What's new

[Chia sẻ] National Treasure 3: "Hành trình tìm vàng ở Bản Thi"

Tớ đặt gạch cho hành trình đi tìm vàng trên Bản Thi. Demo bằng mấy cái ảnh chụp linh tinh trên đường. Còn ảnh đẹp thì phải nhờ bạn susu và bạn Kẻ xanh. Các bạn vào đây ném đá cho xôm nhé:

Tại cửa hầm đầu tiên trong 6 cái hầm phải đi qua:

Hamlo1.jpg


Trên đường qua Đèo An về Ba Bể:

Virgo.jpg


Tập chèo thuyền độc mộc nhé

Canh.jpg


Tập chèo thuyền xong thì được tẩm bổ bằng cái này:

Nuong.jpg


Còn cái chỗ này thì dành cho các bạn yêu thích Minsk, bạn nào muốn ôm cả đống Minsk này thì gặp bạn chèo thuyền độc mộc:

XeMinsco.jpg
 
Cơm đã bày ra rồi thì chén thôi. Những chén rượu ngô sóng sánh, những miếng thịt gà béo ngậy cộng với xôi nếp rẻo thơm cứ tuốn tuột trôi vào các cái dạ dày trống rỗng. Giá lúc này có ai bảo là: đấy, đấy là vàng đấy thì đám giang hồ cũng cho là phải. Sau khi no nê. Lại chính là bạn Virgo lo dọn dẹp rửa ráy. Đoàn mình phải cám ơn bạn lần nữa (wait).

sieuthiNHANH2009070818828mgq3mwvkow117235.jpeg


sieuthiNHANH2009070818828ngnjnzi4nd107457.jpeg


sieuthiNHANH2009070818828zjvmymflmz106382.jpeg

Lúc gần ăn song, mấy tên cơ sở mới ở đây mò về liền bị quạt cho một trận tơi bời. Thôi cũng giơ cao đánh khẽ, tha tội cho mấy chú. Còn mời mấy chú lại làm pô ảnh.

sieuthiNHANH2009070818828mzg5ztm0m2121420.jpeg


sieuthiNHANH2009070818828nmmzowflnj108924.jpeg
 
No nê rồi chả ai muốn đi nữa. Nhưng vẫn còn mấy điểm trên bản đồ chưa đi. Mà còn phải hạ sơn sớm nếu không chưa chắc đã qua được đèo An. Thế là 2h kém 15, cả đoàn lại chuẩn bị giáp trụ đi tiếp. Những con ngựa sắt lại chồm lên những con đường toàn đá hộc, đưa đoàn tìm vàng tiến sâu vào các hang núi.

Trời mưa vẫn tầm tã, nước mưa thấm qua lớp đá dày cũng nhỏ xuống nền hang như mưa. Đoàn người lầm lũi tiến về khu đầu cáp thứ 2. Để đến được đây, phải đi qua sáu cái hầm. Tuy có dài ngắn khác nhau nhưng phải thừa nhận, ngót thế kỷ trước mà làm được như thế này thì thật là bái phục.

Bọn Pháp làm tốt thế thì việc dấu vàng của nó cũng kỳ công không kém, kỹ càng không kém. Chỉ mong là trong lúc gấp rút, chúng không đủ thời gian để giấu quá kỹ lưỡng mà thôi.

sieuthiNHANH2009070818828nddlowyzzj110040.jpeg


sieuthiNHANH2009070818828yze0zmzmy2126320.jpeg


sieuthiNHANH2009070818828ywm0zgmynd112472.jpeg


sieuthiNHANH2009070818828owu0nwfiog101669.jpeg


sieuthiNHANH2009070818828ztuzmju2mz112667.jpeg


sieuthiNHANH2009070818828ndfkmtm0n286286.jpeg
 
Con đường đi qua rừng già, qua các khe đá hẹp, treo leo bên bờ vực sâu. Nhiều đoạn phải kè đá để mở rộng đường. Cuối cùng cũng đến được đầu cáp thứ 2. Đó là một rãy các khung thép được lắp đặt khéo léo trong một khe đá hẹp được đục sâu vào vách núi. Nơi đây chính là nơi quặng ở các nơi được gom về và tải xuống núi. Chỉ nhìn hệ thống này trên đỉnh núi, mới thấy biết bao công sức đã được bỏ ra.

sieuthiNHANH2009070818828yzdlmti4zj138154.jpeg


sieuthiNHANH2009070818828yjizzgqzyj115393.jpeg


sieuthiNHANH2009070818828ownimgvjn2139664.jpeg


sieuthiNHANH2009070818828ztq0yjk5zm135740.jpeg


sieuthiNHANH2009070818828zwvlzdy0nz152383.jpeg

Phía trước mặt là con đường xếp đá đi về phía thung lũng chỉ để cho ngựa và người đi bộ. Trời tối âm u, dù là giang hồ hảo hán cũng không dám đi, đành quay lại.


sieuthiNHANH2009070918928ogq4yjflnw138925.jpeg
 
Đoàn đã đi hết 6 cái hầm thông hai đầu. Có hầm, trong lại có nhiều ngách ăn thông đi các nơi. Đây đúng là ma trận chết người, là trò trơi cút bắt của thế hệ trước với thế hệ sau. Lộn đi lộn lại, phượt dọc phượt ngang nhưng cũng không đến được hai điểm: Thung lũng Lủng Trang-có bãi đãi vàng sa khoáng và Hạ Long trên đỉnh Núi Trắng. Chính cái bãi đào vàng này là một chỉ báo tốt khẳng định nơi đây, ngày xưa có vàng. Đồng hồ đã chỉ 4kém 15. Phải xuống núi thôi, không có là đi đứt trong cái thời tiết gió mưa bão bùng này.

Bỗng trên đường xuống núi có một mái lều tranh nhỏ, xung quanh phủ kín dây leo. Trong ngôi nhà tồi tàn đó có một bà cụ già lọm khọm người Kinh và một anh con trai suốt ngày say rượu. Vì tò mò, chúng tôi đã đi vào ngôi nhà này. Anh con trai đang say rượu la hét om xòm. Bà cụ đã hơn nửa thế kỷ bó thân ở vùng đất heo hút này nên đã quên cả tiếng Kinh. Khi thấy người là thì rút sâu vào trong góc nhà, trên cái sàn gỗ ngập ngụa giẻ rách và nặng mùi, hai mắt sáng xanh nhìn ra.

Căn lều dây leo và cây cỏ phủ kín, nơi chúng tôi tình cờ tìm thấy bà già lọm khọm người Kinh. Tại sao chúng tôi biết bà người Kinh, các bạn sẽ biết trong phần sau.

sieuthiNHANH2009070918928ytczzji3mt155575.jpeg

Phải mất một lúc lâu bà mới bập bẹ được vài câu không đầu không cuối. Sẽ chẳng có gì đáng chú ý nếu như không có tấm ảnh cũ mèm rơi ra từ đống giẻ rách kia. Trong ảnh là một cô gái trẻ, mặc theo lối người Kinh xưa chụp cạnh tên Quan Pháp râu ria xồm xoàm. Vấn đề là tại sao trong cái lều này lại có tấm ảnh này. Liếc một vòng quanh nhà, thật là tinh ý sẽ thấy có một số vật dụng cũ kỹ có từ thời Pháp...

Dù đã rất muốn đi nhưng hình như có gì mách bảo, có gì đó bí ẩn nằm sâu trong thân hình còm cõi kia. Nhìn một người già như ngọn đèn sắp tắt trước gió thì những tên giang hồ sắt đá cũng phải mềm lòng. Một thứ trắc ẩn bản năng, không phải bất cứ lúc nào lý trí cũng dập tắt được.

sieuthiNHANH2009070918928ote4mdvmmw138612.jpeg

Tôi tiến đến bên bà, bỗng một ý nghĩ vụt qua như tia chớp, tôi cất tiếng hỏi bà bằng tiếng Pháp "Tu t'appelles comment? Ques que tu fait ici?"

Trong đôi mắt mờ đục hõm sâu của bà, một đốm lửa vụt sáng và bỗng nhiên khuôn mặt bà với những nếp nhăn khắc khổ như dãn ra. Trong sự ngạc nhiên cực độ của cả đoàn bà nói câu tiếng Pháp cực chuẩn "Je m'appelle Vũ Thị Gái, je suis un courrier"

Một câu chuyện đau thương dần hiện ra, vén bức màn bí mật của vùng đất này.

Chú thích câu tiếng Pháp:
Hỏi: Bà tên là gì? Bà làm gì ở đây
Trả lời: Tôi tên là Vũ Thị Gái. Tôi là người đưa tin.
 
Last edited:

Màu sơn ở 2 nơi cũng khác biệt. Ở nơi đỉnh núi đặt đầu cáp chịu sương gió thì là nước sơn màu đen xám. Còn ở đây trong rừng, thiết bị đặt trong nhà (bị phá hết rồi) thì là sơn màu cam. Dù là sơn gì thì bảy mươi năm có lẻ màu sắc vẫn tươi. :shrug:
 
Bác Home viết bài như thế này mai mốt bà con lại ùn ùn kéo nhau lên Bản Thi đào vàng thì chết.
Vàng đâu chưa biết, nhưng em lo cái đống sắt thép kia dễ bị bán sắt vụ lắm ợ.:(

Cái gì tháo được thì đã tháo rồi. :shrug: Bạn tưởng tượng lâm tặc, bưởng,... đâu có tha cái gì? Nhưng đống thép kia đâu có phải tự nhiên mà nó tồn tại được bảy mươi năm có lẻ đâu. :LL Nói thêm là muốn vào đó cũng hơi phức tạp. :)
 
Con đường đi qua rừng già, qua các khe đá hẹp, treo leo bên bờ vực sâu.


sieuthiNHANH2009070918928ogq4yjflnw138925.jpeg

Ảnh này chắc bác Hôm chụp trên đường quay ra. Bề rộng của con đường này khoảng trên dưới 1m tuỳ từng đoạn, lá rụng đầy trên mặt đường, hai bên đều là vực. Trong ảnh phía bên tay trái là vách taluy dương, nhưng cũng có 1 rãnh sâu khoảng 2m nhưng bị lá cây phủ kín (nhìn ảnh không thấy rõ được), còn bên tay phải thì chả biết đâu mà lường. Thật lòng mà nói đi đường này em sợ vãi một số thứ...:LL:LL:LL. Hôm đó làm ôm cho bạn Thanh mà cứ run bần bật, chỉ sợ bạn ấy sơ sẩy thì 2 anh em bay ngay xuống miệng vực, cơ bản là đường quá chênh vênh cộng thêm thời tiết hôm đó nữa làm cho sự nguy hiểm tăng thêm vài phần. Nhưng đâu phải lúc nào cũng có thể có trải nghiệm như thế đâu.(c)(c)(c)
 
Bà khoát tay bảo lũ lâu la tụp họp lại làm phát (ảnh) gi lại bộ mặt hằm hằm của chúng. Song bà nói: Vàng mà tìm được thì những đứa mặt nhăn như bị rách ở đây sẽ bị trừ căn cứ vào độ nhăn của mặt đã được ghi lại.

sieuthiNHANH2009070818828yjk0ndhhzj120437.jpeg

sieuthiNHANH2009070818828mtu5owzln2119357.jpeg
Đấy có dọa có khác, mặt bạn nào cũng tươi như hoa, bất kể bụng đói, cật rét, mông ê
@ Hôm: mà tớ nghĩ ra rùi, vàng vẫn ở trong lò sưởi, nhưng treo lơ lửng trong ống khói như cách Ông già Noel tặng quà trẻ con trong bít tất qua đường ống khói.
Lần sau quay lại mang theo cái gậy móc, thể nào cũng moi được vài chiếc bít tất đầy vàng(c)
 
Con đường đi qua rừng già, qua các khe đá hẹp, treo leo bên bờ vực sâu. Nhiều đoạn phải kè đá để mở rộng đường. Cuối cùng cũng đến được đầu cáp thứ 2. Đó là một rãy các khung thép được lắp đặt khéo léo trong một khe đá hẹp được đục sâu vào vách núi. Nơi đây chính là nơi quặng ở các nơi được gom về và tải xuống núi. Chỉ nhìn hệ thống này trên đỉnh núi, mới thấy biết bao công sức đã được bỏ ra.
Phía trước mặt là con đường xếp đá đi về phía thung lũng chỉ để cho ngựa và người đi bộ. Trời tối âm u, dù là giang hồ hảo hán cũng không dám đi, đành quay lại.



sieuthiNHANH2009070918928ogq4yjflnw138925.jpeg

Đoạn đường nguy hiểm thật , nhưng cũng thú vị nhất. Lúc thì chui qua hầm, lúc đi giữa 2 vách đá (cứ như Quan Công kẹt ở Hoa Dung tiểu lộ í)(c), lúc xuyên dưới vòm cây dày đặc, lúc lại chênh vênh bên miệng vực. Đường thì hẹp, trơn, mù trắng đặc, cành cây chọc chĩa lung tung, vắt xanh rình rập trên cành, thỉnh thoảng bánh xe lại trượt ngang ra sát mép vực, tớ sợ chết điếng, nhưng chú xế thổ dân vẫn lao ầm ầm, cành cây đập vào mũ côm cốp. Đồng bọn đi sau vẫn hăm hở lao tới khiến tớ cũng bớt sợ. Nghĩ tới vàng đang vẫy gọi phía trước, mình lại quên hết cả hiểm nguy:D. Không nhanh nhỡ chúng nó tới trước...
@ các bạn foresters Hôm, Cảnh, Đáp , Thanh : Tks nhiều, các bạn đúng là một tổ lái hoàn hảo đã cho cả bọn trải qua đủ mọi cung bậc hiểm nguy mà vẫn thoát ra nguyên vẹn mình mẩy. Đặc biệt nhờ chuyến đi này mà mình tận mắt được thấy lũ rừng , thấy đường biến thành sông thế nào
Cũng tks bạn Virgo đảm đang đã gọt susu rất ngọt khiến cả bọn đỡ xót ruột vì mì tôm và xôi ruốc(c)
 
Chuyện tình trên Núi Trắng

Như phần trên em đã kể, cả đoàn giang hồ đều thất kinh khi nghe bà già nói một tràng tiếng Pháp cực chuẩn. Dù đã trải qua bao cảnh gian nan, bao biến cố bài sơn bạt hải nhưng không thể ngờ rằng trong cái xó rừng heo hút này lại có bà già biết nói tiếng Pháp. Cái tên của bà chỉ ra rằng bà là người Kinh. Và tấm ảnh kia thì đích thị là ảnh bà chụp lúc còn trẻ. Nó cũng hé lộ ra rằng bà có liên quan gì đó với bọn Pháp ngày xưa.

Để làm hồi tâm bà già, bà Đại tá đuổi hết lũ lâu la ra khỏi lều trừ tôi (vì dù sao tôi cũng nói được một chút tiếng Pháp, sẽ có lợi hơn khi nói chuyện). Chúng tôi phải rất khéo léo để tiếp cận bà già, khơi lại những câu chuyện xưa. Bà già kể nhiều thứ, lúc tiếng dân tộc, lúc tiếng Pháp nhưng tuyệt nhiên không có một lời bằng tiếng Kinh. Tôi vừa nghe vừa đoán, vừa suy luận. Cuối cùng cũng có thể tóm tắt lại thế này.

Bà vốn là một nữ sinh trường Đồng Khánh dưới Hà Nội, xuất thân từ một gia đình trâm anh thế phiệt. Cha bà là một quan chức rất to trong bộ máy chính quyền của nhà nước bảo hộ. Bà được gia đình cho ăn học tử tế và rất giỏi tiếng Pháp. Khi bà tròn 16 tuổi, có nhiều gia đình giàu có tại Hà Nội lúc đó muốn hỏi bà làm con dâu nhưng bà chưa ưng đám nào. Rồi một sự đưa đẩy của số phận, bà tình cờ quen một kỹ sư trẻ người Pháp được cử sang Đông Dương phụ trách khai khoáng quặng. Số là bà bị mấy tên lính Pháp say rượu bắt và định dở trò đồi bại khi đang trên đường đi học về. May cho bà khi đó gặp anh kỹ sư. Nói như giang hồ bây giờ là anh hùng cứu mỹ nhân. Cảm phục nghĩa cử của chàng, nàng đã đem lòng yêu chàng kỹ sư trẻ.

Không hiểu vì sao cha mẹ bà biết và ngăn cản quyết liệt. Dù làm cho Pháp nhưng họ không muốn mang tiếng vì hai chữa “me Tây”. Và một đêm mưa gió, bà đã trốn nhà theo tiếng gọi của tình yêu. Không phải cha mẹ bà không biết bà ở đâu để tìm về. Họ biết nhưng quá thất vọng vì có đứa con gái bỏ nhà theo trai nên đã từ bà. Cánh cửa gia đình đã đóng sập sau lưng, bà không thể quay lại.

Bà theo anh kỹ sư đi khắp nơi và cuối cùng thì đến Núi Trắng này và ở trong ngôi biệt thự có cái ống khói như em đã kể ở trên. Bà đã chứng kiến tất cả các cảnh khó khăn vất vả của những người dân nơi đây trong thời gian Pháp khai phá quặng tại Bản Thi. Như vậy năm nay bà đã ngót ngét 90 tuổi, cái tuổi như chuối chín cây, có thể ra đi bất cứ lúc nào. Nhưng bà còn chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình, bà chưa cam lòng nhắm mắt.

Bà còn nhớ rõ năm đó, một buổi sáng khi thức dậy trong ngôi nhà trên núi, bà thấy anh kỹ sư đang bàn bạc với mấy người Pháp khác trong căn phòng bên. Họ nói rất nhỏ. Bà phải rất lắng nghe mới hiểu họ đang bàn về cái gì. Bà lờ mờ đoán ra rằng họ đang bàn kế hoạch giấu vàng. Đó là một kế hoạch phức tạp với nhiều khâu làm giả, nguỵ tạo và đặc biệt là cách họ thủ tiêu người diệt khẩu. Trong một chuỗi các hoạt động, cái thực cái hư, những người liên quan đều sẽ bị thủ tiêu hết.

Đầu tiên, từ nơi tập kết dưới chân núi, các hòm vàng làm giả giống như thật. Các hòm giả được chất lên hai toa tầu và chuyển về Đầm Hồng, sau đó chuyển lên tàu và sẽ đánh đắm tàu trên sông để xoá dấu vết. Vàng thật được chuyển ngược lên núi qua hệ thống cáp treo sau đó tập kết trong căn hầm bên dưới toà biệt thự. Tất cả các toán thợ tham gia công đoạn này bị thủ tiêu trong một nhánh hầm lò nằm sâu dưới đất. Một nhóm khác hoàn toàn mới sẽ tiếp tục chuyển vàng xuống núi bằng đường bộ. Để đánh lạc hướng, vàng được chia lẻ và dấu trong các bao tải do ngựa chuyển xuống. Đây là đoàn ngựa vẫn thường ngược xuôi chở lương thực, thực phẩm lên núi cho những người phu mỏ. Mục tiêu là mang vàng đi càng xa nơi làm ra nó càng tốt. Theo đường mòn, ngựa sẽ luồn rừng xuống thung lũng Bản Thi, đi tắt qua đèo An để về Ba Bể. Tại đây, toán phu ngựa sẽ bị thủ tiêu và được thay bằng một nhóm mới. Toán mới này sẽ tiếp tục công việc chuyển vàng qua hồ bằng thuyền, tập kết tại một hang bí mật trên thác Đầu Đẳng, cả đoàn phu sẽ bị thủ tiêu ngay sau khi giấu song vàng. Khi thuận lợi, vàng sẽ được lấy đi theo đường sông, xuôi về Na Hang.

Bí mật lắng nghe kế hoạch này còn có bà người hầu người dân tộc, nhưng bà không hiểu hết mọi điều vì nó được trao đổi bằng tiếng Pháp. Câu truyện giấu vàng tại Bản Thi lộ ra do người hầu của bà ăn trộm một thỏi vàng trong căn hầm dưới toà biệt thự nhưng bà ta không biết toàn bộ câu chuyện, đâu thật, đâu giả. Bà người hầu này chỉ biết có hai toa tầu chứa vàng, sau đó được giấu ở đâu hay vận chuyển đi đâu thì không rõ. Nên khi kể lại mọi người vẫn nghĩ, vàng còn giấu đâu đó trong khu mỏ cũ.

Bà và người hầu cũng là một đối tượng bị thủ tiêu. Chỉ có tình yêu vô hạn của anh kỹ sư người Pháp mới giúp bà thoát chết một cách kỳ diệu.

(To be continued…)
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,681
Bài viết
1,135,138
Members
192,381
Latest member
Khoa11zz
Back
Top