What's new

[Tổng hợp] Nhà thờ - Thiên Chúa giáo và...

David và Solomon

24346a614314ba0e.jpg


David trở thành vị vua thứ hai của Vương quốc Israel, xây dựng vương quyền và tổ chức nhà nước vào khoảng năm 1000 TCN. Ngôi sao David sáu cánh và chân nến 7 nhánh là biểu tượng cho Vương quốc và Do Thái giáo. Ông đã tiến đánh Jerusalem, khi đó là thành phố của dân tộc khác, và có ý định xây dựng đô thành của mình ở đây.

Cho đến khi này, Thần Jehovah vẫn được thờ "lưu động" trong căn lều theo chân các đoàn quân của vua. Mặc dù được tôn sùng là vị vua sáng, Vua - Tiên tri, nhưng David cũng vẫn có nhiều tội lỗi, vì vậy Thần Jehovah không muốn ông xây đền thờ cho mình, mà phải chờ đến con trai của ông - vua Solomon.

Solomon làm vua, đã quyết định xây đền thờ Jehovah trên ngọn Núi Đền nổi tiếng ở Jerusalem, đó là Ngôi đền Thứ nhất. Vậy là sau mấy trăm năm lang thang trên vai người Israel, Thần Jehovah đã có Ngôi nhà chính thức của mình. Nơi đó trở thành Thiêng liêng nhất đối với người Do Thái đến tận giờ.

Solomon được cho là vị vua thông thái nhất trên thế gian, thờ kính Jehovah chân thành nhất. Cả Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo đều tôn thờ Solomon như là biểu tượng của việc tuân phục Thượng đế. Thánh ca TCG có nhiều bài hát, câu hát ca ngợi Solomon; còn người Do Thái tôn thờ vị vua cổ đại của mình thì khỏi nói.

Người Hồi giáo gọi ông là Sulayman (Su-lây-mân), cho ông không chỉ là vua loài người mà còn là vua của các loài thú, thậm chí các tạo vật vô hình, hiểu được tiếng chim, tiếng thú. Hồi giáo thường viện dẫn tên của vua Sulayman, chỉ sau viện dẫn tên của Đại tiên tri Mohammad.

Hồi bé tôi đọc "Nghìn lẻ một đêm", thường xuyên thấy khi các tín đồ Hồi giáo nói về lòng tin và sự khôn ngoan, họ rất hay nói câu: "Su-lây-mân con trai của Đa-út, cầu chúc hai vị được bình yên", đọc câu này chả hiểu gì.
Rồi có một câu truyện là có người tìm đến được hầm mộ nơi an táng của vua Salômông, lấy cắp được cái nhẫn kim cương trên thi hài của Vua, và ai có cái nhẫn đó thì ước gì được nấy...
 
Last edited:
Bác Chitto viết hay quá trời, hai vợ chồng tui ngồi đọc tê lê mê :) Khoảng cuối năm nay tui bắt đầu rãnh hi vọng tìm được nhóm TCG nào đi hành hương nhà thờ trong khắp miền đất nước thì vợ chồng tui xin gia nhập đi tham quang cho đã ihihi . Từ hồi nhỏ tới giờ tưởng đạo thờ ông bà mới vui thôi ai nhè đạo khác cũng có nhiều cái hay quá, đề tài này của bác Chitto thiệt là hay, viết tiếp đi nghe. :)
 
Cảm ơn Chitto đã có topic rất chi tiết về Thiên chúa giáo.

Theo như tôi được biết thì:
- Thiên Chúa giáo bao gồm: Do Thái giáo, Công giáo, Chính thống giáo, Tin lành, Anh giáo...
- Kitô giáo bao gồm: Công giáo, Chính thống giáo, Tin lành... nhưng không bao gồm Do Thái giáo
- Một quan điểm khác cũng cho rằng Hồi giáo thuộc về Thiên chúa giáo chứ không phải là 1 tôn giáo riêng biệt với Thiên chúa giáo

Không biết những điều mình biết có đúng hay không, mong rằng được mọi người chỉ giáo thêm.
 
Cách gọi Thiên Chúa giáo ở Việt Nam có nhiều điều đặc biệt. Bài này đáng ra tôi định phải viết đầu tiên, hoặc gần cuối, nhưng nhân có bạn đề cập ở đây nên nói luôn.

Tôn giáo trên thế giới có Đa thần giáo, Độc thần giáo, Không thần giáo.

Độc thần giáo được cho là bắt đầu từ Abraham, Tổ phụ dân Do Thái (và Ả Rập, 2000 năm TCN), người được cho là tôn thờ 1 Thần duy nhất Jehovah, do đó tất cả các tôn giáo có thờ chung Jehovah đều gọi là Tôn giáo từ Abraham.

Khoảng 1500TCN, Moses đặt ra các lề luật, chính thức thiết lập Do Thái giáo, JehovahThần duy nhất.
Đầu Công nguyên, Kitô giáo ra đời, tôn thờ Jehovah và Chúa Kitô. Tất cả các tôn giáo tôn thờ Chúa Giêsu đều là Kitô giáo (Cơ đốc giáo).

Thế kỷ 7, Hồi giáo ra đời, cũng thờ Thần duy nhất từ Tổ Abraham, gọi là Allah.

Thế kỷ 11, Kitô giáo chính thức chia đôi thành Công giáo La Mã (Roman Catholic) và Chính Thống giáo (Orthodox), ngoài ra còn một số nhánh Kitô giáo nhỏ. Thế kỷ 15 - 16, giáo phái Cải Cách trở thành Tin Lành, và Anh giáo ra đời.

Độc thần Abraham giáo = Do Thái giáo + Kitô giáo + Hồi giáo

Kitô giáo = Công giáo La Mã + Chính Thống giáo + Tin Lành + Anh giáo + (cơ số khác nữa tôn thờ Giêsu).


Thần duy nhất của Do Thái giáo là Jehovah, của Hồi giáo là Allah, của Kitô giáo là Deus (Dieu, God) và Jesus Christ.

Những danh từ riêng ấy, sang tiếng Việt dịch là gì bây giờ?
 
Last edited:
Trong các tôn giáo đó, chỉ có Công giáo La Mã là tích cực truyền sang Phương Đông, theo chân các đoàn quân. Những nhà truyền giáo đầu tiên đến Macau, rồi từ đó tỏa ra các nơi. Tại đây, họ phải dịch từ Deus (tiếng Latin) ra tiếng Hán, rồi sang tiếng Nhật, Hàn, Việt.

Lúc đầu giáo sĩ Bồ định dùng từ Thượng Đế, nhưng sợ nhầm với Ngọc Hoàng thượng đế của người TQ, nên đã dùng từ Thiên Chúa hoặc Thiên Địa Chân Chúa, Christ dịch là Cơ Đốc, Jesus dịch là Gia Tô. Các từ này sang Việt Nam, có Cơ Đốc được ghi âm Kitô.

Thế thì, từ thế kỷ 16, trong ngôn ngữ tiếng Việt, thì Thiên Chúa giáo, Kitô giáo được hiểu chính là Tôn giáo của các nhà truyền giáo Bồ, tức là Roman Catholic - Công giáo rồi. Trong suốt nhiều thế kỷ, Thiên Chúa giáo, Kitô giáo, Cơ Đốc giáo, Gia Tô giáo được hiểu là một.

Rồi sau này khi biết rộng hơn, thì mới nảy sinh vấn đề là Chính thống giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo cũng đều thờ vị Thần duy nhất của Abraham, mà vị Thần duy nhất đó cũng gọi là Thiên Chúa, và thế thì các tôn giáo kia cũng có thể được gọi chung là Thiên Chúa giáo chăng ?

Người ta có thể lâp luân vậy, nhưng trong cuộc sống thực tế, mọi người không phân biệt được kĩ vậy đâu, và thực sự thì ở VN hiện nay, nói Thiên Chúa giáo thì hiểu là Công giáo La Mã.

Trong phần khai lý lịch có mục Tôn giáo, thì người Công giáo đều khai là Thiên Chúa giáo, chứ không dùng từ Công giáo.
Trong tiếng Trung Quốc, cũng chỉ có từ Thiên Chúa giáo, với nghĩa Roman Catholic, chứ không có từ Công giáo, từ này là của riêng Việt Nam.

Trong tiếng Anh, cũng không hề có từ nào là tương đương với Thiên Chúa giáo (God religion) cả !!!
 
Bác Chitto có những lập luận rất xác đáng.
Có nhiều tên gọi của 1 vấn đề mang tính lịch sử mà không thể nào cải chính được cho dù bây giờ biết chắc là nó không chính xác.
Nó cũng như vấn đề khi 1 ai đó hỏi bạn: Bạn có "đạo" không? thì thông thường người hỏi muốn ám chỉ "đạo" ở đây có nghĩa là có đạo tôn thờ Thiên chúa hay không?. Trong khi có nhiều đáp án khác nhau cho câu hỏi này.
Công giáo tức là tôn giáo chung mà mọi người có thể gia nhập, không phân biệt dân tộc, mầu da.... Ở đây đã có 1 sự phân biệt rõ ràng giữa Công giáo với các tôn giáo khác như Chính thống giáo, Hồi giáo, Anh giáo... chứ không nhập nhằng như từ Thiên Chúa giáo để mọi người khó phân biệt. Chính vì thế mới có Giáo hội Công giáo Việt Nam chứ không phải là Giáo hội Thiên Chúa giáo VN mặc dù Thiên Chúa giáo đã được hiểu như Công giáo từ rất lâu rồi.
 
Ngôi đền thứ nhất

Tiếp nối ý chí của vua cha David, vua Solomon đã hoàn thành việc đánh chiếm thành Jerusalem, và với của cải của vua cha để lại, ông đã xây dựng Ngôi đền Thứ nhất - Ngôi đền đầu tiên để tôn thờ Thần Jehovah của người Do Thái trong 7 năm.

Kinh sách Do Thái ghi chi tiết về ngôi đền, rằng nó rất xa hoa tráng lệ.

Đặc biệt là các cây cột nơi bàn thờ chính thờ Đấng Jehovah được làm theo kiểu vặn xoắn đặc biệt, và mẫu cột này được gọi là Cột Solomon, ngày nay bàn thờ chính tại nhà thờ lớn nhất Tòa Thánh Vatican cũng làm kiểu này.


Bàn thờ chính nhà thờ St.Peter - Vatican với bốn cây cột kiểu Solomon. Bàn thờ thường có 6 cây nến, ba cây mỗi bên, và cây thánh giá ở giữa tạo thành bộ 7, giống chân nến 7 nhánh của Do Thái giáo xưa.

 
Last edited:
Phần "Bảo tòa" bằng gỗ một nhà thờ mới dựng lại ở Nam Định, chưa sơn son thếp vàng. Có thể thấy những hình uốn lượn ở dưới chân các cột, là tượng trưng cho cột Solomon.
Bảo tòa là nơi để tượng thờ, được trang trí đẹp nhất.
(Người ta bảo để hoàn thiện cái Bảo tòa này cần thêm nửa tỉ đồng nữa.)

picture.php
 
Last edited:
Thời kỳ Ngôi đền Thứ nhất

Mặc dù Solomon dựng Ngôi đền Thứ nhất rất huy hoàng để thờ Jehovah, nhưng do lấy nhiều vợ từ nhiều dân tộc khác nhau, nên cuối đời đã không còn "thủy chung" với Thần Jehovah của dân tộc mình nữa. Vương quốc Israel của ông cũng chẳng được lâu bền.

Chỉ ngay sau khi Solomon chết, con ông không giữ được nước, vương quốc bị chia đôi, phía Bắc là nước Israel, gồm 10 chi tộc; phía Nam là nước Judah gồm 2 chi tộc. Hai nước cùng thờ Jehovah, nhưng nước Judah có thành Jerusalem là đền thờ chính. Lo dân chúng sẽ về Jerusalem tế lễ, vua Israel đã xây dựng những đền thờ Jehovah và cả các thần khác trên đất phía Bắc của mình. Hai nước đánh nhau liên miên, suy yếu nhiều, trong khi đó đế quốc Assyria ngày một lớn mạnh ngay bên cạnh.

Ba trăm năm sau Solomon, đế quốc Assyria tiêu diệt vương quốc Israel phía bắc, 10 chi tộc Israel bị lưu đày, đồng hóa dần, và rồi vĩnh viễn mất tích, không còn ai biết đến họ nữa. Sau đó cũng Assyria bị đế quốc Babylon nuốt chửng.

Lúc đó, người Do Thái chỉ còn ở vùng Judah, và được gọi là "người Judah", từ đó hình thành từ Jewish bây giờ. Vậy thực tế, chữ "Do Thái - Jewish" chỉ là gọi tên của 2 chi tộc Do Thái còn giữ được truyền thống trong số 12 chi tộc xa xưa.

Một trăm bốn mươi năm sau khi vương quốc Israel phía Bắc bị tiêu diệt, vương quốc Judah phía nam cũng bị đế quốc Babylon tiêu diệt nốt. Người Babylon phá hủy Ngôi đền Thứ nhất, cướp đi toàn bộ của cải của đền thờ. Người Judah (Do Thái) bị lưu đày đến xứ Babylon trong 70 năm.

Khi Ngôi đền Thứ nhất sụp đổ, báu vật Thiêng liêng là Khám Giao Ước từ thời Moses, qua David và Solomon, đã bị cướp đi. Và không bao giờ còn xuất hiện nữa.

Thời kỳ Ngôi đền Thứ nhất kết thúc, đất Hứa đã không còn thuộc về dân Do Thái. Jehovah đã từ bỏ "dân tộc được chọn" của Ngài.

Kinh Do Thái (tức là những gì đang nói đến) được bắt đầu viết vào khoảng thời gian trước khi Judah sụp đổ, tức khoảng 700 TCN. Người viết cho rằng Thần Jehovah không ở bên dân Do Thái nữa, để Ngôi Nhà của mình bị phá hủy cũng bởi dân Do Thái đã không chịu tuân phục Thần, không theo các lời Giao ước xưa kia mà Thần đã lập với Abraham, với Moses và với David.
 
Last edited:
Thời kỳ Ngôi đền Thứ hai

Đế quốc Babylon lại bị đế quốc Ba Tư (Persia) tiêu diệt, vua Ba Tư cho phép người Do Thái đang bị lưu đày trở về quê cũ. Lúc này người Do Thái đã ở trên đất Babylon 70 năm, nên những người xưa kia từng sống ở Jerusalem đều đã chết hết, những người già không muốn về, chỉ còn những người trẻ tuổi.

Và một thế hệ Do Thái mới đã quay trở lại đất Judah xưa, xây dựng lại Jerusalem từ đống hoang tàn, dựng lại Đền thờ Thần Jehovah, gọi là Ngôi đền Thứ hai. Sau nhiều thăng trầm, họ nhất tâm trung thành với Đấng đã chọn họ, Thượng đế Duy nhất của họ.

Kinh Do Thái dừng lại ở thời kỳ này, khi Ngôi đền Thứ hai đã được dựng, khoảng 500 năm trước Công nguyên.

Trong Kinh này còn rất nhiều các bài thơ ca ngợi Jehovah, Thần được gọi là : Thần duy nhất, Thượng đế của Abraham, của Issac, Giacop, Moses, Chúa các đạo binh, Chúa hay ghen tuông, Chúa công chính...

Và Kinh Do Thái còn lưu giữ lời dự đoán của rất nhiều vị Tiên Tri, đặc biệt là lời tiên tri về một Đấng Cứu Chuộc - Messiah - Vua dân Do Thái, sẽ xuất hiện trong tương lai, tẩy rửa mọi tội lỗi mà họ đã phạm phải, dẫn độ dân Do Thái về nơi Thiên đường của Thần Jehovah.


Đối với người Do Thái, cho đến hiện tại, Đấng Messiah vẫn chưa xuất hiện.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,669
Bài viết
1,171,083
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top