Myanmar - Miền giao thoa văn hóa
Trước khi đến Myanmar, tôi cũng lọ mọ tìm hiểu đôi điều về đất nước con người và văn hóa nơi đây. Myanmar nói chung, mà chính xác hơn là thành phố Yangon vốn dĩ được gọi là nơi văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa giao thoa. Như tựa đề một cuốn sách nổi tiếng "Where India meets China" đủ để nói lên sự đa dạng về văn hóa, sắc tộc của đất nước này. Là nơi hội tụ ẩm thực, kiến trúc của rất nhiều nền văn hóa lớn xung quanh, là nơi giao thoa của Phật giáo Nam Bắc...
Myanmar đẹp từ cảnh vật đến con người, bản sắc văn hóa. Myanmar có những nét mộc mạc quyến rũ rất riêng, rất đẹp và mọi người nên đi nhanh. Vì có lẽ theo đà mở cửa với thế giới, sợ rằng người dân sẽ không còn mặc longyi mà là quần jeans, không còn nhai trầu nhóp nhép mà là chewing-gum, cầu gỗ sẽ được thay bằng cầu dây văng, thuyền chèo một chân ở Inle Lake sẽ được thay bởi những chiếc canô cao tốc. Những khu vườn nổi, những ngôi nhà lá sẽ không còn...
Hãy đi Myanmar và hãy tiêu tiền đúng chỗ. Tiền có thể phải chi trả nhiều nhất sẽ là tiền đi lại. Nên có một lịch trình để chọn phương tiện di chuyển phù hợp, quản lý được túi tiền và thời gian. Tôi cũng đã lên một bản kế hoạch khá tỉ mỉ. Nhưng lên kế hoạch là một chuyện, đến nơi vì cảnh đẹp mà vỡ một phần "plan" lại là một câu chuyện khác. Khả năng vỡ kế hoạch là bình thường tùy theo sự lưu luyến cảnh vật, văn hóa của từng người. Tuy nhiên điều này cũng xứng đáng ^_^...
Tôi đã chọn hành trình Bagan - Yangon vì nhiều lí do. Yangon thì màu sắc rực rỡ, hài hòa giữa những thái cực đối lập nhau. Bagan thì đầy bụi băm và màu thời gian. Bagan, nếu nói một cách trọn vẹn không hề khoa trương thì Bagan là nơi ôm trọn vẹn linh hồn của đất Miến.
>>> Mingalaba là cách người dân Miến chào hỏi, nghĩa là "chúc tốt lành". Mỉm cười và nói “mingalaba” đúng trong bất cứ tình huống nào. Đây là cách chắc chắn nhất để lấy sự thân thiện của bất kỳ ai.
>>> Thanakha là một loại bột làm từ cây gì đó không biết tên. Người ta bán từng khúc cây này hoặc bột đã mài sẵn. Người dân mua về, mài ra trộn với nước rồi thoa lên mặt. Tác dụng chính là để chống nắng, dưỡng da. Các cô gái bôi lên mặt rồi vẽ thành hình này hình kia nhìn cũng hay hay, ngộ ngộ...
>>> Đàn ông xứ Miến mặc váy và ăn trầu. Váy của đàn ông gọi là longyi, màu đậm, được túm trước bụng. Váy của phụ nữ là shayi, có nhiều hoa văn và được quấn lại một bên hông. Đi đường, thỉnh thoảng lại thấy các đấng nam nhi hồn nhiên mở váy ra rồi túm lại (do bị tụt vì nhiều nguyên nhân ^_^). Nhìn thì đơn giản nhưng mặc một chiếc Longyi cho chắc chắn đó là cả một vấn đề. Longyi là trang phục truyền thống của đàn ông, nó như một dấu hiệu báo cho tất cả du khách biết rằng họ đã đến đất nước Myanmar này.
>>> Uống trà lá, ăn mohinga. Nói đến Myanmar, ai cũng nói đến tục ăn trầu, nhưng có một thứ mà theo tôi quan sát thì người dân còn “nghiện” hơn ăn trầu đó là… ngồi uống trà lá ở các quán cóc. Uống trà, tán dóc ở Miến đơn giản và xuề xòa như chính con người của họ. Nhiều người ra quán trà để ăn sáng (và phần lớn ăn “món kinh điển” của Myanmar là mohinga, mì gạo và súp cá.
>>> Tu giữa đời thường. Cứ mỗi sáng sớm các nhà sư sẽ đi khất thực. Theo Phật giáo Nam Tông nguyên thuỷ (Theravada), các nhà sư không được kêu gọi cúng dường. Một hàng dọc các nhà sư choàng áo đỏ, đi chân đất, tay ôm bình bát cúi đầu im lặng bước đi khất hành. Còn người dân nơi đây không cần vào chùa tụng kinh, cũng không cần khoác áo cà sa. Mỗi ngày, người dân Myanmar vẫn “tu” bằng chính lối sống của họ: thật thà, chất phác hiền lành và vô cùng hiếu khách.
Chuẩn bị đi thì nên cần mang:
+ Nón: rất nắng, rất nóng và gắt nếu bạn đi vào thời gian sau tháng 3.
+ Dép: nếu thích đi đền, chùa thì nên mang theo một đôi dép. Dễ cởi ra, mang vô. Dễ nhét vào cái túi nào đó đang mang trên mình để đi chân không (không vớ) vào đền chùa tham quan.
+ Bao tay: dậy sớm đi xe đạp, xe ngựa, đi thuyền hay dùng tay vịn vào thành cầu thang bằng sắt lạnh ngắt để leo lên tháp thì bao tay là thứ rất nên mang theo người.
+ Các bạn nữ có lẽ nên mang theo khẩu trang. Đi giữa những con đường đất đỏ đầy bụi dưới vó ngựa của Bagan thì khẩu trang cho các bạn có lẽ không thừa ^_^.
+ Thuốc đau đầu sổ mũi (thời tiết ở đây sáng rất lạnh, trưa rất nóng chiều lại lạnh rất dễ làm xây xẩm nhiều người). Thuốc đau bụng (phòng trường hợp không quen món ăn hay do ăn bốc cho giống dân bản địa ^_^).
Trước khi đến Myanmar, tôi cũng lọ mọ tìm hiểu đôi điều về đất nước con người và văn hóa nơi đây. Myanmar nói chung, mà chính xác hơn là thành phố Yangon vốn dĩ được gọi là nơi văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa giao thoa. Như tựa đề một cuốn sách nổi tiếng "Where India meets China" đủ để nói lên sự đa dạng về văn hóa, sắc tộc của đất nước này. Là nơi hội tụ ẩm thực, kiến trúc của rất nhiều nền văn hóa lớn xung quanh, là nơi giao thoa của Phật giáo Nam Bắc...
Myanmar đẹp từ cảnh vật đến con người, bản sắc văn hóa. Myanmar có những nét mộc mạc quyến rũ rất riêng, rất đẹp và mọi người nên đi nhanh. Vì có lẽ theo đà mở cửa với thế giới, sợ rằng người dân sẽ không còn mặc longyi mà là quần jeans, không còn nhai trầu nhóp nhép mà là chewing-gum, cầu gỗ sẽ được thay bằng cầu dây văng, thuyền chèo một chân ở Inle Lake sẽ được thay bởi những chiếc canô cao tốc. Những khu vườn nổi, những ngôi nhà lá sẽ không còn...
Hãy đi Myanmar và hãy tiêu tiền đúng chỗ. Tiền có thể phải chi trả nhiều nhất sẽ là tiền đi lại. Nên có một lịch trình để chọn phương tiện di chuyển phù hợp, quản lý được túi tiền và thời gian. Tôi cũng đã lên một bản kế hoạch khá tỉ mỉ. Nhưng lên kế hoạch là một chuyện, đến nơi vì cảnh đẹp mà vỡ một phần "plan" lại là một câu chuyện khác. Khả năng vỡ kế hoạch là bình thường tùy theo sự lưu luyến cảnh vật, văn hóa của từng người. Tuy nhiên điều này cũng xứng đáng ^_^...
Tôi đã chọn hành trình Bagan - Yangon vì nhiều lí do. Yangon thì màu sắc rực rỡ, hài hòa giữa những thái cực đối lập nhau. Bagan thì đầy bụi băm và màu thời gian. Bagan, nếu nói một cách trọn vẹn không hề khoa trương thì Bagan là nơi ôm trọn vẹn linh hồn của đất Miến.
---------------------------------------------------------------
>>> Mingalaba là cách người dân Miến chào hỏi, nghĩa là "chúc tốt lành". Mỉm cười và nói “mingalaba” đúng trong bất cứ tình huống nào. Đây là cách chắc chắn nhất để lấy sự thân thiện của bất kỳ ai.
>>> Thanakha là một loại bột làm từ cây gì đó không biết tên. Người ta bán từng khúc cây này hoặc bột đã mài sẵn. Người dân mua về, mài ra trộn với nước rồi thoa lên mặt. Tác dụng chính là để chống nắng, dưỡng da. Các cô gái bôi lên mặt rồi vẽ thành hình này hình kia nhìn cũng hay hay, ngộ ngộ...
>>> Đàn ông xứ Miến mặc váy và ăn trầu. Váy của đàn ông gọi là longyi, màu đậm, được túm trước bụng. Váy của phụ nữ là shayi, có nhiều hoa văn và được quấn lại một bên hông. Đi đường, thỉnh thoảng lại thấy các đấng nam nhi hồn nhiên mở váy ra rồi túm lại (do bị tụt vì nhiều nguyên nhân ^_^). Nhìn thì đơn giản nhưng mặc một chiếc Longyi cho chắc chắn đó là cả một vấn đề. Longyi là trang phục truyền thống của đàn ông, nó như một dấu hiệu báo cho tất cả du khách biết rằng họ đã đến đất nước Myanmar này.
>>> Uống trà lá, ăn mohinga. Nói đến Myanmar, ai cũng nói đến tục ăn trầu, nhưng có một thứ mà theo tôi quan sát thì người dân còn “nghiện” hơn ăn trầu đó là… ngồi uống trà lá ở các quán cóc. Uống trà, tán dóc ở Miến đơn giản và xuề xòa như chính con người của họ. Nhiều người ra quán trà để ăn sáng (và phần lớn ăn “món kinh điển” của Myanmar là mohinga, mì gạo và súp cá.
>>> Tu giữa đời thường. Cứ mỗi sáng sớm các nhà sư sẽ đi khất thực. Theo Phật giáo Nam Tông nguyên thuỷ (Theravada), các nhà sư không được kêu gọi cúng dường. Một hàng dọc các nhà sư choàng áo đỏ, đi chân đất, tay ôm bình bát cúi đầu im lặng bước đi khất hành. Còn người dân nơi đây không cần vào chùa tụng kinh, cũng không cần khoác áo cà sa. Mỗi ngày, người dân Myanmar vẫn “tu” bằng chính lối sống của họ: thật thà, chất phác hiền lành và vô cùng hiếu khách.
---------------------------------------------------------------
Chuẩn bị đi thì nên cần mang:
+ Nón: rất nắng, rất nóng và gắt nếu bạn đi vào thời gian sau tháng 3.
+ Dép: nếu thích đi đền, chùa thì nên mang theo một đôi dép. Dễ cởi ra, mang vô. Dễ nhét vào cái túi nào đó đang mang trên mình để đi chân không (không vớ) vào đền chùa tham quan.
+ Bao tay: dậy sớm đi xe đạp, xe ngựa, đi thuyền hay dùng tay vịn vào thành cầu thang bằng sắt lạnh ngắt để leo lên tháp thì bao tay là thứ rất nên mang theo người.
+ Các bạn nữ có lẽ nên mang theo khẩu trang. Đi giữa những con đường đất đỏ đầy bụi dưới vó ngựa của Bagan thì khẩu trang cho các bạn có lẽ không thừa ^_^.
+ Thuốc đau đầu sổ mũi (thời tiết ở đây sáng rất lạnh, trưa rất nóng chiều lại lạnh rất dễ làm xây xẩm nhiều người). Thuốc đau bụng (phòng trường hợp không quen món ăn hay do ăn bốc cho giống dân bản địa ^_^).
Last edited: