What's new

[Tổng hợp] Nhà thờ - Thiên Chúa giáo và...

Nhà thờ này tớ đã post ảnh ở CLB PhuotHP để hỏi, nhưng không bạn nào biết chi tiết cả :(
Còn hỏi dân cư thì cũng chỉ biết: Nó ở đó lâu lắm rồi, năm 1954, giáo dân và các cha di chuyển vào Nam, nhà thờ bỏ hoang từ đó.

Bạn rất am hiểu lĩnh vực này, giúp tớ với.

Địa chỉ: Thị trấn An Dương Hải Phòng

IMG_0036.jpg


IMG_0034-1.jpg


IMG_0039.jpg


Toàn cảnh

IMG_0031-1.jpg


Tớ không biết chụp ảnh đâu, chứ bạn đến đó tầm xẩm xẩm, nhà thờ trong nắng chiều đứng một mình nổi bật giữa cánh đồng tĩnh mịch, hoang vắng, cô liêu... đẹp, khó tả lắm.
Thỉnh thoảng vợ chồng tớ lại rủ nhau qua đó, đứng khoảng tiếng đồng hồ, buông ra vài câu bâng quơ mà lòng thấy bình an lạ, rồi về, sến nhỉ :)

Phải tay nhà Greenline thì chắc là có ảnh đẹp rồi.
 
Last edited:
Nhà thờ này tớ đã post ảnh ở CLB PhuotHP để hỏi, nhưng không bạn nào biết chi tiết cả :(

Địa chỉ: Thị trấn An Dương Hải Phòng

Tớ không biết chụp ảnh đâu, chứ bạn đến đó tầm xẩm xẩm, nhà thờ trong nắng chiều đứng một mình nổi bật giữa cánh đồng tĩnh mịch, hoang vắng, cô liêu... đẹp, khó tả lắm.

Phải tay nhà Greenline thì chắc là có ảnh đẹp rồi.

Ối giời, hỏi thế này thì có mà quá đánh đố ! Dân Hải Phòng mà cũng không biết thì tớ ở Hà Nội biết làm sao được. Bạn có thể dễ dàng qua đó hỏi người dân (tìm người già) là hỏi được mà.

Ngay trong nội thành Hà Nội ngoài nhà thờ Chính tòa, mấy nhà thờ xứ, còn 5 - 6 cái nhà thờ họ tớ cũng còn chưa biết hết nữa là.

Tuy vậy, qua ảnh chụp có thể thấy đây là một Nhà thờ xứ cũ, vì xung quanh còn các nhà xứ, hoặc tiểu chủng viện..., chứng tỏ nó đã từng có một vị thế không thường. Đất Hải Phòng trước thời "Chúa vào Nam" thì Công giáo cũng bao trùm hết, giới tư sản phần nhiều theo Công giáo cả.
 
Tớ đâu dám đố giáo sư chứ, nhờ giáo sư điều tra giúp đấy chứ :))

Tớ xin góp thêm mấy ảnh về Đan viện Châu Sơn (Mà tớ cũng chả hiểu đan viện, thà thờ... khác nhau gì nữa, chỉ biết là nó đẹp thôi)

Đan viện Châu Sơn (Dân quanh vùng gọi là Nhà thờ gạch - Tớ đã giới thiệu qua tại topic Ninh Bình của giáo sư).

IMG_0138.jpg


Trong khuôn viên đan viện có nhà khách như này

IMG_0140.jpg


Sau lưng đan viện là núi Cành He, nơi có hang thờ Đức mẹ.

Đường lên hang

IMG_0196.jpg


Gần hơn

IMG_0173.jpg


Trước khi bước chân vào trong nhà thờ, tớ bước qua một tấm bia đá thế này

IMG_0150.jpg


Hỏi kỹ thì được biết, ở dưới chính là mộ phần của người đã xây dựng đan viện, tớ cũng thấy lạ vì đâu có ai muốn người người dẫm lên mộ mình đâu.
 
Tớ xin góp thêm mấy ảnh về Đan viện Châu Sơn (Mà tớ cũng chả hiểu đan viện, thà thờ... khác nhau gì nữa, chỉ biết là nó đẹp thôi)

Đan viện Châu Sơn (Dân quanh vùng gọi là Nhà thờ gạch - Tớ đã giới thiệu qua tại topic Ninh Bình

Hỏi kỹ thì được biết, ở dưới chính là mộ phần của người đã xây dựng đan viện, tớ cũng thấy lạ vì đâu có ai muốn người người dẫm lên mộ mình đâu.

Đan viện là tu viện dành cho dòng Đan tu, một loại dòng tu chiêm nghiệm, tu không phải làm Linh mục. Các tu sĩ Đan tu gọi là Đan sĩ.

Toàn bộ quần thể của bạn viết là cái Đan viện, gồm nhiều công trình, trong đó Nhà thờ gạch chỉ là 1, là giáo đường của Đan viện. Trong đan viện còn có các nhà khác như nơi sống, học tập, chiêm nghiệm, nhà nguyện, nhà cứu tế... của các đan sĩ.

Khi mất được chôn trong lòng giáo đường là điều mong muốn của các giáo dân, vì thể xác được để trong Nhà của Chúa, linh hồn gửi ở Chúa. Nhưng thường chỉ được dành cho các tu sĩ cao cấp, vua chúa. Tu sĩ có lời thề khiêm nhường, nếu để đó có người khác bước lên cũng không sao. Người nào càng hạ thấp mình xuống thì sẽ càng được nâng cao lên trong Nước trời.

Tất nhiên là không nên dẫm lên đó, nhưng nếu vì vô ý mà dẫm lên thì cũng không sao. Các nhà thờ phương Tây nhiều khi toàn bộ nền nhà là mộ, đi kiểu gì cũng dẫm lên các tấm đá khắc tên người nằm dưới.
 
Bác Chitto đúng là kinh dị nhỉ :)

Thế mới thấy mình từ trước tới nay toàn phượt kiểu hời hợt, đến quáng quàng đi quáng quàng, chịp :(. Được cái cứ đi là mình thấy thích, refresh rồi. Có lẽ với bản thân thế là đủ

Thanks for sharing (c)
 
Bác Chitto nghiên cứu tôn giáo công phu quá. Em chưa có đk đi nhiều xứ đạo và những nhà thờ của các tôn giáo khác nhau, mới đi vòng vòng vài nhà thờ Thiên Chúa, vài ngôi chùa và ít nhà thờ Muslim ở SG thôi. Nói chung chưa nhiều lắm mà đã thấy rất thú vị. Nhất là khi có tương quan so sánh và đọc thêm về các tôn giáo này. (Em không theo đạo nào cả, hiện giờ đang yêu quý hình ảnh Bác Hồ trên tờ polymer thôi). Hy vọng sẽ có dịp tham quan nhiều hơn nữa, nhất là với các thông tin background được đọc thấy trong các topic du lịch tôn giáo ở đây. Em cũng có ít ảnh - lens và tay nghề phó nháy đều không xịn lắm tuy nhiên ít nữa vẫn xin phép chia sẻ lên đây. (Hiện giờ net của em tệ quá, up ảnh lên dễ bị stress lắm.)
Tks bác.
 
Cho đến nay, người Việt Nam có 5 vị Hồng y, 3 vị đã qua đời. Trong đó bốn vị từng là Tổng giám mục Hà Nội, vị thứ 5 hiện là Tổng giám mục TPHCM. Tổng giáo phận Huế chưa có Hồng y nào.

Ba vị Hồng y đã qua đời, thì hai vị đầu đều được mai táng trong Nhà thờ Lớn Hà Nội, vị thứ ba qua đời ở Roma và mai táng ở đó.

Tối hôm qua, 22/2/2009, vị Hồng Y thứ tư của Việt Nam là Hồng Y Phaolô Giuse (Paul Joseph) Phạm Đình Tụng đã qua đời ở Hà Nội, thọ 90 tuổi. Vậy là hiện tại Việt Nam chỉ còn 1 vị Hồng Y là Phạm Minh Mẫn - Tổng giám mục TP. Hồ Chí Minh.

Không biết Hồng Y Phạm Đình Tụng sẽ được mai táng ở đâu, liệu có phải là dưới nền nhà thờ lớn Hà Nội như hai vị tiền nhiệm hay không?

Năm ngoái, lễ Đại thọ 90 tuổi của ông là cái mốc thời gian để tụ tập giáo dân và xảy ra vụ Tòa Khâm phố Nhà Chung.
 
Last edited:
Tiếp chuyện Kinh Thánh...

... Tiếp tục Kinh thánh của Thiên Chúa giáo...
Mười hai chi tộc Israel định cư trong đất Canaan, Đất Hứa của Thần Jehovah đã giao ước, nhưng họ thường xuyên phải đánh nhau với các dân tộc khác cũng cùng trên đất đó, và thậm chí là đánh lẫn nhau nữa. Thời bấy giờ họ chưa là một quốc gia, và vẫn chỉ là hình thức văn hóa Bộ tộc, những người có quyền lực nhất là các Thủ lĩnh của các bộ tộc, và các "Thẩm phán" - những người già cả được cho là nắm rõ luật của Moses để xử án cho dân chúng.

Kinh thánh kể rằng đến ngày nọ, người dân Israel thấy cần có một vị Vua cho dân tộc mình, giống các dân tộc khác, để lãnh đạo. Một vị Tiên tri già đã ngăn cản điều đó, nhưng cuối cùng, thuận theo ý dân chúng, ông đã chọn chàng trai Saul (Sa-un) làm vua, và "Xức dầu" lên đầu chàng để làm vua Israel.

Israel đã thống nhất thành một quốc gia sơ khai. Truyền thống "Xức dầu" trở nên chính thống là để "làm vua". Chữ Christ trong tên Chúa Jesus Christ (Giêxu Kitô) cũng có nghĩa là "Đấng được xức dầu", tức là Vua dân Do Thái.

Saul làm vua nhưng vẫn thường xuyên phải đi ra trận. Trong số hầu cận của Saul, nổi lên chàng trai trẻ xuất thân chăn cừu tên là David, và tên chàng vang dội mãi về sau.

Với chiếc dây ném đá của mình, cậu bé David đã giết chết tên khổng lồ Goliath, truyền thuyết này gợi cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật về sau.
 
Last edited:
Tượng David

Một trong các tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất trên thế giới là pho tượng "David" của Michealangelo, điêu khắc gia vĩ đại của Italia.

Pho tượng thành Florencia nổi tiếng vì sự hoàn thiện của nó, mô tả chàng David trong tư thế cầm chiếc dây bắn đá, chuẩn bị ra trận đối mặt với Goliath. Pho tượng tuyệt vời ở chỗ: Nếu nhìn ngang bằng thì nó được tạc không cân đối, chân hơi ngắn, người hơi dài, đầu hơi to.

Nhưng vì tượng để rất cao (bệ cao 2m, đỉnh đầu cao hơn 5m) nên nhìn từ dưới lên, thì cực kỳ cân đối. Đó mới là đỉnh cao nghệ thuật của Michealangelo.

Khuôn mặt của David trở thành hình mẫu kinh điển trong điêu khắc.


picture.php


picture.php
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,310
Bài viết
1,175,021
Members
192,036
Latest member
imperiaglobalgate
Back
Top