What's new

[Chia sẻ] Một tháng ở Nam Mỹ: Hòn đảo cô đơn nhất thế giới: Đảo Phục Sinh (tr.32)

Một tháng ở Nam Mỹ: Hòn đảo cô đơn nhất thế giới: Đảo Phục Sinh (tr.32)

Tôi tự gọi lũ chúng tôi là đàn "động vật có vú biết bay" bởi hành trình bốn nước mà chỉ trong một tháng, đành phải dựa trên công nghệ di chuyển hiện đại là bay vậy !.

Nghe chúng tôi định đi Nam Mỹ chỉ trong có một tháng, những người có hiểu biết về nơi này đều kêu lên: Ít quá, đi được cái gì trong một tháng? Ít nhất phải 3 tháng chứ... rồi hàng đống các lời khuyên từ những bậc đi trước dày dạn kĩ năng và đầy kinh nghiệm lăn lộn như Net Walker, Anh Già.

Dưng mà chả thể nào nghỉ hơn được, kết hợp với 2 tuần Tết là nghỉ thêm 2 tuần là kịch kim. Đành cố được đến đâu hay đến đó.

Tiếp theo là việc liệt kê các điểm nhất định phải đến, toàn những tên tuổi khủng khiếp cả. Nếu theo cái danh sách các Kỳ quan thế giới mới do dân mạng bình chọn thì ở Nam Mỹ có 2 kỳ quan nhân tạo là Tượng Chúa cứu thế +Machupicchu; và 2 kì quan thiên nhiên là thác Iguazu + sông Amazon. Cuối cùng chúng tôi ngậm ngùi bỏ hai kì quan thiên nhiên khỏi danh sách, vì di chuyển khó quá, chúng ngược nhau, xa nhau và không thể sắp xếp cho kịp thời gian.

Tất nhiên vẫn có thể nhồi nhét thêm vài điểm, nhưng 7 người đã thống nhất là không quá tham - dán tem vào mông - mà giữ sức, giữ cho mình còn hơi đói một tí, mới thấy thèm hơn.

....
Và hành trình từ ngày 14/2 đã kết thúc vào ngày 15/3/2015 với 6/7 thành viên, còn một người tiếp tục đến với Ecuado - rừng mưa Amazon. Ngoài ra còn thành viên thứ 8 tham gia sau 1 tuần và còn tiếp tục lang thang Chile một tuần sau nữa.

Đúng một tuần trôi qua từ ngày về, tôi mới quyết định viết những dòng này.
 
Last edited:
Taquile island

Đã đến lúc chúng tôi rời khỏi hòn đảo xinh đẹp giữa lòng hồ Titicaca, trở về với Puno và với hành trình còn tiếp tục trước mắt.

Từ trên làng, men theo các bậc đá, qua một cổng vòm đá, chúng tôi đi xuống bến thuyền ở bên kia hòn đảo so với bến thuyền lúc trước.

35741071822_ab94f9571d_z.jpg


35910688885_a53d8d0051_c.jpg


35522746990_c9659aba79_c.jpg


35522753230_9eed12f479_c.jpg
 
Titicaca lake

Chiều về trên hồ Titicaca, và con thuyền đưa chúng tôi quay lại Puno, lần cuối bồng bềnh trên mặt hồ huyền thoại.

Những lớp sóng do tàu tạo ra rẽ sang hai bên, lan mãi ra xa. Có lúc vượt qua những con thuyền nhỏ của người dân, khiến nó tròng trành. Những lớp lau dập dờn lùi lại, hồ dần lùi lại cho thành phố hiện ra rõ hơn, xấu xí hơn...

35522753120_2439c8d72e_c.jpg


35522753040_c6920b2406_c.jpg


35910683115_9682d50de7_c.jpg
 
Titicaca lake

Những con thuyền và đảo sậy lùi lại phía sau, thuyền quay về bến, bên bờ có một sinh hoạt cộng đồng gì đó có vẻ rất vui vẻ, mua bán, trò chuyện, tươi cười... và một lũ trẻ chơi bóng nhảy cẫng lên chào chúng tôi. Những hình ảnh cuối về hồ Titicaca trong tôi là vậy

35910688065_54f0ce1186_c.jpg


35910682925_f3d7ca09bd_c.jpg


35522752520_1463f66e86_c.jpg


35910687655_0c8fcb09c8_c.jpg
 
Puno lake light

Bên bờ là ngọn hải đăng duy nhất mà chúng tôi nhìn thấy. Ờ mà phải gọi đó là "hồ đăng" chứ nhỉ. Ở đây có phải biển đâu.

Cây "hồ đăng" cũng là một điểm nhấn của thành phố Puno, vì đây là thành phố lớn nhất ven hồ, cũng là thủ phủ của vùng Puno rộng lớn của đất nước Peru.

35910682695_d72960313d_c.jpg
 
Puno

Buổi tối cuối ở Puno, chúng tôi lang thang trong thành phố, sau khi ghé một quán Tàu ăn cơm rang (thừa quá nửa).

Thành phố thuộc địa của Tây Ban Nha nên có những tượng đài, và các quảng trường phía trước các nhà thờ. Cảm giác lang thang tại một thành phố xa lạ, những người với ngôn ngữ khác, văn hóa khác, càng làm mình thấy hiểu hơn giá trị cuộc sống này. Hãy cứ sống đi, mỗi ngày đều là ngày mới. Đừng so sánh so kè gì nhiều. Người ta vẫn hạnh phúc theo mỗi cách riêng, đâu cần phải nghe người khác đánh giá mới thấy vui?

35522752060_5e1af51f32_z.jpg


35910687365_9fb29c0639_z.jpg


35522746300_de176ffc32_z.jpg
 
Puno at evening

Con phố đi bộ của Puno vắng vẻ trong một buổi tối mùa đông ở độ cao 4000m này.

Chúng tôi dạo một lúc, mua một vài đồ lưu niệm nhỏ nhỏ, có người mua được khăn len dệt từ lông llama. Tôi cũng mua một món đồ lưu niệm ở đây.


35910686795_db7988735e_z.jpg


35870242946_7b21a8e483_z.jpg


35910682385_16b49fb4f7_z.jpg
 
Juliaca

Ngày thứ 17

Sáng dậy sớm pack đồ, ăn sáng đồ còn từ tối hôm trước. Chúng tôi ra taxi đi Juliaca, một thành phố nhỏ cách Puno một giờ đi xe. Nhưng lái xe không biết đường nên đi lòng vòng mãi mới đến nơi.

Sân bay Juliaca bé tí, còn không có màn hình chiếu các chuyến bay nữa. Chuyến bay từ Juliaca đến Cusco chỉ khoảng 1 giờ, chuyến bay ngắn của hàng không Peru không cho ăn gì ngoài hai cái kẹo !

Chỉ một tẹo là hạ cánh xuống sân bay, rồi lại đi taxi về hostel đã đặt. Đó là một ngôi nhà 3 tầng mà chủ là một người phụ nữ vui vẻ phúc hậu. Bà quản lý nhà và cùng chung với một người khác, nhưng bà ở đây là chính. Ngoài cổng luôn khóa nhưng nhấn chuông là có người mở.

Chúng tôi lấy một phòng 5 trên tầng cho nữ và một phòng 4 cho nam ở ngay tầng 1, bên cạnh quầy tiếp tân. Bà chủ nhà rất nhiệt tình chỉ dẫn: nào là nơi ăn, nơi có cửa hàng giặt, đường đi lối lại...

Lúc đến nơi cũng đã chiều, chúng tôi ra quán ăn Tàu đánh chén một bữa...
 
Inca history

Chúng tôi đã đi trên vùng đất của đế quốc Inca từ lâu rồi, từ tận Boliviar kia. Nhưng từ đây trở đi, hành trình mới gắn với dấu tích Inca rõ nét. Vì thế để hiểu hơn về hành trình, có lẽ cũng nên nói sơ lược về lịch sử của nền văn minh này.

Từ rất lâu rồi trên vùng đất Nam Mỹ, dọc dãy Andes đã có nhiều bộ tộc sinh sống, và có lúc thành lập được những vương quốc có khả năng tập trung dân cư cao, tạo tác các công trình lớn, như Tiwanaku, Pumapunku mà chúng tôi đã từng đến thăm.

Tuy nhiên đến thế kỷ 15 thì một thể chế mới lớn mạnh hơn tất cả, bao trùm toàn bộ vùng dãy Andes và để lại vô số thành quả trong xây dựng, khoa học, y tế, chế tác, thiên văn, toán học,...., chỉ trừ chữ viết: nền văn minh của đế chế Inca.

Trong số rất nhiều ngôn ngữ của các bộ tộc ở vùng Andes, ngôn ngữ Quechua phổ biến hơn cả, và nhiều bộ tộc sử dụng nó như ngôn ngữ chính thức, Quechua là cách gọi chung của những người cùng nói thứ ngôn ngữ này. Như vậy những "người Quechua" không nhất thiết cùng dân tộc, nhưng có chung ngôn ngữ, và có trước Inca rất lâu.

Trong tiếng Quechua, Inca có nghĩa là "thủ lĩnh", "vua" thực tế không dùng để chỉ đế quốc nói chung, mà chỉ là nhóm người thống trị, tức là bộ tộc của vị vua mà thôi. Nhưng người TBN khi xâm chiếm Nam Mỹ đã dùng từ này để chỉ cả đế quốc, và dần trở thành chính thống.

Người Quechua, Inca không có chữ viết, nên những gì người TBN dùng gọi họ, trở thành chính thống như thế đó.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,424
Bài viết
1,175,783
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top