What's new

[Tổng hợp] Nhà thờ - Thiên Chúa giáo và...

Vâng, tôi cũng chỉ biết sơ lược chứ không được đầy đủ như người theo đạo.

Lễ Báp-têm (Baptist) là rửa tội, người Công giáo thì làm khi đứa trẻ mới sinh được một thời gian ngắn, và chỉ là rưới nước lên đầu, hoặc có thể lên thân đứa trẻ, Linh mục làm phép, và khi đó đứa trẻ được tẩy rửa tội Tổ tông bởi Chúa Thánh Thần. Tín lý này do Công giáo xác nhận, là do các Giáo hội đặt ra.

Tin Lành thì căn cứ theo Kinh Thánh, Chúa Giêsu chịu rửa tội năm 30 tuổi tại sông Jordan, khi đó Giêsu dầm hẳn mình xuống dưới nước rồi mới bước lên, do đó họ cho rằng phải ngụp hẳn trong nước mới là đúng, và khi ngụp trong nước, thì không phải Mục sư có quyền phép thánh thần gì, mà là chính người kia ngập mình hoàn toàn trong đức tin. Với trẻ con thì không thể làm thế được.

Có giáo phái cho rằng vì Chúa Giêsu chịu rửa khi trưởng thành, do đó phép rửa cũng chỉ có giá trị khi người ta trưởng thành, chứ phép rửa cho trẻ con là không đúng (phái Tẩy lễ); có phái lại làm cả hai: rửa khi mới sinh và khi trưởng thành (gọi là phái Tái tẩy lễ).

Lễ Báptêm bác gặp có thể là cho người mới gia nhập đạo, chịu phép rửa để được đắm mình trong đức tin mới.
 
Last edited:
Vâng, tôi cũng chỉ biết sơ lược chứ không được đầy đủ như người theo đạo.

Lễ Báp-têm (Baptist) là rửa tội, người Công giáo thì làm khi đứa trẻ mới sinh được một thời gian ngắn, và chỉ là rưới nước lên đầu, hoặc có thể lên thân đứa trẻ, Linh mục làm phép, và khi đó đứa trẻ được tẩy rửa tội Tổ tông bởi Chúa Thánh Thần. Tín lý này do Công giáo xác nhận, là do các Giáo hội đặt ra.

Tin Lành thì căn cứ theo Kinh Thánh, Chúa Giêsu chịu rửa tội năm 30 tuổi tại sông Jordan, khi đó Giêsu dầm hẳn mình xuống dưới nước rồi mới bước lên, do đó họ cho rằng phải ngụp hẳn trong nước mới là đúng, và khi ngụp trong nước, thì không phải Mục sư có quyền phép thánh thần gì, mà là chính người kia ngập mình hoàn toàn trong đức tin. Với trẻ con thì không thể làm thế được.

Có giáo phái cho rằng vì Chúa Giêsu chịu rửa khi trưởng thành, do đó phép rửa cũng chỉ có giá trị khi người ta trưởng thành, chứ phép rửa cho trẻ con là không đúng (phái Tẩy lễ); có phái lại làm cả hai: rửa khi mới sinh và khi trưởng thành (gọi là phái Tái tẩy lễ).

Lễ Báptêm bác gặp có thể là cho người mới gia nhập đạo, chịu phép rửa để được đắm mình trong đức tin mới.

Cảm ơn bác.
Hóa ra là buổi lễ cho người mới gia nhập đạo, họ ngụp hẳn xuống, dầm cả mình trong nước. Hôm đó trời rét, được một lúc nước lạnh đi, họ lại mang nước sôi ra hòa vào cho nó ấm. Lên khỏi bể nước mỗi người được phát một cái khăn để lau khô rồi ra ghế ngồi chờ cho đến lúc hết người ngụp nước. Và mỗi người lại được Mục sư lần lượt bón tận miệng một cái bánh Thánh.
 

Anh giáo ly khai khỏi Công giáo. Đau lòng, Giáo hoàng tại Rome đã cho tạc pho tượng Thiên thần đứng trên quả địa cầu, với ngón chân cái dẫm lên nước Anh.


Xin phép bạn Chitt để tớ chen vào ít chữ về Anh Giáo

Lịch sử Anh giáo (Anglican Church/ Anglicanism/ Church of England) gắn liền với vua Henry VIII, người chính thức tuyên bố thành lập Giáo hội tự trị cho nước Anh vào thế kỉ 16, nhưng thực tế, câu chuyện đã bắt đầu từ trước đó.

Trước hết phải kể đến sự bất ổn to lớn trong lòng châu Âu trung cổ trong đó có nước Anh, giữa một bên là giáo hội Công giáo và một bên là thế lực các chính quyền - những kẻ thấy sức mạnh của giáo hội đe dọa các quyền lợi của họ. Kèm theo sự thối nát trong hệ thống nhà thờ như sự mua danh bán tước, việc lợi dụng lòng tin và lạm dụng quyền lực để mưu lợi, những âm ưu thông đồng để mua vua bán chúa, lũng đoạn xã hội, phong trào “phản đối và cải cách” (Protestant Reformation) đã nảy sinh và lan rộng ở châu Âu vào thế kỉ 16. Dĩ nhiên nhà thờ không dễ dàng bị lung lay nên nhiều kẻ “dị giáo” dám đưa những luận điểm chống lại cái xấu của nhà thờ phải lên giàn hỏa thiêu. Làm sao khác được, có tổ chức độc quyền nào lại muốn dễ dàng từ bỏ các đặc quyền họ đang nắm giữ. Sự chống đối của nước Anh diễn ra giống như một con sóng trong nhiều con sóng khác của cơn bão tố.

Một đặc điểm quan trọng hậu thuẫn cho quyết định thành lập Anh Giáo là tính độc lập của giáo hội Anh. Từ thế kỷ 7, các giám mục Anh đã thiết lập một thể chế riêng cho hòn đảo này, dưới quyền của Tổng Giám mục Canterbury. Tuy nhiên cuộc phẫu thuật của vua Henry VIII vẫn rất đẫm máu, khi cuộc li giáo làm rơi đầu nhiều hồng y, giám mục và hàng ngàn người khác, chưa kể đến sự hành hạ tù đày tàn khốc dành cho giới tu hành.

Một lý do ai cũng kể đến là vua Henry VIII, một trong những vị vua tàn bạo bậc nhất trong lịch sử Anh, muốn bỏ trưởng (Catherine Aragong) lập lẽ (Anna Boleyn), điều mà giáo hội Roma phải đối. Ông đã bí mật cưới vợ hai rồi tuyên bố ly khai (xin nói thêm là bà hai này về sau bị ông giết chết trước khi cưới thêm 4 vợ nữa). Nhưng lý do hiển nhiên về việc vợ con dùm dề không phải là nguyên cớ. Sâu xa nhất chính lại là sự giàu có và những quyền lợi của nhà thờ khiến vua Anh nhận ra việc giành lại quyền quản lý đem lại quá nhiều lợi ích. Do đó năm 1534, Henry VIII tự đặt mình vào vị trí đứng đầu giáo hội Anh bằng luật Quyền Tối Thượng (Act of Supremacy). Chính sách giải thể tu viện sau đó đã mang một số lượng lớn các loại tài sản và đất đai của tu viện Công Giáo vào tay nhà vua, rồi sau đó vào tay các nhà quý tộc.

Những tham vọng về quyền lợi và chính trị của những người/ tập thể người có quyền thống trị, đã đem lại những cuộc nồi da xáo thịt ghê gớm đến thế. Tuy vậy vua Henry VIII hẳn không thể ngờ rằng, chỉ với lý do muốn cưới vợ hai, ông đã thành lập nên một cộng đồng Anh Giáo ngày nay với 38 giáo khu (province) trải rộng trên 161 quốc gia và ước chừng 80 triệu tín đồ.
 
Nhà thờ Chính tòa của Tổng giáo phận Huế là nhà thờ Phủ Cam, hay bị đọc chệch thành Phú Cam.

Năm 1963, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế lại nhà thờ mới, và công trình chỉ hoàn thành vào năm 2000, sau gần 40 năm chờ đợi của giáo dân.

picture.php

Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ có phải là người thiết kế dinh Độc Lập phải ko anh?
 
Last edited by a moderator:
Đúng vậy, Ngô Viết Thụ là kiến trúc sư đã thiết kế Dinh Độc Lập sau khi dinh Norodom bị đánh bom phá hỏng. Ông là kiến trúc sư nổi tiếng nhất của miền nam Việt Nam trước kia, và có lẽ của cả Việt Nam cho đến bây giờ.
 
Lại đến một mùa Giáng Sinh.

Bắt đầu từ cuối tháng 11 năm nay cho đến gần cuối năm tới, là Năm Thánh của Công giáo Việt Nam, kỉ niệm 350 năm thiết lập Giáo hội chính thức tại Việt Nam (hồi đó Giáo phẩm toàn là người Pháp, Bồ Đào Nha), 50 năm thiết lập hàng Giáo phẩm người Việt Nam.

Hôm nay 22/12, ở Đại chủng viện Hà Nội vừa phong chức Linh mục cho 14 người. Thánh lễ Truyền chức là một trong 7 thánh lễ quan trọng, những Phó tế được phong làm Linh mục, nghĩa là có Chúa Thánh Thần ngự trong "nhiều hơn người khác", trở thành người chăn dắt linh hồn giáo dân....

Có lẽ sẽ viết tiếp topic này, với cái mốc 350 năm, khi mà Công giáo, từ phương trời xa đến Việt Nam.
 
Thế kỉ 15 - 16 đầy biến động của Châu Âu cũng là động lực cho Công giáo tìm kiếm vùng đất mới. Mất đi đất Anh, một phần đất Đức, Hà Lan, Byzantine sụp đổ, Hồi giáo tiến vào châu Âu từ phía Đông, cả từ phía Bắc Phi... khiến Công giáo có vẻ bị thu hẹp. Giáo hoàng phải dựa vào sự trung thành của các nước Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy Sỹ.

Nhưng bù lại, đúng vào thời gian đó, Columbus tìm đến Châu Mỹ, rồi Magenllan đi vòng quanh thế giới đã mở rộng con đường vượt ra hải ngoại của Công giáo. May mắn thay, cả Columbus và Magenllan đều từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nơi mà họ "Công giáo còn hơn cả Roma". Công giáo nhanh chóng theo chân các đoàn quân TBN, BĐN sang châu Mỹ.

Tại Nam Mỹ, Tây Ban Nha được độc quyền truyền giáo, Tòa án giáo hội mang tên Tòa Tây Ban Nha khủng khiếp được tái lập, và bên cạnh việc truyền giáo cho người bản xứ, các cuộc tàn sát người bản xứ cũng được mang tên là "xóa bỏ dị giáo".

Tại Bắc Mỹ, người Pháp đã thua người Anh, nên Anh giáo - Tin Lành chiếm ưu thế, Công giáo đành chịu lép vế.


Tưởng tượng của người châu Âu về thế giới, với ba châu Á, Âu, Phi như ba cái lá, ở giữa là Thành Thánh Jerusalem, châu Mỹ nằm ngoài rìa.


picture.php
 
Last edited:
Dòng Tên

Thế kỉ 16, xuất hiện một Dòng tu có công lớn trong việc truyền giáo vào Phương Đông: Dòng Tên. Dòng này chính thức là Dòng Jesus, nhưng do người Việt (có lẽ vì thói quen kiêng húy vua ăn sâu) đã không gọi trực tiếp, mà gọi tránh đi là Dòng (mang) Tên Chúa, rồi ngắn lại thành Dòng Tên.

Dòng Tên xuất phát từ Pháp, nhưng phát triển mạnh ở Tây Ban Nha, và Bồ Đào Nha. Thế kỉ 16, khi Tây Ban Nha độc quyền truyền giáo ở Nam Mỹ, thì Bồ Đào Nha được Giáo hoàng phê chuẩn độc quyền truyền giáo ở Viễn Đông. Và vua Bồ đã giao trọng trách này cho các giáo sĩ dòng Tên.

Theo chân các đoàn thuyền Bồ Đào Nha, các nhà truyền giáo dòng Tên đến Macau đầu tiên, thiết lập cơ sở gốc để từ đó truyền ra khắp các vùng xung quanh: Trung Hoa lục địa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, và đặc biệt là nơi họ thành công nhất chính là quần đảo mà về sau mang tên vua Bồ: Philippines !

Sau này, với nhiều nguyên nhân, Dòng Tên và Giáo hoàng mâu thuẫn nhau, đến nỗi mặc dù rất thành công trong việc truyền giáo, dòng Tên vẫn bị Giáo hoàng ra quyết định giải tán, xóa bỏ. Điều này tạo cơ hội cho các nhà truyền giáo khác thế chân, như người Pháp đã thay người Bồ ở Việt Nam. Tuy nhiên, tại Trung Hoa, không dòng tu nào có thể làm được điều mà dòng Tên đã làm, Giáo hoàng đã đánh mất tất cả giáo dân mà dòng Tên gây dựng ở đây.

(Thực ra có một sự cạnh tranh gay gắt giữa Pháp và Bồ về quyền lợi, do đó Pháp đã vận động Giáo hoàng xóa bỏ độc quyền truyền giáo của Bồ, cùng với một số vấn đề khác đã dẫn đến sự xóa bỏ dòng Tên. Đến vài trăm năm sau, dòng Tên mới được khôi phục lại).
 
Last edited:
Nói về KTS Lê Viết Thụ. Ngoài công trình Dinh Độc Lập(hình chữ T) thì ông còn có công trình Viện Hạt nhân Đà Lạt(hình chữ H) và giảng đường Phượng Vĩ ,Đại Học Nông Lâm-trường của em (hình chữ U). Và ông còn là KTS Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi Nguyên La Mã.
 
Công cuộc truyền giáo về phương Đông có hai địa điểm quan trọng là Goa thuộc Ấn Độ, và Macau thuộc Trung Quốc. Với nền văn minh Ấn giáo quá mạnh, Goa dần thành nơi trung chuyển, chứ không phát triển được việc truyền giáo vào dân Ấn Độ.

Các nhà truyền giáo dòng Tên thực sự là những người tài năng, không chỉ trong Thần học, mà trong rất nhiều lĩnh vực: thiên văn, địa lý, hàng hải, toán học, kĩ thuật, ngôn ngữ... Tại Trung Hoa, lúc đầu họ định "đánh" từ trên xuống, trước hết kết giao với Hoàng đế, vương công, hi vọng cải đạo từ triều đình (như Đại đế Constantine 1300 năm trước). Tuy nhiên, dù vua nhà Thanh rất thích các món đồ như đồng hồ, súng, công cụ thiên văn... của các nhà truyền giáo, nhưng không hề lung lay về tín ngưỡng. Bảo các Hoàng đế từ bỏ tế lễ Tổ tiên, Thần Phật, tế Thiên Đàn, Xã Tắc,... để lễ lạy một người đàn ông mắt xanh tóc nâu ở đâu đến là điều không thể. Các nhà truyền giáo quay sang dân chúng.

Về ngôn từ, thì Đấng tối cao trong tiếng Latin là DEUS, các giáo sĩ phải tìm từ tiếng Hán. Lúc đầu họ định dùng từ Thượng Đế vốn quen thuộc với người Trung Quốc, nhưng nhận thấy dễ lẫn lộn với các vị có cùng danh hiệu đó: Ngọc Hoàng Thượng đế, Thái hạo Thượng đế, Huyền thiên Thượng đế...

Do đó họ đã lựa chọn từ Thiên Chủ (hay Thiên Chúa) để gọi Deus.

Jesus dịch là Gia Tô (hay Gia Cơ), Christ dịch là Cơ Đốc, Maria dịch là Mã Lợi A... do đó Christian dịch là đạo Gia-tô, đạo Cơ đốc, hay đạo Thiên Chúa.

(Do sự truyền đạo của các giáo sĩ này, mặc dù cả Do Thái giáo, Hồi giáo cùng thờ một đấng tối cao Deus (Jehovah, Allah), nhưng chỉ Kitô giáo, mà cụ thể hơn là Công giáo mới thường được gọi là Thiên Chúa giáo thôi).
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,698
Bài viết
1,135,513
Members
192,441
Latest member
noyonkhepi
Back
Top