What's new

[Myanmar] Bagan/Yangon - Tôi đi, tôi khám phá và tôi trải nghiệm

Myanmar - Miền giao thoa văn hóa

Trước khi đến Myanmar, tôi cũng lọ mọ tìm hiểu đôi điều về đất nước con người và văn hóa nơi đây. Myanmar nói chung, mà chính xác hơn là thành phố Yangon vốn dĩ được gọi là nơi văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa giao thoa. Như tựa đề một cuốn sách nổi tiếng "Where India meets China" đủ để nói lên sự đa dạng về văn hóa, sắc tộc của đất nước này. Là nơi hội tụ ẩm thực, kiến trúc của rất nhiều nền văn hóa lớn xung quanh, là nơi giao thoa của Phật giáo Nam Bắc...

Myanmar đẹp từ cảnh vật đến con người, bản sắc văn hóa. Myanmar có những nét mộc mạc quyến rũ rất riêng, rất đẹp và mọi người nên đi nhanh. Vì có lẽ theo đà mở cửa với thế giới, sợ rằng người dân sẽ không còn mặc longyi mà là quần jeans, không còn nhai trầu nhóp nhép mà là chewing-gum, cầu gỗ sẽ được thay bằng cầu dây văng, thuyền chèo một chân ở Inle Lake sẽ được thay bởi những chiếc canô cao tốc. Những khu vườn nổi, những ngôi nhà lá sẽ không còn...

Hãy đi Myanmar và hãy tiêu tiền đúng chỗ. Tiền có thể phải chi trả nhiều nhất sẽ là tiền đi lại. Nên có một lịch trình để chọn phương tiện di chuyển phù hợp, quản lý được túi tiền và thời gian. Tôi cũng đã lên một bản kế hoạch khá tỉ mỉ. Nhưng lên kế hoạch là một chuyện, đến nơi vì cảnh đẹp mà vỡ một phần "plan" lại là một câu chuyện khác. Khả năng vỡ kế hoạch là bình thường tùy theo sự lưu luyến cảnh vật, văn hóa của từng người. Tuy nhiên điều này cũng xứng đáng ^_^...

Tôi đã chọn hành trình Bagan - Yangon vì nhiều lí do. Yangon thì màu sắc rực rỡ, hài hòa giữa những thái cực đối lập nhau. Bagan thì đầy bụi băm và màu thời gian. Bagan, nếu nói một cách trọn vẹn không hề khoa trương thì Bagan là nơi ôm trọn vẹn linh hồn của đất Miến.

---------------------------------------------------------------​

>>> Mingalaba là cách người dân Miến chào hỏi, nghĩa là "chúc tốt lành". Mỉm cười và nói “mingalaba” đúng trong bất cứ tình huống nào. Đây là cách chắc chắn nhất để lấy sự thân thiện của bất kỳ ai.

>>> Thanakha là một loại bột làm từ cây gì đó không biết tên. Người ta bán từng khúc cây này hoặc bột đã mài sẵn. Người dân mua về, mài ra trộn với nước rồi thoa lên mặt. Tác dụng chính là để chống nắng, dưỡng da. Các cô gái bôi lên mặt rồi vẽ thành hình này hình kia nhìn cũng hay hay, ngộ ngộ...

>>> Đàn ông xứ Miến mặc váy và ăn trầu. Váy của đàn ông gọi là longyi, màu đậm, được túm trước bụng. Váy của phụ nữ là shayi, có nhiều hoa văn và được quấn lại một bên hông. Đi đường, thỉnh thoảng lại thấy các đấng nam nhi hồn nhiên mở váy ra rồi túm lại (do bị tụt vì nhiều nguyên nhân ^_^). Nhìn thì đơn giản nhưng mặc một chiếc Longyi cho chắc chắn đó là cả một vấn đề. Longyi là trang phục truyền thống của đàn ông, nó như một dấu hiệu báo cho tất cả du khách biết rằng họ đã đến đất nước Myanmar này.

>>> Uống trà lá, ăn mohinga. Nói đến Myanmar, ai cũng nói đến tục ăn trầu, nhưng có một thứ mà theo tôi quan sát thì người dân còn “nghiện” hơn ăn trầu đó là… ngồi uống trà lá ở các quán cóc. Uống trà, tán dóc ở Miến đơn giản và xuề xòa như chính con người của họ. Nhiều người ra quán trà để ăn sáng (và phần lớn ăn “món kinh điển” của Myanmar là mohinga, mì gạo và súp cá.

>>> Tu giữa đời thường. Cứ mỗi sáng sớm các nhà sư sẽ đi khất thực. Theo Phật giáo Nam Tông nguyên thuỷ (Theravada), các nhà sư không được kêu gọi cúng dường. Một hàng dọc các nhà sư choàng áo đỏ, đi chân đất, tay ôm bình bát cúi đầu im lặng bước đi khất hành. Còn người dân nơi đây không cần vào chùa tụng kinh, cũng không cần khoác áo cà sa. Mỗi ngày, người dân Myanmar vẫn “tu” bằng chính lối sống của họ: thật thà, chất phác hiền lành và vô cùng hiếu khách.

---------------------------------------------------------------​

Chuẩn bị đi thì nên cần mang:

+ Nón: rất nắng, rất nóng và gắt nếu bạn đi vào thời gian sau tháng 3.
+ Dép: nếu thích đi đền, chùa thì nên mang theo một đôi dép. Dễ cởi ra, mang vô. Dễ nhét vào cái túi nào đó đang mang trên mình để đi chân không (không vớ) vào đền chùa tham quan.
+ Bao tay: dậy sớm đi xe đạp, xe ngựa, đi thuyền hay dùng tay vịn vào thành cầu thang bằng sắt lạnh ngắt để leo lên tháp thì bao tay là thứ rất nên mang theo người.
+ Các bạn nữ có lẽ nên mang theo khẩu trang. Đi giữa những con đường đất đỏ đầy bụi dưới vó ngựa của Bagan thì khẩu trang cho các bạn có lẽ không thừa ^_^.
+ Thuốc đau đầu sổ mũi (thời tiết ở đây sáng rất lạnh, trưa rất nóng chiều lại lạnh rất dễ làm xây xẩm nhiều người). Thuốc đau bụng (phòng trường hợp không quen món ăn hay do ăn bốc cho giống dân bản địa ^_^).
 
Last edited:
Chào KBC8288,

Mình rất thích bài viết của bạn. Viết rất chi tiết và chia sẻ kinh nghiệm rất tường tận. Mình cũng sắp sang Miến Điện từ 15 tới 24 tháng 2. Chỉ đi Mandalay và Bagan thôi. Đi cho thong thả một chút. Mình có 2 thắc mắc nhờ bạn hướng dẫn giùm nhé!
1. Thời gian gần đây thấy có tờ 100 USD mới ( số 100 màu vàng), không biết là có bắt buộc phải đem loại mới đi không hay loại 100 USD đang lưu hành từ trước đó mới đổi sang Kyat cũng được?
2. Với nếu đi 6 ngày ở Miến Điện thì bạn có kinh nghiệm là nên đổi bao nhiêu USD sang kyat không ? ( Chủ yếu là tham quan, mua sắm căn bản thôi)

Lần đầu sắp sắp đi Miến Điện nên tìm hiểu thông tin. Cảm ơn bạn,

Hạnh
 
cám ơn bạn đã chia sẽ, cho mình hỏi cuối tháng 2 còn lạnh không? mình đi 21/2

Khí hậu ở Myanmar cũng bị ảnh hưởng bởi vùng miền, càng về phía Bắc càng mát mẻ. Tầm tháng 1, 2 thì buổi sáng ở Yangon và Bagan đã có sự khác biệt về nhiệt độ lúc sáng sớm rồi. Còn trưa thì nóng như nhau (nhưng chấp nhận được) không gắt như trời tháng 4 trở đi. Tháng 1, 2 là một trong những tháng đẹp nhất về thời tiết ở Miến đó bạn.

Chào KBC8288,

Mình rất thích bài viết của bạn. Viết rất chi tiết và chia sẻ kinh nghiệm rất tường tận. Mình cũng sắp sang Miến Điện từ 15 tới 24 tháng 2. Chỉ đi Mandalay và Bagan thôi. Đi cho thong thả một chút. Mình có 2 thắc mắc nhờ bạn hướng dẫn giùm nhé!
1. Thời gian gần đây thấy có tờ 100 USD mới ( số 100 màu vàng), không biết là có bắt buộc phải đem loại mới đi không hay loại 100 USD đang lưu hành từ trước đó mới đổi sang Kyat cũng được?
2. Với nếu đi 6 ngày ở Miến Điện thì bạn có kinh nghiệm là nên đổi bao nhiêu USD sang kyat không ? ( Chủ yếu là tham quan, mua sắm căn bản thôi)

Lần đầu sắp sắp đi Miến Điện nên tìm hiểu thông tin. Cảm ơn bạn,

Hạnh

Note: Nếu bạn thích đi thong thả và trải nghiệm sâu lắng thì đi 1,2 nơi với trải nghiệm lâu là một điều rất hay, mình cũng thích đi để cảm nhận nhiều về một vùng đất hơn là đi càng nhiều càng tốt. Hoài cổ, khung cảnh thì có Bagan, Inle... Kiến trúc, đô hội thì Yangon, Mandalay...

1. Nếu bạn có tờ 100USD mới để đổi thì quá tốt rồi. Cầm 100USD series cũ mà có nếp gấp có nơi còn không chịu đổi. Nhưng bạn yên tâm, chỉ cần không quá nhàu thì bạn rảo vài quầy là đổi được thôi. Tốt nhất nên đổi luôn tại sân bay. Đổi ở chợ hơn vài ks nhưng có nhiều thứ lăn tăn không đáng có (bị nhòm ngó, bị tráo ruột v.v...).

2. 6 ngày ở Miến (nếu bạn đã book và trả trước tiền khách sạn) thì nên đổi thêm tầm 200USD theo kiểu tự đi tự ngắm tự chơi như mình (không mua sắm gì nhiều). Còn không bạn cứ đổi tầm 300USD, xài không hết lúc ra sân bay đổi lại tiền USD cũng đc.

Tỷ giá hồi đầu tháng 1 là: Bán - 980 / Mua: 990.
 
Last edited:
Cảm ơn KBC8288 nhiều nhiều nhé! Yên "cái bụng" rồi! Chỉ chờ tới ngày là lên đường thôi. Hy vọng trong tuơng lai sẽ còn được đọc nhiều bài chia sẻ của bạn trên diễn đàn! Chào bạn.
 
Còn có một Bagan khác, khác rất nhiều so với những tấm hình về những đền tháp kì vĩ, những cảnh quan bao la ngút ngàn từng được giới thiệu. Một Bagan bình dị, đời thực hơn. Vì dù có được cha ông để lại những cảnh quan, kiến trúc ấy đi chăng nữa thì họ vẫn phải lao động cho cuộc sống.

BAGAN - GÓC ẢNH ĐỜI THƯỜNG

Mình rất thích tấm này, rất đời thường. Giữa tất tả bán buôn và bình yên hoài cổ.
12105080334_a80ac0bd5a_z.jpg


Trong ánh mắt của một người lớn lên từ thôn quê, làng xóm như mình thì đây là một cảnh ruộng đồng bình dị thân thương, nhưng luôn đẹp lạ kì.
12105349526_3181da40d1_z.jpg


Cảnh vật bình yên dưới nắng nắng sớm mai... sương và khói...
12104976283_a6ca5519f1_z.jpg


Vết chân trần trên cát..
12104980243_cf6f631c7c_z.jpg


Rẫy cà tím tròn (cà *** dê). Trong món ăn của người Shan, cà tím tròn được ăn sống như rau, ớt.
12105067354_e95e0a29e2_z.jpg


Cuộc sống bên ngôi đền... giữa quá khứ và hiện tại, một gam màu buồn.
12105073284_cddd366034_z.jpg


Nhà anh đánh xe ngựa của mình, khi anh ấy mời mình tới nhà chơi. Những khung cảnh này đối với mình quí giá hơn những tấm hình về ngôi nhà cao tầng, đường xá xe cộ rất nhiều.
12104691075_b6fa539c1d_z.jpg


Dễ dàng bắt gặp những bình nước như vầy tại Bagan. Nước cho mọi người khi khát có thể dừng chân nghỉ ngơi dưới cái nắng như đổ lửa của Bagan.
12104972323_1a83f4e6ce_z.jpg


Bình yên... mọi thứ như một khúc phim chiếu chậm...
12104965943_aa33184f13_z.jpg


Chiếc xe bò vội vã... do cuộc sống tất bật hay tránh ánh nắng gắt lúc giữa trưa?
12105342396_e6663baf80_z.jpg

 
Last edited:
Ở nhiều nơi, nhiều nước việc kiếm sống, mưu sinh mỗi ngày luôn mang nét gì đó của lo toan, tất tả. Nhưng ở nơi đất Phật cố đô này, điều đó dường như lặng lẽ hơn, bình dị hơn rất nhiều. Nhìn họ lao động, cuộc sống nơi đây dù không giàu có nhưng rất yên bình, mộc mạc.

BAGAN - LẶNG LẼ MƯU SINH​

Trên một con đường quê... một chái quán ăn mở sớm cho dân lao động nghèo.
12105160523_f16708289e_z.jpg


Rồi sau bữa sáng ấy, họ lại đưa du khách thập phương tìm hiểu vùng đất của họ, của cha ông đã dày công khai dựng và để lại một di sản đồ sộ nơi đây.
12105531636_03dd085127_z.jpg


Ánh mắt này, xa xăm như chính gam màu mà thời gian đã bôi phủ lên cảnh vật nơi đây.
12105248354_eb3b50ac41_z.jpg


Giữa sự xa xỉ, giàu có của những chiếc xe hơi mà du khách đi đến và cái lam lũ, nghèo khó của nơi đây. Mẹ con họ tảo tần kiếm sống khéo léo với cái mâm dưa hấu đặt trên đầu.
12105247164_e695f3f392_z.jpg


Một làng nghề làm gốm truyền thống gần đền Ananda. Những chiếc lu màu nâu óng được phơi dưới ánh nắng chiều với cát bụi tô màu thời gian.
12105245084_cc55a1cf15_z.jpg


Dưới bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công ở đây, các sản phẩm từ đất sét được làm ra rất bắt mắt và đủ màu sắc đủ để níu kéo sự quan tâm của du khách bước chân qua chốn này.
12105244064_813482c458_z.jpg


Thanaka là một loại bột được nghiền nhỏ từ loại cây gì đó mà mình không biết rõ tên. Người ta bán từng khúc cây này hoặc bột đã được mài sẵn. Người dân mua về mài ra trộn với nước rồi thoa lên mặt để chống nắng và dưỡng da. Nam nếu thoa Thanaka được mặc nhiên xem là "bóng" ở đây nhé mọi người ^_^. Tuy nhiên nếu bạn là du khách thì muốn bôi trét một chút chắc cũng không ảnh hưởng gì.
12105535186_4144fe1ebc_z.jpg


Cuộc sống nghèo khó nhưng cũng không làm giảm đi sự nhân văn của cuộc sống nơi đây. Đây là một viện dưỡng lão cho những người già neo đơn.
12105241214_0514876069_z.jpg


Chợ làng quê... mình rất thích cái nhìn của người cha dành cho con trong tấm hình này.
12105144823_73dbc63dfc_z.jpg


Đây có lẽ là bức tranh tả thực nhất về cuộc sống của người dân ở đây. Cuộc sống bên cạnh những ngôi đền, dưới ánh nắng đổ lửa và cát bụi mịt mù.
12104848615_d75db78aec_z.jpg
 
Có những lúc loay hoay, chui lủi, ngửa nghiêng làm một góc ảnh lạ. Hay tùy hứng lên đổi gu khác người.

BAGAN - MỘT GÓC NHÌN KHÁC​

Bình minh vùng đất cổ... đôi chút hoang tàn và cô quạnh.
12271516374_b1785a00be_z.jpg


Hoàng hôn như chàng họa sĩ tô vẽ những gam màu thời gian lên từng viên gạch nung đỏ...
12271044245_15be457dd3_z.jpg


Xa xăm có ai tỏ mờ về một thời lịch sử huy hoàng ngày xưa...
12271042295_ee9fe31a34_z.jpg


Chú bé mộng mơ cưỡi trăng đã câu được ngôi đền, cái tháp nào chưa?
12271611436_7a7fe93c1a_z.jpg


Sulamani và những tinh hoa chạm khắc trên từng bức tranh tường...
12271053305_eed26b501c_z.jpg


Một góc Ananda cổ kính còn sót lại trước khi được trung tu thành màu trắng thạch cao...
12271209203_30e973c77d_z.jpg


Sư tử hai thân, oai vệ kiêu hùng trấn giữ trang nghiêm cho những ngôi đền.
12271624106_100fd9699b_z.jpg


Một ngôi đền nhỏ những dưới chân đền được điêu khắc rất nhiều linh thú...
12271043165_a201892166_z.jpg


Bốn tượng Đức Phật ở bốn hướng trong đền Ananda (những Đức Phật đã vào Niết Bàn).
12271509144_f505c93cfb_z.jpg


Chùa Bupaya, ngay bến tàu trên sông Ayeyarwady.
12271054465_84db009161_z.jpg
 
Đến Bagan... đối với riêng tôi, có hai khoảnh khắc không thể bỏ qua. Đó là khi mặt trời bắt đầu ló dạng chào ngày mới và khi cả bình nguyên Bagan bắt đầu ráng vàng trong ánh chiều tà. Chẳng thế mà trong ba ngày ở nơi đây, dù rất ngại dậy sớm hay về khuya, tôi cũng đã đủ ba buổi sáng, ba buổi chiều ngồi vắt vẻo ngắm bình mình và hoàng hôn nơi đất cố đô đẹp lạ lùng này.

BAGAN - TRONG ÁNH CHIỀU TÀ​

Cả một vùng đất rộng lớn, rực rỡ vàng dưới ánh nắng chiều. Bụi mờ, gạch đỏ, nắng vàng... cả một vùng đất đẹp một cách kì lạ, đẹp buồn đến man mác.
12271672496_779a6fc621_z.jpg


Những tay săn ảnh chuyên nghiệp hay nghiệp dư như tôi đều chọn cho riêng mình một góc để mà bấm tách hay chỉ đơn giản là thả hồn ngồi ngắm hoàng hôn nơi đây. Đến nơi đây bạn sẽ là một họa sĩ, một thi sĩ, một nhạc sĩ...
12271258603_0aeac31e93_z.jpg


Cây, nắng chiều và đền tháp... Một góc ảnh tầm thấp nhưng thực sự quyến rũ lòng người.
12271102175_a02eb72c0a_z.jpg


Phải chăng... Kìa ánh chiều xa vời, bóng đêm mùa cũ đâu rồi?
12271099955_fef7d48472_z.jpg


Đẹp rực rỡ như một bức tranh... khó từ ngữ nào của bản thân tôi có thể tả được.
12271536254_ce4fe6c589_z.jpg


Chào nhé một ngày tất bật... và chúng ta lặng lẽ mong chờ.
12271241133_3b86c75af1_z.jpg


Cô quạnh nhưng vẫn đẹp. Mây nói, gió đùa, chim kêu, tiếng vó ngựa ung dung...
12271088545_86c2808b65_z.jpg


Ai cũng cố gắng lưu lại khoảnh khắc cho riêng mình...
12271660076_6cd2180ffe_z.jpg
 
Những ngôi đền, tháp và chùa Shwezigon tráng lệ, rực rỡ trong ánh đèn đêm. Dù Bagan có thiếu điện sinh hoạt, người dân vẫn sẵn lòng hy sinh nhu cầu sinh hoạt cá nhân để góp điện thắp sáng những ngôi đền linh thiêng của họ, một sự hy sinh lớn lao rất đáng suy ngẫm.

BAGAN - BÓNG ĐÊM MÙA CŨ​

Nhìn từ Shwesantaw, đền Ananda về đêm đẹp rực rỡ.
12271708886_ece1588cdb_z.jpg


Thatbyinnyu dưới ánh đèn đêm sừng sững và tráng lệ.
12271135455_c213ff5864_z.jpg


Htilo Mininlo về đêm kỳ bí và cô liêu...
12271580744_704412d917_z.jpg


Chùa Shwezigon được xây dựng dưới thời trị vì của vua Anawrahta, người sáng lập vương quốc Bagan. Vua Anawrahta xây dựng chùa để cất giữ xá lợi Phật, trong đó có bản sao của xá lợi răng thiêng liêng ở Kandy, Sri Lanka. Ngôi chùa được hoàn thành vào năm 1102 dưới thời trị vì của vua Kyansittha.
12271287243_d1d263d728_z.jpg


Chùa Shwezigon là ngôi chùa vàng đầu tiên được xây dựng tại Myanmar đồng thời cũng là nguyên mẫu tiêu biểu cho các ngôi chùa sau này. Chùa Shwezigon là ngôi chùa vàng lớn thứ hai tại đất nước này (sau chùa vàng Shwedagon ở Yangon).
12271575434_f73ed30b4d_z.jpg
 
Chào KBC8288,

Mình rất thích bài viết của bạn. Viết rất chi tiết và chia sẻ kinh nghiệm rất tường tận. Mình cũng sắp sang Miến Điện từ 15 tới 24 tháng 2. Chỉ đi Mandalay và Bagan thôi. Đi cho thong thả một chút. Mình có 2 thắc mắc nhờ bạn hướng dẫn giùm nhé!
1. Thời gian gần đây thấy có tờ 100 USD mới ( số 100 màu vàng), không biết là có bắt buộc phải đem loại mới đi không hay loại 100 USD đang lưu hành từ trước đó mới đổi sang Kyat cũng được?
2. Với nếu đi 6 ngày ở Miến Điện thì bạn có kinh nghiệm là nên đổi bao nhiêu USD sang kyat không ? ( Chủ yếu là tham quan, mua sắm căn bản thôi)
Lần đầu sắp sắp đi Miến Điện nên tìm hiểu thông tin. Cảm ơn bạn,

Hạnh
Mình đã đi Myanmar vào tháng 8/13 trong 10 ngày qua các điểm Mandalay-Bagan-Inle Lake-Yangon với chi phí 450$ đã bao gồm vé máy bay đó. Nếu bạn cần thông tin về giá cả thị trường thì cứ gửi thư cho mình, rất sẵn lòng.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,032
Members
192,336
Latest member
hakhaclinh
Back
Top