờ phải đến đó lấy đồ đạc đã gửi rồi kéo vội ra ga để lện đường về Moskva.



Trần nhà là bức tranh ca ngợi CMT10 và Lenin









Tàu Nga quá đẹp, lịch sự, rẻ, dịch vụ OK. Mỗi khách được để sẵn gói giấy đựng bàn chải, kem đánh răng, khăn ướt, bánh mì kẹp thịt, bánh ngọt, sữa chua trái cây, nước quả.
 

Mình mua loại vé cabin 4 giường. Rộng rãi






Phòng vệ sinh thì ngon như tàu Châu Âu



Trang bị cả máy sấy tay, hơn tàu Đức hay TBN hồi 2009



Tàu có 2 tầng.
 

Quay về Moskva. — at Leningradsky Train Station, Central, Moscow.



Các chú lính dù Nga rất kiêu hãnh về binh chủng của mình. Trong ga cũng thấy cả một trung đội lính bộ binh Nga dưới sự điều hành của một trung úy đi tàu điện ngầm tới đâu không rõ. Có vẻ người Nga rất tự hào khi được ở trong quân ngũ, tự hào về bộ quân phục của mình. — at Leningradsky Train Station, Central, Moscow.



Lính dù Nga. — at Leningradsky Train Station, Central, Moscow.



Nhà ga mang tên "Thư viện mang tên Lenin" — at Biblioteka Imeni Lenina.



Nhà ga mang tên "Thư viện mang tên Lenin" — at Biblioteka Imeni Lenina.



Ga Arbatskaya — at Arbatskaya (Arbatsko-Pokrovskaya Line).



Xuống ga Smolenskaya, lên khỏi mặt đất liền gặp khu chợ trời bán trái cây. Còn sớm nên anh chị em tiểu thương (phần lớn người Trung Á hoặc Kavkaz) còn đang dọn hàng. Trái cây ở đây tuy không tươi bằng siêu thị nhưng giá rẻ hơn. Mình mua mở hàng, giá có bớt và người bán lấy tiền đập phong long lên các món trái cây trên quầy để lấy hên, đúng kiểu Tàu. — at Moscow Smolenskaya railway station.
 
Nga có một nét đẹp thật riêng, độc đáo và cuốn hút lạ kì, bác inspire em quá ạ, hy vọng đây sẽ là một trong những điểm đến tiếp theo của em. Cám ơn bác danngoc :)
 

Gần lối vào ga Smolenskaya có tấm biển đề "Nơi đây vào tháng 10/1917 đã diễn ra trận đánh giữa các Cận vệ Hồng quân và binh sĩ vùng Khamovnichesky với các đội Yunker (Thiếu sinh quân sĩ quan)." — at Moscow Smolenskaya railway station.



Biển tưởng niệm "Tại ngôi nhà này năm 1880 đã sinh ra và sinh sống đến năm 1906 nhà thơ Andrey Belyi (Bugaev, Boris Nikolaevich). Di tích cấp QG. — at Moscow Smolenskaya railway station.



Ở đầu phố Arbat, có ngôi nhà với tấm biển đề "Căn hộ tưởng niệm Aleksandr Pushkin trên phố Arbat". Sở Văn hóa Moskva. Viện Nhà nước về Văn hóa Công chúng ở Moskva. Bảo tàng QG Aleksandr Pushkin. Đóng cửa Thứ 2 và Thứ 3. Giờ mở cửa... — at Arbat Street.





Tại căn nhà này từ 1919 tới 1933 đã sống Anatoly Rybakov, tác giả tiểu thuyết "Những đứa trẻ phố Arbat".
Cuốn này này (3 tập) có thời gian bị cấm in tại Liên Xô. Khoảng những năm 88-89, cuốn sách được dịch ra tiếng Việt và in 2 tập đầu. Tập thứ 3 mãi mãi không xuất hiện bản tiếng Việt. — at Arbat Street.
 

Ga "Công viên Chiến thắng" — at Park Pobedy.



Ga "Park Pobedy", mở cửa 6/5/2003. — at Park Pobedy.



Nhận dạng được các vị: ngoài cùng bên trái là Pyotr Khristianovich Vitgenshtein, tiếp theo là 3 vị chưa tìm được tên, kế tiếp là Barclay de Tolly, Kutuzov, Bagration và 2 vị chưa biết tên. — at Park Pobedy.



Khải hoàn môn. Vốn được xây 1829-1834 tại Quảng trường Tverskaya theo thiết kế của Joseph Bové (Osip Ivanovich Bove) để kỷ niệm chiến thắng trước Napoleon. Trên nóc là cỗ xe 6 ngựa điêu khắc của Giovanni Vitali. Năm 1936 Stalin cho tháo dỡ Khải hoàn môn này. Cỗ xe 6 ngựa được xếp xó. Năm 1966-68, người ta cho xây lại theo thiết kế cũ của Bove tại Đại lộ Kutuzovsky. — at Triumphal Arch of Moscow.



Tượng đài tưởng niệm người lính Nga trong Thế chiến thứ 1. Tượng đài này cùng Khải hoàn môn nằm trên một đường thẳng nối với Bảo tàng và tượng đài Chiến thắng Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. — at Park Pobedy.


 

Bảo tàng Panorama Trận Borodino. — at Borodinskaya Panorama.



Tượng đài tưởng niệm Kutuzov — at Borodinskaya Panorama.












Trụ tưởng niệm 300 anh hùng hy sinh trong Chiến tranh Vệ quốc 1812. — at Borodinskaya Panorama.



Một nhà thờ nhỏ ngay cạnh đó. Người đi lễ không chỉ có các cụ già: có cả trẻ em, thanh niên. Họ rất sùng tín và nghiêm lễ. Bỏ giày bên ngoài, làm dấu thánh nhiều lần và cúi mình trước khi bước vào. — at Borodinskaya Panorama.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,709
Bài viết
1,135,828
Members
192,462
Latest member
Localusasmm767656
Back
Top