What's new

[Tổng hợp] Nhà thờ - Thiên Chúa giáo và...

có lẽ chỉ có Raphael, với tài năng và danh tiếng của mình, mới thể hiện được tư tưởng đó tuyệt vời đến vậy.[/COLOR]

Xin off topic một tí, tớ khâm phục Raphael lắm, nên đến Rome là cố gắng đến bằng được để thấy tận mắt phần mộ của ngài.

112.jpg


Trên mộ ngài có dòng chữ (tiếng Ý), theo bản tiếng Anh, có có nghĩa: Nơi đây, yên nghỉ Raphael, người mà Mẹ tự nhiên sợ bị vượt trội khi ngài còn sống, và khi ngài mất, Bà e rằng bà cũng sẽ chết theo

Hay bức Mẹ Sầu bi (Pietà) nổi tiếng

Bức tượng này do Michelangelo tạc năm 1499, khi ông mới ... 24 tuổi. Nay được bọc kính kín (vì thế ảnh chụp lên rất khó) kể từ năm 196x, một người (Hungary?) đã nhảy vào đập phá làm tượng bị hư hại chút ít. Thật đáng chê trách.
 
Phong trào Phục Hưng trong tư tưởng, nghệ thuật cũng dẫn đến tư tưởng giải phóng khỏi những giáo điều kìm kẹp của nhà thờ. Thế kỷ 15 có hai nhà thần học nêu ra những luận điểm phê phán quyền lực của Giáo hoàng và Giáo hội, tìm về với những giá trị nhân đạo sâu xa của Kitô giáo xa xưa. Cả hai đều là các tu sĩ Kitô giáo, linh mục, giáo sư, và nêu tư tưởng cải cách Kitô giáo.

Rốt cục Jan Hus, người Czech, bị Nhà thờ kết tội dị giáo và thiêu sống; John Wycliffe, người Anh, cũng bị kết tội như thế, nhưng vì đã chết nên "chỉ" bị đào mả lôi xác ra thiêu lại.

Một trăm năm sau khi Jan Hus bị thiêu sống, Martin Luther đã hoàn thành phong trào cải cách Kitô giáo, để hình thành cái mà ta quen gọi là đạo Tin Lành.

Tượng của Jan Hus được dựng ở Prague, 500 năm sau khi ông bị hỏa thiêu. Bức tượng thể hiện tư thế hiên ngang chống lại sự khủng bố của giáo hội Công giáo ghê rợn khi đó.

(Ảnh của bác Danngoc)


picture.php
 
Last edited:
Đến thế kỉ 16, Giáo hội Công giáo đã ở đáy sâu của sự suy đồi.

Phong trào Phục Hưng khiến các Giáo hoàng, Hồng y lao vào cuộc đua tranh xây dựng, trang trí nhà thờ và dinh thự vô cùng tốn kém, với hàng triệu đồng vàng tiêu tốn cho tranh, tượng cẩm thạch, vàng ngọc châu báu..., đồng thời cho sự ăn chơi xa xỉ của giới giáo phẩm. Ngôi Giáo hoàng, ghế Hồng y do các gia tộc lắm tiền thao túng, mua bán công khai.

Để tạo ra vây cánh cho mình, các Giáo hoàng tạo ra chế độ "Hồng y con cháu" (Cardinal newphew) dành cho họ hàng của mình, bất kể người đó có tu hành hay không, có công trạng hay năng lực gì không, rồi tìm cách đưa những đứa cháu đó kế vị mình.

Tiêu biểu là Giáo hoàng Innocent VIII, có con riêng công khai, và trong lễ cưới của con trai mình, để làm vui lòng ông thông gia, đã phong cho em trai cô dâu khi đó mới 10 tuổi làm Tu viện trưởng; và 3 năm sau, đứa trẻ 13 tuổi được phong Hồng y ! Sau đó với quyền lực và tiền bạc của cha mẹ, vị Hồng y đó ngồi vào ngai Giáo hoàng năm 37 tuổi (Leo X). Vị giáo hoàng này chưa một ngày làm Linh mục, nhưng rất phóng túng và thành thạo trong việc tiêu xài, với câu nói nổi tiếng khi lên ngôi : "Chúa cho ta ngôi giáo hoàng, nên ta phải hưởng thụ nó".

Dù có rất nhiều vàng từ châu Mỹ đổ về, nhưng vẫn không đủ để Giáo hội tiêu, nên Leo X đã nghĩ ra cách rất hay là "Bán sự xá tội". Ai đóng nhiều tiền thì được xá tội nhiều, chóng được lên Thiên đường. Giáo hoàng bán sự xá tội cho các Vua, các Giám mục tranh thủ bán sự xá tội cho quý tộc, người giàu, Linh mục bán sự xá tội cho dân chúng. Ai có nhiều tiền cũng có thể mua được con đường tắt lên Thiên đường cả...

Từ trong bối cảnh thối nát đó, Martin Luther đã phản kháng...
 
Last edited:
Kháng Cách - Cải Chính

Martin Luther là một tu sĩ dòng tu kín ở Đức, nghiên cứu Kinh thánh trong nhiều năm. Chứng kiến sự tệ hại của giáo hội Công giáo ở nơi mình ở, ông đến Rome hi vọng thấy được sự thánh thiện nơi đây. Nhưng Rome khi đó đang ở đáy của sự suy đồi dưới bàn tay của Giáo hoàng Leo X, Martin Luther đã viết các luận đề của mình phản kháng lại chế độ Giáo triều tha hóa. Phong trào Kháng Cách bùng nổ và ngày càng được hoàn thiện về lý luận, được sự ủng hộ của các tuyển hầu Đức nên phát triển rất nhanh.

Người Công giáo gọi họ là Phản thệ (phản lại lời thề), còn họ tự nhận mình là Cải Cách, hoặc Cải Chính. Giới học thuật gọi là Kháng Cách, còn Việt Nam hiện nay quen gọi là Tin Lành.

Tóm tắt luận điểm của Kháng Cách không dễ dàng, tôi chỉ viết sơ lược.

Công giáo đặt ra các giáo lý dựa trên Thánh kinh và Thánh truyền, trong đó Thánh truyền là định chế do các giám mục họp lại và đặt ra, củng cố quyền lực và quyền lợi của giáo hội. Trong các 7 Thánh lễ thiêng liêng của Công giáo, có 5 cái là do các giám mục đặt ra.

Tin Lành chỉ dựa trên Thánh kinh, được cho là Chúa đặt ra. Mọi giáo lý do con người đặt ra là vô giá trị. Do đó những giáo lý như Giáo hoàng là đại diện Thiên Chúa, là có quyền trên tất cả các linh hồn, quyền phán xét, phong Thánh, kết tội....các giáo dân đều vô giá trị. Các hàng giáo phẩm (phó tế, linh mục, giám mục...) được Chúa Thánh Thần ngự trong lòng và thiêng liêng hơn giáo dân đều là tiếm quyền và bịa đặt. Trong các Thánh lễ, chỉ có Rửa tội và Thánh thể do Giêsu đặt ra là thực, 5 cái còn lại là vô giá trị.


Công giáo cho rằng sự cứu rỗi có được là do Đức tinCông đức, trong đó Công đức tức là việc tuân thủ các giáo điều do Giáo hội đặt ra, trong đó có cả việc đóng góp tiền bạc, cung phụng các giáo phẩm, việc tu hành trong các nhà tu kín... Ơn cứu rỗi có được khi cần có cả sự xác nhận của giáo hội, giáo hội có quyền giải tội và phán xét.

Tin Lành cho rằng sự cứu rỗi hoàn toàn chỉ do Đức tin vào Thiên Chúa, các công đức do việc làm này nọ là vô nghĩa. Đức tin là con đường duy nhất để đến Thiên đường. Ơn cứu rỗi chỉ đến từ Thiên Chúa, không đến từ bất kì nguồn nào khác, ngoài Thiên Chúa, không ai có thể giải tội và phán xét.

Công giáo cho rằng giữa loài người và Thiên Chúa phải có bậc trung gian, chính là Giáo hội, và các Thánh. Giáo dân không thể liên thông với Thiên Chúa nếu không thông qua Giáo hội, và cần phải nhờ vả các Thánh cầu xin hộ mình thì lời mới nhanh đến được hơn tới Chúa. Vì thế việc tôn vinh Giáo hội và các Thánh là bắt buộc.

Tin Lành cho rằng Thiên Chúa toàn năng không cần trung gian nào hết. Đấng Trung bảo duy nhất là Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa nghe thấu tất cả mà không cần đến Thánh nào cả. Do đó việc tôn vinh các Thánh là hoàn toàn vô nghĩa, các Thánh cũng chỉ là người, không có quyền năng gì cả.
...
 
Last edited:
Nói chung, phong trào Kháng Cách phủ nhận vai trò của Giáo hội trong việc cứu rỗi. Mọi người đều bình đẳng trước Thiên Chúa. Chỉ ai có Đức tin thì sẽ được cứu rỗi, người thiếu đức tin thì dù có là Giáo hoàng cũng sẽ xuống địa ngục cả.

Để thể hiện sự phản kháng giáo hội, Tin Lành có bức tranh kép khắc gỗ:


picture.php

Bên trái mô tả Chúa Giêsu rửa chân cho các tông đồ, và hôn chân Peter; trong khi đó bên phải mô tả Giáo hoàng ngồi trên bắt vua chúa và tất cả mọi người hôn chân mình (thời đó những người lần đầu tiên gặp Giáo hoàng, dù là ai, cũng phải quỳ xuống hôn hình thập giá trên đôi giày mà giáo hoàng đi dưới chân).

Từ sự khác biệt về giáo lý cơ bản, Tin Lành khác biệt Công giáo ở rất nhiều yếu tố thể hiện.

Công giáo phong cho bà Maria là Đồng trinh trọn đời, với các tước hiệu : Mẹ Thiên Chúa, Nữ Vương các Thánh, Nữ vương Hòa Bình, Mẹ Trời đất, Vô nhiễm Nguyên tội, Hồn xác lên trời, được tôn sùng cực độ chỉ sau Thiên Chúa. Mọi giáo dân đều phải cầu nguyện Đức Mẹ.

Tin Lành căn cứ vào Kinh thánh, chỉ viết là bà Maria đồng trinh cho đến khi sinh Giêsu, còn sau đó không nói gì. Do đó sau khi sinh Giêsu, bà còn đồng trinh hay không không quan trọng, thậm chí căn cứ vào Kinh thánh thì bà Maria còn có vài người con với ông Giuse nữa sau Giêsu. Bà Maria chỉ là một người mẹ mẫu mực, nhưng không có vai trò gì, không giúp được ai, do đó không cần tôn sùng, không cần cầu nguyện.
(Gần như tất cả giáo dân Công giáo mà tôi đã gặp đều chỉ biết mỗi điều là Tin Lành không tin Đức Mẹ đồng trinh, chứ còn không biết gì về bản chất cả).

Công giáo đặt ra luật các tu sĩ phải độc thân, phong Linh mục (chăn dắt linh hồn), và cho đó là thể hiện sự thanh sạch theo gương Chúa. Linh mục chỉ có thể là nam


Tin Lành không cho rằng việc độc thân có giá trị gì trong việc nhận ơn cứu độ. Kinh thánh cho thấy các Tông đồ của Giêsu cũng có vợ con cả, do đó không cần độc thân. Giáo phẩm của Tin Lành chỉ là Mục sư (người thầy giảng dạy) chứ không có quyền gì với linh hồn, có thể lấy vợ. Mục sư có thể là nữ.


Công giáo tôn sùng các Thánh, mỗi giáo dân đều phải có tên Thánh, Thánh bảo hộ, mỗi giáo xứ, giáo phận,... đều có Thánh quan thầy. Việc nghe xưng tội, giải tội vừa là nhiệm vụ vừa là quyền dành riêng cho linh mục.

Tin Lành không tin vào các Thánh, do đó không có tên Thánh, cũng chẳng có bản mạng, quan thầy. Việc xưng tội là với Thiên Chúa, không phải với ai cả.

Công giáo tin rằng trong lễ Báp têm (rửa tội), Thiên Chúa hiện diện và tội tổ tông được tẩy rửa thực. Trong lễ Thánh Thể, sau khi Linh mục làm phép thì Bánh thánh về bản chất trở thành Thân thể Chúa thật, rượu trở thành Máu Chúa thật, Chúa thực sự ngự ở trong bánh và rượu sau sự làm phép.

Tin Lành cho rằng lễ Báp têm và Thánh thể tuy thiêng liêng nhưng chỉ là tượng trưng. Bánh thánh và Rượu là Tượng trưng cho Mình và Máu Chúa thôi. Chỉ có trong Bữa tiệc ly, khi đích thân Giêsu làm phép thì Bánh và Rượu mới thực sự là Mình và Máu Chúa, còn về sau thì không ai có quyền năng đó cả.
(Việc này có bắt nguồn từ việc một lần Bánh thánh sau khi linh mục đã làm phép đã bị mốc, do đó người ta nghi ngờ liệu Chúa có thực sự ngự trong bánh đó không?)



Nhà thờ Công giáo rất thiêng liêng, thường có tượng Chúa Giêsu bị đóng đinh, và rất nhiều tranh ảnh tượng các Thánh, thiên thần...


Tin Lành chỉ dựng cây Thập giá, với lập luận Chúa đã Phục sinh, không còn ở trên Thập giá nữa. Hơn nữa chẳng có ai biết chính xác ngoại hình Chúa thế nào, do đó các tranh ảnh tượng Chúa đều là tưởng tượng (bịa ra). Càng không có tranh ảnh tượng Đức Mẹ hay các Thánh...
(Tuy nhiên, về sau do có nhiều nhà thờ Công giáo chuyển sang Tin Lành nên vẫn giữ ảnh tượng truyền thống cũ không bỏ đi)


....
 
Last edited:
Anh giáo

Khác với Jan Hus đã bị thiêu sống, Martin Luther được sự ủng hộ của quý tộc Đức, và dù phải trốn tránh sự truy lùng của Tòa thánh, ông vẫn sống an lành, lấy vợ, và hoàn thành một công trình đồ sộ, đó là dịch Kinh Thánh sang tiếng Đức.

Trước đó, Kinh Thánh chỉ có 2 phiên bản: nguyên bản tiếng Hy Lạp dùng cho Chính Thống giáo phương Đông, và bản dịch sang tiếng Latin cho Công giáo La Mã. Tòa thánh La Mã cấm dịch Kinh Thánh sang tiếng khác, ngoài Tu sĩ, Giáo phẩm, mọi người khác bị cấm đọc Kinh Thánh. Đọc Kinh Thánh và giảng giải Kinh Thánh là độc quyền của riêng Linh mục, nếu không đến nhà thờ thì không thể "được nghe lời Chúa".

Sau Martin Luther, Kinh Thánh mới được dịch sang tiếng Đức, rồi tiếng Anh, tiếng Pháp... lúc này Tòa thánh buộc phải chấp nhập bỏ đặc quyền đọc Kinh Thánh, ai biết chữ cũng có thể "đọc lời Chúa" được.

Tại Đức, phong trào phát triển mạnh, nhưng tại Pháp thì bị đàn áp dã man. Trong ngày lễ Thánh Batholomew, vua Pháp đã ra lệnh tàn sát hàng vạn người Tin Lành, trong đó có nhiều quý tộc. Ai đọc truyện "Hoàng hậu Macgô" sẽ thấy Alexandre Duma mô tả sự kiện đó thế nào. Những ai giết được người Tin Lành đều được Giáo hoàng ban phước. Cho đến giờ, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha vẫn là căn cứ vững chắc của Công giáo.

Tại Anh quốc, câu chuyện lại rất khác...
 
Last edited:
Vua Henry VIII của nước Anh lúc đầu chống Tin Lành, và giết được khá nhiều người Tin Lành, khiến Giáo hoàng vui mừng phong cho danh hiệu "Người bảo vệ Đức tin".

Thế nhưng Henry lại muốn bỏ người vợ của mình để lấy người khác (với lý do hoàng hậu không sinh được con trai), nhưng bị Giáo hội cấm, vì Phép Hôn phối là thiêng liêng. Henry cứ nhất quyết li dị và lấy vợ mới. Giáo hoàng tức giận dùng vũ khí cuối cùng là rút phép thông công Henry và dọa là cả nước Anh. Nhưng lần này Giáo hoàng đã sai lầm, không giống như một vài vua trước kia sợ hãi cái quyền lực ấy, Henry VIII chống lại.

Vua Anh liền ra một đạo luật tuyên bố Giáo hội tại Anh tách khỏi Công giáo La Mã, Giáo hoàng không có bất cứ quyền gì trên nước Anh. Người lãnh đạo tối thượng về tôn giáo tại Anh chính là Vua. Tổng Giám mục vùng Canterbury là người lãnh đạo chính. Việc Giáo hoàng ra vạ tuyệt thông trở thành vô nghĩa, Giáo hoàng bất lực nhìn đảo Anh tuột khỏi tay mình.

Vua Henry quay sang ủng hộ Tin Lành, do đó tịch thu của cải đất đai của nhà thờ lại, phân phát cho các quý tộc (khi đó nhà thờ nắm đến 1/4 đất đai toàn quốc), các tu viện bị giải thể, các linh mục chống đối bị đuổi về lục địa. Tổng giám mục Canterbury dịch Kinh Thánh sang tiếng Anh, vị kế nhiệm lấy vợ.

Anh giáo ly khai khỏi Công giáo. Đau lòng, Giáo hoàng tại Rome đã cho tạc pho tượng Thiên thần đứng trên quả địa cầu, với ngón chân cái dẫm lên nước Anh.
 
Last edited:
Dưới thời Henry ở thế kỷ 15, các Tu viện bị giải thể, các tu sĩ buộc phải trở về cuộc sống bình thường. Cũng từ đó, trên nước Anh có khá nhiều phế tích của các tu viện đổ nát, mà ngày nay trở thành những điểm tham quan hấp dẫn.

(Bài của bác Zorzo viết rất hay về một trong những nơi này)


picture.php


picture.php


picture.php
 
Trước đây khoảng chục năm, có một lần tôi đã được chứng kiến lễ Báp Tem ở nhà thờ Tin Lành (chỗ góc phố Hà Trung - chợ Hàng Da). Trong buổi lễ tôi thấy có một thủ tục là các con chiên xếp hàng lần lượt lội xuống một cái bồn nước (rộng khoảng gấp 5 lần cái bồn tắm nằm ở nhà, nước sâu trên thắt lưng). Mục sư lần lượt nhấn đầu họ ngập hẳn trong nước, đa số là ngoan ngoãn hụp xuống nhưng có người không quen, sặc nước vùng vẫy tung tóe.
Bác Chitto có nghiên cứu kỹ "cái này" không, giải thích thêm cho tôi rõ với. Cảm ơn.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,316
Bài viết
1,175,087
Members
192,038
Latest member
bepbee
Back
Top