What's new

Myanmar - Những ngày lật đật trên đất Phật của đôi vợ chồng thổ tả

Myanmar - Những ngày lật đật trên đất Phật của đôi vợ chồng thổ tả

Chào cả lò, cuối cùng thì sau bao nhiêu ngày nằm im thở khẽ, tui và Scooby Doo của tôi mới có dịp được vùng vẫy tung hoành đây đó 1 thời gian để lấy lí do lí trấu viết lách bốc phét chém gió với thiên hạ trên này. Chả là cách đây không lâu, Vietnam Airlines đã ân sủng ban phát 1 loạt vé rẻ cho các con dân yêu thích đam mê du lịch. Chúng tôi cũng ngồi rung đùi chống cằm gác chân lên gáy chong đèn săn lùng vé, ngáp dài ngáp ngắn 1 đêm thì chúng tôi cũng tìm được vé đi Myanmar với giá 190k, vâng, đúng là 190k khứ hồi ạ. Nhưng sau khi cộng phí phẹc vào thì tổng giá vé khoảng tầm 2tr7 1 người. Myanmar quả thật là đất nước có mức phí đắt vãi nhất châu á.

Mà cũng có thể các bạn đã quên mất chúng tôi là ai thì đây là nhân diện của chúng tôi nhé

14010431030_0174734eed_c.jpg



14217207733_04e4fc18d5_c.jpg


Đây là những giờ phút cuối cùng của chúng tôi tại sân bay Nội bài trước khi khởi hành chuyến bay thẳng đến Yangon.

Đợt này, không còn những chiếc xe máy tung hoành tự do nữa, chúng tôi phải cun cút đóng vai những du khách di chuyển bằng phương tiện công cộng, đơn giản vì Myanmar quá xa để phóng xe đến, mà có đến được thì các bác ý cũng chê xe xấu không cho nhập cảnh, hê hê. Phái đoàn của chúng tôi theo dự định có 5 người, nhưng đến phút chót chỉ còn có 3 người, tôi là thằng đàn ông duy nhất.

Bạn có biết lí do nào để chúng tôi quyết định đi Myanmar không? vì 1 số người nói, Myanmar, với tốc độ mở cửa như hiện nay, thì chỉ vài năm nữa thôi, có thể Myanmar sẽ mất đi cái chất Myanmar như ngày nay, hãy đi trước khi mọi thứ thay đổi. Vậy là đủ để chúng tôi xách mông lên ngay. Và thực tế là hiện nay lượng khách du lịch quốc tế đến quốc gia này rất đông, bất chấp việc các loại phí và chi phí ở đây khá đắt đỏ so với chất lượng dịch vụ cung cấp, có thể họ cũng tò mò về miền đất Phật này.

Chuyến bay dài 1h30 nhanh chóng đưa chúng tôi thẳng đến cựu thủ đô Yangon của Myanmar,hãy nhớ cạp hết những thứ gì VNA đưa, vì theo ý tôi, nó khá ngon so với những món ăn sắp ăn ở Myanmar đấy, hê hê

14010435970_bceca5c6b4_c.jpg


Sân bay bé tẹo ở Yangon

Ở Việt Nam không thể đổi thẳng tiền sang tiền Kyat của Myanmar (có thể đọc là chạt), vì vậy điều cần làm là nên đổi sang USD, găm lấy chục tờ vào mông rồi sang đó đổi ở sân bay sang Kyat, có rất nhiều quầy đổi tiền tại sân bay, bạn cứ từ tốn mà đi ngắm xem chỗ nào đổi lợi nhất, như Chúng tôi đi dò la thì cuối cùng đổi ở 1NH với tỉ giá 1 USD= 960 Kyat, mà 1 USD coi như = 21k VN, vì vậy có thể suy đơn giản tàm tạm là 1000 Kyat thì bằng 22k VNĐ, hãy nhớ con số 22 này, để tránh trường hợp lạ tiền, thấy số nhỏ, cứ tiêu vung tay quá trán rồi hết đường về quê mẹ luôn. Trước khi mua 1 món gì đó, hãy làm 1 phép tính nhanh xem nó tốn bao nhiêu tiền cụ Hồ nhé, điều này có thể không đúng nếu bạn rủng rỉnh ăn chơi ko sợ mưa rơi. Nhớ xin bản đồ của các nơi bạn đến ở quầy Tourist information ngay gần cửa ra nhé. Nếu không thì khi đến điểm du lịch lại phải mua mất xiền đới.

Kế hoạch của bọn mình là thế này, trừ ngày bay sang và đi bus đêm thì bọn mình có 6 ngày, sẽ dành 2 ngày ở Mandalay, 2 ngày ở Bagan, và 2 ngày ở Yangon. Hầu hết mọi người đến Myanmar đều đi 4 điểm là Mandalay, Bagan, Yangon và Inle lake, vì Ko đủ thời gian nên bọn mình loại Inle Lake vì nghe nói nó tương đối giống... hồ Ba Bể nhà ta và thua xa miền Tây sông nước.

Trở lại với Sân bay, chúng tôi phải nhanh chóng bắt taxi đến Bus Station, để đón xe đi Mandalay, lạ nước lạ cái, chả biết cái khỉ gì, tóm bừa mấy chú taxi ở cửa, hỏi giá thì đều báo 8000 Ky cho 3 người, lắc đầu chê đắt, chúng tôi đi xa hơn khỏi đám taxi ngay cửa sân bay, tóm 1 chú mặt hiền hiền và hỏi thì được báo giá 6000 Ky, tôi cười nhăn nhở: "5000, last price, ok or not?" Vậy là xong. Đường phố khu vực này về tối nhìn như nông thôn Việt Nam nhưng xe cộ thì đông đúc và nhộn nhạo hơn, khói bụi và hơi nóng phả vào hầm hập làm tôi thấy lo lắng cho chuyến đi của mình. Chúng tôi chẳng phân biệt được phương hướng cái mẹ gì, đành ngồi ngắm nhìn phố xá.

Bến xe của Yangon chúng tôi đến khi đó cảm giác rộng kinh khủng, rộng hơn bất cứ bến xe nào của Việt Nam, với đủ các khu nhà ngang dọc như những khu phố nho nhỏ, tôi đoán là mỗi 1 khu như vậy sẽ tập trung các xe đến cùng 1 điểm, từng nhà xe ở đây tự bán vé, tự xuất bến độc lập. Anh taxi nhiệt tình đi tìm mua vé giúp chúng tôi đã quay lại với báo giá 12500 Kyat/người đến Mandalay. Với phong cách Việt Nam đa nghi như Tào Tháo, chúng tôi chắc mẩm rằng anh chàng đã kịp phím và nâng giá rồi nên lắc đầu lịch sự từ chối, cảm ơn và tự đi hỏi vé. Quả nhiên là giá vé đi Mandalay bình thường chỉ 10500 Ky (tầm 11 USD). Tuy nhiên rắc rối là các xe đều full, chỉ còn đúng cái xe của anh taxi cò mồi. Nhưng kệ mẹ, tôi cứ đi loanh quanh gần đó chơi cho biết, rồi cả tiếng sau mới quay lại đó hỏi, giá còn 12400Ky, và chỉ còn 3 ghế cuối. Nói thật đây là cơ hội cuối cùng để chúng tôi đến Mandalay đúng dự kiến, nếu giá có cao hơn nữa chúng tôi cũng phải đi. Nhưng chúng tôi vẫn khẽ cười nhẹ: "***", đắt quá, giảm giá đi, tao đi normal bus thôi, *** đi VIP đâu (nói bằng Tiếng anh) và giá cuối cùng đã về mức 10400 Ky, vẫn cái xe đó (cái xe mà nó gọi là Vip bus)

14010470447_e54699b0c3_c.jpg


Xe ở Myanmar thì ko có giường nằm như phần lớn xe ở Việt Nam, nhưng các dịch vụ khá tốt. Vừa lên xe chui xuống cuối, có mấy cậu bé người Myanmar chắc tầm 20 tuổi đưa tôi chai nước, tôi ban đầu tưởng như ở VN, cầm vào là bị đòi tiền, hóa ra là họ hiếu khách và có vẻ thích thú khi tiếp xúc với người nước ngoài. Dù bất đồng ngôn ngữ, nhưng mấy chú này chăm sóc chúng tôi khá kĩ, từ việc giúp hạ ghế, đánh thức đi đánh răng hay gọi khi đến bến.

14194548782_37fa6bc1bc_c.jpg


Buồn cười là nửa đêm, tất cả hành khách bị dựng dậy phát cho mỗi người 1 cái bàn chải, kem đánh răng và khăn mặt rồi bị đưa đi đánh răng tập thể (chắc phải sạch mới cho lên xe đi tiếp), +1 cho tinh thần vệ sinh Myanmar. "keep your hands and face clean" - khẩu hiệu được ghi trên túi đựng khăn và bàn chải

Chuyến xe tốc hành với tốc độ kinh khiếp, nếu ở Việt Nam, khoảng cách 600km đi mất hơn nửa ngày thì ở đây chỉ 8 tiếng, vì vậy chúng tôi đến Mandalay rất sớm, tầm hơn 5h sáng, và Mandalay đón chúng tôi bằng hình ảnh

14010434348_bbacc89383_c.jpg



Lại công cuộc mặc cả taxi, giá chốt là 5000 ky/3 đứa. Chúng tôi bảo taxi đưa đến khu trung tâm nhất, và chúng tôi được thả ngay đến Clock Tower, khá gần hoàng cung. Tìm đến Nylon Hotel theo recommend trên mạng nhưng giá của nó k còn là 15$ mà là 35 và 45$/phòng, tếch thẳng. Kinh nghiệm cho các bạn đi sau là nếu đến Mandalay thì ở xa Hoàng cung ra cũng được, chỗ này thích hợp chạy bộ buổi sáng sớm nhưng ở càng gần thì càng đắt, cứ dọc đường 25th mà lùi xa hoàng cung ra thì sẽ kiếm được nhiều ks đẹp hơn và rẻ hơn.

14193808621_d2640dfe2d_c.jpg


Lang thang đi tìm khách sạn ở đây khá khó, và nếu bạn chưa biết thì giá khách sạn ở Myanmar thuộc hàng đắt nhất Châu Á nếu so với chất lượng của nó, với 25 USD, chúng tôi thuê được 1 căn phòng tồi tàn như nhà Việt Nam 15 năm trước, tuy rằng cũng có điều hòa. Một số khách sạn nhìn tương đương nhà nghỉ bên ta có giá 35-40 USD, vái cả nón.

Đây là khách sạn mà chúng tui ở, Tây tàu cũng đủ cả

14197100165_d30d2410eb_c.jpg


Cửa lưới chống muỗi

14173966536_554a5ffdc0_c.jpg


Và cái điều hòa rất mát nhưng nhìn thì không nghĩ là nó còn hoạt động được. Với tôi cứ phòng mát, đệm êm là được rồi, chỉ để ngủ cho ngon thôi mà

14197235204_6efde3588c_c.jpg
 
Last edited:
Re: Myanmar - Những ngày lật đật trên đất Phật của đôi vợ chồng thổ tả

Giữa lòng cố đô Mandalay, ngay dưới chân Mandalay hill có 1 nơi chứa “báu vật tri thức” mà tất cả những nhà sư và phật tử đều muốn một lần chiêm ngưỡng (mặc dù chả hiểu gì đâu vì đó là ngôn ngữ cổ mà). Đó chính là bộ kinh Phật ở chùa Kuthodaw. Ngôi chùa chính giữa có hình quả chuông được sơn son thếp vàng nổi bật trên nền trời xanh thẳm, vây quanh nó là hàng trăm những tháp nhỏ sơn màu trắng toát, tầng tầng lớp lớp thẳng hàng. Năm 1857, cùng năm cố đô này được thành lập (dời đô từ Amarapura về), nhà vua để tỏ lòng tôn kính với Phật giáo đã ra lệnh lưu lại 15 quyển kinh Phật của Tripitaka bằng cách tạc những kinh thư ấy lên đá marble. Hơn 200 nhà sư được mời đến góp mặt trong cộng đồng biên tập để hoàn thành “quyển sách lớn nhất thế giới”. Sau đó là 2400 nhà sư đã liên tục đọc trong 6 tháng để đảm bảo quyển sách hoàn hảo về ngôn từ và chính tả. Người ta truyền nhau rằng, nếu đọc liên tục 8 tiếng một ngày thì phải mất 450 ngày để đọc hết nội dung được tạc trên đá.

14345621625_9a37aa0283_c.jpg


Lúc đầu chưa hỏi kĩ, chỉ biết là Kuthodaw có sách to, chúng tui đến nơi cứ chạy ngoắng cả lên hỏi sách đâu sách đâu, hóa ra nó lù lù ngay quanh sân, gần 1 nghìn tháp trắng là gần 1 nghìn trang sách bằng đá chứa ở trong (nếu tui k nhầm thì là 729, hề hề), chỗ này được công nhận là di sản văn hóa Thế giới rồi, lúc tui đến đang thấy dựng biển công nhận.

14344802544_51a2b7989a_c.jpg


Đến lúc này thì chân tui đã lại bị “quá tải”, đành tìm chỗ mà ngồi nghỉ. Nhân đây tui cũng xin kể lể dài dòng câu chuyện “sự tích cái chân bị khâu của Giàng A Fox”. Chả là vé đi Myanmar thì đã đặt từ lâu lắm rồi, nhưng lại là 3/5 mới xuất phát. Mà chúng tui thì hiếm khi bỏ lỡ dịp lễ nào chỉ để quanh quẩn ở nhà, nhất là khi bố mẹ tui cũng đang vi vu xuyên Việt cả tháng trời chưa về, các con giời đâu thể ngồi yên. Mấy ngày ấy trời mưa tầm tã, bạn bè thì bảo ở nhà mà dưỡng sức, còn chúng tui thì bảo “lên núi check in trời mưa cho nó mát”. Nói là làm, ngay hôm sau, chúng tui có mặt ở Lào Cai để chuẩn bị chinh phục Bạch Mộc Lương Tử. Trời thương nên cũng ngớt mưa, đường vào Sàng Ma Sáo xấu kinh nhưng với tay lái của tui thì chúng tui vẫn dễ dàng vượt qua được, đang hớn hở vì chuẩn bị được trở lại với núi rừng, tui tự nhiên lăn đùng ra ngã ở cái chỗ không ai tin nổi là có thể ngã được. Tui và vợ sau khi tự sơ cứu đã có 1 cuộc khuấy động ầm ĩ trạm xá xã khi vợ thì liên tục la hét vì bị rửa vết thương đau, còn tui cũng loạn cả lên khi nhìn thấy cô y sĩ tiêm thuốc rồi khâu ngoắng ngoắng mấy vòng bằng chỉ thường. Nghĩ bụng thôi thế này 2 vợ chồng ở lại chơi bản, ai ngờ cô bơm cho 1 câu: “thế này xá gì, dân tộc nó khâu mấy chục mũi còn leo núi tốt, đi đi cô cho thuốc men mà đem theo”. Thế là hết xoắn, vợ bảo “đi, sợ giề!”. 2 đứa tôi đã hoàn thành chuyến chinh phục BMLT với 1 cái chân toạc hết da ở bắp vì tấm chắn bô và 1 cái chân bị khâu vì đá cắt, vừa leo vừa băng bó, vừa leo vừa rửa ráy, tuy có đi chậm hơn bình thường nhưng cũng không phải vấn đề to tát lắm (chúng tui gấu mà). Và như bạn biết đấy, không khí nóng ở Myanmar cùng với cường độ đi lại quá nhiều đã khiến chân chúng tui biểu tình ầm ĩ.

14159126507_e7844408be_c.jpg


Chùa này có 1 điều đặc biệt nữa là không hề có bất kì một loại cây nào khác được trồng ngoài Star flower, mà cây nào cũng trăm hoặc trên trăm tuổi

14342285061_ea7ba4a397_c.jpg


Ngay cạnh Kuthodaw là chùa Sanda Muni, thấy chú lái xe giới thiệu là chùa kia chỉ là bigger thôi còn Sanda Muni mới là the biggest, chúng tui cứ gọi là loạn cào cào hết cả lên. Bên trong gian chính nó như này. Nghe nói tượng Phật này đúc bằng vàng đấy, cả những tượng nhỏ xung quanh cũng toàn là vàng khối luôn

14342382341_805ab99c92_c.jpg


Đây là cái tháp chính giữa, xung quanh là 1774 stupa trắng chứa các phiến đá chép kinh Phật với những hành lang dài hun hút. 2 chùa này đều chứa kinh thư nhưng là 2 bộ kinh do 2 người khác nhau viết.

14345720135_82daf7bda1_c.jpg


Ở Myanmar có rất nhiều sư, nhưng các sư không bao giờ chủ động bắt chuyện mà chỉ khi khách hỏi thì họ mới trả lời mà thôi. Hãy cẩn thận với sư giả nhé. Chúng tui vào chùa chơi, đang đi thì ông này tự đi theo rồi giới thiệu về chùa, về các trang sách như đúng rồi, cặn kẽ hơn cả mức mình cần biết, mà nói TA siêu nhé. Tui đã thấy lạ vì các sư rất ít khi tự chạy lại bắt chuyện với du khách, nhưng vì cũng chả biết tách ra kiểu gì vì ông ấy cứ nhiệt tình đi theo, thôi thì cứ để xem có trò gì nào. Mọi chuyện chỉ vỡ ra khi ông ấy dẫn 3 đứa ra 1 chỗ kín và xin 25$ để "mua áo tu hành và sách học TA" thì chúng tui biết là siêu lừa rồi, không cho, ông ta lại mặc cả xuống 10$, chúng tui vẫn không cho và kệ xừ ông ấy rồi bỏ đi, không quên lịch sự cám ơn vì những gì ông ấy đã làm. Chú Moe bảo làm vậy là đúng lắm, chắc ông ta tức nổ đom đóm mắt vì không lừa được chúng tui mất.

14322582536_8e595972cc_c.jpg


Ngôi chùa cuối cùng mà chúng tui đến thăm trong ngày là Kyauk Tawgyi, nơi có tượng Phật to lớn được trạm khắc từ một khối đá thạch cao tuyết hoa.

14159223267_ac4c20850a_c.jpg


Trong chùa này có nhiều họa tiết bằng gạch gương khá hay, khi kết hợp với màu sơn và ánh sáng tạo nên những bức hình sống động

14365900373_9cdd232baf_c.jpg


Bạn có 2 lựa chọn, 1 là lên đỉnh đồi Mandalay ngắm hoàng hôn, 2 là về tản bộ dạo quanh hoàng cung Mandalay (sử dụng lại vé 10$ ở Inwa để vào cửa, nếu không thì tìm xem có cửa ngách nào không thu phí thì vào). Về phần chúng tui, vì không hứng thú với những lựa chọn trên cho lắm nên chúng tui chọn đi ăn uống sau 1 ngày đã ngắm nghía đã mắt, nhân thể cũng cho chú Moe về ăn cơm với vợ thôi. PR cho chú 1 tí, chú ấy là Ko Moe, là Tour guide kiêm Taxi driver, bạn nào qua đây chơi mà muốn có người dẫn đi thì tìm chú hoặc liên hệ trước qua mail để chú đón nhé

Mail: [email protected]
[email protected]

Mobile: 09-2018594
09-2003722
09-402578304

14349502881_970caac686_c.jpg
 
Re: Myanmar - Những ngày lật đật trên đất Phật của đôi vợ chồng thổ tả

Chia tay chú Moe, chúng tui trở về khách sạn để chờ xe đến đón ra bến. Mặc dù đã trả phòng từ sáng nhưng khách sạn ở đây rất thỏa mái, bạn có thể nằm vật ra sảnh mà xem ti vi, hoặc ngồi tán chuyện với mấy bạn Tây cũng đang chờ xe đón, nếu muốn tắm thì cứ tự nhiên lấy quần áo vào phòng tắm bình thường, ai cũng vui vẻ với bạn cả. Lúc chúng tui về là đang mất điện, nhà nhà đều chạy máy phát, không khí cũng đã dịu hơn nhiều so với ban ngày, mây đen ùn ùn kéo đến báo hiệu cơn mưa rất to. Ngay gần chỗ chúng tui ở là quán kem Nylon được nhiều người khen ngon và khuyên nên ăn khi ở Mandalay, tuy nhiên, chúng tui bỏ qua món đó để chọn ngay một hàng fruit shake và sugarcane ở góc ngã tư đường. Quán vỉa hè thôi nhưng rất đông khách và phục vụ cũng niềm nở, họ vẫn còn nhớ vợ tui – “người nước ngoài” tối qua đến mua nước dứa, hehe. Cái cảm giác được tu một hơi hết cốc nước mía đầy ễnh bụng giữa nơi đất khách thật là sảng khoái. Mà không phải cốc nước mía toàn đá như của VN đâu nhé, cốc vại to đùng toàn nước mía nguyên chất ngọt lừ, khá ít đá và còn được vắt chanh thơm lừng nữa. (Cái ấm inox to đùng trên bàn kia là Chinese tea, free nên uống đến nứt bụng thì thôi) Tui thấy quá là thỏa mãn, đáng đồng tiền bát gạo với cái giá chỉ khoảng 6.000 đồng 1 cốc nước mía và 11.000 1 cốc sinh tố

14358634434_970453f4c9_c.jpg


Dọc phố có rất nhiều quán ăn, Tây có, Tàu có, Myanmar có. Chúng tui định ăn đồ nướng ở quán của TQ nhưng nhớ lời chú Moe “đừng ăn đồ nướng ở quán TQ, nhìn thì tưởng BBQ nhưng không ngon đâu, toàn đồ ăn không tươi đâu”, vậy là dẹp luôn ý định. Thôi thì kiếm 1 quán địa phương ăn vậy. Quán mì này là sự lựa chọn của chúng tui

14379801623_db43d967a6_c.jpg


Và đây, bát mì 10.000 đồng, dễ ăn phết

14356298991_4f5f0d8b1a_c.jpg


Cơn mưa kéo đến mới lất phất nhưng cũng đủ xua chúng tui chạy như vịt về khách sạn, cũng đúng lúc xe cab đến bốc chúng tôi ra bến. Xe còn lượn qua nhiều khách sạn đón khách, nhờ thế mà chúng tui gặp được anh chị người Sài Gòn và một số người bạn nữa từ nhiều nước (về sau ở cùng ks ở Bagan với chúng tui luôn), chuyện trò rôm rả. Mấy hôm sau mải chơi đến nỗi quên cả lưu sđt của nhau, đến lúc chia tay rồi mới nhặng cả lên nhưng không kịp, tui chỉ nhớ chị tên là Lan thì phải, anh chị bảo sẽ tìm tụi tui trên này mà. Nếu anh chị có đọc được thì add fb của em (ở chữ kí nhé), mong gặp lại anh chị lắm ạ. Vạ vật ngồi chờ ở bến để lên xe. Ở đây nếu bạn nào mải chơi chưa kịp tắm ở ks thì trong lúc chờ đợi có thể phi vào WC mà tắm nhé, nước nôi đầy đủ.

14358847244_03aac48002_c.jpg


Xe đi Bagan nhanh quá, 10h tối xuất bến mà 2h sáng đã đến nơi. Tây ta tàu gì cũng bị thả xuống hết. Theo như dự kiến thì cái bến xe cũ nó nằm ngay trung tâm Naung U và xung quanh có rất nhiều khách sạn. Nhưng vì các bạn Bagan mới xây xong 1 cái bến xe to đẹp nên chúng tui được hân hạnh ném tít xuống cái bến mới này, cách bến cũ cả chục km. Các bạn Tàu thì giá nào cũng chơi hết nên nhanh chóng nhảy lên 1 cái xe sang chảnh. Các bạn Tây thì còn đang ngơ ngác vì taxi hét giá 2 - 3$/người về Naung U, chúng tui “thông minh vốn sẵn tính trời” bèn nghĩ ra cách thuê 1 cái cab thật to hốt tất cả tây ta về. Vợ tui chạy lại phía xa hỏi 1 cái cab, nó chắc phải chở được 20 người, rộng thênh thang. Mặc cả 10$/xe, muốn đi bao nhiêu người thì đi, thế là Đan Mạch, Pháp, VN... phi hết lên xe, không quên khen ầm ĩ về người VN. Họ dừng cho chúng tui hỏi giá ở mấy khách sạn được recommend trên lonely planet hoặc mạng mẽo nhưng giá chát hơn (Inn Wa Guest house giá tận 20$/2 người và 35$/3 người), đến khi có anh Tây bảo "tao chả biết đi đâu, chỗ nào rẻ nhất thì tao đi", thế là anh lái xe dắt cả lũ đến PyinSa RuPa GH. Ào xuống hỏi, 10$/ng, 15$/2ng, 20$/3ng, cả xe lại ở chung 1 GH luôn, chỉ có 2 bạn Pháp là tiếc hùi hụi đi sang ks khác (2 bạn ấy trót đặt phòng qua mạng 56$/đêm). Với mình thì giá chỉ là 17$/3ng, hehe. 3h sáng thì vật ra ngủ chứ còn biết làm j nữa. Được cái phòng ở đây cũng to, điều hòa mát rượi, WC to bằng phòng luôn, có cả bồn tắm cho tui vùng vẫy, nhưng tìm đâu cũng không có nổi 1 cái gương, muốn soi gương thì phải chạy ra giữa cầu thang mà chải chuốt

14336627556_f633fc349d_c.jpg
 
Re: Myanmar - Những ngày lật đật trên đất Phật của đôi vợ chồng thổ tả

Mệt quá nên lăn đùng ra ngủ đến tận 7h30 chúng tui mới bò dậy xếp hàng tắm táp để chuẩn bị đi chơi. Tiếng vó ngựa đã lọc cọc vang lên ngoài cửa sổ, trời thì có vẻ chưa quá nắng nóng. Khách sạn này cũng thiệc là tử tế, cho chúng tui lên phòng ngủ đã đời đến 8h sáng mới đem hộ chiếu xuống check in (ở Myanmar, ks cho phép check in lúc 9h và check out lúc 12h). Nếu bạn ngại tự đi lại thì có thể lựa chọn xe ngựa làm phương tiện di chuyển, còn nếu không thì có thể thuê xe đạp hoặc xe điện. Xe đạp dành cho những ai ưa thể dục như chúng tui, còn xe điện thì nhàn hạ hơn hẳn, tất nhiên là giá cả có khác biệt rõ rệt. 3 đứa tui thuê xe đạp ngay ở cửa hàng đối diện ks với giá 1.000Ky/xe/ngày (họ hét giá 1.500 hoặc 2.000 tùy cửa hàng), nếu thuê xe điện giá họ đưa ra là 6.000Ky/ngày, chịu khó mặc cả chắc 4.000Ky. Dắt được cái xe ra đường thì đã cảm nhận được thế nào là nắng nóng, tuy nhiên cũng không quá khó chịu vì trời còn có gió.

Bữa sáng của chúng tui là ở 1 quán mì ngay ngã ba đường. Họ không biết TA nhưng bạn cứ đi thẳng vào bếp, chỉ trỏ 1 hồi thì họ sẽ hiểu ngay là muốn ăn món nào, hehe

Đây là mì Moh Hieng Nga, mì ở đây hay có trứng luộc cắt vào, nước thì sệt sệt

14359711385_fa2a29722a_c.jpg


Còn đây là mì Po Gon Nah, nói chung tui thích mấy cái mì này, ăn khá ngon và lạ. Chúng tui đi đâu cũng vậy, thường không chui vào nhà hàng sang chảnh mà cứ thấy dân ăn j ở đâu đông đông vui vui thì chạy vào ăn theo cho biết. Được cái họ bán cho dân như nào thì bán cho du khách vẫn như thế, 1.000Ky/bát mì này cũng quá ổn cho cái bụng

14173083078_a5b64c80e6_c.jpg


Ngôi chùa đầu tiên mà chúng tui đến thăm là Shwezigon – chùa cổ nhất Bagan. Gọi là cổ nhất nhưng nó đã được sơn son thiếp vàng lại nên trông lại thành mới nhất so với các chùa tháp ở Bagan.

Có 4 lối vào Shwezigon, dài hun hút, đi bộ từ phía đầu thì sẽ mỏi cả chân, bạn nên tạt vào từ cửa ngang hông luôn, nhớ chọn chỗ nào có cây để còn dựng xe đạp kẻo lúc ra ngồi lên bỏng mông thì tèo

14173224677_3714c3d70f_c.jpg


Này thì Shwezigon, từ xa đã thấy chói lòa, đến tối còn có đèn rọi như sân khấu lớn, từ xa đã nhận ra

14336626396_f977a977dc_c.jpg


Dọc lối vào chùa có bán rất nhiều đồ lưu niệm. Vợ chồng tui thích mấy đồ kiểu như này lắm nhưng đâu đâu ở các đền chùa cũng thấy dán cảnh báo là du khách sẽ chỉ được phép đem qua sân bay những đồ có hóa đơn mua hàng nên thôi không dám mua lung tung ở ngoài nữa, chẳng may lại phải để lại

14173223437_b1e9c7defe_c.jpg


Người dân đi lễ chùa rất đông, ai cũng thành tâm như này

14356403531_c7169cccbd_c.jpg


Các chùa ở Bagan đặc biệt nhiều chim bồ câu, chúng làm tổ khắp nơi trong chùa và đi vệ sinh cũng khắp nơi luôn, thế nên bạn sẽ phải làm quen với chuyện đi lại trên nền đầy phân chim nếu muốn tham quan các chùa tháp ở đây. Tui vừa đi vừa nghĩ, Việt Nam mà có từng này bồ câu thì cũng chỉ sau vài ngày là sạch bách.

14173241657_ab59afcc48_c.jpg


Đi xe đạp sẽ thỏa mái hơn xe ngựa là bạn dễ dàng tạt ngang tạt dọc mà ngắm nghía mọi nơi bạn thích, rẽ phải rùi lại rẽ trái, chúng tui cứ đi theo hình zích zắc để ngó nghiêng hết những khu đền tháp như này

14356400731_478e1d25c5_c.jpg


Nắng quá nên thỉnh thoảng cũng phải nghỉ ngơi dưới tán cây, ở Bagan trồng nhiều me lắm, mùa này me rụng đầy, nhiều quả vô cùng thế mà không ai lấy về nấu cả. Nếu là ở Việt Nam chắc tui mang bao tải đến khuân về hết, canh cá nấu me, cút lộn xào me, cua rang me, mứt me… tất tần tật cái gì liên quan đến me là tui đều thích. Nghĩ đến lại thèm chảy cả nước dãi, phải đi lau bàn phím cái đã :))

14379887123_f805df5513_c.jpg
 
Re: Myanmar - Những ngày lật đật trên đất Phật của đôi vợ chồng thổ tả

Điểm đến tiếp theo mà rất có thể bạn sẽ tạt vào ngay như chúng tui, đó là đền Htilo Minlo nằm bên trái đường. Sở dĩ tui nói như vậy là vì đền thì cũng k quá to nhưng họ cho xây 1 cái đường 2 chiều thênh thang dẫn vào đền rồi cắm 1 cái biển to uỵch nên với bản tính tò mò của khách du lịch thì tất nhiên là chúng tui nghĩ nó phải có cái j hay lắm. Thật ra, đây cũng là 1 điểm thông minh của người Myanmar, vì ngay khi chúng tui bước chân vào cửa chính đền đã thấy 1 quầy mua vé chình ình ngay đó. Nhắc với các bạn là ở đây họ bán vé 15$/người để tham quan tất cả chùa tháp của Bagan, hạn sử dụng trong 5 ngày. Do đọc được mấy bài viết của các anh chị đã đi trước nên chúng tui ngoan ngoãn rút tiền mua ngay. Nào ai biết được chữ ngờ, cái vé mà chúng tui mua sau này không được kiểm tra ở bất kì đâu như chúng tui tưởng. Bảo sao mà 2 anh Tây ở cùng nhà chúng tui ngủ cho đẫy rồi đạp xe đi chơi trọn vẹn buổi trưa, hỏi ra mới biết mẹo của 2 ông tướng là vì buổi trưa người soát vé đi về hết không ai kiểm tra cả. Còn không thì đi cả ngày như chúng tui, chỗ nào cũng phi cửa chính, chỉ mong có ai soát vé vì đã mua mà nào có thấy, buồn le lói. Có mỗi cái đền Htilo Minlo đầu tiên thì có nhiều người vòng ra 3 cửa còn lại của đền để vào(Các đền tháp thường có 4 cửa 4 mặt) cũng chả bị hỏi han gì. Ban đầu hơi ấm ức tí vì bị mất ngu phí, nhưng sau đó tui lại nghĩ, thui dù sao cũng vẫn vui vì mình đã góp 1 chút ít vào công cuộc trùng tu,xây mới vẫn đang diễn ra hàng ngày ở Bagan. Thế để sau này con cháu tui còn được đến đây chứ

14173157090_d49dd4386e_c.jpg


Những đền chính ở Bagan đều được gắn Camera ở nhiều góc khác nhau, đặc biệt là những chỗ có tượng Phật. 4 cửa 4 mặt tương ứng với 4 sảnh lớn có đặt 4 tượng Phật to nhất, xen kẽ đó là các tượng Phật trên hốc tường hoặc hành lang. Khi đi vào đền thì quy tắc là đi theo chiều kim đồng hồ

14173061999_bafccb68b3_c.jpg


Tui thích cái đền này bởi màu sắc trên tường mặc dù đã phai nhạt đi phần nào, hiếm có bức nào còn nhìn rõ hình như thế này, nhưng lên ảnh nó vẫn mang nét gì đó mộng mị mơ hồ

14358189172_591b839c07_c.jpg


Bạn có thể tạt ngang tạt ngửa vào bất kì đâu mà chơi, vì ngoài những đền chính thì ở Bagan còn có hơn 4400 đền tháp các kiểu. Chúng tui phi ngay vào 1 cái nhà làm bằng gỗ tếch, không có người, hơi rợn 1 tí nhưng mà xuống dưới gầm nhà chơi thì nắng lấp lánh đẹp phết

14379902163_916da2eca1_c.jpg


Mấy bác mấy cô đi bán hàng về, đầu đội thúng nhưng vẫn chuyện trò cười nói rôm rả

14359719245_f548f42c41_c.jpg


Đây là Ananda Phaya, ngôi đền được đánh giá là đẹp nhất ở Bagan. Nó nằm ngay gần cổng thành. Cá nhân tui thấy nó cũng đẹp, nhưng tui không thích cách họ trùng tu nó như hiện nay, đền cổ thì nên giữ vẻ cổ kính của nó thay vì sơn mới sáng lóa chứ nhỉ?

14447869964_2b00869a7b_c.jpg


Bên trong nó như này

14469153903_a56b5baf82_c.jpg


Có hàng rào chắn nhưng người dân đến cúng lễ nói với chúng tui rằng được phép đi vào phía trong, thậm chí là chạm lên những bức tượng nhỏ này (ở phía dưới chân tượng Phật lớn). Vợ tui nó cũng đi theo người dân vào trong ngó nghiêng xem xét nhưng nghiêm túc không động chạm vào bất cứ thứ gì

14447870304_c19996175f_c.jpg


Nếu đói, bạn có thể ăn ngay trước cửa đền Ananda, có 1 khu phục vụ đồ ăn nước uống như này. Cũng toàn là món ăn địa phương cả. Nếu không có thể quay ngược lại 1 đoạn sẽ có rất nhiều quán ăn để bạn lựa chọn, có quán ăn chay cũng được đánh giá khá tốt ở đấy

14449003715_7543e1c480_c.jpg
 
Re: Myanmar - Những ngày lật đật trên đất Phật của đôi vợ chồng thổ tả

Từ Ananda Phaya bạn có 2 lựa chọn để di chuyển. 1 là quay ra đạp tiếp dọc theo đường nhựa chính để đi vào trong thành, 2 là rẽ theo đường đất bên trái để đi sâu vào phía trong khu chùa tháp, chúng tui chọn phương án 2. Còn đây là cổng thành

14262614420_0c8cf41f98_c.jpg


Trời khá nắng nóng mà những đền nổi tiếng thì lại ở khá xa nhau, vì thế chúng tui k đi theo quy luật nào cả, bạ đâu dừng đấy, thích đâu leo lên đấy và khát đâu uống đấy.

14262581779_2e63dd92e2_c.jpg


Tui chả nhớ đền này tên gì, chỉ biết là có 1 quầy bán tranh như thế này ở phía trên tháp. Tranh ở đây chủ yếu vẽ hình sư khất thực và chùa tháp trùng trùng. Chúng tui cũng uống thử dừa bán ở dưới chân đền này. Tuy nhiên khuyên bạn là k nên uống nước dừa ở đây, 1$/quả nhưng vỏ siêu dày, nước nhạt và ít tẹo teo chứ k ngon ngọt nhiều nước như dừa Campuchia đâu.

14426102366_15d197db22_c.jpg


Đi chân trần trên nền trần tháp như thế này thực sự là 1 thảm họa đối với những ai không quen, nhưng nếu cố gắng chịu đựng được thì bạn sẽ thấy được nhiều điều thích thú. Nhìn ra xa có thể thấy Golden Palace, nằm trong khu vực thành, mới xây và thu phí 5$ với khách nước ngoài nên rất ít người vào đó. Tui thì thấy đứng từ xa ngó thế này còn hay hơn

14447897162_9071ea0459_c.jpg


Còn đây là Maha Bodhi, cái này hôm sau tui cũng đến chơi và còn được vẽ mặt Thanakar nữa

14262603439_578f4129ac_c.jpg


Đường vào Thatbyinyu Phaya - ngôi đền cao nhất Bagan

14262649808_2c10d871e2_c.jpg


Khuôn viên sân đền, màu sắc cực kì rực rỡ

14447900262_59f110f05d_c.jpg


Đền chỉ mở 1 cửa duy nhất phục vụ du khách. Tuy là đền cao nhất nhưng cũng chỉ được đi 1 vòng phía dưới chân, lối lên đã bị khóa lại để bảo tồn. Tiếc hùi hụi vì k được leo lên xem nó cao đến thế nào

14262815627_5c0c5a3438_c.jpg


Chẳng là chung tui khỏe quá mà, nên thay vì tạt vào các hàng quán gần đó ăn trưa như mọi người thì chúng tui quyết định đạp ngược từ Old Bagan về Naung U ăn trưa rồi về khách sạn ngủ khoèo 1 giấc trước khi đạp trở lại. Khỏi phải nói mấy cái dốc khiến chúng tui há mồm như nào giữa trưa nắng, vừa đạp vừa thè lè lưỡi, tay cầm sẵn chai nước đổ liên tục vào mồm. Chúng tui chọn 1 quán đông nhất ở gần Shwezigon để tạt vào, dân quanh vùng đang tụ tập đông đúc ở đây uống côca và xem Titanic. Đây là cơm trưa của chúng tui, 1,5$/đĩa, thịt bò dùng rang cơm ở đây ngon lắm nhé, ngọt thơm khô khô như thịt bò gác bếp của mình nhưng tẩm ướp hơi khác. Mỗi tội món gì ở Myanmar cũng nấu nhiều mỡ ấy

14445895301_04814b9cb4_c.jpg
 
Re: Myanmar - Những ngày lật đật trên đất Phật của đôi vợ chồng thổ tả

Ô...năm ngoái em đã đọc bài tuần trăng mật của anh chị, hihi thiệt là ngưỡng mộ ghê cơ ^^
 
Re: Myanmar - Những ngày lật đật trên đất Phật của đôi vợ chồng thổ tả

Sau khi đã ngủ nghỉ chán chê, chúng tui bật dậy vớ ngay lấy xe đạp, đạp thục mạng quay lại Old Bagan. Chiều nay là phần dành cho ngôi đền thiêng nhất Bagan - Dhammayangyi Pahto. Đền này có thể leo lên trên để ngắm hoàng hôn. Nơi này còn đặc biệt ở chỗ nó có kiến trúc vuông vuông tù tù kiểu kim tự tháp chứ không phải là các tháp nhọn chọc trời thường thấy ở Bagan. Chỉ vì cái Phaya này mà chúng tui lạc loạn cả lên giữa 1 vùng mênh mông toàn cát, xe không đi nổi phải dắt giữa cái nắng như thiêu như đốt và hết sạch cả nước uống, huhu.

14263274277_d3f910c7b3_c.jpg


Dù nhiệt độ ngoài trời cao kinh khủng, nắng chói lòa nhưng vẫn có rất nhiều du khách cả trong và ngoài nước tìm đến Bagan. Khách nội địa thường đến bằng những cái xe cab, đổ bộ 1 lúc mấy chục người liền.

14449734305_00d90d72db_c.jpg


Bên trong đền, những viên gạch tường đã trở nên xù xì hằn vết thời gian. Tượng phật không sơn son thiếp vàng như những nơi khác mà chỉ đơn giản là sơn trắng, sơn đỏ… Đền rất rộng nên đi mãi đi mãi vẫn cứ có cảm giác tịch mịch, im lặng đến không ngờ. Trong đền thì mát lịm như phòng điều hòa nhưng chúng tui cũng chẳng thể tìm được chỗ nào để ngồi vì nhiều cứt chim kinh khủng, đâu đâu cũng là nhà vệ sinh của chim bồ câu, họ có quét thường xuyên cũng không xuể. Đây có lẽ là ngôi đền nhiều phân chim nhất mà chúng tui đặt chân đến.

14448588754_c5594f94f2_c.jpg


Thay vì quay trở lại chen chúc trên Shwesandaw như mọi người để ngắm hoàng hôn (phải công nhận là vị trí đó thì cũng đẹp thật), chúng tui lựa chọn North Guni, ngôi đền nằm ngay gần đền kim tự tháp (bên cạnh là South Guni) để leo lên đỉnh. Bác người Mỹ mặc áo trắng trong ảnh phải rất vất vả loay hoay mãi mới có thể chui qua được những cái lỗ bé tí tẹo để lên phía trên (vì người Myanmar có khổ người nhỏ nên làm mấy chỗ chui chui ấy nhỏ lắm), chơi 1 hồi thì bác làm rơi mất 1 vật quan trọng mà tìm mãi k thấy, mọi người cũng giúp tìm nhưng k được, rõ khổ.

14469910623_456e6f7778_c.jpg


Leo lên trên ngắm nghía thì có thể nhìn được đền này từ xa

14448623074_b78e3e3566_c.jpg


Một lúc sau, các bạn tây ở đâu cũng phi đến tới tấp, trèo lên ngồi chờ hoàng hôn cùng chúng tui. Ở trên thì đông vui nhốn nháo như này

14469908033_044aa49963_c.jpg


Ở dưới thì mấy bác đánh xe ngựa ngồi ngáp vặt chờ đón khách

14426586966_0a8cc1dc27_c.jpg


Trời đã chuyển về chiều, nhá nhem tối, mà mây thì cứ ở đâu ùn ùn kéo đến chẳng thương tiếc chúng tui. Có mấy chú bán hàng, nước da đen nhẻm, dáng người khắc khổ cũng leo lên chỗ chúng tui đứng, chào hàng mấy quyển sách về Myanmar, mấy bức tượng Phật nhỏ nhưng chẳng có ai mua cả, tui cứ thấy tội nghiệp cho họ quá nhưng thực sự thì mình cũng không có nhu cầu

14446374511_0578c2d807_c.jpg


Mặt trời của chúng tui buồn thỉu buồn thiu ngồi khóc sau mây. Dù không săn được cảnh đẹp nhưng được ở bên nhau mà ngắm nhìn khung cảnh chùa tháp mênh mông chìm dần vào bóng tối cũng là điều an ủi với chúng tui rồi.

14449707015_3ebd6b6f8c_c.jpg


Vì mải chơi nên đến tối mịt chúng tui vẫn đang ở quanh khu đền Dhammayangyi , giữa 1 vùng mênh mông toàn cây và cát. Uống vội cốc nước mía cho đỡ khát (được ưu tiên giảm giá từ 500 xuống 300Ky/cốc), chúng tui lóc cóc đạp xe về. Old Bagan rộng lớn nhanh chóng chìm vào bóng tối, chúng tui không trở về theo đường cũ mà đi theo con đường mới làm, đường xá vắng teo không 1 bóng người, thi thoảng có 1 chú cảnh sát du lịch đứng trong bóng tối chờ hướng dẫn du khách trở về, bóng đèn đường leo lét (nói thế thôi chứ hi hữu lắm mới có cái bóng đèn sáng, cột đèn thì có cả rồi nhưng bóng đèn thì chưa kịp lắp), tiếng các con vật hòa vào nhau chả rõ là tiếng gì, các tháp cổ đen ngòm im lìm đứng ngó chúng tui, rờn rợn (chỉ có vài tháp nổi tiếng nhất là được sáng đèn). Tui nghĩ bụng, giờ mà có lạc ở đây chắc vợ tui khóc thét đến chết mất.
 
Last edited:
Re: Myanmar - Những ngày lật đật trên đất Phật của đôi vợ chồng thổ tả

Tối hôm ấy chúng tui còn đạp xe lượn lờ khắp nơi đến tận 9h30 mới mang xe về trả cho nhà chủ, cô chủ vẫn nhiệt tình chờ đón chúng tui, không hề tỏ ra khó chịu 1 chút nào. Nhà nghỉ cũng có wifi free đấy nhưng tui thề là bạn nào dùng được wifi thì chắc bạn ấy có siêu điện thoại kích sóng lên rồi, vì hình như wifi ở Myanmar chỉ để làm cảnh (ở Ananda Phaya và 1 số đền khác cũng có wifi free nhưng không có tác dụng j luôn), chúng tui đành xác định mù thông tin VN trong cả chuyến đi.

Định bụng dậy sớm từ 5h kém để đi ngắm bình minh vì bạn biết đấy, bình minh ở Bagan đỏ đỏ, đèm đẹp, lung linh với hàng ngàn chùa tháp, điểm xuyết thêm mấy cái khinh khí cầu nữa là hết xảy, nhưng cuối cùng tui quyết định tắt chuông ngủ tiếp. Với 1 bầu trời đầy mây như sáng hôm ấy thử hỏi mặt trời ở đâu ra được hay lại như chiều hôm trước thôi, và quyết định nằm xuống ôm vợ ngủ tới sáng bảnh của tui quả là sáng suốt, trời mát vì nhiều mây. Cũng không lấy làm tiếc lắm vì như thế tức là sau này chúng tui còn có lý do quay lại Bagan để mà ngắm bình minh với nhau, hì hì.

Thong thả, chúng tui dắt nhau đi ăn sáng. Ăn ở ngay bếp ăn của ks thôi vì bữa ăn đã bao gồm trong tiền phòng cả rồi. Đây là bữa sáng phổ biến. Mùa này đang là mùa vải, xoài, đu đủ tràn ngập Myanmar. Các hoa quả khác bán ngoài chợ thì cũng thấy dán tên hoa quả Việt Nam sang nhiều phết, còn lại vẫn là hàng Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường.

14263433878_4e019e48ff_c.jpg


Tranh thủ nghỉ ngơi chả đi đâu mà vội, chúng tui ngồi ở sảnh buôn chuyện với anh này. Anh người Nhật cute lắm, ở chung ks với chúng tui ở Bagan, bye rồi lại gặp lại lúc đi ăn ở Yangon, lại bye rồi lại gặp tại sân bay lúc chuẩn bị về, chắc cũng có duyên hihi. Tụi tui gặp khá nhiều người Nhật sang Myanmar chơi, có 2 trường phái như này, 1 là nhóm các bác già mua tour, 2 là các anh trẻ đi đơn lẻ, nhóm đơn lẻ này có đặc điểm chung là xởi lởi, tíu tít, nói TA k giỏi nhưng khoa tay múa chân diễn đạt được và thật thật kiểu vụng về, đặc biệt là rất lịch sự, câu cửa miệng luôn luôn là cảm ơn, từ những cái nhỏ nhất.

14427031556_ce2bbb7c60_c.jpg


Cứ đinh ninh là xe cộ nó nhiều như Việt Nam nên mải chơi chả thèm đặt vé bus sớm, hóa ra chỉ có 5 xe mỗi tối chạy từ Bagan về Yangon. Làm sao bây giờ? tất cả các xe đã full, chả nhẽ ở lại Bagan thêm 1 ngày nữa? Chúng tui quay về hỏi ông chủ ks xem có tìm được vé nữa không, ban đầu ông ấy báo giá 13.000, chúng tui ok rồi sau đấy chắc thấy hết vé thì lại bảo giá tăng lên 18.000 ông ấy sẽ tìm cho 3 chỗ cuối. Giá thế thì cần gì ông ấy tìm chứ, hạng VIP bus thì còn đầy seat ra đấy. Bực cái thái độ, tui cancel luôn vụ thương lượng này, tự ra các đại lý tìm cho bõ ghét. Chắc tui ăn ở hiền lành nên trời thương cho 3 vé duy nhất còn lại của hạng 14.000Ky/seat. Tặc lưỡi thôi thì đành đi hạng xe xịn hơn cho biết vậy. Lại thêm 1 chuyện nữa làm tui cảm thấy không thích ông chủ ks này (mặc dù ở thì được) đó là 2 anh chị bạn của tụi tui đặt vé đi Inle Lake thông qua ông ấy, vé chỉ có 11.000 thôi mà ông ấy thu của bạn tui 17.000ky/seat, sau khi tui nói, bạn tui quay lại thắc mắc thì ông ấy bảo chắc bạn tui nhớ nhầm chứ ông không thu như vậy. Tui không tin lắm vì chúng tui lúc nào cũng có ghi chép cẩn thận chi tiêu của mình. Bạn nào sau này có đi thì nhớ đặt vé rời Bagan ngay khi đặt chân đến nhé, tốt nhất là ra đại lý mà đặt. Tui mua của đại lý Morning star này, anh đó khá nhiệt tình và thật thà nữa.

14470325733_142cf71066_c.jpg


Sư đi khất thực, chân họ quen rồi chứ giờ bắt tui bỏ dép ra đi chân đất như vậy chắc tui khóc thét

14427026946_d77255bc12_c.jpg


Ở Bagan còn có hẳn ô tô đi dọc đường bắc loa kêu gọi quyên góp cho chùa, sau đó thì từ trên xe có 1 nhóm các phật tử tỏa đi các nhà thu đồ giúp cho nhanh, hoặc gạo hoặc tiền…

14263704407_560a8afb3f_c.jpg


Bữa trưa của chúng tui ở quán ngay bên cạnh GH. Quán nhỏ thôi nhưng mấy cô đó nấu ăn khá ổn. Cơm rang Malaysia rất ngon nhưng khổ thân vợ tui vừa ăn vừa xuýt xoa và ngồi nhặt ớt

14470206643_12ba1de670_c.jpg
 
Last edited:
Re: Myanmar - Những ngày lật đật trên đất Phật của đôi vợ chồng thổ tả

Trả phòng xong, chúng tui gửi lại đồ tại ks rùi xách xe đạp đi tiếp. Miệng thì cứ kêu “trời ơi nắng quá” nhưng chân vẫn đạp đều đều, ăn chơi thì bất chấp tất cả (ngay trước ngày chúng tui xuất phát đi Myanmar thì thời sự đưa tin nắng nóng ở Myanmar đã làm 1 vài người chết, có chút lung lay nhẹ).

Nơi chúng tui đến là Maha Bodhi Temple. Đi qua cổng thành Thibara, rẽ phải ở ngay lối rẽ đầu tiên sẽ đến. Nơi này có 2 phần, phấn đế và phần tháp, chúng tui chỉ chơi loanh quanh được ở phần đế vì lối lên tháp đã bị bít lại. Các gian thờ ở Myanmar có đặc điểm chung dễ nhận ra là dàn đèn xanh đỏ tím vàng chăng ngang trên hàng rào

14463220152_4909015e75_c.jpg


Theo tấm bia đặt trước đền, nơi này được xây dựng bởi chính những người nghệ nhân đã sang Ấn Độ giúp tu sửa chùa Mahabodhi ở bên đó, theo nguyên mẫu của tháp Bodhigaya (gần cây bồ đề). Chung quanh đền có nhiều hốc nhỏ chứa tượng Phật với nhiều tư thế khác nhau, 4 mặt của tháp là các bức phù điêu nhỏ mô tả cuộc đời của đức Phật.

Nơi này lẽ ra sẽ đẹp hơn nếu người ta không dựng lên 1 gian sảnh bằng mái tôn to đùng ở phía trước

14278115387_16bd593534_c.jpg


Phía bên tay phải đền là gian hàng nho nhỏ của 1 chị dân địa phương. Chị bán đủ các loại, từ longi, áo phông, quần đũi đến thanakar… giá rổ cũng không đắt nên bạn nào thích có thể mua đồ ở đây. Chị ấy thấy vợ tui giống dân địa phương quá nên lôi ngay vào vẽ cho cái lá lên mặt

14464568395_a9c963f458_c.jpg


Nhân tiện kể chuyện lan man để bạn nào đi thì chú ý chuẩn bị sức khỏe. Người bạn đi cùng vợ chồng tui sau 1 hồi đạp xe dưới trời nắng (có mũ) thì đã bị cảm, bủn rủn chân tay, trong khi thuốc điện giải thì tui lại để lại khách sạn vì chúng tui nghĩ mình khỏe quá không cần đến. Vậy là cái sảnh mái tôn tui chê xấu ấy thành chốn nghỉ ngơi dài dài, có nước mát lạnh và quạt trần quay tít mù, chờ cho đám mây to chạy ngang qua mới dám lên xe phi tiếp.

Ở nhánh rẽ thứ 2 bên phải trục đường chính, vẫn là trong địa phận hoàng cung, bạn sẽ phi thẳng ra Bu Phaya, chùa ven sông. Nơi đây cũng là một trong những nơi thích hợp để ngắm hoàng hôn, khi mặt trời khuất dần sau dãy núi uốn lượn

14277929839_fd7ac63b8c_c.jpg


Ấn tượng với 2 bức tượng này 2 bên cổng

14461212711_335e254e29_c.jpg


Bu Phaya trong ánh nắng chiều, thỉnh thoảng lại có người dân mang vàng lá ra dát thêm vào đó. Chùa này nguyên gốc đã bị chiến tranh tàn phá, hiện nay chỉ là chùa được xây dựng lại

14441462866_045ac72838_c.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,357
Bài viết
1,175,361
Members
192,067
Latest member
vietskytourism
Back
Top