What's new

Một vòng Nam Mỹ

Tôi và anh bạn thân đã bàn về cuộc du ngoạn thứ 2 này của chúng tôi trong 2 năm qua. Ước vọng của chúng tôi là đi 1 vòng quanh thế giới, với dự định là 1 năm, nhưng tùy cơ ứng biển, không có gì ràng buộc cả.
Trong thời gian đó, các thông tin trên mạng còn eo hẹp và thực tế chúng tôi cũng chẳng biết nhiều gì về mạng. Chúng tôi đã phải đọc các sách vở về du lịch, mà chúng tôi có thể mượn được ở thư viện. Nhờ những thông tin mà chúng tôi thu nhập được, chúng tôi đã vạch ra cho mình một tuyến đường và ngày tháng lên đường (ngày tháng, rất quan trọng để tránh mùa mưa).
Với kinh nghiệm phiêu bạc có sẵn, chúng tôi chỉ mang theo những thứ cần thiết chung: 2 cái võng có mùng, 2 cái mền mỏng, 1 máy quay phim, 1 máy chụp hình gọn nhẹ, 1 bộ lọc nước, 1 bộ nồi du lịch, 1 cái bếp nấu bằng xăng (bếp gas không có tiện: bình gas không được mang lên máy bay và cũng khó tìm được chỗ mua bình gas mới), 2 cái dĩa, 2 cái ly, 2 cái muỗng, 2 cái nĩa, 1 con dao, 1 sợi dây dù để phơi quần áo, 1 bộ kim chỉ, ít thuốc tiêu chảy, vài viên asperin và rất quan trong là 2 cuốn thánh kinh, Lonelyplanet, 1 cuốn South America và 1 cuốn Central America. Tôi thì thủ thêm một cái cần câu cá.
Chúng tôi đã phạm một thiếu sót lớn, đó là không học tiếng Tây Ban Nha.

Chúng tôi hẹn gặp nhau tại thủ đô Caracas vào ngày 12-10-2004 và sẽ liên lạc với nhau bằng mail. Cũng may là chúng tôi lại quá hên và gặp nhau tại phi trường, mới khởi hành đã gặp chuyện lành.
Chiều tối nay, mới thò đầu ra khỏi nhà trọ là bị 2 cảnh sát đến hỏi giấy tờ và đòi hỏi khám bóp??? Khi thấy 2 thằng tôi trên R… dưới D.., hihi, các chú không làm phiền nữa (Chúng tôi đã được chủ nhà trọ mách trước rồi, buổi tối ở khu vực đó phức tạp, ra đường chỉ nên mang bản foto của passport mà thôi. Hihi, khu này là khu nhà nghèo mà).
Sáng ra chúng tôi đi tìm chỗ đổi tiền, chúng tôi thấy đổi tiền chợ đen không có sự chênh lệch lớn và có thể bị lừa, nên vào ngân hàng là chắc cú. Trước cửa ngân hàng có lính bảo vệ, được trang bị súng ống đến tận răng. Nhân viên ngân hàng mở cửa cho chúng tôi từ bên trong, khi khách vào được phía bên trong là cánh cửa tự động đóng lại, hihi, không ai có thể chạy ra ngoài. Trong ngân hàng thì sạch đẹp, nhân viên làm việc rất nhiệt tình, chỉ có nỗi cách làm việc thì giống VN ta vào thời kỳ 90, chờ cho sếp ký rất là lâu.
Đi dạo phố Caracas vào ban ngày thì ok và ở đây đi xe buýt rẻ lắm. Vì chúng tôi không thích thành phố lớn cho lắm, nên ngày mai chúng tôi sẽ lên đường.
Sáng sớm hôm sau chúng tôi ra bến xe để đi tiếp tới Santa Fe. Tại bến xe, sau một lúc nói chuyện bằng động từ ”to quơ”, hihi, chúng tôi mới cho phép nhân viên ơ đây chích ngừa cho mình, miễn phí nhé và thêm tờ giấy chứng nhận nữa. Anh bạn tôi hiểu được một chử, Amarillo, aha thì ra họ mới tiêm cho mình thuốc phòng ngừa ”sốt vàng” (nếu bạn đi du lịch đến vùng Nam Mỹ và Châu Phi, nhiều quốc gia đòi hỏi, là mình phải có giấy phòng ngừa ”sốt vàng”, họ mới cho nhập vào nước họ).
 
Last edited:
attachment.php

Anh bạn trẻ, con của Edgar đang học cách nối nghiệp cha nhưng vẫn chưa lặn được.
Ngư dân ở đây họ còn đánh bắt theo kiểu thô sơ, đủ để sinh nhai.

attachment.php

Đám trẻ trên hòn chỉ cần học đến lớp 4 là học hết chữ rồi (muốn học tiếp là phải vào đất liền). Để giết thời gian, chúng câu cá cả ngày. Mỗi khi chúng câu được một con cá lớn, là chúng mang đi bán ngay tại mối thu mua, rồi dùng tiền để mua bánh kẹo, và tiếp tục câu cá.
Vì chúng tôi có một thời hạn, deadline, nên chúng tôi phải lên đường, mặc dù tôi rất thích ở lại nơi đây thêm vài ngày nữa.

Thông thường thì mọi người phải quay trở lại đảo Utila, thì mới có phà về đất liền. Nhờ Edgar mách cho tôi biết, là anh chủ vựa cá trên hòn Pigeon, trung bình cứ 2 lần mỗi tuần, ông ta phóng chiếc bobo vào đất liền để bán cá. Thế là chúng tôi được đi ké với giá cũng gần tương đương như giá vé tàu. Lợi điểm khi sử dụng phương tiện này, là chiếc bobo phóng rất nhanh, yếu điểm là những cơn sóng đánh ướt người chúng tôi như chuột lột.
Trở lại đất liền, chúng tôi phải đi ngược lại San Pedro và sau đó đi tiếp tới Nueva Ocotepeque. Cũng hên là chúng tôi đón kịp xe, nhưng lại hết chỗ ngồi, thế là phải đứng gần 2 tiếng, trong khi đó xe lựơn qua lượn lại theo sườn núi. Thật vất vả quá, sáng thì bị ướt đẫm người của nước biển, giờ thì bị đong đưa, nhừ cả người.
Đến 8 giờ tối xe chúng tôi mới tới Nueva Ocotepeque, một thị trấn ranh giới, gần cửa khẩu qua Guatemala và El Salvador.

Sáng chúng tôi dậy thật sớm để tranh thủ đến cửa khẩu, khi nhìn ra đường chúng tôi thấy vắng tanh, và cũng không biết kêu ai mở cửa giùm. Thôi lại leo len giường ngủ tiếp.
Khi mặc trời mọc, lúc đó mới có xe buýt chở chúng tôi đến cửa khẩu Agua Caliente. Lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến, nơi đây cũng có cò, giúp hành khách điền hồ sơ khi rời ranh giới. Tôi để ý thấy, họ làm việc rất đàng hoàng, không hề chụp giựt.
Vào lúc này rất ít khách qua lại, vì thế chúng tôi ra khỏi Honduras thật dễ dàng. Tại khu vùng đệm, có xe chở chúng tôi đến cửa khẩu Guatemala, nằm cách đó 2 km.
Chúng tôi nhập vào Guatemala dễ đến nỗi mà cảnh sát biên phòng không muốn đóng mộc ngày nhập vào hộ chiếu của chúng tôi. Chúng tôi phải đòi hỏi họ đóng giùm cho cái mộc, lỡ sau này, khi rời khỏi nước, sẽ không gặp khó dễ.
Tại cửa khẩu chỉ có loại xe taxi chia sẽ, colectivo, đưa bạn tới thị trấn Esquipules, nơi đó mới có xe đò, để bạn đi tiếp đến các tỉnh khác.
Hôm nay lại xui thật, chúng tôi lên xe đò thì lại hết vé. Họ không bán chỗ đứng cho khách du lịch, nhưng nhờ chúng tôi năn nỉ, họ cho chúng tôi lên xe, ngồi vào chỗ mà khách hàng đã đặt sẵn. Xe chạy khoảng 1 tiếng, thì đám khách đó lên, thế là chúng tôi phải đứng. Tuyến đường này chỉ có một chuyến xe trong ngày, nên xe đón khách đến chật cứng (chúng tôi không dám đi xe đêm tại Guatemala, vì lâu lâu lại xảy ra 1 vụ cướp. Một anh tây balo kể chúng tôi nghe, mới đây, một xe đò đêm bị bọn cướp chặn lại, và chúng bắt mọi hành khách xuống xe, bắt họ cởi sạch quần áo, trang sức trên người ra, rồi sau đó chúng phát cho mỗi người một tờ báo để che thân. Nghe câu chuyện thấy hú hồn thiệt, lỡ mà gặp bọn chúng, là tiền của chúng tôi sẽ mất sạch (đâu còn chỗ nào mà dấu) và cuộc hành trình sẽ chấm dứt sao?).
Hôm nay xe đò chúng tôi phải dừng lại, để công an lên xét giấy tờ. Họ giữ hộ chiếu của chúng tôi, và bắt chúng tôi xuống xe đứng chờ, trong khi họ tiếp tục xét những hành khách còn lại. Khi các chú cớm xuống xe và ra hiệu là chúng tôi phải chìa tiền, nhưng chúng tôi cứ làm lơ, thế là các chú phải đưa lại giấy tờ.
Chiều nay xe chúng tôi tới thị trấn Rio Dulce, nằm bên bờ hồ lớn nhất của Guatemala, Lago de Izabal, ăn thông ra biển Caribbean. Thắng cảnh nơi đây đẹp và có rất nhiều du thuyền ghé thăm. Gần đây có thị trấn cảng Livingston là một điểm nghỉ mát nổi tiếng, ngoài ra nơi đây còn có vài khu vườn quốc gia.
Chúng tôi chỉ nghỉ qua đêm tại Rio Dulce, và sáng hôm sau, chúng tôi lại đón xe đi tiếp đến Flores. Đoạn đường này tuy chỉ có trên 200 km, mà chúng tôi phải đi từ sáng cho tới chiều. Mục đích chúng tôi đến nơi đó, là ghé thăm quan Tikan

attachment.php

Vườn quốc gia Tikan nằm cách xa Flores khoảng 65 km và rộng 570 km2, vào năm 1979 Tikal được tuyên bố UNESCO công nhận Di sản thế giới.

attachment.php

Tikal trước kia là thủ đô cùa một vương quốc hùng mạnh của người Maya cổ đại.

attachment.php

Vết tích của một số ngôi đền có tuổi từ thế kỷ thứ 4 tước công nguyên và được phát hiện vào thời gian 1840.

attachment.php

Đỉnh cao của nền văn hóa Maya là vào thời kỳ năm 200- 900 sau công nguyên và bao rộng nguyên khu vực của Trung Mỹ.
Đến cuối thế kỷ thứ 10 thì nền văn hóa này bị mất đi. Các nhà thảo cổ cho rằng nguyên nhân chính của sự sụp đổ, là nơi đây không có nguồn nước (họ chỉ sinh hoạt nhờ nguồn lưu trữ nước mưa).

attachment.php

Đền Tikal cao 47 mét.
 
attachment.php

Nơi đây có tới 3000 kiến trúc. Đi nhiều cũng mệt.

attachment.php

Vượt qua ranh giới trên sông. Bên này là Guatemala.

attachment.php

Bên phía của khẩu Mexico, họ không có phẩm quền đóng mộc khi nhập cảnh. Chúng tôi phải tìm tới phòng xuất nhập cảnh tại Palangue, nơi đó họ mới chịu đóng mộc và phải đợi rất lâu.
Tối nay chúng tôi đi xe đò đêm tới Mexico City và trước khi lên xe, chúng tôi cũng không quên tìm đến tiệm Internet, để gọi về nhà chúc Tết.

attachment.php

Chuyến xe đò chạy tới Mexico City rất tốt, nhưng xe không có phục vụ ăn uống đêm. Vào giữa đêm và một lần vào lúc gần sáng, xe chúng tôi bị chận lại để kiểm soát giấy tờ hành khách. 8 giờ sáng thì xe tới bến, chúng tôi đi xe điện ngầm vào trung tâm thành phố không mấy khó khăn. Hôm nay là chủ nhật, đường phố vắng tanh và yên tĩnh.
Tính cả khu trung tâm (8,8 triệu dân) và khu ngoại thành của Mexico City, có tới 21,2 triệu dân. Nằm ở độ cao 2.420 mét, khí hậu nơi đây khá lạnh.

attachment.php

Lễ hội dân tộc trên đường phố, cho ngày hiến pháp.

attachment.php

Y phục của họ giống y phục lễ hội của người Bolivar.

attachment.php

Viện bảo tàng thành phố, nằm bên hông khu công viên Alamenda.
 
attachment.php

Thăm quan viện bảo tàng là miễn phí. Trong thời gian này nơi đây đang triễn lãm tranh ảnh có đề tài, tội lỗi chiến tranh.

attachment.php

Mecico City Cathedral, được người Tây Ban Nha xây dựng trên nền đền thánh của người Aztec.

attachment.php

Cảnh bán rong tại, Plaza de la Constitución, quảng trường của trung tâm thành phố (lớn nhất thế giới).

attachment.php

Thầy bùa.

attachment.php

Dân Aztec nhảy điệu múa cầu mưa.

attachment.php

Một góc của nhà thờ, Mecico City Cathedral.

attachment.php

Xe tour thành phố.
 
attachment.php

Hôm qua là ngày hiến pháp, nên hôm nay thứ hai, thành phố được nghỉ bù. Chúng tôi đi dạo phố mà thấy vắng tanh.

attachment.php

Đài tưởng niệm Benito Juárez.

attachment.php

Khu phố Tàu, họ cũng treo cờ theo truyền thống Tết.

attachment.php

Sáng thứ ba chúng tôi mới gọi điện cho Jorge. Chúng tôi quen anh ta khi đi lặn tại Utila, Honduras.

attachment.php

Xung quanh khu công viên Polanco có nhiều bò lắm. Không khóa là bị mất như chơi.

attachment.php

Cứ vài chục mét lại có một chú.

attachment.php

The Angel de la Independencia, tượng đài cho một trăm năm giành độc lập.
 
attachment.php

Và chúng tôi cũng đi thưởng thức ẳm thực Mexico với Jorge. Món ăn của họ có một đặc trưng riêng, không giống nghành ẩm thực nghèo nàn như các nước Trung Mỹ. Ở đây họ ăn trưa vào lúc 3-4 giờ chiều.

attachment.php

Trường đại học lớn nhất thế giới, National Autonomous University of Mexico.
Jorge đang học năm cuối tại đây. Trường học có sức chứa tới 250.000 học viên (thống kê mới nhất là 306.000 học viên).

attachment.php

Thăm quan khu phố cổ, Coyoacán.

attachment.php

Sân vườn của một nhà thờ, không nhớ tên.

attachment.php

Churros, một loại bánh chiên phồng và được xịt kem vào giữa.
Ngày hôm sau chúng tôi về nhà Jorge để quảng bá văn hóa Việt Nam bằng những món ăn.
Mẹ của Jorge có gốc từ Nga, ông Ba thì có nguồn gốp từ Iran. Họ sống chung trong một căn nhà to lớn cùng thêm 2 cô em gái.
Tôi đã đi chợ và chuẩn bị làm món gỏi tôm, gà kho gừng và mực xào chua ngọt. Mọi người đều vui vẻ giúp tôi làm bếp. Gần 4 giờ chiều tôi mới làm xong và cả nhà bắt đầu ăn trưa.
Mẹ của Jorge là một người nội trợ giỏi, phải tấm tắc khen những món tôi làm, bà rất thích món gà kho gừng.
Cô em gái của Jorge, sau bữa cơm, mới tiết lộ, là cô thoạt đầu rất sợ thử ẩm thực lạ. Giờ thì cô ta rất vui là đã được thưởng thức một bữa ăn ngon.
Chiều nay Jorge và bạn của anh ta Osvaldo mời chúng tôi ra quán thưởng thức bia của Mexico, ở đây có khoảng 14 loại bia ngon, nhung chúng tôi chỉ thử vài loại mà thôi.
Tối đến, Jorge mời chúng tôi về lại nhà anh ta ngủ. Sáng sớm hôm sau, anh ta lại nhiệt tình chở chúng tôi ra phi trường. Gia đình anh ta cũng tặng cho chúng tôi một ít quà kỷ niệm của Mexico.

Hơn 3 tháng rưỡi ròng rã trên lục địa Châu Mỹ, chúng tôi bay trở lại Bangkok. Chuyến máy bay phải ghé Mỹ. Tại quốc gia này họ không có khu transit trong phi trường như các quốc gia khác. Tôi thì lại không có visa vào Mỹ, thế là tôi bị họ nhốt từ 10 giờ sáng cho tới 7 giờ chiều, hai nhân viên cảnh sát, hộ tống tôi ra chuyến máy bay về Bangkok, họ trò chuyện với tôi rất vui vẻ. Anh bạn tôi thì không phạm luật visa như tôi, nên ra tới quày check in, chúng tôi mới gặp lại.
 
attachment.php

Chương trình của chúng tôi là sẽ đi tiếp Ấn Độ và Châu Phi, nhưng anh bạn tôi chỉ còn hơn 1 tháng nữa là phải quay lại VN.
Thấy thời gian còn lại quá ngắn, chúng tôi chuyển hướng đi qua Miến Điện, Lào và Campuchia.

attachment.php

Khu chợ nổi, cách Bangkok 2 tiếng lái xe.

attachment.php

Khu tây ba lô tại Bangkok, Khao San Road.

attachment.php

Ẩm thực của Thái khá phong phú, nhưng cay quá. Mỗi lần ăn xong bữa cơm, cứ như là mới từ trong phòng sauna bước ra.
Từ ngày trở lại vùng Đông Nam Á, chúng tôi cho ông táo đi nghỉ phép dài hạn.

attachment.php

Bay qua Miến Điện chơi vài ngày.
Chùa Shwedagon, cao 98mét, được trang trí với 53 tấn vàng lá. Tháp cao nhất được trang trí bằng 5448 viên kim cương cùng với 2317 viên hồng ngọc.

attachment.php

Miến Điện nổi tiếng về đá quý và có nhiều ngôi chùa đẹp. Dân tình hiền lành.

attachment.php

Trở lại Bangkok, chúng tôi đi tiếp qua Lào.
 
attachment.php

Ghé thăm Luang Prabang.

attachment.php

Cả đời tôi, chưa bao giờ tôi ăn được món heo quay và gà quay như ở đây.

attachment.php

Quay ngược lại Bangkok, anh bạn tôi đi Campuchia, trước khi quay lại VN. Còn tôi lang thang tiếp qua Mã Lai.

attachment.php

Tìm một người bạn chia phòng không mấy khó khăn, Micheal từ Manchester.


attachment.php

Melaka, trước kia là một thương cảng tấp nập và đã trải qua 3 thời kỳ ngoại sâm của: thực dân Bồ Đào Nha, thực dân Hòa Lan và thực dân Anh.

attachment.php

Từ Mã Lai tôi đi tiếp qua Indonesia và Singapore.
Mục đích đến Singapore là tôi muốn quay lại thăm viếng, nơi mà tôi đã được tá túc cách đây 23 năm. Tôi đã không tìm lại được nơi đó, nhiều người tôi hỏi thăm, cũng không còn biết tới nơi đó nữa. Giờ đây tôi chỉ thấy những tòa nhà cao ốc, thay cho những cánh rừng xưa kia vẫn nằm trong ký ức của tôi.

attachment.php

Thêm một lần nữa tôi quay lại Bangkok để đi về Campuchia.
Đừng đi tè bạy nhé, vì nhiều nơi hoang vắng vẫn còn mìn đấy.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,687
Bài viết
1,135,248
Members
192,409
Latest member
u888netim
Back
Top