What's new

Một vòng Nam Mỹ

Tôi và anh bạn thân đã bàn về cuộc du ngoạn thứ 2 này của chúng tôi trong 2 năm qua. Ước vọng của chúng tôi là đi 1 vòng quanh thế giới, với dự định là 1 năm, nhưng tùy cơ ứng biển, không có gì ràng buộc cả.
Trong thời gian đó, các thông tin trên mạng còn eo hẹp và thực tế chúng tôi cũng chẳng biết nhiều gì về mạng. Chúng tôi đã phải đọc các sách vở về du lịch, mà chúng tôi có thể mượn được ở thư viện. Nhờ những thông tin mà chúng tôi thu nhập được, chúng tôi đã vạch ra cho mình một tuyến đường và ngày tháng lên đường (ngày tháng, rất quan trọng để tránh mùa mưa).
Với kinh nghiệm phiêu bạc có sẵn, chúng tôi chỉ mang theo những thứ cần thiết chung: 2 cái võng có mùng, 2 cái mền mỏng, 1 máy quay phim, 1 máy chụp hình gọn nhẹ, 1 bộ lọc nước, 1 bộ nồi du lịch, 1 cái bếp nấu bằng xăng (bếp gas không có tiện: bình gas không được mang lên máy bay và cũng khó tìm được chỗ mua bình gas mới), 2 cái dĩa, 2 cái ly, 2 cái muỗng, 2 cái nĩa, 1 con dao, 1 sợi dây dù để phơi quần áo, 1 bộ kim chỉ, ít thuốc tiêu chảy, vài viên asperin và rất quan trong là 2 cuốn thánh kinh, Lonelyplanet, 1 cuốn South America và 1 cuốn Central America. Tôi thì thủ thêm một cái cần câu cá.
Chúng tôi đã phạm một thiếu sót lớn, đó là không học tiếng Tây Ban Nha.

Chúng tôi hẹn gặp nhau tại thủ đô Caracas vào ngày 12-10-2004 và sẽ liên lạc với nhau bằng mail. Cũng may là chúng tôi lại quá hên và gặp nhau tại phi trường, mới khởi hành đã gặp chuyện lành.
Chiều tối nay, mới thò đầu ra khỏi nhà trọ là bị 2 cảnh sát đến hỏi giấy tờ và đòi hỏi khám bóp??? Khi thấy 2 thằng tôi trên R… dưới D.., hihi, các chú không làm phiền nữa (Chúng tôi đã được chủ nhà trọ mách trước rồi, buổi tối ở khu vực đó phức tạp, ra đường chỉ nên mang bản foto của passport mà thôi. Hihi, khu này là khu nhà nghèo mà).
Sáng ra chúng tôi đi tìm chỗ đổi tiền, chúng tôi thấy đổi tiền chợ đen không có sự chênh lệch lớn và có thể bị lừa, nên vào ngân hàng là chắc cú. Trước cửa ngân hàng có lính bảo vệ, được trang bị súng ống đến tận răng. Nhân viên ngân hàng mở cửa cho chúng tôi từ bên trong, khi khách vào được phía bên trong là cánh cửa tự động đóng lại, hihi, không ai có thể chạy ra ngoài. Trong ngân hàng thì sạch đẹp, nhân viên làm việc rất nhiệt tình, chỉ có nỗi cách làm việc thì giống VN ta vào thời kỳ 90, chờ cho sếp ký rất là lâu.
Đi dạo phố Caracas vào ban ngày thì ok và ở đây đi xe buýt rẻ lắm. Vì chúng tôi không thích thành phố lớn cho lắm, nên ngày mai chúng tôi sẽ lên đường.
Sáng sớm hôm sau chúng tôi ra bến xe để đi tiếp tới Santa Fe. Tại bến xe, sau một lúc nói chuyện bằng động từ ”to quơ”, hihi, chúng tôi mới cho phép nhân viên ơ đây chích ngừa cho mình, miễn phí nhé và thêm tờ giấy chứng nhận nữa. Anh bạn tôi hiểu được một chử, Amarillo, aha thì ra họ mới tiêm cho mình thuốc phòng ngừa ”sốt vàng” (nếu bạn đi du lịch đến vùng Nam Mỹ và Châu Phi, nhiều quốc gia đòi hỏi, là mình phải có giấy phòng ngừa ”sốt vàng”, họ mới cho nhập vào nước họ).
 
Last edited:
attachment.php

Sáng hôm nay chúng tôi được Rob và Filipe chở lên núi để bay. Ngày hôm qua đi mua gà tôi đã đi ngang đây, cảnh trên đây đẹp, vẫn còn hoang giã và nhiều cây rừng to lắm. Tại khúc chân núi, chúng tôi phải chuyển sang xe khác, xe này chuyên chở khách bay lên núi. Xe chưa kịp chạy thì trời chuyển mưa. Trong thời gian ngồi chờ, chúng tôi trò chuyện trên trời dưới đất. (NT)
Filipe xuất thân từ một gia đình khá giả, học tốt nghiệp bác sỹ, nhưng không thích stress, nên vẫn độc thân, hiền lành, vui tính và chỉ dạy bay paragliding mà thôi.:)
Rob đã bỏ xứ đi long bong từ hồi còn trẻ. Đã từng làm thầy dậy lặn một thời gian tại Ko Samui, Thái Lan. Hiện giờ thì anh ta thích ở Colombia và có thể trồng cây si tại đây. Anh ta tính tình rất tốt, rất nghiêm và rất đúng hẹn. Chỉ một nổi là anh ta quá căng thẳng, nên hay chửi bới :Dam, chúng tôi đã đặt cho anh ta một tên lóng, nickname, Para-Rob. Para không phải là Paragliding mà là Paranoid.
Chờ mãi mà trời vẫn không tạnh mưa, cả đám kéo về nhà Rob học một ít lý thuyết.
Tạnh mưa chạy lại lên núi thì mưa tiếp tục. Coi như hôm nay tổ trát.
Vì Filipe chưa tận mắt thấy chúng tôi quen thuộc những thao tác cất cánh, nên anh ta đề nghị là chúng tôi sáng nay qua bên đồi, thử làm cho anh ta coi lần cuối. Cũng như nhiều lần qua, chúng tôi qua đó ngồi ngâm thơ, vì không có gió. Rồi trưa đến chúng tôi chạy qua bên núi để bay, thì lại gặp mưa. Sao mà xui thế.
Sáng hôm nay chúng tôi mới thật sự lên đến điểm bay trên núi. Trên này cũng có vài phòng nghỉ cho khách và tằm nhìn thì khỏi chê đâu được.
Chuyến bay trước tiên là tôi bay đôi cùng với Filipe. Quàu, được lơ lững trên cao thật là kỳ diệu, Filipe dặn dò tôi đường bay và chỉ cho tôi biết điểm hạ cánh. Chúng tôi hạ cánh an toàn, phía dưới bãi đáp, anh bạn tôi cũng mới đáp cùng với đệ tử của Filipe.
Mãi lâu sau, chuyến xe lúc nãy chở chúng tôi lên núi, mới đến đón. Chúng tôi ôm dù leo lên xe để lên núi tiếp. Rob thì ở lại bãi đáp. Lên đến bãi bay, vì lúc này đông người, chúng tôi phải đợi cho họ bay trước.
Đến phiên chúng tôi, thì chúng tôi thỏa thuận, anh bạn tôi sẽ bay trước. Khi anh ta chuẩn bị banh dù ra xong xuôi, thì trời đổ mưa. Cả đám chạy vào nhà núp.
Một lúc sau trời mới tạnh, xe chở khách bay, mới quành lại với một nhóm khách mới.Trong đó tôi thấy có một bà già được con cháu dụ lên đây nhảy dù đôi, Tandem, bà già gân thiệt. (c)
Chúng tôi lại phải lịch sự để đám chuyên nghiệp bay trước, rồi sau đó Filipe mới cho phép anh bạn tôi phóng ra khỏi núi (ngoài cái dù chính để bay, chúng tôi đeo thêm một cái dù nhỏ, dù này không bay được, mà chỉ giúp chúng tôi rớt xuống nhẹ nhàng mà không bị banh xác ra thôi).
Dưới bãi đáp, Rob hướng dẫn anh bạn tôi bay, bằng bộ đàm. Khi anh ta hạ cánh an toàn sau hơn 10 phút bay, thì đến phiên tôi. Trong lòng tôi hơi bồn chồn và cảm giác lần đầu tiên bay một mình sao sao đó. Filipe ra lệnh cho tôi bay. Tôi kéo dù bay lên cao đỉnh đầu và sau đó tôi phóng xuống vực thẩm. Kỳ lạ thây cái dù tôi lại không bay tới mà lại từ từ rớt xuống. Tôi rớt xuống mép cạnh của vực sâu, cũng hên là tôi chưa bay ra khúc vực sâu. Tôi bình tĩnh gôm dù lại và leo lên bãi bay. :(
Lúc này Filipe đang xanh mặt, Rob thì ở dưới bãi đáp hốt hoảng gọi qua bộ đàm cho Filipe, là chuyện gì đã xảy ra. Anh ta chắc sợ tôi hiểu chuyện, nên anh ta yêu cầu Filipe chuyển sang nói tiếng Tây Ban Nha.
Filipe thấy tôi không sao và những động tác tôi làm đều đúng, nên anh ta cho phép tôi thử lại lần nữa. Tôi thử lại thêm 2 lần nữa và vẫn không bay được.
Filipe vẫn không thể giải thích cho tôi biết, hay là không muốn, tại sao dù không bay? Họ đã chọn dù đúng theo trọng lượng của tôi. Hay là dù bị hư?
Anh ta yêu cầu tôi ở lại (chắc anh ta không muốn giải thích cho Rob trên bộ đàm, vì tôi sẽ nghe hết), rồi anh ta bay xuống núi và để lại tôi ở lại một mình.
Thật là không may, chuyến bay solo đầu tiên gặp trở ngại rồi. Tôi đã phải ngồi trên núi một mình cho tới chiều tối, Rob mới đến đón tôi xuống núi. Còn anh bạn tôi thì vẫn còn ngồi đợi ở bãi đáp, cũng một mình.
Sáng hôm nay thời tiết rất tốt. Rob có học trò mới, nên Filipe sẽ trực dưới bãi đáp, còn đệ tử Filipe, Victor, sẽ lên núi cùng chúng tôi và giúp chúng tôi kiểm soát an toàn trước khi cất cánh. Rob thì không mấy vui lắm về thành tích của Victor, vì trước đây, có một lần Victor đã hạ cánh ngay trên đầu một con bò, giữa một cách đồng hoang vắng, và con bò hoảng sợ đó đã lôi rách hết cái dù của Rob. =))
Mọi chuyện xảy ra tốt đẹp. Anh bạn tôi được bay trước và tôi bay sau với cái dù mới. Tuyệt vời thật, tôi đã bay được như chim, phía dưới của tôi thoạt đầu là rừng, rồi từ từ tôi bay xuống khu thung lũng, ngang qua khu làng tôi đang tá túc và ngang qua những cánh đồng mía mênh mông. Khi đáp lần đầu, vì thiếu kinh nghiệm, nên tôi bị ngã dài về phía trước, cũng hên là không có bãi phân bò nào hết. Dưới bãi đáp, vài cu nhỏ trong làng ra phụ chúng tôi gắp lại dù (dĩ nhiên là phải mất ít tiền bo), chúng làm việc rất nhanh nhẹn, mổi cậu tự chọn cho mình một người khách và không hề giành giựt nhau.
Xe của Igare đang chờ chúng tôi tại bãi đáp và tiếp tục chở chúng tôi lên lại núi. Như thế là ngày hôm nay tôi đã bay được 4 lần. Lần thứ tư Filipe đã lười và tin tưởng vào cách bay của chúng tôi, nên anh ta núp vào một bụi bóng mát, thế là chúng tôi tự do lượn lách trên bàu trời xanh đẹp của thung lũng Valle del Cauca.
Trưa nay chúng tôi cũng không cần về nhà ăn bữa trưa, vì quá sung sướng. Tới khi chúng tôi chuẩn bị đợt bay thứ 5, thì trời chuyển sang u ám. Vậy là chiều nay chúng tôi lại nghỉ sớm. Tinh thần tôi cảm thấy rất thoải mái và toại nguyện.
Thời giờ rảnh hơi nhiều quá, tôi sách cần ra suối ngồi câu cho tới chiều tối (không có cá, thư giãn mà).
Lại đến ngày cuối tuần, đám bạn Tate kéo nhau ra đây để bay, bầu không gian trở nên vui nhộn. Vì trời nắng sớm, nên trong không khí có rất nhiều thermal, chúng tôi chỉ bay được có một lần. Sau đó gió lại thổi càng lúc càng lớn và trời lại chuyển mưa.
Tối đến Rob kêu chúng tôi qua nhà anh ta học thêm về mặt lý thuyết. Thực tế ra về phần lý thuyết anh ta đã dạy xong, nhưng vì anh ta cảm thấy chúng tôi mới bay quá ít lần, nên anh ta muốn chỉ thêm những kinh nghiệm riêng, những tình huống nguy hiểm, mà anh ta đã từng trải qua.
Chúng tôi phải dậy thật sớm, để bay vào buổi sáng khi ít thermal, hôm nay cũng là ngày cuối. Theo luật lệ, chúng tôi phải bay ít nhất là 10 lần, hội đoàn Paragliding mới cấp bằng bay cho chúng tôi. Có nghĩa tôi phải tranh thủ bay thêm 6 chuyến bay nữa.
Như thế vào lúc sáng chúng tôi đã bay lượn được 2 lần. Đến trưa thì nhiều thermal quá, chúng tôi phải quay lại về nhà.
Mãi cho gần xế chiều, chúng tôi mới bay được thêm một lần nữa.
Chia tay với những người bạn mới, Filipe chở chúng tôi về lại Cali và hứa sẽ gửi bằng bay đến theo địa chỉ mà chúng tôi đưa cho anh ta, tuy chúng tôi còn thiếu vài lần bay (cho đến ngày nay tôi cũng chưa nhận được bằng và tôi cũng chưa có cơ hội bay lại).
Sáng sớm, xe taxi đến đón chúng tôi tại nhà trọ để đưa ra phi trường, thì ngoài đường giờ này dân chơi đêm mới tấp nập quay về nhà. Cô tài xế là một người dân từ Anh Quốc, cô đã chọn một cuộc sống an nhàn tại đây được vài năm rồi.
Lần đầu tiên chúng tôi bay mà máy bay lại cất cánh trước giờ, chỉ 45 phút sau là chúng tôi đã có mặt tại phi trường Aeropuerto El Dorado, Bogota. Ở đây vào buổi sáng hơi lạnh, chúng tôi tàn tàn đi bộ qua phi trường quốc tế. Ngay cổng vào, trước mặt chúng tôi treo một bảng lớn, với hình ảnh đầy đủ, về quy định, những loại thuốc ma túy mà chính quyền tại đây cấm mang lên máy bay.
Tại đây chúng tôi phải nhờ đến dịch vụ để check-in giùm. Vé của chúng tôi là vé một chiều. Nếu bạn không có vé ra khỏi Panama, thì nhân viên sân bay sẽ không cho phép bạn lên máy bay.
Chúng tôi bay tới phi trường Tocumen, tại Panama City vào lúc 12 giờ trưa. Thủ tục nhập cảnh thật dễ dàng.
Sau đó chúng tôi đi xe buýt vào đến bến xe Albrook, trên xe bác tài mở nhạc nhộn nhịp nghe điếc màng nhĩ luôn (phong tục ở đây là thế). Tại bến xe đò, chúng tôi chuyển sang taxi để đi tới khu khách sạn gần trung tâm.
Chiều nay chúng tôi đi dạo phố và vài nơi thắng cảnh khu trung tâm. Khổ nổi chúng tôi không thể nào tìm thấy được một quán ăn dân gian để ghé vô, toàn là những quán ăn nhanh theo lối Mỹ mà thôi. Tình cờ chúng tôi đi qua khu phố nười Hoa, China Town, và cũng như các nhà hàng Tàu khắp nơi trên thế giới, họ đều có món vịt quay và heo quay. Chúng tôi ăn uống phủ phê rồi còn được mang theo thức ăn dư về nhà.
Trên đường về lại khách sạn, chúng tôi đi dọc theo con đường chính chạy ngang qua khu trung tâm, Av. Central. Hai bên đường ở đây họ buôn bán tấp nập và đông đúc người mua kẻ bán. Thấy 2 thằng tôi ngáo ngơ ngáo ngác, có vài người chủ tiệm dặn dò chúng tôi, là không nên tẽ ngang qua những con đường phụ vắng người, không an toàn cho du khách.
Về gần đến khách sạn, chúng tôi tìm đến một quán Internet, để gọi Chúc Mừng Năm Mới đến với gia đình và người thân nơi xa xôi.
Tối đến chúng tôi đón giao thừa trong phòng tại khách sạn với món vịt quay, heo quay còn thừa từ chiều. Mặc cho tiếng pháo nổ đùng đùng phía bên ngoài, chúng tôi đã leo lên chuồng rất sớm.
Feliz Año Nuevo.
 
attachment.php

Mặc dù tại thành phố này cũng có vài điểm để bạn đi thăm quan, như khu phố cổ hay là kinh đào Panama. Nhưng vì chúng tôi không thích không khí của thành phố lớn (chắc là mình hơi bị già rồi :(), nên chúng tôi chỉ muốn đi tiếp đến Costa Rica. Sau khi dùng bữa sáng, chúng tôi đi ra lại bến xe thử coi các tuyến xe tại đây. Sáng hôm nay mùng một, ngoài đường rất vắng người, chỉ loe nghoe vài nơi, họ mở cửa tiệm. Đến bến xe, có một bảng lịch trình giờ xuất bến của các tuyến, cho khách theo giõi. Phần lớn các văn phòng bán vé đều đóng của. Nếu đi Costa Rica, thì chúng tôi không kịp về lại khách sạn để lấy hành lý, Thôi thì chiều nay có xe đi Bocas del Toro (gần cửa khẩu) cũng được.
Chúng tôi quay về khách sạn để lấy đồ. Giờ check-out ở đây khá trể, chúng tôi trả lại phòng lúc 3 giờ chiều, mà không cần phải mất thêm tiền.
Vừa ra khỏi khách sạn thì tình cờ gặp 2 chú cảnh sát du lịch, tiến đến hỏi thăm chúng tôi trên đường đi mô. Thế là họ hộ tống chúng tôi đến điểm dừng xe buýt (họ đâu có biết, là tôi mới đi từ trạm này về, hihi). Họ đứng trò chuyện với chúng tôi một chút, cho tới khi chúng tôi lên đúng xe buýt an toàn, họ mới vãy tay chào chúng tôi lên đường vui vẻ, quá ấn tượng, quá lịch sự (BB). Mong các bác trong nghành du lịch VN nên học hỏi nhé.
Hên thật, vừa lên được xe buýt thì mưa rơi tầm tã.
Thấy lịch trình 8 giờ là xe chạy mà bây giờ đã là 7 giờ chiều mà văn phòng bán vé cho tuyến Bocas del Toro vẫn chưa mở cửa. Hỏi thăm thì mọi người đều nhún vai lắc đầu không biết.
Tôi thấy xe đi David chuẩn bị lăn bánh, thế là tôi quyết định nhanh, là chúng tôi nên đi chuyến ấy (tôi quan sát trên bản đồ, thấy muốn đi Bocas del Toro, thì xe phải chạy ngang qua David), đến đó sễ tính tiếp, chứ bây giờ ngủ lại bến xe của thành phố lớn thì không an tâm chút nào. Cũng hên là phòng bán vé chịu nhận tờ 50 $ (tại Panama họ xài đồng US$, nhưng vì khá nhiều tiền giả lưu thông trong vùng này, cho nên tờ 50$ và 100$ hơi khó xài).
Xe từ từ chạy ngang qua cầu America, Puente de las Américas, phía dưới là kênh đào Panama, rồi ra khỏi thành phố. Tối xe dừng lại ăn đêm, tình cờ chúng tôi làm quen với một anh khách người Đức, anh ta cũng trên đường đi tiếp tới ranh giới Costa Rica. Trò chuyện, anh ta khuyên chúng tôi nên ghé Bocas del Toro chơi vài ngày, vì nơi đó cứ như thiên đàng.
Xe chạy tiếp và đến David vào lúc 2 giờ sáng, sớm hơn lịch trình cả một tiếng (bác tài chạy như vũ bão mà lại). Tại bến xe bé nhỏ, chúng tôi phải đợi đến 5 giờ sáng mới có xe đi tiếp tới Almirante. Nào ngờ mới 4 giờ sáng là xe đã xuất bến. Tuy là trời tối, nhưng tôi cảm nhận xe đang chạy vòng vo lên núi. Vì loại xe này là xe nhỏ (cũng gần giống như xe tốc hành của VN, có điều khác biệt là đây họ bo đầu xe bằng inox, ống khói cũng bo bằng inox và đưa lên bên đầu xe, trông đẹp lắm), nên băng ghế cũng hẹp,đôi khi bát tài ôm cua, làm tôi muốn tuột ra khỏi xuống ghế. Khi trời hừng sáng, xe dừng lại cho chúng tôi ăn sáng, và anh khách người Đức cho chúng tôi biết là chỉ còn nửa đường nữa là chúng tôi tới thiên đàng. (c)

attachment.php

Xin các bác tha lỗi, là từ ngày rời Peru đến giờ, 2 thằng tôi hơi lười chụp hình, vì thế mà bây giờ tôi phải cực nhọc tìm nhiều lời để diễn tả. Các bác đọc thông cảm nhá.;), mình phải mượn đỡ 1 số hình trên mạng.
 
attachment.php

Chia tay với anh chàng người Đức, chúng tôi đã nghe theo lời anh ta xuống bến phà để qua Bocas Town, nằm trên hòn đảo Isla Colón.
Chỉ mất có 30 phút, chiếc bobo đã đưa chúng tôi sang đến đảo.

attachment.php

Đúng như lời quảng cáo, nơi đây thật như là thiên đường (đối với chúng tôi).

attachment.php

Cảnh vật nơi đây còn hoang sơ với vẻ đẹp của thiên nhiên. Nhà cửa phần nhiều làm bằng ván cây. Người dân sống rất nhan hòa, đơn giản, không bon chen và không đeo lựu đạn.Ngôn ngữ trên đảo là tiếng Anh.
Các khách sạn nơi đây cũng ít và hơi mắc (so với dân ba lô thôi), không hề có khách sạn kiên cố hay cao tầng. Chúng tôi tìm được một nhà trọ rất đơn sơ dành cho đám đi lướt sóng. Chúng tôi phải trả giá cho một phòng đơn sơ khoảng dưới 4 mét vuông, 1 giường tầng và một quạt máy, giá 14$ (rẻ nhất ở đây). Toilet và phòng tắm thì đi chung phía bên ngoài, phòng bếp thì tự do sử dụng, tự dọn dẹp, cũng ok lắm. Anh chủ là một thanh niên lướt ván từ Mỹ, rất vui vẻ và nhiệt tình. Anh ta đến đây chơi lướt ván, thế là bị kẹt ở đây luôn. Anh ta thuê lại căn nhà lụp xụp này cùng với một người bạn.
Chúng tôi đi dạo khu phố nhỏ xíu này và thấy ở đây không có chợ, chỉ có 2 quán tập hóa là của người Hoa. Đồ tươi ở đây hiếm lắm, toàn là đồ hộp. Rau cỏ chỉ loe ngoe vài loại, tuy đất đai ở đây rộng lắm. Trong tủ đá chỉ có vài con cá ngừ. Chúng tôi đi ra ngoài hỏi mua cá ở đâu, thì mọi người chỉ vào nhà hàng và 2 quán tập hóa. Tôi hỏi thêm, nếu họ ăn cá thì họ mua ở đâu. Họ đều chỉ ra biển và nói, nếu họ cần ăn cá thì họ ra đó câu.

attachment.php

Thế là tôi phóng ngay về nhà trọ và lôi đồ nghề câu ra. Nước biển ở đây trong vắt, ngay khu cảng, tôi nghĩ nước sâu phải hơn 3 mét, vậy mà tôi thấy nhiều loại, nhiều đàn cá bơi lội tung tăng phía dưới. Tôi thử câu mồi giả mà không dính con nào. Cũng may một ít lau sau, có một anh du khách từ đất liền đến câu ngay khu cảng. Tôi chạy qua làm quen và xin được một nắm cá cơm (anh này lại không biết tiếng Anh). Vậy là tôi câu dính cá liên tục.

attachment.php

Tôi thấy con cá này đẹp quá, sợ là cá độc. Nhưng những người dân đang làm việc tại cảng, nói rằng tôi cứ mang về ăn, cá này ngon lắm. Tôi nghĩ con cá đẹp như thế này, mà bán cho đám dân chơi cá kiểng bên các nước văn minh, chắc phải được 100 $ nhỉ.
Lần đầu tiên của cuộc hành trình, cây cần câu đã mang lại cho chúng tôi một bữa ăn thịnh soạn như chiều nay với trị giá phải là 200 $. (hihi, tính thêm tiền câu cá cả buổi và tiền công nấu nướng).
Về đêm khu phố trở nên khá nhộn nhịp, các nhà hàng đều đông khách. Chúng tôi gặp lại cặp vợ chồng đi bán rong các trang sức dân tộc, mà họ tự đan bằng những cọng chỉ dù đủ màu. Cách đây hơn 2 tháng chúng tôi đã gặp họ tại Santa Fe, Venezuela.
Tại nhà trọ chúng tôi ở thì không khí còn nhộn nhịp hơn cả khu trung tâm. Mấy nhóm trẻ lướt ván kéo về đây nhảy nhót với tiếng nhạc disco ầm ỹ cả đêm, vì nơi đây họ bán bia với giá rầt hữu nghị.

attachment.php

Ngày hôm sau chúng tôi định lội bộ đi khám khá đảo. Chúng tôi đã chuẩn bị đồ ăn cho chuyến picnic, nào ngờ trời lại âm u, thế là chúng tôi chỉ luẩn quẩn khu trung tâm và ra cảng coi cá bơi lội dưới nước cả ngày.

attachment.php

Sau một ngày rưỡi tại khu bán đảo thiên đàng, chúng tôi đi bobo trở về khu đất liền. Lúc này chúng tôi đi về hướng Changuinola, cảnh trên biển xung quanh khu đảo sao mà đẹp thế, đến khi bobo rẽ vào một nhánh sông, cảnh ở đây cũng đẹp quá trời, rất hoang vắng và nhiều chim cò lắm.
Chỉ mất 40 phút thì bobo cập bến. Tại đây đơn độc có loại Taxi Colectivo mà thôi (nghĩa là cùng nhau chia sẻ giá cả), để phục vụ khách đến cửa khẩu Guabito. Thoạt đầu anh tài xế thét giá lên cao một chút, cuối cùng anh ta chấp nhận với nửa giá. Trên xe có thêm một cập người Mỹ và một anh chàng người Anh. Đoạn đường ở đây vẫn còn là đường đất, hố gà lổm chổm và bụi cuộn lên mù mịt, 2 bên đường là vườn chuối.
Thủ tục ra khỏi Panama không có khó khăn, xong chúng tôi phải đi bộ qua một cái cầu sắt của đường rày.
Để nhập vào Costs Rica, bạn phải có vé ra khỏi nước. Anh chàng người Anh lúc nãy không chứng minh vé ra khỏi Costa Rica, nên anh ta không được vào.
 
Last edited:
attachment.php

Ra khỏi cửa khẩu bên Costa Rica, thì chúng tôi vừa trễ chuyến xe buýt, phải đợi chuyến sau mất 1 tiếng nữa. Cặp vợ chồng Mỹ lúc nãy cũng cùng đường đến Puerto Viejo như chúng tôi, cách ranh giới khoảng 35 km. Chúng tôi đồng ý tiếp tục chia nhau chi phí taxi, để đến đó cho lẹ.
Xe taxi chúng tôi mới vừa ra khỏi làng ranh giới đã bị một trạm cảnh sát bắt dừng lại để kiểm tra giấy tờ. Cũng hên lúc nãy bị trễ xe buýt, vì khi xe chúng tôi được phép chạy tiếp, mà chiếc xe buýt đó vẫn còn dừng tại trạm.
Một lát sau xe chúng tôi lại bị cảnh sát giao thông thổi lại, lần này thì bác tài bị phạt vì tôi không đeo dây an toàn.
Xe chúng tôi chạy tiếp ngang qua khu rừng, Refugio National Grandoca Manzanillo, trên một con đường đất bụi bặm (lý do họ không muốn làm đường nhụa, là vì họ muốn giữ lấy nét đẹp của thiên nhiên). Xe chạy dọc theo bờ biển Caribbean, ngang qua nhiều bãi biển sạch đẹp và hoang vắng. Trước khi đến Puerto Viejo, chúng tôi thấy một bãi biển cát đen, ông người Mỹ giải thích cho tôi biết, đó là nhan thạch của núi lửa từ hồi xa xưa.

attachment.php

Ngôi làng chúng tôi vừa tới còn bé hơn cả Bocas Town. Nhưng nơi đây lôi kéo nhiều du khách hạng thường dân, nhờ cảnh thiên nhiên mộc mạc và mức sinh hoạt khá bình dân. Khách ba lô gọi nởi đây là thiên đường cho người yêu thích biển.

attachment.php

Lối sống an nhàn.

attachment.php

Nhiều người đến đây là để đi dạo rừng ngắm chim, ngắm thú rừng, tắm biển….Còn đám thanh niên trong đó cũng có anh sồn sồn đến đây ăn dằm ở dề để lướt ván (cỡi sóng).

attachment.php

Dân lướt ván khắp thế giới đến đây để cỡi những ngọn sóng nổi tiếng, Salsa Brava waves.

attachment.php

Nơi đây cũng ít khách sạn, phần nhiều là dạng nhà trọ bình dân. Nhà cửa ở đây chủ yếu làm bằng ván cây và mái tôn. Không hề thấy bê tông cốt sắt, rất là thiên nhiên và đơn sơ.
Cả làng chỉ có vài ghe đánh cá nho nhỏ mà thôi. Lúc này vì đã trễ, tôi đi hỏi một vòng mà không có ai còn cá để mua.
Qua ngày hôm sau trời lại âm u, nguyên một buổi sáng chúng tôi chẳng làm gì, ngoài việc bà 8 với đám thanh niên lướt ván. Hôm nay trời quá êm, nên bọn họ tụ tập tại khu tập thể của nhà trọ mà tán phét. Hình như tôi không thấy một cô nàng nào trong cái nhà trọ khá to này.

attachment.php

Thấy trời không mưa và tán phét hoài cũng chán. Chúng tôi đi khám phá khu vực biển hoang vắng tại đây. Trên đường đi, chúng tôi đi theo con đường đất dọc theo bờ biển. Cứ mỗi lần có xe chạy ngang qua là chúng tôi phải nín thở, vì bụi bít bùng. Mé bên kia biển, chỉ lưa thưa vài cái khách sạn nho nhỏ mà thôi (không có ai lấn chiếm khu bãi biển).
Trên đường về, chúng tôi đi theo mé dưới biển. Sát mé biển cũng có vài rạng san hô với nhiều loại cá màu sắc rặc rỡ bơi lội tung tăng. Nước biển thật êm và trong vắt.
Chúng tôi gặp lại căp vợ chồng người Mỹ, Linda và Dave. Trò chuyện với họ một hồi lâu trên bãi biển hoang vắng, chúng tôi quay lại nhà trọ nấu cơm cho bữa chiều. Sau đó đi 1 vòng làng lượm dừa về uống.
Tối nay trời mưa tầm tã, nằm trong phòng nghe tiếng mưa lách cách trên mái tôn, làm tôi nhớ lại đến mái nhà xưa.
Chúng tôi dự định mướn xe đạp để đi thăm các làng bên cạnh, nhưng mà ngoài trời mưa rơi không dứt. Thôi đành ngồi nhà bà 8 tiếp với đám lướt ván cho hết ngày.
Lại mất thêm 3 ngày không có cơ hội tắm biển tại một trong những bãi biển đẹp hoang vắng, chúng tôi leo lên xe đò đi tiếp đến San Jose. Từ khúc Limon trở đi là đoạn đường nhựa. Có lúc xe chạy ngang qua những khu rừng, với bóng cây phủ tối um cả đường, lúc thì chạy ngang nhũng vườn chuối, những cánh đồng dứa bát ngát, lúc lên đèo cao, tôi thấy kiếng xe mờ tịt mà bác tài vẫn ung dung lạng lách.
Khi xe đến San Jose, chúng tôi phải đi bộ qua một bến xe đò khác và đi tiếp đến Liberia.
Ra khỏi thành phố, xe bắt đầu đổ đèo và chạy dọc theo QL1. Đoạn dường này vừa đông xe và đôi khi bị kẹt xe. Càng xuống đèo, không khí lại trở nên nóng nực.
Đến xế chiều thì xe mới tới Liberia, một thị trấn yên hòa với vài chục ngàn dân gần ranh giới. Chúng tôi nghỉ lại đây đêm nay, để sáng mai tiếp tục đến Nicaragua.
 
attachment.php

Chuẩn bị rời khỏi Costa Rica. Đất đai phì nhiêu, rộng rãi, nhưng sản phẩm nông nghiệp quá nghèo nàn. Họ chỉ giỏi nhảy điệu Reggae thôi, hihi.

attachment.php

Bên đây là Nicaragua.

attachment.php

Trước tiên là chúng tôi phải đi xe buýt từ ranh giới đến Rivas. Xe chạy dọc theo bờ hồ Nicaragua, Hôm nay trời gió mạnh, chiếc xe đò cứ lắc qua lắc lại. Dọc theo đường phía bên tây mặt của chúng tôi là hồ Nicaragua, trên mặt hồ là những ngọn sống bạc đầu.
Tại bến xe không khí rất là nhốn nháo, nhưng không hề giành giựt. Ở đây cũng có nhiều người bán rong y như VN, bà con cô bác vừa ngồi trên xe ăn hàng và vứt rác xuống đường cũng y như VN. Chúng tôi chỉ đợi có nửa tiếng là có xe khác đi tiếp đến San Juan del Sur.

attachment.php

Nơi đây là một làng đánh cá nhỏ với 18.000 người sinh sống. Du khách đến đây đế tắm biển, lướt ván, câu cá và nghỉ mát.

attachment.php

Những người cùng ở nhà trọ rủ chúng tôi đi câu cá.

attachment.php

Con cá đuối thì được dân đánh cá cho, còn con cá ngừ thì phải mua. Chúng tôi không biết cách câu, nên các lưỡi câu mà tôi mang theo đều bị đá ngầm cắt đứt. Không sao cả, buổi trưa nay chúng tôi đã có 2 con cá nướng, chỉ thiếu muối tiêu chanh và vài lon bia.

attachment.php

Bãi biển chúng tôi tới rất hoang vắng và sạch đẹp.
 
Re: Một vòng Nam Mỹ, rồi Trung Mỹ

attachment.php

Ngoài chúng tôi ra, không có ai cả. Ước nguyện được tắm ở phía bên kia biển Thái Bình Dương đã thành sự thật.

attachment.php

Chiều nay về lại nhà trọ, tôi nấu một nồi to ragout hải sản cho mọi người ăn, tôm cá thì mua thêm, còn ốc thì tự bắt ở biển. Họ rất là ngạc nhiên khi lần đầu tiên được ăn ốc, rồi họ cũng rất tự nhiên vét sạch cả nồi.
Qua ngày hôm sau, chúng tôi lại được hướng dẫn sang tắm một bãi biển hoang vắng khác, với rất nhiều chú khỉ trộm ngó bên phía rừng và bên phía biển là những bày chim bồ nông to lớn, đang đứng bên gành đá phơi nắng.

attachment.php

Tắm biển được 2 ngày, chúng tôi đi taxi tiếp đến Puerto San Jorge, rồi đón phà đi San José, nằm trên đảo Ometepe (mỗi ngày có 2 chuyến phà ra đảo).
Đảo Ometepe là đảo lớn nhất thế giới nằm trong hồ nước ngọt Nicagagua, đảo này được tạo thành bởi 2 ngọn núi lửa Concepción (cao 1610 mét, còn đang hoạt động.Trận phun lửa mới đây nhất xẩy ra vào năm 2010, chính quyền Nicaragua đã phải yêu cầu người dân rời bỏ đảo) và Manderas. Đảo có chiều dài là 31 km và chiều ngang từ 5-10 km và là nơi cư ngụ của 42.000 dân. Trên đảo có cả một hệ thống xe buýt chạy vòng quanh đảo. Nghành thu nhập chính trên đảo là chăn nuôi, chồng trọt (chủ yếu là loại chuối dùng để nấu, được gọi là Platain) và du lịch (du lịch sinh thái, các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới đến đây nghiên cứu hệ thực vật và động vật độc đáo của khu vực này).
Nhiều tryền thống cổ trên đảo còn được lưu giữ, vì thế trên đảo họ ăn mừng những ngày lễ hội dân gian của họ còn nhiều hơn những nơi khác ở Nicaragua.

attachment.php

Hồ Nicaragua còn có nhiều tên gọi khác như: Cocibolca, Grannada…. Hồ này là hồ lớn nhất của khu vực Trung Mỹ và ăn thông qua biển Caribbean nhờ con sông San Juan. Với bề rộng là 8,264 km2, hồ này cũng có những ngày sóng gió dữ dội.
Hệ sinh thái trong hồ có nhiều loại cá kỳ lạ, thí dụ như trong hồ có một loại cá mập mà người ta tưởng là một loại cá mập nước ngọt. Cho đến mới đây, khi họ bắt được loại cá này khu vực ngoài biển Caribbean, họ mới biết chúng cũng là một loại cá mập từ biển. Chúng phải mất ít nhất từ 7-11 ngày để hoàng thành chuyến bơi ra cửa biển dọc theo con sông San Juan.
Hiện nay với nhiều nhà máy xung quanh hồ, đã gây ô nhiễm nặng nề cho khu vực và ảnh hưởng trầm trọng cho hệ sinh thái của hồ.

attachment.php

Charo Verde là một cái hồ nhỏ trên đảo, nơi đây nằm trong một cái vịnh khá yên tĩnh ở phía tây của đảo. Khu vực lưu tồn sinh thái này bao gồm 20 ha rừng nhiệt đới và là nơi cư ngụ của nhiều loại động vật quý hiếm.
Ngoài ra khu vực này còn được biết với vài bãi tắm rất yên tĩnh.

attachment.php

Anh bạn tôi sáng nay bị ngộ độc thực phẩm nên ở lại nhà trọ, tôi thì đi thăm quan núi lửa Manderas với cô bạn Nicaragua mới quen.
Núi lửa Menderas đã ngưng hoạt động từ hồi xa xưa. Để leo lên đến cái hồ mà nẳm giữa miệng núi lửa, bạn cần có người địa phương hướng dẫn. Đoạn đường lên đến hồ từ chân núi, dài khoảng 5 km và có độ cao là 1400 mét. Con đường mòn này hôm tôi đi rất trơn trượt và phải vượt qua nhiều chướng ngại vật. Tôi đã may mắn gặp được những chú khỉ mặt trắng tò mò theo giõi chúng tôi thây phiên nhau chụp ếch.

attachment.php

Hầu như lúc nào cũng có đám mây bao phủ kín ngọn núi lữa đã tắt, Manderas, trong những ngày tôi ở đây.
Rồi chúng tôi phải quay về khu đất liền, để tiếp tục cuộc hành trình tới Granada. Đây là một thị trấn nghỉ mát nhỏ ngay bên bờ hồ Nicaragua. Chúng tôi chỉ dừng lại đây để dùng bữa trưa, rồi sau đó đi xe tốc hành đến Managua. Thủ đô này có khoảng 1 triệu dân, đây cũng là thủ đô mà du khách ít viếng thăm nhất của khu vực Trung Mỹ.
Chúng tôi chọn khu bến xe để nghỉ đêm, khu này thì không mấy an toàn cho lắm. đường phố vắng người và nhà cửa cũng khá lụp xụp. Các nhà nghỉ nơi đây cũng không mấy sạch sẽ cho lắm.
 
Last edited:
attachment.php

Thay vì chúng tôi chuẩn bị đi tiếp qua Honduras, nhưng lại bị 2 người đẹp Nicaragua này rủ ở lại để đi tắm biển và ngắm trăng tại Pochomil. Đây là một bãi tắm rộng lớn chủ yếu dành cho dân địa phương.

Chúng tôi chỉ có thời gian tắm biển một ngày, là phải quay lại Managua mới có xe đi tiếp đến Honduras.

Xe chỉ chạy vào lúc 4 giờ sáng. Vì chúng tôi không mua được vé trước, nên phải đi canh me. Dự tính chúng tôi là đi tới Tegucigalpa, nhưng chuyến xe này đã hết chỗ. Cũng hên là chạy qua hãng khác có xe đi San Pedro mà còn lại đúng 2 vé, thế là đi luôn. Chúng tôi phải ngồi vào 2 vé cuối nằm kế bên toilet, thật không hấp dẫn chút nào.
Xe chúng tôi cũng dừng lại Tegucigalpa để lên xuống khách, và hành khách trên xe có điều kiện mua đồ ăn cho bữa trưa. Chúng tôi chỉ kịp mua được cái bánh pizza, là phải phóng lại lên xe.
Đến chiều thì xe chạy tới San Pedro. Đây là thành phố lớn thứ hai của Honduras, với khoảng 435.000 dân. Tôi thấy thành phố này chẳng khác gì một bản kopi của các thành phố Mỹ với những quán ăn nhanh của hệ chi nhánh Mỹ. Đến tối tôi mới tìm được một quán ăn vỉa hè ngay khu vực chợ. Nhưng món ăn của họ không hấp dẫn cho lắm, chỉ có cái bánh Tortilla, bánh này được làm bằng bột bắp, rồi cán dẹp nó ra như cái bánh đa, sau đó đem nướng.Khi ăn, họ quét lên bánh một lớp mỏng đậu đen hầm nhừ, ít rau sống và cuộn lại rồi đớp, dở ẹt. Tuy thế nhưng tôi dứt khoát không ăn món gà rán kiểu KFC như nhiều quán khác nơi đây bán.
Có một cái đáng chú ý là khách sạn nơi đây lại rẻ.

attachment.php

Tại thành phố này bạn muốn đón xe đi tới một thành phố khác thật không dễ chút nào, vì mỗi hãng có một bến đậu riêng, nằm rải rác khắp phố. Chúng tôi cũng phải vất vả lắm mới tìm được đến bến xe. Chúng tôi trước tiên đón xe đi tới La Ceiba, sau đó chúng tôi sẽ đi phà tới đảo Utila.
Khi xe đến La Ceiba là vào chiều, chúng tôi không kịp chuyến phà và phải nghỉ lại nơi đây một đêm. Thị trấn này tôi thấy khá yên tĩnh, nhưng nhiều quán lại có vệ sỹ đứng cửa với trang bị đến tận răng.

Ngày hôm sau trời lại mưa, sóng gió cả ngày, phà không xuất bến. Thế là nằm lại nhà trọ cả ngày. Cũng hên là phía dưới nhà trọ có một tiệm bánh ngon, nên ngồi ăn bánh uống trà chúng tôi cảm thấy thời gian trôi qua lẹ hơn.

Sáng kế tiếp, lại tin buồn, trời vẫn mưa và phà sẽ không rời bến vì ảnh hưởng bão. Đến trưa, trời mới sáng lại, chúng tôi xuống bến phà ngồi chờ thời.
Cũng hên là chiều nay phà được phép xuất bến. Chúng tôi được nhiều người cho biết là vé phà năm nay đã lên gắp đôi, vì có một công ty của Mỹ mua hết khẩu phần. Vé có mắc thì cũng phải đi, chúng tôi sẽ đi học lặn.
Khu vực Bays Islands gồm có 3 đảo lớn: Utila, Roatán và Guanaja. Đây là khu san hô lớn thứ nhì của thế giới. Chúng tôi sẽ đi tới đảo Utila, vì nơi đây chúng tôi được biết là dành cho thường dân. Các đảo kia nằm xa đất liền hơn và sinh hoạt cũng mắc hơn.
Chặng đường đến đảo Utila là khoảng 30 hải lý (50km). Lên phà mỗi người được thưởng một bịch nylon, lỡ mà có cho chó ăn chè, hihi.
Trên phà có 2 tầng, tầng phía dưới có máy lạnh và có tivi để hành khách coi phim. Tầng trên là dành cho những kẻ khoái thiên nhiên, khoái bị sóng đánh ướt.
Phà chạy đúng 1 tiếng 45 phút là cập bến. Tại bến phà có rất nhiều người ra đón, tôi thắc mắc, có quan khách trên phà chúng ta chăng? Không có quan khách, chỉ có thường dân thôi. Đám quân ra đón là để đưa tờ rơi, thì ra họ là đại diện cho các trường lặn trên đảo, ra bến phà tiếp thị trực tiếp.
Chúng tôi chỉ cầm lấy vài tờ rơi và nhanh chóng thoát ra đám đông để đi tìm nhà trọ trước đã, chuyện học lặn để ngày mai tính.
Trên đảo nổi tiếng một món bánh kẹp cá mà khách ba lô ưa thích. Tối nay chúng tôi liền đi ăn thử, bánh kẹp cá, fish burger, được làm bằng một giống cá nhòng, Barracuda (một loại cá rẻ tiền), trước tiên được ướp muối và phơi khô, sau đó mang ngâm nước cho mềm và giã nhuyễn, rồi nắn dẹp lại như một bánh chả cá, xong đem chiên. Miếng chả cá chiên được kẹp chính giữa bánh burger, kèm thêm một ít rau sà lách, ít hành tây, ít lát cà chua và sốt mayonaise, voila. Bữa ăn tối nay rất ấn tượng, bởi chúng tôi được một cô bé chỉ 5 tuổi phục vụ.

attachment.php

Anh này là con cháu của những kẻ cướp biển Caribbean thời xa xưa. Hiện nay số 6000 dân cư trên đảo Utila này phần đông có nguồn gốc từ Châu Âu, ngôn ngữ chính trên đảo là tiếng Anh, với một giọng phát âm rất khó nghe.

attachment.php

Để quyết đinh chọn được một trường lặn thật không phải là chuyện dể dàng, vì nhiều trường quá. Nào là trường với thầy lặn chuyên tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp… Giá cả hoc phí hầu như đều bằng nhau.
Chúng tôi chọn trường lặn của Captain Morgan (tên của một vị tướng cướp biển Caribbean khét tiếng của thế kỷ thứ 17), vì sẽ đươc tá túc với giá hữu nghị tai khách sạn Kayla, trên hòn Pigeon Cay, nằm về phía tây bắc của đảo Utila.
Phần đông những người dậy lặn là dân du lịch ba lô từ các nước Châu Âu và Bắc Mỹ bị dính kẹt nơi đây, bởi kiểu sống an nhàn và thắng cảnh thiên nhiên hầu như vẫn còn nguyên vẹn.

attachment.php

Muốn học được bằng lặn, trước tiên chúng tôi phải chứng minh, là có thể bơi được ít nhất 200 mét và thả nổi trên mặt biển 10 phút. Ngoài ra chúng tôi còn phải học một phần lý thuyết như: hiểu biết về an toàn dưới nước, học một số dấu hiệu cần thiết khi đang lặn dưới nước, cách sử dụng dụng cụ lặn…
Mỗi khi rảnh rỗi, là tôi tranh thủ câu cá.

attachment.php

Chiếc kayak nhựa của khách sạn, hầu như chỉ có mình tôi sử dụng.

attachment.php

Trên hòn Pigeon Cay có khoảng 300 dân cư. Một phần nửa là con cháu của những kẻ cướp biển Caribbean, họ nói tiếng Anh. Một phần nửa kia là nhóm nói tiếng Tây Ban Nha. Phần lớn dân cư trên hòn sống bằng nghành đánh bắt hải sản. Trên hòn có tới 4 nhà thờ nhỏ và một khu sinh hoạt chung, cho mọi người tới bà 8 chuyện hàng ngày. Cuộc sống trên đảo rất ôn hòa và thanh thản.
Chỉ dạo bộ chưa đầy 10 phút, chúng tôi đã đi được từ đầu này đến đầu kia của hòn Pigeon.
Những ngày sống trên hòn, chúng tôi cũng tự nấu cơm và ăn hải sản tưoi sống ở đây mỗi ngày. Vào thời đó một con cá mú đỏ mới câu khoảng 1 kg, giá 4-5$, 1½ kg tôm hùm mới được dân lặn bắt về và bỏ đầu, giá 9 $ (2 thằng tôi ăn một lần là ngán luôn đến giờ, cá nhái và nhiều loại cá kém ngon, thì họ vứt đi)…, chỉ có rau cỏ là hơi mắc một chút. Nhiều bữa ăn, chúng tôi cũng chia sẻ bữa cơm cùng với các bạn lặn, các đứa bé đang đứng câu cá gần đó.
 
attachment.php

Chiếc ghe này chở chúng tôi đến các điểm lặn. Khi đến một điểm lặn, ghe chúng tôi móc vào một cái phao quy định (các ghe không được ném neo trong vùng san hô).
Lần đầu tiên chúng tôi lặn thử ở vùng 10 mét. Sau khi chúng tôi đã hoàng thành cách thức trồi lại từ từ lên mặt nước mà không có bình hơi, lúc đó người huấn luyện viên mới hướng dẫn chúng tôi lặn xuống độ sâu là 18 mét. Oh, quá tuyệt vời, thủy cung sao đẹp thế. Chúng tôi thấy nào là tôm hùm, nào là nhiều loại cá với đủ màu sắc bơi lội tung tăng dưới nước… Khi lặn tuyệt đối bạn không được phép đạp lên san hô. Cứ mỗi lần lặn, chúng tôi phải đóng 2$ cho việc bảo quản môi trường (nếu hút thuốc, bạn cũng phải cầm tẩu thuốc về lại khách sạn và vất vào thùng rác).

attachment.php

Vào lúc sáng sớm hay xế chiều, có nhiều bày cá trích vào tới sát mé cầu, nơi neo ghe.

attachment.php

Cứ một tuần một lần, dân cư trên đảo lại mở disco, rất nhộn nhịp, việc trà chộn với dân làng không mấy khó khăn.

attachment.php

Hòn này trị giá 1 triệu US$. Vào thời điểm đó, chỉ có những thương gia khá giả của Mỹ mới có khả năng vung tiền để mua.

attachment.php

Từ khách sạn nhìn ra phía biển. Phần nhiều dân đi lặn họ quay lại khu đảo lớn vào lúc chiều. Chỉ có 2 thằng tôi ở lại nơi thiên đường yên tĩnh này 10 ngày liên tiếp.
Chỉ có một hôm là có một nhóm lặn chuyên gia, họ lặn đêm. Chiều tối hôm đó chúng tôi có một bữa ăn tối chung, tại một quán ăn trên hòn ( quán này vào chiều, đôi khi bạn sẽ thấy vài con cá đuối to lớn, bơi ngay phía dưới nhà sàn).
Khi trò chuyện, tôi kể câu chuyện hấp dẫn của tôi, khi được đi đánh bắt cá với dân làng. Thì có anh bạn Mỹ lên tiếng, nếu những người dân ở đây tiếp tục đánh bắt cá, thì sau này con cháu chúng mình sẽ không còn thấy tôm hùm, cá… khi lặn ở đây. Tôi để cho anh ta phát biểu xong cách suy nghỉ ích kỷ của anh ta, rồi tôi mới tấn công lại. Tôi hỏi anh ta, những kẻ phá hoại môi trường hiện nay là ai? Là các nước văn minh hay là các nước chậm tiến? Là đám dân đánh cá thô sơ này? Những con tôm hùm, cá… họ đánh bắt được, đều là để phục vụ đám du khách có tiền. Nếu anh muốn bắt họ kết thúc sự nghiệp của ông cha họ? anh có sẵn sàng mỗi tháng cung cấp lương cho họ sinh sống, với đồng lương anh làm ra ở Mỹ không? Thế là cả đêm anh bạn thường hay to mồm này không hề mở miệng. Còn chúng tôi và các bạn lặn khác, vẫn tiếp tục trò chuyện vui nhộn đến đêm dài.

attachment.php

Sống trên đảo thật là thú vị, hết câu cá thì tôi chèo kayak hay đi lặn….

attachment.php

836 Anh bạn ngư dân, Edgar không hề e ngại, khi tôi xin phép cùng đi ra biển theo giõi anh ta săn lặn cá. Mỗi khi ghe về lại hòn, anh ta đều muốn tôi ăn gì thì cứ cầm về, không hề tính toán.
Một lần tôi thấy bạn của Edgar đang làm thịt một con đồi mồi to lớn, anh ta chấp nhận bán lại cho tôi nửa kg thịt (thật ra anh ta cắt đại cho tôi một miếng thịt chắc nặng cả 1½ kg), với điều kiện là tôi phải câm mõm (theo luật quốc tế, ngư dân không được đánh bắt đồi mồi. Con đồi mồi này vì xấu số, đã chết ngộp, khi mắc vào lưới cá). Chiều hôm đó tôi đãi cho các bạn thợ lặn một nồi ragout thịt đồi mồi mà phải nói dối là thịt của con bê. Mọi người đều khen, từ hồi cha sanh mẹ đẻ tới giờ, chưa bao giờ họ được ăn món thịt bê mềm ngon đến thế, hihi. Các bác cũng đừng nói cho ai biết chuyện này nhé.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,687
Bài viết
1,135,248
Members
192,409
Latest member
u888netim
Back
Top