What's new

Myanmar - Những ngày lật đật trên đất Phật của đôi vợ chồng thổ tả

Myanmar - Những ngày lật đật trên đất Phật của đôi vợ chồng thổ tả

Chào cả lò, cuối cùng thì sau bao nhiêu ngày nằm im thở khẽ, tui và Scooby Doo của tôi mới có dịp được vùng vẫy tung hoành đây đó 1 thời gian để lấy lí do lí trấu viết lách bốc phét chém gió với thiên hạ trên này. Chả là cách đây không lâu, Vietnam Airlines đã ân sủng ban phát 1 loạt vé rẻ cho các con dân yêu thích đam mê du lịch. Chúng tôi cũng ngồi rung đùi chống cằm gác chân lên gáy chong đèn săn lùng vé, ngáp dài ngáp ngắn 1 đêm thì chúng tôi cũng tìm được vé đi Myanmar với giá 190k, vâng, đúng là 190k khứ hồi ạ. Nhưng sau khi cộng phí phẹc vào thì tổng giá vé khoảng tầm 2tr7 1 người. Myanmar quả thật là đất nước có mức phí đắt vãi nhất châu á.

Mà cũng có thể các bạn đã quên mất chúng tôi là ai thì đây là nhân diện của chúng tôi nhé

14010431030_0174734eed_c.jpg



14217207733_04e4fc18d5_c.jpg


Đây là những giờ phút cuối cùng của chúng tôi tại sân bay Nội bài trước khi khởi hành chuyến bay thẳng đến Yangon.

Đợt này, không còn những chiếc xe máy tung hoành tự do nữa, chúng tôi phải cun cút đóng vai những du khách di chuyển bằng phương tiện công cộng, đơn giản vì Myanmar quá xa để phóng xe đến, mà có đến được thì các bác ý cũng chê xe xấu không cho nhập cảnh, hê hê. Phái đoàn của chúng tôi theo dự định có 5 người, nhưng đến phút chót chỉ còn có 3 người, tôi là thằng đàn ông duy nhất.

Bạn có biết lí do nào để chúng tôi quyết định đi Myanmar không? vì 1 số người nói, Myanmar, với tốc độ mở cửa như hiện nay, thì chỉ vài năm nữa thôi, có thể Myanmar sẽ mất đi cái chất Myanmar như ngày nay, hãy đi trước khi mọi thứ thay đổi. Vậy là đủ để chúng tôi xách mông lên ngay. Và thực tế là hiện nay lượng khách du lịch quốc tế đến quốc gia này rất đông, bất chấp việc các loại phí và chi phí ở đây khá đắt đỏ so với chất lượng dịch vụ cung cấp, có thể họ cũng tò mò về miền đất Phật này.

Chuyến bay dài 1h30 nhanh chóng đưa chúng tôi thẳng đến cựu thủ đô Yangon của Myanmar,hãy nhớ cạp hết những thứ gì VNA đưa, vì theo ý tôi, nó khá ngon so với những món ăn sắp ăn ở Myanmar đấy, hê hê

14010435970_bceca5c6b4_c.jpg


Sân bay bé tẹo ở Yangon

Ở Việt Nam không thể đổi thẳng tiền sang tiền Kyat của Myanmar (có thể đọc là chạt), vì vậy điều cần làm là nên đổi sang USD, găm lấy chục tờ vào mông rồi sang đó đổi ở sân bay sang Kyat, có rất nhiều quầy đổi tiền tại sân bay, bạn cứ từ tốn mà đi ngắm xem chỗ nào đổi lợi nhất, như Chúng tôi đi dò la thì cuối cùng đổi ở 1NH với tỉ giá 1 USD= 960 Kyat, mà 1 USD coi như = 21k VN, vì vậy có thể suy đơn giản tàm tạm là 1000 Kyat thì bằng 22k VNĐ, hãy nhớ con số 22 này, để tránh trường hợp lạ tiền, thấy số nhỏ, cứ tiêu vung tay quá trán rồi hết đường về quê mẹ luôn. Trước khi mua 1 món gì đó, hãy làm 1 phép tính nhanh xem nó tốn bao nhiêu tiền cụ Hồ nhé, điều này có thể không đúng nếu bạn rủng rỉnh ăn chơi ko sợ mưa rơi. Nhớ xin bản đồ của các nơi bạn đến ở quầy Tourist information ngay gần cửa ra nhé. Nếu không thì khi đến điểm du lịch lại phải mua mất xiền đới.

Kế hoạch của bọn mình là thế này, trừ ngày bay sang và đi bus đêm thì bọn mình có 6 ngày, sẽ dành 2 ngày ở Mandalay, 2 ngày ở Bagan, và 2 ngày ở Yangon. Hầu hết mọi người đến Myanmar đều đi 4 điểm là Mandalay, Bagan, Yangon và Inle lake, vì Ko đủ thời gian nên bọn mình loại Inle Lake vì nghe nói nó tương đối giống... hồ Ba Bể nhà ta và thua xa miền Tây sông nước.

Trở lại với Sân bay, chúng tôi phải nhanh chóng bắt taxi đến Bus Station, để đón xe đi Mandalay, lạ nước lạ cái, chả biết cái khỉ gì, tóm bừa mấy chú taxi ở cửa, hỏi giá thì đều báo 8000 Ky cho 3 người, lắc đầu chê đắt, chúng tôi đi xa hơn khỏi đám taxi ngay cửa sân bay, tóm 1 chú mặt hiền hiền và hỏi thì được báo giá 6000 Ky, tôi cười nhăn nhở: "5000, last price, ok or not?" Vậy là xong. Đường phố khu vực này về tối nhìn như nông thôn Việt Nam nhưng xe cộ thì đông đúc và nhộn nhạo hơn, khói bụi và hơi nóng phả vào hầm hập làm tôi thấy lo lắng cho chuyến đi của mình. Chúng tôi chẳng phân biệt được phương hướng cái mẹ gì, đành ngồi ngắm nhìn phố xá.

Bến xe của Yangon chúng tôi đến khi đó cảm giác rộng kinh khủng, rộng hơn bất cứ bến xe nào của Việt Nam, với đủ các khu nhà ngang dọc như những khu phố nho nhỏ, tôi đoán là mỗi 1 khu như vậy sẽ tập trung các xe đến cùng 1 điểm, từng nhà xe ở đây tự bán vé, tự xuất bến độc lập. Anh taxi nhiệt tình đi tìm mua vé giúp chúng tôi đã quay lại với báo giá 12500 Kyat/người đến Mandalay. Với phong cách Việt Nam đa nghi như Tào Tháo, chúng tôi chắc mẩm rằng anh chàng đã kịp phím và nâng giá rồi nên lắc đầu lịch sự từ chối, cảm ơn và tự đi hỏi vé. Quả nhiên là giá vé đi Mandalay bình thường chỉ 10500 Ky (tầm 11 USD). Tuy nhiên rắc rối là các xe đều full, chỉ còn đúng cái xe của anh taxi cò mồi. Nhưng kệ mẹ, tôi cứ đi loanh quanh gần đó chơi cho biết, rồi cả tiếng sau mới quay lại đó hỏi, giá còn 12400Ky, và chỉ còn 3 ghế cuối. Nói thật đây là cơ hội cuối cùng để chúng tôi đến Mandalay đúng dự kiến, nếu giá có cao hơn nữa chúng tôi cũng phải đi. Nhưng chúng tôi vẫn khẽ cười nhẹ: "***", đắt quá, giảm giá đi, tao đi normal bus thôi, *** đi VIP đâu (nói bằng Tiếng anh) và giá cuối cùng đã về mức 10400 Ky, vẫn cái xe đó (cái xe mà nó gọi là Vip bus)

14010470447_e54699b0c3_c.jpg


Xe ở Myanmar thì ko có giường nằm như phần lớn xe ở Việt Nam, nhưng các dịch vụ khá tốt. Vừa lên xe chui xuống cuối, có mấy cậu bé người Myanmar chắc tầm 20 tuổi đưa tôi chai nước, tôi ban đầu tưởng như ở VN, cầm vào là bị đòi tiền, hóa ra là họ hiếu khách và có vẻ thích thú khi tiếp xúc với người nước ngoài. Dù bất đồng ngôn ngữ, nhưng mấy chú này chăm sóc chúng tôi khá kĩ, từ việc giúp hạ ghế, đánh thức đi đánh răng hay gọi khi đến bến.

14194548782_37fa6bc1bc_c.jpg


Buồn cười là nửa đêm, tất cả hành khách bị dựng dậy phát cho mỗi người 1 cái bàn chải, kem đánh răng và khăn mặt rồi bị đưa đi đánh răng tập thể (chắc phải sạch mới cho lên xe đi tiếp), +1 cho tinh thần vệ sinh Myanmar. "keep your hands and face clean" - khẩu hiệu được ghi trên túi đựng khăn và bàn chải

Chuyến xe tốc hành với tốc độ kinh khiếp, nếu ở Việt Nam, khoảng cách 600km đi mất hơn nửa ngày thì ở đây chỉ 8 tiếng, vì vậy chúng tôi đến Mandalay rất sớm, tầm hơn 5h sáng, và Mandalay đón chúng tôi bằng hình ảnh

14010434348_bbacc89383_c.jpg



Lại công cuộc mặc cả taxi, giá chốt là 5000 ky/3 đứa. Chúng tôi bảo taxi đưa đến khu trung tâm nhất, và chúng tôi được thả ngay đến Clock Tower, khá gần hoàng cung. Tìm đến Nylon Hotel theo recommend trên mạng nhưng giá của nó k còn là 15$ mà là 35 và 45$/phòng, tếch thẳng. Kinh nghiệm cho các bạn đi sau là nếu đến Mandalay thì ở xa Hoàng cung ra cũng được, chỗ này thích hợp chạy bộ buổi sáng sớm nhưng ở càng gần thì càng đắt, cứ dọc đường 25th mà lùi xa hoàng cung ra thì sẽ kiếm được nhiều ks đẹp hơn và rẻ hơn.

14193808621_d2640dfe2d_c.jpg


Lang thang đi tìm khách sạn ở đây khá khó, và nếu bạn chưa biết thì giá khách sạn ở Myanmar thuộc hàng đắt nhất Châu Á nếu so với chất lượng của nó, với 25 USD, chúng tôi thuê được 1 căn phòng tồi tàn như nhà Việt Nam 15 năm trước, tuy rằng cũng có điều hòa. Một số khách sạn nhìn tương đương nhà nghỉ bên ta có giá 35-40 USD, vái cả nón.

Đây là khách sạn mà chúng tui ở, Tây tàu cũng đủ cả

14197100165_d30d2410eb_c.jpg


Cửa lưới chống muỗi

14173966536_554a5ffdc0_c.jpg


Và cái điều hòa rất mát nhưng nhìn thì không nghĩ là nó còn hoạt động được. Với tôi cứ phòng mát, đệm êm là được rồi, chỉ để ngủ cho ngon thôi mà

14197235204_6efde3588c_c.jpg
 
Last edited:
Re: Myanmar - Những ngày lật đật trên đất Phật của đôi vợ chồng thổ tả

Dạo này lu bù quán xá quá nên bây giờ mới có tí thời gian mà lên chém tiếp với các bác trên này.

Tiếp tục hành trình của ngày hôm ấy, điểm đến tiếp theo của chúng tui là Sagaing Hill với hàng đống chùa tháp sơn son thiếp vàng. Nơi đây đã trở thành thủ đô hoàng gia trong một thời gian ngắn giữa những năm 1760 – 1763. Để đến được Sagaing hill chúng tui phải đi qua cái cầu Ava mới, còn lúc về thì chú Moe dẫn chúng tôi đi đường cầu cũ, kiểu kiểu thô sơ hơn cả cầu Long Biên nhà ta ấy, thu phí qua cầu tính ra có 4500 VNĐ.

14288304844_ffcd607997.jpg


Myanmar chỉ mới mở cửa được vài năm, phương tiện giao thông cũng còn nhộm nhoạm với đủ loại tay lái trái phải lung tung xèng, thế nhưng giao thông của họ khá trật tự & người tham gia giao thông cũng có ý thức hơn Việt Nam. Dù trên đường khá đông xe cộ & lộn xộn nhưng mọi người đi lại rất đúng luật, các chú cảnh sát đứng ở khắp nơi phân luồng vì không có đèn xanh đèn đỏ nhưng ai cũng chấp hành nghiêm chỉnh, tắc đường cũng chỉ thoáng chốc là gỡ được luôn. Trạm thu phí của cầu cũng rất thô sơ, không xé vé, không bảng điện tử, chỉ cần đưa tiền và nhận tiền trả lại, vậy là đi, thế nhưng không ai vì thế mà chạy nhanh trốn phí cầu đâu nhé. Khoản này làm tui lại nhớ đến các bạn Lào thật thà, tham gia giao thông thì nhường nhịn thôi rồi.

Đường lên đỉnh đồi uốn lượn quanh co, càng lên cao càng dốc và cua tay áo liên tục, nếu bạn thấy được cảnh tượng lúc ấy chắc chẳng thể nào nhịn được không bò lăn ra mà cười, chú lái xe thì mắm môi mắm lợi nhấn ga hết cỡ để cố gắng lên dốc cho nhanh kẻo tụt (của đáng tội cái xe máy nó không khỏe cho lắm thì phải), tôi thì vừa ngồi vừa nắm sẵn tay cầm cánh cửa xe để bung cửa nhao ra bất cứ lúc nào, vợ tôi thì mắt trợn tròn mồm cũng tròn nốt vì dù nàng ta cũng đã từng cầm vô lăng chinh chiến nơi núi rừng phía Bắc nhưng cũng chưa bao giờ phóng như sắp bay xuống vực như thế. Lên đến nơi mà chúng tôi tưởng như vừa chơi thể thao mạo hiểm vậy.

Đồi Sagaing được biết đến như “nơi cư trú của các vị thánh”. Bạn nên phi lên đỉnh đồi, nơi có chùa Umin Thonze, rồi phóng tầm mắt ra ngắm nghía, ngay phía dưới thôi là dòng sông Irra Wady dài nhất Myanmar đang hiền hòa lượn quanh chân đồi, một vùng rộng lớn toàn là chùa tháp. Những ngọn tháp cao, những ngôi chùa đồ sộ ẩn mình trong những tán cây, ở đó hơn 9.000 thiền sư, thiền sinh đang sống, tu tập. Giữa cái nắng chói chang như thiêu như đốt, những đền chùa vàng, trắng đủ loại lại càng bừng sáng hơn bao giờ hết. Khu vực này thì đặc biệt ít nhà dân, hầu như chúng tôi không nhìn thấy mấy.

14289124475_539d67280d.jpg
[/url]

Đường lên Umin Thonze với mái che râm mát nhưng lại thành nỗi vất vả khốn khổ với 2 vợ chồng tui khi phải leo lên các bậc thang với 2 đôi chân thương tật còn đang băng bó và chưa tháo chỉ. (Cái này tui sẽ kể sau)

14265702136_29fb1d0ed7.jpg


Mặc dù là giữa trưa, nắng không mở nổi mắt còn chân thì bỏng rát khi đi trên nên gạch nhưng 3 đứa tui vẫn phải hớn hở chụp cho được cái ảnh gọi là có cả đoàn

14102200800_934891d602.jpg


Bên trong chùa có hàng tượng Phật như nè

14102222868_5f43678ddc.jpg


Vợ tui chạy lăng xăng tới lui chụp ảnh, phi phăm phăm ngoài sân nóng bỏng, mặt mũi hớn hở nhưng tui bít thừa là nàng ta nóng chân lắm nhưng cố tỏ ra oách xà lách với thương binh như tui. Tui thì chỉ thích đi vòng quanh kiếm những chỗ như này ngồi mà hưởng gió

14102515780_161c1cf9f3.jpg


Kaung Hmudaw- chùa này có sân rất rộng, chạy nhảy thỏa mái, hành lang dài tha hồ ngồi nghỉ, từ trên này cũng có thể view được toàn cảnh hill

14287165972_1c78938d4f.jpg


Ở ngoài cửa có bàn thu xiền camera nhưng các chú đi ăn trưa hết cả rùi nên tụi tui cứ chụp choẹt tẹt bô hem ai hỏi, tượng Phật ở đây cũng rất lớn, 2 bên có 2 con, 1 con ếch và 1 con thỏ, vợ tui chỉ thích ăn cà rốt thui nên nó chọn con thỏ

14102475479_d7e22b694d.jpg


Được cái chùa chiền bên này rất là to, nên các cột trụ cũng to không kém, phong cách trang trí ưa thích ở đây có thể nhận thấy ngay là sơn son thiếp vàng hoặc gắn gạch gương sáng lóa. Vào chùa mà cứ lóng lánh lung linh làm con thị cứ xoắn hết cả lên ra ôm cột chụp choẹt. Trẻ con nó hay ưa lấp lánh mà các bác nhỉ

14102623117_8ecf9d63f9.jpg


Trên chùa này mà nhìn xuống thì nó dư lày, hoa phượng cứ gọi là tưng bừng, ve cũng râm ran vui tai đáo để

14285846231_26bd595dfc.jpg
 
Last edited:
Re: Myanmar - Những ngày lật đật trên đất Phật của đôi vợ chồng thổ tả

Vì mải chơi nên chúng tui cũng chẳng để ý là đã quá trưa, bụng cũng không cảm thấy đói vì lúc nào cũng uống no nước. Chú Moe đề nghị đưa chúng tôi về bến đò đi Inwa, tiện thể ăn cơm luôn ở mấy quán nước nhỏ gần đó. Ok liền. Đường đi ra bến đò cứ râm mát như này, nếu k phải là đang đi chơi thì tui chỉ muốn vác ngay cái võng ra mắc rồi nằm lúc lắc đu đưa ở đấy mà ngắm giời ngắm đất ngắm cây

14131087838_32ebd495b4.jpg


Bữa cơm trưa kiểu Myanmar đây, 2$/người, trong thành phố thì chỉ khoảng 1,5$/ng thôi nhưng vì đang đi chơi nên tui thấy giá ấy cũng rẻ rùi, ăn 1 đĩa cơm to còn vật vã mãi mới xong mà được hỏi có ăn tiếp k để mang ra tiếp. Thức ăn thì có món chính là cà ri với các lựa chọn là gà/bò/lợn, còn món phụ thì đủ các loại nấu bung, ăn sống... À nói thêm là khắp nơi ở Myanmar đều uống Chinese Tea và luôn luôn free nhóe, nếu bạn k thích uống nước ngọt hay nước lọc trong chum thì vẫn còn nước uống đó thay thế

14131098589_ea95f31d71.jpg


Do đang bị thương ở chân nên cả 2 vợ chồng tui bị xuống máu chân, đi lại nhiều quá nên 2 chân lại càng sưng phồng như bắp chuối, không còn nhìn thấy mắt cá chân nữa luôn. Đi lại đau thấu trời cơ mà kệ, xá gì, ăn chơi trên hết. Vợ tui con nhà võ nên chịu đau giỏi, mặc dù cũng đau như tui nhưng nó không kêu nửa lời, còn tui vốn dĩ là thỏ đế nên tui cứ kêu um lên cho nó xuýt xoa chăm sóc cho zui cửa zui nhà

14337942463_910149073a.jpg


Khung cảnh chờ đò sang Inwa đông vui tấp nập. Giá là 800Ky/người – vé khứ hồi luôn. Vừa đặt mông lên đò, chưa kịp tận hưởng tí gió mát đã lại phải đứng dậy đi xuống, đò ngang ra bãi bồi nên nó chỉ ngắn như vậy thôi, hehe. Bác nào nếu không thích đi đò có thể vào làng theo hướng qua cầu từ phía Nam nhé

14317113144_41a75570b0.jpg


Inwa (còn được biết đến với cái tên Ava) cũng là 1 trong những thủ đô cũ nổi tiếng của Myanmar từ thế kỷ 14. Làng khá rộng nên nếu bác nào có ý định đi bộ thì xác định là sẽ khá mệt và tốn nhiều thời gian. Vừa mới đặt chân lên tới nơi chúng tui đã được hàng tá xe ngựa chạy ra mời chào tới tấp. Chúng tui chắc chắn là đi xe ngựa rồi vì chân cẳng không cho phép thư thái đi bộ, tuy nhiên còn phải xem giá đã nào. 5$/ng, 4$/ng… râm ran 1 vùng, có người đi luôn, có người trả 10$/xe, với chúng tui chỉ 5$/xe, cũng ok hết cả. (Các bác chú ý là xe ngựa ở đây chở được khoảng 4,5 khách)

14315922212_0d124ee5c9.jpg


Vó ngựa lọc cọc vang lên trên những nẻo đường nhỏ ở Inwa giữa buổi chiều hè. Vợ tui ngồi bên cạnh bác đánh xe để hóng hớt còn tui thì duỗi dài chân ra phía sau mà tận hưởng. Họ làm du lịch cũng chú ý giữ vệ sinh lắm, sau đuôi mỗi chú ngựa đều chăng 1 cái bao tải phòng khi các chú buồn đi ị thì vẫn sạch sẽ đường xá, đi xe ngựa cũng hay nhưng mà đường xấu thì lắc lư kinh phết, gặp phải những đoạn như thế muốn thúc ngựa chạy phải gõ gõ vào tấm gỗ hoặc nhọn mỏ phát ra tiếng kêu như chuột chít, hí hí. Đường cát và nắng bỏng rát, ngồi trên mà thấy tội con ngựa quá

14131095389_1eef5b2f8a.jpg


Bác đánh xe rất nhiệt tình chỉ dẫn cho chúng tui những chỗ tham quan, chỗ nào chúng tui không chụp ảnh là bác đều giới thiệu rồi cứ bảo chụp đi, chụp đi. Thì chụp thôi chứ chùa tháp kiểu này ở Ayuthaya nhiều vô kể, có chăng chỉ khác con sư tử 2 mông đứng gác 4 phía tháp mà thôi

14131085848_cc7a21174a.jpg


Đã lên xe ngựa thì ai cũng sẽ được dẫn đi như ai thành 1 vòng. Sau vài khu chùa tháp thì sẽ đến Bagaya Monastery, tu viện bằng gỗ tếch được trạm trổ công phu với 267 cây gỗ tếch to bự luôn. Nói chung trừ khách tây dễ nhận biết ra còn lại khi bạn bôi mặt bằng thanakar và trông đen đen giống dân địa phương thì cứ thế mà đi thẳng vào, chẳng ai thèm hỏi vé cả. Còn không thì chạy thẳng vào quầy, làm luôn cái vé 10$ vào tham quan tu viện, sau đó nhớ giữ lại vé để sử dụng ở tất cả các điểm tham quan còn lại trong nội thành Mandalay. Tụi tui đi với phương châm tiết kiệm nên lách luật tùm lum tè le, bạn nào có từng đi nghiêm chỉnh cũng đừng lên án nhé, mỗi người mỗi khác mà, hì hì
Quầy bán hoa quả phía ngoài cổng tu viện gỗ

14317112254_6e55c37634.jpg


Điểm đến tiếp theo là Watch Tower Namyint cao 30m được xây dựng năm 1822 nhưng đã bị hư hại do động đất. Leo lên trên tháp để ngắm cảnh và chụp choẹt cũng được nhưng mà nắng lắm.

14317746615_41a7a8e4fc.jpg


Và điểm cuối cùng phải đến thăm ở Inwa là đây - Tu viện Mahar Aung Mye Bon San, được xây cùng năm với đài vọng cảnh, có kiến trúc bên ngoài khá đẹp đấy chứ nhỉ

14337951443_9c33268e14.jpg
 
Re: Myanmar - Những ngày lật đật trên đất Phật của đôi vợ chồng thổ tả

Trở về từ Inwa sau khoảng hơn 2 tiếng rong ruổi, vẫn còn sớm để ngắm hoàng hôn trên cầu Ubein. Chúng tui lại quay lại quán cơm buổi trưa để ngồi nghỉ, chẳng cần gọi nước vì họ cho 1 cốc đá rồi, cứ Chinese tea mà tu thôi. Tui một phần mệt vì không quen nắng, một phần vì chân đau làm người cũng yếu hơn nên lăn đùng ra mà ngủ ngon lành, vợ tui thì lại thô lố thao láo ngồi lôi sổ sách ra viết nhật ký hành trình – tài liệu mà sau mỗi chuyến đi được tui sử dụng nhiều để viết bài vì tui hay quên lắm (mặc dù vậy lúc nó đang viết thì nó cấm không cho tui xem, kì cục thế chứ lị)

14307729046_28e6f8ddaa.jpg


Trước khi đi Myanmar, có người thì bảo đừng nên đi Mandalay, có người thì lại bảo đến Myanmar thì nhất định phải đi Mandalay, chúng tui cũng mò mẫm tìm hiểu, rồi thấy cái cầu Ubein trên ảnh hay quá nên quyết tâm đến ngó xem nó như nào, toàn gỗ tếch quý cơ mà, ở Việt Nam có khi sau 1 đêm bị trộm sạch cả cái cầu rồi ấy chứ đâu còn nguyên vẹn như vậy đâu.

Nằm ở ngoại ô thành phố Mandalay, U Bein được biết đến là cây cầu gỗ dài nhất thế giới. Cầu bắc qua hồ Taungthaman có chiều dài lên đến 1,2km được xây dựng vào những năm 1800 và vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.

14351058043_e734722f37.jpg


Số gỗ tếch khổng lồ làm nên cây cầu này bao gồm hơn 1.000 cột chống và vô số những ván gỗ được tận dụng từ các cung điện hoàng gia cổ xưa khi dời đô. Có 2 thời điểm mà bạn nên đến đây đó là bình minh và hoàng hôn, chúng tui ham ăn ham ngủ nên chỉ đi ngắm hoàng hôn thôi. Mới sớm nhưng có nhiều người đã thuê thuyền ra lượn

14144164768_d63db62e67.jpg


Bãi bồi phía dưới chân cầu, mùa nước cạn người dân cũng tranh thủ canh tác ở khu vực này, có một vài hàng quán mọc lên phục vụ du khách ngồi nghỉ ngơi ngắm cảnh. Thuyền đang chờ để chở khách ra giữa dòng

14327322891_891597b202.jpg


Chân tui sau 1 ngày đi lại không ngừng nghỉ đã sưng tấy và không thể di chuyển nữa vì mỗi bước đi là đau thấu trời xanh, tui đành ngồi nghỉ lại ở 1 trạm nghỉ để vợ tui lê lết đi chụp choẹt tiếp. Cầu U Bein khá dài nên cứ 1 đoạn lại có một trạm như này cho mọi người ngồi nghỉ ngơi tránh nắng

14351057403_1f408e9a78.jpg


Ở đây có rất nhiều quạ, bay rợp trời và đậu khắp mọi nơi, trên cầu, dưới bãi, thậm chí ngay cạnh chỗ tui ngồi.

14330072344_5058902edb.jpg


Chờ mãi rồi hoàng hôn cũng buông xuống

14351018003_91fa830a06.jpg


Bạn có thể thuê thuyền để lượn vòng vòng ngắm cảnh, nhưng cuối cùng vẫn quay về chỗ này để chụp choẹt. Các bác chèo thuyền sẽ biết đâu là những góc chụp đẹp nhất để dừng lại cho các bạn chụp ảnh. Vợ tui gặp 1 nhóm du khách Anh đang hỏi giá thuyền, nó thấy người ta nói thách quá nên chạy lại nói chuyện rồi mặc cả hộ họ mới kinh chứ, giá 4$/thuyền, tôi nghĩ là không ai có thể rẻ hơn thế.

14144311297_874a5e2619.jpg


Nếu không phải vì chân tui đau thì có lẽ chúng tui đã kiếm một con thuyền mà chơi cho sướng. Tui đang ngồi duỗi dài chân ra ngắm cảnh thì thấy vợ tui đi ngược trở lại (tui cứ nghĩ là nàng ta còn la cà lâu hơn cơ). Hóa ra vợ tui chạy ngược lên tìm tui, vì ở một nơi như thế này, được ở bên nhau bình yên mà ngắm nhìn là điều hạnh phúc hơn cả.

14307685326_f6a19caf4e.jpg


Vai kề vai, vợ tui dìu tui đi từng bước chầm chậm, ngược lại hết cây cầu để trở về bãi xe, điều đặc biệt là đi ngược chiều chúng tui cũng có 2 ông bà người Pháp đang dìu nhau giống hệt như thế với vết thương ở chân, vợ tui bảo "sau này già chúng mình vẫn bên nhau như thế", tui chả thèm nói gì, nhưng tui biết, tui và nàng sẽ dắt nhau đi khắp thế giới này cho đến khi không thể đi nữa. Chú taxi nhanh nhẹn đã nổ máy sẵn sàng đón chúng tôi trở về thành phố, chú giúp chúng tui đi mua cơm về, giúp vợ tui đi mua đá để chườm chân cho tui và còn chỉ chỗ siêu thị rồi ăn uống giải khát quanh nhà chúng tui để chúng tui có thể tìm nhanh nhất nếu cần nữa. Trước khi bước chân xuống xe, tui còn được chú dặn dò cẩn thận là nhớ đi mua vé xe về Bagan sớm đi, mua ở đâu, hãng nào thì tốt, giá thế nào... Thiệc tình là tốt bụng.
 
Last edited:
Re: Myanmar - Những ngày lật đật trên đất Phật của đôi vợ chồng thổ tả

Sáng ngày thứ 2, 3 đứa tui ngủ trương mắt ếch rùi mới mò dậy dắt nhau lên tầng 5 ăn sáng uống café, lại còn ngồi nhâm nhi trà ra chiều tỉ phú thời gian lắm. Chị bếp đã chuẩn bị sẵn bàn mài Thanakar để chờ chúng tui nhưng hôm nay chúng tui đành từ chối vì muốn ra ngoài chơi với khuôn mặt sạch sẽ, hehe.

Chân tui sau một buổi tối được chườm đá tích cực và kê cao lên ngủ đã xẹp hẳn xuống, không còn sưng nhiều nữa, có thể đi lại được cho đến hết ngày, lúc nó lại sưng như bắp chuối. Đi chuyến này em vợ của tui cũng khá vất vả khi phải sắp xếp mang theo bao nhiêu thuốc men bông băng sát trùng các kiểu, tui cũng lấy làm cảm kích lắm mặc dù mỗi lần em ấy rửa vết thương cho tui là tui chỉ muốn giãy đành đạch mà ăn vạ vì xót. Tui cũng phục em ấy ở cái khoản cắn răng chịu đau tự rửa vết thương hàng ngày, chả là em ấy cũng bị thương cùng lúc với tui nhưng vết thương to hơn nhiều, suốt ngày la oai oái bắt đền tui vì "chân xấu thế này sao lấy chồng khác được". hừ!

Xuống quầy lễ tân hỏi để đi Mingun thì được thông báo tin buồn là chuyến phà du lịch duy nhất từ Mandalay đi Mingun đã chạy lúc 9h, lúc mà chúng tôi còn đang nhẩn nha gặm bánh mì và liếm mứt.

Thu dọn hành lý xuống trả phòng và gửi đồ lại khách sạn, chúng tui gặp lại bác tài ngày hôm qua để tiếp tục một ngày lăng xăng mệt nhoài nữa. Trước khi đi chơi thì chúng tui đã kịp ghé qua 1 đại lý mua vé xe đi Bagan với giá 12.000 Ky/người có xe đón tận khách sạn để đưa ra bến, lưu ý với bạn là các đại lý có giá chênh lệch nhau nhé, giá dao động từ 10.000 – 12.000 Ky, ra thẳng bến Kyee Se Kan thì vào quầy đầu tiên mua của hãng Shwe Man Thu là tốt nhất.

Ăn chơi thì có sá gì, chúng tui vẫn quyết định Mingun thẳng tiến. Đến bến, thuê riêng 1 cái boat cho 3 đứa mất 25$, tính ra cũng chả tiếc vì bình thường vé phà du lịch đã là 6$/người rồi. Thuê boat như này thì không bị phụ thuộc thời gian vì phà du lịch sẽ quay về tầm trưa, chúng tui thì cứ chơi tẹt bô đến lúc không còn bóng khách du lịch nào ở Mingun nữa mới về.

Bến thuyền nó dư lày

14315099726_9694bc1f44.jpg


Còn cái boat chúng tôi thuê nó dư lày

14337593834_8a77f9a9a0.jpg


Thấy tầng 2 gió mát, chúng tui trèo lên ngồi nhưng nhanh chóng phải đổi ý, ngoan ngoãn chuyển xuống tầng 1 vì dù có mái che nhưng nắng nóng vẫn thật là khủng khiếp

14338350425_08513b77f2.jpg


Làng ven sông

14337592414_d737725d3c.jpg


Đi cùng với chúng tui còn có vợ và con bác lái tàu, họ nằm ngủ và đọc sách trên thuyền trông thật là nhàn hạ. Tui thắc mắc là họ đi với tụi tui một chuyến mất cả ngày như vậy thì họ chẳng làm gì khác nữa à. Tất cả chỉ trông vào tiền thuê boat hay sao?

Bác lái tàu với nước da đen bóng

14151739540_dc238b9a56.jpg


Thuyền trông thế nhưng có nhiều chỗ trạm trổ khá cầu kỳ và đẹp

14337590794_0f9680e134.jpg


Từ Mingun có thể xuôi dòng đến thẳng Inwa, nếu bạn nào có muốn đi 2 nơi này liền nhau nhé. Thực ra thuê boat cũng có cái sướng của nó, nên có nhiều bạn nước ngoài mặc dù đi từ sớm nhưng cũng bỏ qua phà du lịch để lựa chọn boat riêng, lúc đi ngược chiều còn thấy các bạn ấy và vợ tui ở mũi thuyền vẫy nhau rối rít.

Phương tiện đi lại của người dân để đến Mingun là thuyền như này

14338347505_7e46f1ec14.jpg


Người dân ở những làng ven sông thường ra sông tắm táp cho mát, trẻ con thì cứ thế mà tồng ngồng, chả sợ bố con thằng nào hết

14358538983_9a58b80405.jpg


Phụ nữ thì lúc tắm đều quấn khăn kiểu này

14338345845_59d8efe35c.jpg


Đến Mingun, bạn nào lười đi bộ thì có thể lựa chọn cho mình phương tiện này để tham quan các điểm

14337587554_bf1880c157.jpg
 
Last edited:
Re: Myanmar - Những ngày lật đật trên đất Phật của đôi vợ chồng thổ tả

Tất cả các điểm tham quan ở làng Mingun đều gói gọn trong phạm vi khoảng 1km, mỗi điểm chỉ cách nhau 200 – 300m nên bạn hoàn toàn có thể đi bộ được. Chú Moe còn cẩn thận vẽ hình và kí hiệu các điểm chơi vào cuốn sổ tay của vợ tui. Chú hẹn sẽ ở bên bờ đợi đón chúng tui bất cứ khi nào chúng tui quay lại. Tính theo thứ tự từ lúc cập bến thuyền sẽ là đây

14152246219_313e32880e.jpg


Chùa nào ở đây cũng có sư tử canh 4 phía, con sư tử này là biểu tượng của Myanmar, có in đầy trên tiền Myanmar đó. Tui được kể là, ngày xưa, nhà vua của Miến Điện là con của 1 con sư tử và công chúa, vì xấu hổ nên không ai được biết chuyện này. Sau 1 thời gian nhà vua trị vì, sư tử quay về kinh thành thăm con thì bị nhà vua dùng cung tên bắn chết. Để tỏ lòng tiếc thương, nhà vua cho đặt tượng sư tử ở các cửa chùa để thờ, nhưng dân chúng thì cứ nghĩ đơn thuần là nhà vua muốn cúng dường Tam bảo, nên từ đó chùa chiền khắp nơi đều đặt sư tử như vậy.

14152419457_792ff3a851.jpg


Vẫn đang là buổi sáng nhưng trời đã nắng khủng khiếp, tôi chỉ mau mau chóng chóng ngó nghiêng chỗ nào mát để mà nằm vật ra cho thích. Trong các đền chùa ở đây thường có rất nhiều chỗ hút gió, người dân cũng hay ra đây nằm nghỉ, tôi cũng lăn ra đấy luôn.

14337255532_31f4f0c991.jpg


Chùa bên ngoài nhìn rất đẹp nhưng bên trong lại khá cũ kĩ và đơn giản

14152417587_283b508e7f.jpg


Cái chùa hay đền tên gì k rõ, người thì bảo Earthquake Temple, người thì bảo Unfinish Pagoda, có người lại gọi Mingun Tower. Thời hưng thịnh, hàng ngàn nô lệ và tù nhân chiến tranh đã được sử dụng để xây dựng công trình này từ năm 1790 đến 1819. Nhà vua trực tiếp chỉ đạo thi công và mời những kiến trúc sư thành thạo nhất về việc tạo móng cho công trình. Mỗi cạnh đáy dài hơn 150m. Nói chung lại là cái này cực kì to, xếp toàn bằng gạch đặc, mới xây xong phần chân đế nó đã như thế, nếu xây hết sẽ vô địch thiên hạ, nhưng nhà vua qua đời đột ngột khi đang xây dựng + ông Giời tự nhiên động đất làm nứt toét tòe loe, người ta chán quá không thèm xây tiếp nữa, chỉ sửa sang lại ở cổng chính hướng ra sông, lát đá trắng thành lối để người dân vào lễ.

14338664331_9bb3270f65.jpg



Trước đây thì còn được leo lên trên đỉnh của khu này, cơ mà bây giờ thì bị cấm mất rồi, vì sự an toàn của du khách. Đành đi 1 vòng ngó ngó xung quanh thôi

14318863996_ef0a42b9af.jpg


Nếu bạn nào muốn luyện Kung fu “bàn chân thép”, xin hãy đến nơi này và đi 1 vòng quanh tháp lúc nắng, hẳn là chân sẽ như được nung qua lò lửa luôn. Nhiệt độ nền gạch thay đổi nhanh chóng mặt, đang nóng vừa phải có thể chịu đựng được, chỉ cần ông mặt trời ló ra khỏi mây một chút thôi là đôi chân sẽ nhảy múa tơi bời trên đó để tìm cách thoát ra khỏi cái thứ nóng như than hồng vậy. Chân đau không thể chạy nhanh, chúng tui vẫn còn may mắn chán khi vớ được cái cây phía xa để mà nấp.

14340363572_a4149d3e9d.jpg


Trước cửa đền, ngay phía bờ sông là đôi Chinthe nổi tiếng, đây là linh vật nửa sư tử nửa rồng nhưng tui nhìn thì lại giống con voi, tui thấy con này ngộ ngộ vì đầu to bằng đít, tiếc là đầu rồng đã bị gãy rời do động đất.

14155386990_c016ab3100.jpg


Không chỉ có hoa nhài tươi, ở đây họ còn bán cả hoa nhài khô xâu thành từng chuỗi, cũng thơm lắm nhé

14318861446_59afc518aa.jpg
 
Last edited:
Re: Myanmar - Những ngày lật đật trên đất Phật của đôi vợ chồng thổ tả

Điểm qua 1 chút đồ lưu niệm, đồ ăn ở Mingun nhé

Mấy con rối này được bày bán khắp nơi ở Myanmar, nếu bạn nào đã từng đến Nam Bộ chắc sẽ thấy chúng cũng xuất hiện ở các chùa của người Khmer ở đó

14362182533_dff308bd28.jpg


14341202234_dd0c775a4e.jpg


Nắng đã có mũ

14156223989_3b12856393.jpg


Muốn mát hãy đổi sang đi tông, đến 99% người Myanmar tui gặp là đi tông nhé

14342877275_da14bc5d01.jpg


Đói cũng có rất nhiều thứ ăn, các hàng mỳ địa phương mở đầy ven đường đi, các hàng bánh như thế này cũng không thiếu. Vợ tui ăn tất cả các loại bánh mà ẻm gặp trên đường, đây là bánh tôm, bánh cá. Người Myanmar nấu ăn rất đậm, hay nói đúng ra là mặn, nên em ấy đã thử bánh này ở Mingun, Mandalay hay Yangon xem có khác vị không, cuối cùng sau khi đớp vài miếng không nói không rằng mà chạy ngay đi tu nước ừng ực, thế là đủ hiểu. May là tui không thích bánh trái, hehe

14339545931_b5b82d2f5d.jpg


Bánh ngô và 1 số bánh gì đó tui không rõ, cái cục nâu nâu chính là cục đường mía đỏ của Việt Nam đó

14342875665_227f89f119.jpg


Nếu muốn mua trang phục để mặc cho giống các chị em Myanmar thì đây ạ. Vợ tui đi qua đây mắt cũng thèm thuồng lắm vì nó ưa màu sắc

14155549950_90237ee68e.jpg


Thuốc lá cuộn, đặc sản Myanmar, cái này tụi mình mua về làm quà cho bố, người ta cuốn bằng cái lá gì ấy, thấy người dân khen là ngon hơn thuốc lá đóng hộp, hihi. Nhưng mà đừng mua ở các điểm du lịch nhé, vào siêu thị mà mua cũng đầy ra đấy, lại còn đúng giá cho dân địa phương luôn, đỡ phải mặc cả

14341361924_ce7b907899.jpg


Nếu muốn ăn hoa quả thì đây, dưa hấu vàng giải nhiệt mùa hè

14155499269_dce2eff3dc.jpg


Hoặc chuối nướng, chuối nè chảy mật ra ăn ngon hết xảy (tui thấy bên Lào họ bọc lá chuối rùi mới nướng nên không bị cháy như ở đây)

14338825511_ce860a2fa1.jpg
 
Last edited:
Re: Myanmar - Những ngày lật đật trên đất Phật của đôi vợ chồng thổ tả

Tui là tui thích nhà cửa ở Mingun, nhỏ nhỏ, bé bé mà rực rỡ

Nhà bé xíu làm bằng phên tre ghép lại, đan không khít thì nắng còn xuyên lọt luôn

14341208344_f0c95377bb.jpg


Quán xá rực rỡ sắc màu

14339541781_649fe76301.jpg


Hàng rào tre cũng được sơn cẩn thận

14319741636_0e7ea4369c.jpg
 
Re: Myanmar - Những ngày lật đật trên đất Phật của đôi vợ chồng thổ tả

Điểm đến thứ 3 ở Mingun là Mingun Bell, nơi lưu giữ quả chuông Mingun – quả chuông treo còn nguyên vẹn lớn nhất thế giới. Chuông này được nhà vua cho đúc vào năm 1808, nghe bảo là đã từng bị gãy xà gỗ tếch treo chuông, làm chuông rơi uỵch 1 cái nhưng không sao, sau này người Anh giúp dân làng treo lại bằng trụ đỡ kim loại. Du khách đến đây thì hay háo hức chui vào trong xem, có mấy cậu bé ở ngoài nghịch ngợm cứ lấy dùi đánh boong boong, vợ tui nó cũng tỉnh nên nó chỉ chờ lúc bọn nhóc đi chỗ khác rồi mới dám chui vào kẻo bị ong đầu mà ngất lăn trong đó

14155501008_e7c0e20993.jpg


Chùa Mya Thein Dan, nơi chúng tui dừng lại nghỉ ngơi lâu nhất trước khi trở về. Chùa này có kiến trúc lượn sóng khá độc đáo. Leo lên trên cùng có thể nhìn được toàn cảnh các điểm tham quan, chùa tháp ở Mingun.

14338819371_c667e4e367.jpg


Ngay phía cổng chùa là hoa nở tưng bừng

14155492959_43c6d0755d.jpg


Trong lúc chờ vợ chụp choẹt, tui làm quen với mấy em nhỏ bán hoa nhài ở đây, các em rất dễ thương, thật thà và tự nhiên, chỉ sau vài câu nói chuyện là các em đã lân la làm quen rồi hỏi tui đủ thứ chuyện

14342875105_737b30fe1e.jpg


Chui rúc mọi xó xỉnh để ngó nghiêng là nghề của chúng tui

14341250972_d07cf5dab1.jpg


Còn ngủ sung sướng lại là việc của con cún. Cún ở Myanmar nhìn giống cáo lắm ấy, mà cáo thì đích thị là tui rồi, toàn kiếm những chỗ mát trong chùa để nằm ngủ.

14339543061_3c2c0fa602.jpg


Cụ ông trông chùa, 81 tuổi rồi mà còn khỏe mạnh lắm, ngồi cuốn thuốc lá hút ngon lành rồi nằm luôn khe gió đó mà ngủ

14339548201_d69ec4b7de.jpg


Làm tấm ảnh chào tạm biệt những người bạn nhỏ

14343383125_a5bc6576b8.jpg
 
Re: Myanmar - Những ngày lật đật trên đất Phật của đôi vợ chồng thổ tả

Rời Mingun, chúng tui đã kịp đánh 1 giấc trên thuyền trước khi nhấc mông lên ô tô đi tiếp. Bữa trưa của chúng tui ở 1 nhà hàng Trung Quốc khá đông người, chú Moe nói là dễ ăn lắm, chúng tui gọi suất cơm như này với giá 1,5$/suất. Các món thì khá ngon nhưng điểm trừ nặng là quá mặn, huhuhu. Sao ăn ở đâu cũng mặn vầy nè, vợ chồng tui ăn nhạt quen rồi mà (nói đến đây chắc các bạn sẽ tưởng tượng ra ngay là ăn nhạt thì khó đẻ con giai, hề hề, được cái cả 2 đứa tui chỉ khoái con gái thui ý)

14321904456_bc80ee92cd_c.jpg


Quay ngược trở lại trong thành phố, buổi chiều hôm nay chúng tui sẽ đi thăm thú nốt các điểm nội thành. Tất cả các điểm ở đây đều có thể vào được khi chìa cái vé 10$ hôm qua bạn mua ở Inwa ra, nhưng mà như bạn biết đấy, chúng tui đâu có mua đâu, cứ ngang nhiên mà lách luật thui, hí hí

Chùa này là chùa gì thì quên xừ nó tên rồi, mới xây nhưng rất to

14156610728_ed4aeaa408_c.jpg


Có cái sảnh rộng thênh thang

14156613418_8ed26b09f0_c.jpg


Còn hành lang thì lộng lẫy

14363456423_7dc2d8a430_c.jpg


Đối diện chùa này là Học viện Phật giáo Mandalay, khuôn viên rộng rãi sạch sẽ, xây dựng như resort, toàn mái gỗ trạm trổ công phu, ở đây chắc cũng sướng lắm

14321984116_fb2977353f_c.jpg


Ngay gần đấy là chùa gỗ Shwenandaw (tui hem nhớ tên lắm), chùa này cũng nổi tiếng vì làm toàn bằng gỗ tếch và trạm khắc vô cùng tinh xảo. vé vào chùa này là 10$ nhé, nếu có vé mua ở Inwa rồi thì không phải mua nữa. Một cách lách luật ngon lành mà chú Moe bày cho chúng tui là khi các bạn trông na ná người địa phương, hãy im lặng tiến vào quầy vé, chìa tiền ra với số tiền đủ 200Ky/người và lấy vé đi thẳng, hehe, giá đó cho dân địa phương mà.

14342473474_a0308da6a9_c.jpg


Nếu phải bỏ 10$ cho việc chiêm ngưỡng những hoa văn họa tiết này trong vài phút thì bằng xừ nó nửa ngày chơi tẹt bô ở Angkor rồi còn gì nữa

14156611518_3b044977db_c.jpg
 
Last edited:
Re: Myanmar - Những ngày lật đật trên đất Phật của đôi vợ chồng thổ tả

E sắp đi, đang hóng hết chuyến đi của bác. hy vọng bác sẽ update sớm thông tin hữu ích :)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,357
Bài viết
1,175,362
Members
192,067
Latest member
vietskytourism
Back
Top