What's new

[Tổng hợp] Nhà thờ - Thiên Chúa giáo và...

Tiếp chuyện Kinh thánh

Quay lại với ông Moses dẫn dắt dân Israel đi khỏi Ai Cập...

Tại núi Sinai thần thánh, Moses đã đặt ra các điều luật cho dân Do Thái, quy định chi tiết kĩ lưỡng đến từng việc như cách ăn mặc, lễ bái,... và tiến hành điều tra dân số. Bộ luật này còn được dân Do Thái nghiên cứu và áp dụng đến tận ngày nay, như việc cấm ăn thịt lợn.

Đường trở về Đất Hứa muôn vàn gian nan, và nhiều lần dân Do Thái đã không còn lòng tin vào Thần Giêhôva, oán trách Moses và muốn quay lại Ai Cập, khiến Thần nổi giận. Và cũng nhiều lần Moses lại phải thay mặt đám dân yếu ớt lòng tin cầu xin với Thần để Thần không hủy diệt dân này. Nhưng Thần Giêhôva đã truyền rằng tất cả những ai rời khỏi Ai Cập ngày ấy sẽ không vào được Đất Hứa, kể cả Moses, và chỉ trao đất ấy cho con cháu họ.

Thế là dân Do Thái phải lang thang du mục trong bán đảo Sinai trong suốt hơn 40 năm, nhiều lần tiến đến gần Đất Hứa nhưng rồi lại bị đánh đuổi và quay vào sa mạc. Moses cũng đã từng đứng trên núi nhìn vào vùng đất đó nhưng không thể đặt chân. Ông qua đời ở tuổi 120 và truyền lại vai trò tư tế cho đời sau.

Khi tất cả những người rời khỏi Ai Cập trước kia đã chết hết, con cháu Do Thái mới tiến hành chiến tranh thắng lợi, chiếm được nhiều vùng đất tại Israel ngày nay, thiết lập cuộc sống định cư lâu dài, và tôn thờ Thần Giêhôva.

Trong suốt những năm đó, hai phiến đá ghi những Điều Răn vẫn nằm trong Khám giao ước, đặt trong Lều Trướng và du hành cùng dân Do Thái, chứ chưa có một ngôi đền nào được xây dựng.
 
Last edited:
Định cư ở đất Canaan

Vùng Đất Hứa bấy giờ có tên là Palestine, do các dân tộc khác đã sinh sống, định cư lâu đời rồi, thậm chí có những dân tộc có từ thời trước khi Abraham đến đây.

Nhưng dân du mục Do Thái - khi đó đã thiện chiến hơn nhiều - đã đến đánh đuổi đi để chiếm lấy đất, với lý rằng đó là đất mà Thần Giêhôva đã hứa ban cho. Sau nhiều năm giao tranh, người Israel đã chiếm được nhiều mảnh đất, và phân chia ra thành 12 chi tộc trên 12 vùng đất. Nhưng xung quanh vẫn là các dân tộc khác, lúc mạnh lúc yếu, nhưng chiến sự thì liên miên kéo dài hàng trăm năm. Ngay cả các chi tộc Israel bấy giờ cũng mâu thuẫn và gây chiến với nhau. Mỗi chi tộc có tộc trưởng thủ lĩnh, các trưởng lão riêng chưa thống nhất. Tuy vậy họ đều kính thờ Thần Giêhôva.


Con đường dân Israel đã đi từ Ai Cập về đất Giêrikhô (thuộc Palestine).

picture.php
 
Last edited:
Mà không cần xa đến thế, chỉ cách Phú Nhai khoảng 50km, nhà thờ Sở Kiện ở Phủ Lý cũng được xây trước Phú Nhai hơn 50 năm, đã lớn hơn Phú Nhai rồi.

Vào 1668, Tòa thánh Vatican đặt tại Việt Nam hai giáo phận là Đàng Ngoài và Đàng Trong, nhà thờ Kẻ Sở được dựng lên năm 1669, là nhà thờ chính của giáo phận Đàng Ngoài. Sau giáo phận Đàng Ngoài lại tách thành nhiều giáo phận, năm 1884 nhà thờ Kẻ Sở là Chính tòa của giáo phận Hà Nội được xây dựng với quy mô rất lớn, không thua kém nhà thờ Đức Bà tại Sài Gòn.

Nhà thờ đặt trên đất làng Sở nên gọi là Kẻ Sở, nhưng còn lấy đất làng Kiện, nên còn gọi là Sở Kiện, vốn xây trên một cái đầm, nên có bị lún và hơi nghiêng.

Đến năm 1887 xây Nhà thờ Lớn Hà Nội trên mảnh đất chùa Báo Thiên, thì dời Tòa giám mục ra Hà Nội, và nhà thờ Kẻ Sở cũng không còn là nhà thờ Chính tòa nữa, mà chỉ còn là nhà thờ xứ. Tuy là nhà thờ xứ, nhưng còn lớn hơn Nhà thờ Lớn Hà Nội.


Mặt tiền nhà thờ Sở Kiện đây, có lời đồn là nhà thờ chứa được 5 nghìn người, chưa kiểm chứng được.

picture.php

Dễ thấy Nhà thờ Chính tòa Hà Nội (xây sau đó 3 năm) chỉ là thu hẹp của nhà thờ Sở Kiện

picture.php
 
Last edited:
Mình thấy ảnh của Chitto có những góc chụp rất đẹp, nhưng gặp phải điều kiên ánh sáng phức tạp chút là thấy hơi có vấn đề về máy móc, bở vậy để được nhiều ảnh đẹp hơn và cho đỡ uổng công đi lại , đề nghị bạn Chimto lên đời và nâng cấp '' phụ kiện '':D
 
bở vậy để được nhiều ảnh đẹp hơn và cho đỡ uổng công đi lại , đề nghị bạn Chimto lên đời và nâng cấp '' phụ kiện '':D

Hí hí, nhiều người chắc chắn sẽ khuyên iem là để bảo toàn sức khỏe của mình thì nên mang vác nhẹ nhàng ít đồ thôi, và thế là cứ máy nhỏ mà chơi bác ợ. Thích là rút ra xoạch được ngay.

Nói thêm một tí về cái ảnh trên. Nếu có máy tốt thì chắc người đang đi ở giữa cũng vẫn đen xì thế thôi, vì đó là một bà sơ, mặc đồ đen tuyền ạ.

________________________________

Nhà thờ Sở Kiện có một thứ đặc biệt nhất, đó là hai chiếc bồn đựng nước để giáo dân nhúng tay trước khi bước vào buổi lễ. Nước này có ý nghĩa là để thanh tẩy khi bước vào Nhà Chúa, và chiếc bồn thường làm bằng đá, chạm trổ đẹp đẽ.

Riêng tại nhà thờ Sở Kiện, thì hai bồn nước này được làm bằng hai chiếc vỏ của một con sò cực lớn, bề ngang đến 80 cm ! Bên trong, lớp xà cừ bóng loáng vì không biết bao nhiêu lượt người sờ tay trong suốt hơn trăm năm tồn tại.

picture.php
 
Last edited:
Nhà thờ Lớn Hà Nội dù khi xây là trên một khu nền đất trống của chùa cũ, nhưng cũng không thể rộng rãi như khu Sở Kiện là đất đầm, đất ruộng được. Hai bên nhà thờ Sở Kiện còn có hàng loạt công trình nhà nguyện, nhà xứ, nhà mục vụ, nhà dòng tu kín, nhà thờ họ của làng, các tòa nhà của Chủng viện... trải rộng trên một diện tích cả chục hecta. Trong phạm vi còn có cả một sân vận động.

Trước chính quyền lấy một loạt nhà xứ, nhà chủng viện làm trường học, mới trả lại năm ngoái. Nhưng nhà thờ cũng chỉ tu sửa được một số thôi, còn nhiều quá...


Nhà nguyện ngay sát bên cạnh nhà thờ chính, với hang đá Đức Mẹ liền đó


picture.php
 
Last edited:
Rón rén đặt hàng bác Chitto nhà thờ Vị Xuyên - Nam Định (nếu bác lỡ bỏ quên)

mái vòm rất to, lại đen đen huyền bí.

Ngày trước nghỉ hè về nhà ông bà ở ngay gần hồ, ngồi trên sân thượng cả lũ hay nhòm qua mái vòm bên đó để dọa ma nhau (có lẽ hồi ấy đấy là công trình XD cao nhất thành phố, đi đâu cũng nhìn thấy). Nhưng đúng là chưa bao giờ được vào, mà mình cũng chưa bao giờ nghe ai kể nên ko hiểu bên trong nó ra sao.

Nhà thờ Khoái Đồng, cạnh hồ Vị Xuyên, ngay trung tâm thành phố. Nhà thờ có mái vòm kiểu Tây Ban Nha thuộc loại lớn nhất ở Việt Nam. Nhà thờ từng bị trưng dụng làm phân xưởng của nhà máy dệt Nam Định, rồi thành nhà kho, giờ đã trả lại cho Công giáo, tuy nhiên chưa sửa sang gì.

Ngoại trừ phần vòm còn chưa sụp, phần mái còn lại (dọc theo chiều dài) đã bị thủng, đổ vỡ hết. Tường bong tróc, cửa sổ bịt kín, trông rất điêu tàn. Có lẽ việc sửa lại nhà thờ cần chi phí rất lớn, chưa thể trùng tu được.

picture.php
 
Last edited:
Kiến trúc nhà thờ Khoái Đồng khá riêng biệt, ít có ở VN. Đây là kiến trúc kiểu Phục Hưng, với mái vòm rất lớn hình tròn ở chính giữa, tháp chuông đứng lệch một bên ở cạnh cửa. Vì thế trên mạng có chỗ ghi là nhà thờ xây từ năm 1700. Chắc chắn là không thể xưa thế, vì đến 1866, sau lệnh Tha đạo của Tự Đức, thì mới có các nhà thờ lớn được xây dựng.

Cũng chưa tìm được tư liệu nào nói về lịch sử của ngôi nhà thờ có kiến trúc độc đáo này cả.

picture.php
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,340
Latest member
xjjrc
Back
Top