What's new

[Chia sẻ] Một tháng ở Nam Mỹ: Hòn đảo cô đơn nhất thế giới: Đảo Phục Sinh (tr.32)

Một tháng ở Nam Mỹ: Hòn đảo cô đơn nhất thế giới: Đảo Phục Sinh (tr.32)

Tôi tự gọi lũ chúng tôi là đàn "động vật có vú biết bay" bởi hành trình bốn nước mà chỉ trong một tháng, đành phải dựa trên công nghệ di chuyển hiện đại là bay vậy !.

Nghe chúng tôi định đi Nam Mỹ chỉ trong có một tháng, những người có hiểu biết về nơi này đều kêu lên: Ít quá, đi được cái gì trong một tháng? Ít nhất phải 3 tháng chứ... rồi hàng đống các lời khuyên từ những bậc đi trước dày dạn kĩ năng và đầy kinh nghiệm lăn lộn như Net Walker, Anh Già.

Dưng mà chả thể nào nghỉ hơn được, kết hợp với 2 tuần Tết là nghỉ thêm 2 tuần là kịch kim. Đành cố được đến đâu hay đến đó.

Tiếp theo là việc liệt kê các điểm nhất định phải đến, toàn những tên tuổi khủng khiếp cả. Nếu theo cái danh sách các Kỳ quan thế giới mới do dân mạng bình chọn thì ở Nam Mỹ có 2 kỳ quan nhân tạo là Tượng Chúa cứu thế +Machupicchu; và 2 kì quan thiên nhiên là thác Iguazu + sông Amazon. Cuối cùng chúng tôi ngậm ngùi bỏ hai kì quan thiên nhiên khỏi danh sách, vì di chuyển khó quá, chúng ngược nhau, xa nhau và không thể sắp xếp cho kịp thời gian.

Tất nhiên vẫn có thể nhồi nhét thêm vài điểm, nhưng 7 người đã thống nhất là không quá tham - dán tem vào mông - mà giữ sức, giữ cho mình còn hơi đói một tí, mới thấy thèm hơn.

....
Và hành trình từ ngày 14/2 đã kết thúc vào ngày 15/3/2015 với 6/7 thành viên, còn một người tiếp tục đến với Ecuado - rừng mưa Amazon. Ngoài ra còn thành viên thứ 8 tham gia sau 1 tuần và còn tiếp tục lang thang Chile một tuần sau nữa.

Đúng một tuần trôi qua từ ngày về, tôi mới quyết định viết những dòng này.
 
Last edited:
Peru

Ngày thứ 15 của hành trình, chúng tôi đã sang đất Peru.

Peru đón chào với khung cảnh bình yên

35910691615_310e70e62b_c.jpg



Nhưng lại cũng rộn ràng cùa một đám hội làng, hay là đám vui gì đó không biết nữa. Có cả sân khấu ca nhạc nha

35522756550_77a80c73d0_c.jpg


35522749720_b213967268_c.jpg
 
Last edited:
Puno

Xe dừng lại tại Puno, môt thành phố đông đúc bên bờ hồ Titicaca. Cũng phải lóc cóc khá lâu chúng tôi mới đến được nhà nghỉ đã đặt trước. Chỗ này trong ngõ hơi tối tăm, lại đúng lúc cơn mưa nên nước lênh láng khắp ngõ.

Nhà không được sạch lắm, có bếp, là nơi buổi tối chúng tôi sẽ phải làm bữa đánh chén.

Thế là tong tả ra chợ ở cách đó không xa. Trên đường ra chợ thấy cả cửa hàng điện thoại di động, có cả lịch của Viettel ở đó, vì Viettel đang liên kết và làm ăn ở đây.

Chợ Puno, rau củ thịt thà đủ cả.

35910691525_bfa5c504bc_c.jpg



Trước lối vào chợ là bàn thờ Chúa màu sắc rực rỡ và nến cháy ngày đêm

35779109821_54b94316c5_c.jpg


35522748820_2190d98057_z.jpg



Tối đó chúng tôi đánh vật với cái bếp, vì thiếu đồ dùng, thiếu nồi, bát đĩa. Nhưng dù sao cũng được một bữa ăn ngon lành với hương vị quen thuộc. Trời vẫn mưa nên ăn xong chẳng còn biết làm gì ngoài tắm rửa rồi đi ngủ sớm. Mấy cái khóa cửa phòng ở đây rất khó mở, làm mọi người đánh vật mãi...

Giấc ngủ đến ngon lành, ngày mai sẽ đi thăm hồ Titicaca...
 
Titicaca lake

Ngày thứ 16

Sáng chưa đến 7h xe đã gom để ra bến tàu. Chúng tôi đặt trước một tour đi hồ Titicaca trong ngày hôm nay. Trong đoàn đi có một số sinh viên từ Nhật, một số người Âu, và Nam Mỹ. HDV người Quechua hướng dẫn cách nói một số câu bản ngữ, nhưng tôi vốn rất dốt ngoại ngữ nên mù tịt không theo được.

Thuyền rời bến Puno, rẽ sóng đi ra hồ, để đến thăm một trong những điều thú vị nhất: các đảo nổi Uros.

Uros là các đảo nổi bồng bềnh được tết bằng cây sậy của hồ Titicaca. Người Quechua từ hàng trăm năm trước đã biết bứt các cây sậy tươi, để nó khô rồi xếp chồng lên nhau tạo thành những bè lớn, dày khoảng 2m, kích thước mỗi chiều hàng chục mét. Các bè như vậy chịu được sóng của hồ, và có thể trôi nổi. Họ thường cắm những cây gỗ ở chỗ nước nông và neo bè lại. Trên bè họ dựng lều cũng bằng sậy, sinh hoạt ngay tại đó.

Hiện nay trên hồ có khoảng hơn 50 đảo, trong đó chỉ có một số dành cho du lịch, còn lại cắm sào ở khu vực khác, không tiếp đón du khách.

Mỗi thuyền du lịch thường cộng tác với một vài đảo nổi quen thuộc, đưa khách đến đó. Có những đảo lớn cho khách nghỉ lại qua đêm, dạng homestay. Các đảo nhỏ chỉ đến thăm rồi về.

Rời Puno trong buổi sáng mù mưa

35522756210_d8ae2f8201_c.jpg


Bè sậy đơn sơ

35779109731_589b8a4567_c.jpg


Còn đằng kia là cả một quần thể bè nổi làm du lịch: quạt gió tạo điện, mái tôn, bể nước...

35779105321_ae0e72e093_c.jpg
 
Uros

Thuyền chúng tôi ghé vào đảo này tham quan. Trên đảo có cả tấm năng lượng mặt trời.

35779109331_2958731828_c.jpg



Mỗi đảo nổi - bè sậy nhỏ thường là một gia đình sinh sống, có vài túp lều và các vận dụng thiết yếu. Ngày nay thì không thể thiếu chỗ ngồi cho du khách và chỗ bán đồ lưu niệm.

Bà chủ nhà giới thiệu thao thao bất tuyệt bằng tiếng TBN, và HDV dịch ra tiếng Anh. Bà nói về cách làm các bè sậy, chế tác các con thuyền, hình đầu thú ở mỗi đầu thuyền, cách bắn súng săn chim, bắt cả, làm bếp, nấu nướng....

35779105151_e33f819549_c.jpg


35779109291_7b80b31be2_c.jpg



35779109021_4b28665b59_c.jpg
 
Taquile island

Tuy không lên được đảo Mặt trời, Mặt trăng, nhưng chúng tôi dành thời gian ghé thăm đảo Taquile nằm ở giữa hồ Titicaca.

Hòn đảo nhỏ nhưng trên đó có đầy đủ các đặc trưng của người Quechua: nông nghiệp, chăn nuôi, nghề dệt, thủ công nghiệp. Chúng tôi đã có một buổi đi bộ trong cái nắng trên độ cao 4000m, băng ngang qua đảo từ bến thuyền đầu này sang đầu kia.

Đảo Taquile từ đằng xa

35779105011_ae955a4515_c.jpg


Cập bến và đi bộ dọc theo con đường lát đá trên đảo

35779108961_56e4e062da_c.jpg


Những cánh cổng đá ở đây được làm rất khéo, chỉ là một vòm đá mỏng, điểm hình những đầu người Quechua đội mũ

35779104901_6a0e242cb8_z.jpg
 
Taquile island

Đường đá đi men qua cá sườn đồi trồng cây, được ngăn bởi các bờ rào đá, đôi lúc khiến tôi nhớ đến Hà Giang...

Thỉnh thoảng có một đàn cừu được thả bên đường, có người ngồi trông. Chỉ không thích là khi giơ máy chụp ảnh thì họ lại giơ tay xin tiền, cảm giác bị thương mại quá mức

35522754970_ecb3968a1b_c.jpg


35522747760_f8a330083c_c.jpg


35741067432_86a94f7b7c_c.jpg
 
Re: Một tháng ở Nam Mỹ: Brazil (tr.1) - Bolivia (tr.6) - Perú (tr.21) - Đảo Phục Sinh

Rất cám ơn bài viết của chủ topic. Em đang đợi bài viết từng ngày để còn lần theo footprint cho chuyến đi của em sắp tới :D
 
Taquile island

Sau một hồi lang thang thì chúng tôi đến quảng trường ở giữa đảo. Nơi đây có một nhà thờ và một số tòa nhà công cộng. Đây là nơi diễn ra các lễ hội của đảo, nơi bán hàng, và là nơi du khách nghỉ ngơi.

Từ đây nhìn xuống mặt hồ xanh ngắt bên dưới và bờ hồ bên kia, cũng thuộc Peru.

Lối vào quảng trường

35522754430_a7eb617179_z.jpg


Quảng trường với hai cổng vòm bằng đá:

35522754170_95b4fbcd36_c.jpg



Có một cái cột đánh dấu khoảng cách đến những nơi nổi tiếng khác trên thế giới và hướng đến đó. Cái kiểu này nhiều nơi có rồi. Hồi trước tôi cũng làm cho cái quán cafe một cái cột thế này.

35522754320_06b09edef8_z.jpg
 
Taquile island

Trưa, chúng tôi ghé một nhà hàng dành cho du khách, do nhà tour dẫn đến. Tiền ăn không nằm trong tiền tour, và mỗi người tự chọn một trong số 3 lựa chọn ở đây.

Trong lúc đó có một chàng trai Quechua biểu diễn các nhạc cụ truyền thống ở đây và hát mấy bài hát dân ca. Mọi người vui vẻ nghỉ ngơi, vì trời cũng khá nắng và nóng.

35779108121_0cec418d8e_z.jpg


Từ căn nhà nơi ngồi ăn nhìn xuống làng, cảnh bình yên dễ chịu

35522753800_2c91891dcd_c.jpg


35910683455_4ccd0c3356_z.jpg


Chiếc vòi nước cũng có một anh Quechua đứng gác thế này

35910689105_953f0dd25e_z.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,425
Bài viết
1,175,784
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top