What's new

[Chia sẻ] Myanmar trong tôi là bóng mặt trời....

Mingalarbar...

Ngân nga những câu chào,

Rạng rỡ những nụ cười

Líu ríu những nhịp chân trong chiếc Longi bó...

Cuộc sống trôi đi chậm rãi, hơi phảng chút buồn giống như một tiếng thở dài cố dấu của kẻ lãng du khi người đạp trisaw gồng mình lên dốc...

Đôi khi tôi thấy mình may mắn, khi sinh ra là kẻ bụi đời. Khi được khoác chiếc ba lô lên vai và lăn lê cùng bụi đường, cùng ngất ngư trong một chuyến bus đêm. Cùng uống những chén trà nóng ở vỉa hè oi nồng mùi cống rãnh. Cùng hút một điếu cigar và nhả khói trong cái nóng rang giữa những đền tháp cổ. Cùng ăn đĩa cơm bụi 1000 kyat và uống bia hơi trong một góc phố địa phương.... Tôi thấy mình may mắn khi được là một kẻ du lịch bụi để được gần hơn với những vất vả của người dân địa phương, để được nghe những câu chuyện buồn nhưng đầy hi vọng... để được nghe một bài hát dài mênh mang người lái thuyền hát để xua đi giá lạnh khi lênh đênh trên mặt hồ Inle nổi sóng... để được nhận những vệt Ta na ka mát lạnh trên má do chính tay những người chủ nhà hồn hậu quệt...

Myanmar với tôi không phải là một hành trình

Myanmar với tôi là những khoảnh khắc...

Chúng tôi đi tìm bóng mặt trời của mình giữa mùa mưa. Trong khi người dân Myanmar đi tìm bóng mặt trời của họ giữa những hi vọng, giữa năm dài đằng đẵng, giữa thuyết nhân quả của nhà Phật...

Tôi đã tìm thấy những khoảnh khắc của mình. Tìm thấy bóng mặt trời của mình

Tôi hi vọng người dân Myanmar cũng sẽ sớm tìm thấy niềm hạnh phúc của họ, và hi vọng các bạn cũng đừng ngại ngần xách hành trang lên đường... Myanmar đang chờ những người lữ hành như tôi và các bạn...

Mingalarbar....
 
tuyệt thật! Myanmar phê thế! Chị Linh Vồ làm em...phê hết sức! Cơ mà... hành hương ở đâu ý nhỉ:p
 
Yangon mê nhỉ, đi mãi không thấy chán... nhưng mệt

Hứa là sau khi hết sốc Yangon sẽ tiếp tục rủ các bạn đi Bagan và Mandalay, Inle Lake.... Còn cả 1 kho chuyện..

Tiếp tục với Zim vài ảnh Yangon nhé. Hôm đấy đoàn lang thang từng nhóm nhỏ nên chắc chắn cảm xúc Yangon sẽ rất khác nhau

2871996758_6d0f751df2.jpg


Những kiến trúc đậm nét Anh - Ấn

2871165125_4141eea2c2.jpg


Những lan can hút hồn tớ đây này

2871165975_ca806b541c.jpg


Và những quán trà vỉa hè ngập nắng

2871167339_0da344553c.jpg


Hay dưa hấu mát lạnh giữa trưa hè

2872000880_2ae9e78507.jpg
 
Bạn Linh chụp ảnh đẹp ghê ;)

Nhìn mấy quán trà đá, nếu bỏ bảng chữ quảng cáo đi thì cũng giống hanoi phết nhỉ.
 
Mấy quán trà ở Miến thực ra là không phải quán trà...

Mà là quán cafe, còn trà thì miễn phí... Lúc đầu bọn tớ ko biết cứ tưởng là quán trà thế là cứ vào uống trà thôi.

Có lần ở Bagan còn mua 4 đứa 4 trái sầu riêng mang phịch vào quán trà ngồi, vừa ăn uống vừa cười hô hố. Chủ quán mang cafe ra cả bọn từ chối lia lịa, chỉ uống trà thôi...

khà khà...

Thế nà bà con các bàn bên trố mắt ra nhìn. chưa bao giờ thấy đám khách nào thô bỉ đến thế, đã vào uống trà hok mất tiền mà còn bầy bừa ăn uống thúi hoắc ra quán
 
Myanmar có nhiều tiệm sách cũ, tiệm cho thuê sách. Trong tiệm thuê sách thì phần lớn là truyện tranh, giống ở nhà mình. Còn ở tiệm sách cũ, người ta bán tả pí lù: từ những giáo trình dạy tiếng Anh cũ mèm, những quyển tiểu thuyết rất rất cũ nát cho đến những quyển kinh, sách nói về những câu chuyện Phật giáo, tới cả sách chuyên môn,... Nhưng đúng là sách cũ, cũ kinh khủng khiếp.

2875447825_7213197498_o.jpg


Một quyển sách dạng hay ho có giá từ 600 kyats trở lên (khoảng 7-8000 tiền mình).

2876285882_cb3f2bf86f_o.jpg


Điều buồn cười là ở các hàng sách cũ hay có loại sách photo, đó là những quyển nhạc, có bìa được in mực màu xanh, đỏ hoặc nâu, còn ruột là photo hoàn toàn. Đôi khi có cả những quyển bài hát, trong lúc rảnh việc, người ta có thể ngồi xem chung một quyển nhạc và cùng nhau hát vô tư giữa phố thế này

2875446701_bf44390976.jpg


Một thứ "đặc sản" khác của nền văn hóa vỉa hè chính là những hàng bán bản đồ. Lạ một điều, chủ yếu là bản đồ Myanmar và người mua cũng rất nhiều người là dân bản địa.

2876271412_1632e6e1f3_o.jpg


Giữa dòng phố tấp nập, bóng áo nâu của các nhà sư thấp thoáng. Đôi khi, chỉ cần nhìn một nhà sư đứng đọc một cuốn sách chăm chú thế này, cũng cảm thấy tâm hồn mình tĩnh lặng

2876272156_4520219163.jpg


Nếu bạn thích đồ cổ, có thể ghé những con phố xung quanh khu chợ Gem market. Đó là những ngăn hàng nhỏ bé nằm ngoài một thang gác đi lên khu nhà của những người gốc Ấn. Đồ cổ phần lớn là những gì họ mang từ Ấn qua, như những chiếc khóa của các ngôi nhà nào đó ở Calcutta, New Delhi,... đã rỉ sét và sắp rớt quai, những chiếc bật lửa cũ mèm sây sát, những con búp bê, huy hiệu gắn ngực bé tí xíu,... Tất nhiên, tớ chẳng đảm bảo chúng là đồ cổ trăm phần trăm :p

2876274592_29b9a4aa9c.jpg


Gem market thực sự là "thiên đường" cho những cô nàng thích mua sắm, đặc biệt là những món đồ thủ công của Myanmar. Trong khi các shopping malls lớn bán rặt đồ Tàu thì ở khu chợ này, đồ thủ công mỹ nghệ nhiều vô kể. Đá quý, vàng bạc của Myanmar vốn đã có tiếng từ lâu. Ngoài ra còn có các loại đồ khác như đồ khảm trai, đồ gỗ,... Nhớ mua đồ gỗ nhé. Những con thú làm từ gỗ thơm (tôi đoán là giáng hương) như cá vàng, voi, rùa,... rất đẹp và không đắt lắm, khoảng từ trên 1000 kyats. Nó có mùi thơm tự nhiên của gỗ, nếu để ngoài một thời gian bay mất mùi, chỉ cần dùng giấy ráp đánh lại, mùi thơm của gỗ lại tỏa ra như ban đầu. Có thể mua những viên đa giác bằng gỗ tặng cho người già để tập tay, tốt cho lưu thông khí huyết với giá 500 kyats/đôi loại nhỏ, 800-1000kyats/đôi loại lớn. Hoặc mua những chiếc mở bia được khắc tạo hình mặt nạ, hình cá nổi phía trên bằng gỗ cũng chỉ khoảng 1500kyats/ đôi.

Chuyển tượng bằng đá tạc bên ngoài Gem market
2876275770_f3eabb0fe9.jpg


Mỏi chân rồi thì ghé quán hàng ngô ngọt của cô này, mua cho cô một bắp ngô để đổi lấy một nụ cười

2876272850_2c10a48d18.jpg


hoặc là ăn bánh chuối chiên vừa thơm vừa giòn

2876273626_11592eec27.jpg


Ở Yangon giờ đang mốt các nhà hàng theo kiểu Thái, Hàn do nhu cầu của giới trẻ. Đồ Thái ăn khá ngon và rẻ, có thể tìm thấy xung quanh khu trung tâm (gần chợ Gem market). Đã thuê nhà ở khu gần Sule Pagoda, có lẽ trong 1-2 ngày ở Yangon chẳng phải mất xu nào tiền đi lại nếu bạn thực sự thích đi bộ :p
 
Mới nhận tin bài Myanmar nhà mình sẽ đăng trên báo Tuần San SGTT tháng 10... :) 2 full page...

:)

Và sẽ giới thiệu những gương mặt Miến Điện đến với nhiều những người "đi" hơn

2878628260_d72fd61f64.jpg


Người phụ nữ ở làng Malandu

2877792561_2ef8872ba6.jpg


Người vẽ tranh cát ở Bagan, người đàn ông này vẽ rất khác những người khác. Ông hay vẽ màu buồn, màu chết, màu sậm... và tôi thích

2878626468_ea69c6782d.jpg


Người đánh cá trên hồ Inle...với cách trèo thuyền bằng chân nổi tiếng

2877795207_3dc90dab61.jpg


Những người dân Yangon tụ tập trên đường phố để bán những đồ điện tử xào đi xáo lại

2878630400_7501a52463.jpg
 
Finding Peace in the leaf

Đi tìm sự bình yên từ những chiếc lá...

cigarsmoker2.jpg


Người yêu cigar có cái thú đi tìm vui trong những vị lá cuốn Cigar. Người ta thưởng cho mình một điếu cigar sau khi chiến thắng những phi vụ nho nhỏ trong đời, Cigar là dành cho sự chiến thắng...Cigar is for Victory

Ấy thế nhưng chưa bao giờ nghĩ, Cigar lại có thể "bình dân" và đời thường đến thế như ở Miến Điện.

Cái nghệ thuật sao tẩm, cái cách thức sơ chế lá hay đơn giản là dùng lá xanh để cuốn. Cái cách châm và hút, cái cách thưởng thức mộc mạc nơi quán trà hay cạnh những tủ trầu,,, Cigar trở thành một thú vui đời thường, rẻ tiền, không hại sức khỏe và cuộc sống cũng nhẹ bẫng theo khói.

Cũng chính vì Myanmar Cheroot mà Lampro nuôi mộng sang Myanmar.

Niềm yêu thích ấy của anh, cho tôi một thú vui tìm hiểu nho nhỏ về loại thuốc này. Và tự dưng cũng ngấm luôn vào người niềm đam mê ấy
 
Last edited:
Loại cigar Cheroot được quấn và hút phổ biến ở Myanmar và Ấn độ nhưng xem chừng các bạn đi Ấn về đều chê Cigar Ấn hết lời

Nhưng ở Myanmar Cheroot có sức sống dẻo dai và rộng khắp...

Cho dù du nhập từ đâu, lan tỏa như thế nào nhưng bất cứ dân tộc Miến nào cũng hút Cheroot cả

Cho dù là người Bamar

Hay người MOn

Đặc biệt là người Shan, nơi chiếc lá Thanaphe tốt nhất được chọn từ vùng Shan State

Hay là người Padaung từ dưới sông Thanlwin cho đến những ngọn đồi Pekon,

Người Pa-O cũng hút

Những phụ nữ Kachin cũng phả khói che gương mặt xăm mờ ảo

49830030_resize.jpg


Và tất nhiên người Kinh Việt Nam cũng hút

họ hút say sưa...
 
thanaka girls

Hôm nay mở balo chuẩn bị cuộc hành trình mới, đụng vào hộp phấn thanaka. Hộp phấn này vốn nhờ bà chủ Golden Myanmar Guesthouse ở Bagan mua giúp với giá 500 kyats, mua 2 hộp, 1 mang về biếu mama, 1 giữ làm kỷ niệm. Thế là lại mò mẫm vào resize ít ảnh về các cô gái mang khuôn mặt thanaka để up lên chia sẻ với bạn bè.

2878464763_ece6e85053_o.jpg


Trong một bài trước, Linh đã nói về việc làm thanaka. Nó là một loại vỏ cây được mài ra với nước, đem thứ bột đó quết lên mặt có thể giúp da mịn màng, giữ được độ ẩm. Thông thường, một cây thanaka mất 3 năm để cho được loại vỏ dùng thay phấn này. Lớp vỏ dày khoảng một nửa centimet, người ta mua về từng khúc dài cỡ độ gang tay, dùng bàn chải cọ sạch bụi bẩn bám vào các kẽ gỗ nứt rồi mài và dùng hàng ngày. Trong bất kỳ một gia đình nào ở Myanmar, đều có một chiếc máy mài như thế, bằng đá xám. Trông giống như đĩa mài sừng tê giác nhà mình.

2878464749_6f45850770_o.jpg



Khi đã sử dụng hết phần vỏ gỗ, phần ruột gỗ rất cứng, không mài được. Phần ruột gỗ này dưới tác động của máy tán nghiền, sẽ tạo ra một loại bột gỗ. Người ta chế thêm vào chút tinh nước hoa và một vài thành phần khác, tạo ra loại phấn thanaka. Chủ yếu dùng để xuất khẩu.

2878464759_ac5277c95e_o.jpg



Vẽ thanaka là cả một nghệ thuật, vì nó không chỉ để dưỡng da, nó còn giúp người phụ nữ trở nên duyên dáng, tạo ra dấu ấn đặc biệt của người khác giới về người con gái đó. Vì thế, có người duyên dáng vẽ hình trái tim, có người khéo léo tạo hình chiếc lá,... Nhưng dù là nghệ thuật, thì thanaka vẫn là thứ nghệ thuật chân phương và giản dị, thô mộc như con người Myanmar.


2878460001_f8d034568e_o.jpg


Có một điều dễ nhận thấy, ở những nơi xa, phụ nữ dùng thanaka trang điểm nhiều hơn, nhưng ít cầu kỳ hơn. Nơi phố thị ồn ào như Mandalay hay Yangon, nơi mà đã có nhiều người nhuộm tóc đủ màu, sơn móng và mặc những bộ váy áo kiểu Tàu thì những khuôn mặt thanaka ít gặp hơn.

2878460005_4775af9a44_o.jpg



Không hiểu sao, khi nhìn những đứa trẻ với đầy bột thanaka trên mặt, tôi lại chợt nhớ đến cách "đánh dấu" của ông bà mình với những đứa bé. Đánh dấu này để cho con trẻ mới sinh ra trên đời chưa ổn định, dù đi đâu cũng biết lối mà về. Cũng như những gương mặt thanaka kia, đã đánh dấu vào tôi một vết bột thơm nào đó, để mỗi lúc ngắm lại những tấm hình, cảm thấy như vẫn còn bước chân trên những con đường đó. Và nhớ thật nhớ, người bạn đồng hành khi về, hai má còn rám nắng vết thanaka...

2878464739_e83596c25c_o.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,573
Bài viết
1,169,127
Members
191,425
Latest member
shopdancing123
Back
Top