What's new

[Tổng hợp] Nhà thờ - Thiên Chúa giáo và...

Noel

Đêm Noel, dân tình lao như thiêu thân về nhà thờ Lớn, nhà thờ Hàm Long, Cửa Bắc...

Tôi đến thăm một ngôi nhà thờ nhỏ ở Tây Hồ, nhà thờ họ Phú Gia. Không một bóng người. Vắng vẻ đến không ngờ. Đêm Thánh vô cùng là đây.


picture.php

Một hang đá trang trí đơn giản bên cạnh, với dòng chữ truyền thống "Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm"

picture.php
 
Ai là những nhà truyền giáo đến Việt Nam đầu tiên? Người Công giáo cho rằng đó là hai giáo sĩ người Italia đã từng đến vùng Nam Định từ năm 1533 dưới thời vua Lê Trang Tông (thực tế lúc đó do nhà Mạc nắm quyền, nhưng lịch sử vẫn tính dòng chính thống là nhà Lê).
Tuy nhiên sử liệu về điều này không được đủ độ tin cậy và chính thống. Hoặc có người cho rằng những giáo sĩ này chỉ là cập cảng vào đây trên con đường đi sang Macau chứ không thực sự dừng lại thời gian dài để truyền đạo.

Dù sao, nơi mà hai giáo sĩ đã đến ngày nay có một tòa nhà thờ rất đẹp được dựng lên, đó là nhà thờ Ninh Cường.

picture.php
 
Last edited:
Mặt tiền nhà thờ mới được trùng tu lại gần đây theo kiến trúc có từ trăm năm trước. Ngay bên cạnh cửa nhà thờ là một tấm bia đá lớn. Theo người dân nói lại thì khi trùng tu lại mặt tiền, bao gồm tháp chuông ở giữa và các tháp hai bên, đã đào được tấm bia đá này. Bia khắc năm 1533 và ghi trên đó thông tin về việc hai giáo sĩ đã đến đây. Tuy nhiên, bia được tạo khoảng hơn trăm năm trước, cùng thời dựng lại nhà thờ, chứ không phải bia từ thời 1533.


picture.php

Bia đá, với các dòng chữ tiếng Hán được khắc khá xấu, không phải chữ dùng để khắc bia như các tấm bia đá ở đền chùa.

picture.php
 
Trí Minh theo Phật giáo những những kiến thức rất khách quan về lịch sử Công Giáo cũng thật là bổ ích, cám ơn bác chitto và mong bác tiếp tục cập nhật thông tin và hình ảnh. Chứ Trí Minh chờ lâu quá rùi.
 
Chứ Trí Minh chờ lâu quá rùi.

Với mục đích chính là chia sẻ về Du Lịch, thì chủ đề này có lẽ là một chủ đề khó nhai và ít hấp dẫn với đa số các bạn thành viên, do đó viết cho phù hợp cũng khá khó. Mục đích của tôi là chia sẻ về Thiên Chúa giáo để khi du lịch đến các nơi, có thể hiểu được phần nào văn hoá Kitô giáo, hiểu được hình ảnh, phong tục, lễ nghi trong các nhà thờ...

Nhưng bên cạnh đó còn là hiểu một phần nào về các ngôi nhà thờ trên đất Việt Nam, để khi thấy hình ảnh cây thập giá, có thể có chút liên hệ nào đó với lịch sử nước nhà...

Tôi sẽ dành thời gian viết cho topic này...
 
Công cuộc truyền giáo của Công giáo vào Việt Nam gắn liền với công cuộc truyền giáo sang Viễn Đông. Tuy nhiên sau hàng trăm năm, tại Viễn Đông, chỉ có Việt Nam và Philippines là có số giáo dân đông đúc nhất, còn Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Thái Lan thì Công giáo gần như thất bại (sau này Tin Lành thành công).

Vào khoảng những năm 1560, các nhà truyền giáo theo chân các tàu buôn đã thiết lập một đầu não truyền giáo ở Áo Môn (Macau). Ngày các nhà Truyền giáo đến Macau nhằm lễ Thánh Giuse (chồng bà Maria), nên từ đó Thánh Giuse trở thành Thánh Quan Thầy cho toàn bộ địa phận Viễn Đông, trong đó có Việt Nam.

Lúc đầu có cả các nhà truyền giáo Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhưng rồi vì sự cạnh tranh gay gắt giữa hai đế quốc, mà Giáo hoàng thuận cho Bồ phía Đông, các nhà truyền giáo Tây Ban Nha phải về nước, chỉ còn người Bồ. Hai dòng đầu tiên là dòng Phanxicô và Đa Minh (Dominic) với nhân sự ít ỏi, khả năng hạn chế không làm được gì nhiều.

Đây cũng là giai đoạn mà các nhà lịch sử Công giáo Việt Nam ghi lại có sự truyền đạo vào Thanh Hóa (cho nhà Lê Trung Hưng), vào Thăng Long (cho nhà Mạc), vào Quảng Nam (xứ Chiêm Thành), và Hà Tiên. Nhưng các cuộc truyền đạo đó không đem lại nhiều kết quả. Do lực lượng quá mỏng, các nhà truyền giáo (goi là các Thừa sai, dân gian là Vít-vồ) đến rồi lại đi, người theo đạo được rửa tội rồi lại bỏ, hoặc không truyền thêm được cho ai nữa.

Cho nên trong giai đoạn này, việc truyền giáo vào Việt Nam có rồi rồi cũng lại mất.
 
Công cuộc truyền giáo của Công giáo vào Viễn Đông phải kể đến công lớn của các tu sĩ dòng Tên. Họ đã làm được những điều mà hai dòng Phanxicô và Đa Minh không làm được, nhưng cũng vì điều đó mà họ bị dẹp bỏ.

Khi tu sĩ dòng Tên đến Macau, họ tiếp cận với triều đình nhà Thanh qua con đường khoa học, hi vọng cải đạo từ trên xuống. Đem giới thiệu với vua Thanh những món đồ khoa học như đồng hồ, súng, đài thiên văn,..., họ được vua Thanh sủng ái, nhưng nhất quyết không theo đạo. Các vị Hoàng đế làm sao có thể chịu tôn thờ một Giáo hoàng xa xôi nào đó, chịu bỏ địa vị tối cao mà Nho giáo đã xác lập cho ông ta trong hàng nghìn năm. Làm sao các Hoàng đế có thể chịu được cái thuyết cho rằng sau khi chết đi, kể cả ngoan đạo nhất, thì hoàng đế cũng chỉ ngang bằng với những kẻ tôi tớ ngoan đạo khác trong "Nước trời"... Vua không theo thì các quý tộc, đại thần cũng không thể theo.

Các tu sĩ dòng Tên quay sang giới bình dân. Vì vua không ngăn trở, họ được quyền truyền đạo ở các vùng ven biển.

Chính các tu sĩ dòng Tên đã áp dụng một chính sách rất hiệu quả, mà sau này được gọi là "Nghi lễ Trung Hoa": Chấp nhận sự thờ phụng của giáo dân với Khổng Tử, với các vị Tổ tiên gia tộc, với các vị anh hùng dân tộc, các vị thánh dân tộc của người Trung Quốc, chỉ cấm thờ Thần Đạo giáo, cấm thờ Phật. Họ cũng dùng từ Thượng Đế quen thuộc của người TQ để gọi đấng Tối Cao (tiếng Latin là Dieus). Chính sách linh hoạt này đem lại hiệu quả rất lớn: hàng vạn, chục vạn người rửa tội theo đạo, hàng trăm linh mục được đào tạo tại chỗ. Không chỉ tại Trung Hoa, chính sách tôn trọng tín ngưỡng bản địa này còn phát huy tác dụng mạnh mẽ tại Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Philippines.

Trung tâm truyền giáo Macau của dòng Tên trở nên quyền lực, vị Bề trên Tổng quyền ở đây có uy quyền rất lớn với giáo phận rộng mênh mông này, khi có bất cứ sự việc gì, Bề trên tại Macau xử lý ngay lập tức và kịp thời.

Điều này khiến cho các dòng khác, thế lực khác tại châu Âu tức tối. Và thế là cái chính sách "Nghi lễ Trung Hoa" hiệu quả kia lại trở thành cái lý do nguy hiểm. Đến khoảng 1700, Giáo hoàng tuyên bố "nghi lễ Trung Hoa" là vi phạm nghiêm trọng Giáo lý, là lễ lạy hình tượng ngoại đạo, và giải tán dòng Tên. Các tu sĩ dòng này bị gọi về châu Âu, và vị trí tại Macau bị thay thế bởi các dòng khác.

Các dòng khác quay về với giáo lý bảo thủ cứng nhắc: cấm tuyệt đối mọi hình thức tôn thờ ai khác ngoài Chúa, các Tổ tiên của giáo dân - vì không được nghe Tin Mừng - đều là đã bị đày xuống Địa ngục cả. Đồng thời mỗi khi có việc quan trọng đều phải về xin ý kiến từ Rome, thời gian gửi thư đi và về không dưới nửa năm. Sự quan liêu và bảo thủ này đã khiến hàng chục vạn giáo dân tại Trung Hoa, Triều Tiên bỏ đạo, và cho đến giờ tại Trung Hoa, số giáo dân Công giáo cũng thật là ít ỏi. Còn tại Nhật Bản thì Thiên hoàng đã đuổi đạo triệt để từ những năm 1600.

(Mãi đến năm 1950 Vatican mới chịu nhận sai lầm này, và tôn trọng tín ngưỡng bản địa, chính thức cho phép giáo dân ở phương Đông được thờ cúng tổ tiên cha mẹ).
 
Last edited:
Bia đá, với các dòng chữ tiếng Hán được khắc khá xấu, không phải chữ dùng để khắc bia như các tấm bia đá ở đền chùa.

picture.php

Cảm ơn chủ đề bổ ích và dụng công của bác (wait)

Nhưng phải bênh người ghi tấm bia này một chút ;). Em thấy chữ khắc trong bia khá đẹp, bác à!

Chỉ nhìn được 4 chữ to to thôi, đây có lẽ là tấm bia ghi lại quá trình truyền đạo ở khu vực này.
 
Dòng Tên từ Macau lớn mạnh, với đội ngũ truyền giáo đông đảo, năm 1615 đã gửi các thừa sai người Bồ, người Ý đến Việt Nam. Khác với những thừa sai mấy chục năm trước không biết tiếng Việt, các thừa sai dòng Tên bỏ nhiều công sức để hiểu tiếng Việt, và Việt hoá Kinh thánh.

Vị thừa sai dòng Tên nổi tiếng nhất với dân Việt Nam là Alexandre de Rhodes (A-lịch-sơn Đắc Lộ) đến Hội An năm 1625. Ông đã đi truyền đạo tại cả Đàng Trong (thuộc chúa Nguyễn) và Đàng Ngoài (vua Lê chúa Trịnh) trong nhiều năm. Bằng kiến thức ngôn ngữ của mình, kế thừa thành quả của những người đi trước, ông đã viết cuốn Từ điển Việt - Bồ - La nổi tiếng, trong đó hệ thống hoá và hoàn chỉnh cách ghi tiếng Việt bằng chữ Latin, để có cái mà ngày nay ta gọi là chữ Quốc ngữ, và mọi người đang dùng.

Chữ Quốc ngữ, mục tiêu đầu là để truyền giáo, do đó các ngôn từ Tôn giáo phải được hoàn chỉnh trước.

Tại Trung Quốc, các thừa sai đã bỏ từ Thượng Đế vì Đạo giáo TQ dùng rồi, mà dùng từ Thiên Chúa (Thiên Chủ) là một từ mới. Sang Việt Nam, vì người Việt bấy giờ dùng âm kép Blời nên gọi là Chúa Blời, sau mới thành Chúa Trời. Lại bởi vì trong tiếng Bồ, Latin dùng từ Dieus, nên trong tiếng Việt còn dùng từ Diêu Chúa để gọi.

Do đặc điểm tiếng Việt được ghi bằng chữ Latin, nên có thể đọc thẳng âm Latin mà không cần chuyển âm như tiếng Hán, nhưng thời gian đầu ít người học được chữ Latin, giới có học vẫn là tiếng Hán, nên tồn tại hai cách dùng song song:

Diêu Chúa, Chúa Trời - Thiên Chúa
Giêxu - Gia Tô
Kitô - Cơ Đốc

Người Việt gọi tôn giáo do các giáo sĩ dòng Tên đem đến là Thiên Chúa giáo, vì nghĩ rằng chỉ có họ mới thờ Thiên Chúa. Mãi về sau mới biết đó chỉ là 1 nhánh Công giáo La Mã trong hệ thống Kitô giáo rộng hơn, và thuộc hệ thống thờ Jehovah còn rộng hơn nữa. Do đó đến tận bây giờ, khái niệm Thiên Chúa giáo là rất dễ nhầm lẫn, và không thống nhất. Có người coi Thiên Chúa giáo là Công giáo La Mã (Catholic), người coi là Kitô giáo (Christian), người lại coi là tôn giáo thờ Jehovah (gồm cả Do Thái, Kitô, Hồi giáo).


Chân dung Alexandre de Rhodes

picture.php


@Triminh: nhận xét xấu hay đẹp thì tôi viết rồi mà
@paper: mỗi người có cách nhìn xấu đẹp khác nhau, nhưng với chữ viết thì có những chuẩn mực chung, mà chữ Hán thì lại càng chặt chẽ. Những chữ trên bia đó - theo tôi - chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của chữ Hán về các nét, về liên kết, cấu trúc...
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,665
Bài viết
1,170,955
Members
192,318
Latest member
diendandientu
Back
Top