What's new

[Tổng hợp] Nhà thờ - Thiên Chúa giáo và...

Jerusalem

Núi Sinai là núi thiêng, nơi Thần Jehovah thị hiện với Moses, người Do Thái không được đặt chân lên đó. Bù lại, họ đã có Thành thánh Jerusalem.

Thành phố này có tâm điểm là Núi Moriah, sau khi xây Ngôi đền Thứ nhất trên đó, thì gọi là Núi Đền (Temple Mount). Trên đỉnh ngọn đồi đá thấp này có một tảng đá lớn, có một cái hang ăn thông xuống dưới. Người Do Thái cho rằng đây là Tảng đá Khởi thủy: khi Sáng thế, Thần Jehovah đã tạo ra tảng đá này đầu tiên, rồi từ đó rộng mãi ra thành thế giới, cái hang bên dưới là Giếng linh hồn. Do đó là nơi thiêng liêng.

Tổ phụ Abraham đã đến đây, và đã lập bàn thờ Jehovah trên núi, hiến tế con trai Issac cũng ở đây. Quanh núi là một số mộ của các Tổ phụ , Tiên tri dân Do Thái. Nhưng khi dân Do Thái lưu lạc ở Ai Cập, thì các dân tộc khác đã sinh sống ở đây. Chính vua David đã bỏ ra một khoản vàng lớn để mua lại Núi Moriah, và vì vậy nó phải thuộc về dân Do Thái mãi mãi, chứ không phải họ chiếm của ai.

Solomon dựng Ngôi đền Thứ nhất trên đỉnh núi, là nơi để Khám Giao Ước, do đó trở thành nơi Cực Thánh (Holy of Holiest), chỉ các Tư tế và Vua mới được vào trong đền để lễ lạy trước Khám Giao Ước. Sau thời Ngôi đền Thứ nhất 500 năm, Ngôi đền Thứ hai cũng được dựng lên đúng vị trí này. Vua Herod Vĩ đại, khoảng đầu Công nguyên đã mở rộng Đền thờ thứ hai với quy mô rất lớn, nhưng rồi bị người La Mã phá hủy vào năm 70.

Ngày nay, trên đỉnh núi, chỉ có 1 đền thờ Hồi giáo - Đền thờ Khối đá (Dome of the Rock) được dựng vào thế kỷ 7, và là công trình Đền thờ Hồi giáo cổ nhất.


24346b9452722792.jpg


Về Thành thánh Jerusalem, đã viết rất nhiều bên topic : Jerusalem, hành trình đến miền Đất thánh
 
Ngôi đền Thứ hai

Ngôi đền Thứ nhất hình dáng ra sao không rõ, Kinh Do Thái có ghi lại chi tiết kích thước, cũng không lớn lắm. Khảo cổ đã tìm thấy một số tảng đá thời đó sâu trong lòng đất. Ngôi đền Thứ hai cũ dựng năm 500 TCN thế nào, cũng không rõ, chỉ có ngôi đền do vua Herod tu sửa đầu Công nguyên thì được mô tả khá kỹ.

Ngôi đền thì không thật lớn, nhưng cái móng, tường thì rất vĩ đại, có những tảng đá chân tường nặng đến trăm tấn.

Mô hình Ngôi đền Thứ hai thời Herod (sưu tầm)

picture.php

Và Núi Đền hiện tại (sưu tầm)

picture.php
 
Ngôi đền Thứ ba

Khi Ngôi đền Thứ hai bị phá hủy, người Do Thái nói rằng các cửa Thiên đường đóng lại, chỉ còn Cửa Nước Mắt mà thôi.

Các Tiên tri nói rằng sẽ đến ngày Ngôi đền Thứ ba được dựng lên tại chính nơi đây, và sẽ là Ngôi đền cuối cùng, tồn tại vĩnh viễn. Khi đó Đấng Messiah xuất hiện, sẽ đi vào Cổng Vàng, và Jerusalem Mới sẽ rực rỡ huy hoàng vĩnh viễn. Vì thế vua Hồi giáo thế kỷ 16 đã xây bịt Cổng Vàng lại.

Mặc dù Núi Đền là nơi Cực Thánh của Do Thái giáo, nhưng từ lâu biến thành Đền Hồi giáo, người Do Thái không được đến.

Cùng với đó, người Do Thái từ thế kỷ 11 cho rằng chỉ những ai được hoàn toàn thanh tẩy, vô cùng trong sạch mới có thể bước lên núi, còn nếu không thì linh hồn sẽ bị đày đọa. Do đó hiện tại, Luật của Israel cấm người Do Thái được bước chân lên núi. Chỉ có người Hồi giáo là được vào làm lễ ở khu vực linh thiêng này.

Không lên Núi Đền, người Do Thái đến Bức tường Phía Tây của Đền thánh cũ để cầu nguyện, than khóc, và nơi đây trở thành Bức tường Than khóc nổi tiếng (Wailing Wall).


picture.php
 
Last edited:
Hết thời Cựu Ước


Kinh sách Do Thái được người Thiên Chúa giáo giữ gìn nguyên bản, với tên là Cựu Ước - Lời Giao ước cũ (Old Testament). Đó là lời Giao ước của Đấng Jehovah với Noê, Abraham, Isaac, thông qua Lề luật của Moses.

Lời Giao ước có tính sòng phẳng: Nếu người Do Thái tin vào Thần, tôn thờ Duy nhất Thần, thì Thần sẽ luôn ở bên, hỗ trợ, cứu giúp. Ngược lại, thì Thần sẽ ghét bỏ, nguyền rủa, tiêu diệt. Những lời trong Cựu Ước khắc nghiệt, nghiêm ngặt, kỷ luật sắt: (đại khái) Kẻ nào theo ta, ta sẽ ban phúc đời đời, kẻ nào ghét ta, ta sẽ trừng phạt con cháu nó nhiều đời.

Luật Moses còn được gọi là luật của Mắt đền mắt, răng đền răng, lấy ân báo ân, lấy oán báo oán; tình thương yêu thì ít, mà tính thù hận thì nhiều. Mỗi khi Thần Jehovah yêu thích ai, thì người đó được ưu ái bằng của cải vật chất, còn khi Thần đã giận, thì sự trừng phạt khủng khiếp bằng chết chóc điêu tàn. Đọc Cựu Ước, có thể thấy sự tiêu diệt giết chóc nhiều hơn sự sinh sôi ưu ái, sự trừng phạt nhiều hơn sự tán thưởng yêu thương.

Đây cũng chính là một trong những điều mà Tân Ước sẽ bổ khuyết.

Thời Cựu Ước, người Do Thái phải dùng vật chất lễ lạt để cầu khấn và dâng lên Thần. Để tế lễ, họ giết súc vật, thường là cừu, bò, lấy máu, lấy lòng ruột bày ra để cúng, rồi đem hỏa thiêu tất cả. Họ gọi đó là Hi Lễ, coi như là Thần đã hưởng. Trong sách đầu của Cựu Ước còn chỉ rõ là trong hai anh em, người em nuôi súc vật, người anh trồng cây trái; người em cúng tế Thần bằng máu súc vật, người anh cúng bằng hoa trái, và Thần thích người em hơn, cho dù cả hai cùng mất công sức và thành tâm như nhau.
(TCG thời Trung cổ thì thấm đẫm máu... người chứ không phải máu súc vật).

Một nghi thức giao ước về hình thức của thời Cựu Ước, bắt đầu từ Abraham, là việc tất cả con trai Do Thái đều phải chịu cắt bì*

Đền thờ Jerusalem là nơi Cực Thánh, nhưng không tôn thờ bất cứ hình tượng nào.

Nói chung, thời Cựu Ước còn rất nhiều hạn chế, và Kinh sách này có lẽ phù hợp với một dân tộc có lịch sử du cư, để gìn giữ kỷ luật, sự đoàn kết. Vào thời đại mới, nền văn minh mới, nó cần được thay đổi.


*cắt bao quy đầu.
 
Last edited:
Sau thời Cựu Ước đến thời Tân Ước, là giai đoạn gắn liền với một người Do Thái Vĩ đại là Giêsu xứ Nadaret (Jesus, Joshua of Nazareth), được gọi là Đấng Kitô (Christ), Đấng Cứu Thế, là Chúa trong lòng người Kitô giáo.

Kinh Tân Ước có nền tảng là sách Phúc Âm, tức là sách viết về Giêsu. Sau khi Giêsu chết và được cho là Phục sinh vài chục năm, mới có những bản viết đầu tiên, và trong thời gian sau đó có rất nhiều phiên bản, hầu hết viết bằng tiếng Hi Lạp. Đến 300 năm sau, khi Kitô giáo được La Mã chính thức công nhận, các tài liệu này mới được tập hợp lại, và chỉ 4 phiên bản trong số đó được chính thức công nhận là sách Phúc Âm, các tài liệu khác bị coi là sai lạc và bị tiêu hủy.

Mặc dù đức Giêsu là người Do Thái, nói tiếng Do Thái, nhưng rốt cuộc, tất cả các sách viết về cuộc đời, lời nói, lời dạy dỗ,..., của Giêsu đều không viết bằng ngôn ngữ của ngài, mà bằng tiếng Hi Lạp, rồi dịch sang Latinh, và không ai biết nguyên bản ngài nói thế nào !

Thời của Giêsu, đất Do Thái được gọi là Palestine, gồm ba miền: Judea, Samaria, Galilee, nằm trong phạm vi của đế quốc La Mã, được quyền tự trị và lập vua của mình, nhưng phải cống nạp thuế, và thần phục La Mã.

Vị vua tự trị của Do Thái khi đó là Herod, được gọi là Herod Vĩ đại, đã xây dựng lại Ngôi đền Thứ hai to rộng huy hoàng. Với người Do Thái, ông là một vị minh quân đã đòi được một phần quyền tự trị cho người Do Thái, vì vậy tên ông gắn với chữ Great. Nhưng trong Kinh Tân Ước, ông bị miêu tả như một kẻ độc ác khát máu.

Đọc kinh Tân Ước, ngoài những yếu tố thần học, những yếu tố lịch sử cũng cần xem lại. Vì vậy phần sau tôi viết tách làm hai: Theo Kinh thánh, và theo các nhà lịch sử, còn ai tin thế nào thì tùy.
 
Last edited:
Sự ra đời của đức Giêsu


Bấy giờ ở thị trấn Nazareth xứ Galilee, có một trinh nữ tên là Maria (Mary), sắp cưới một thợ mộc là Giuse (Joseph).
Bỗng một ngày, Thiên thần Gabriel hiện ra và nói cho hay Maria hay rằng nàng sẽ sinh ra đấng Cứu chuộc, là Con Thiên Chúa, dù rằng vẫn đồng trinh. Sự kiện này bắt đầu thời Tân Ước, và được gọi là "Thiên sứ truyền tin" (Annunciation).

Maria đến thăm người chị họ là Elizabeth lúc đó sắp sinh con trai, người con trai mới sinh này sẽ trở thành vị Thánh đầu tiên của Kitô giáo: Thánh Gio-an (Gioan, Giăng, John, Jean, Joans). Cha của Gioan là một tư tế Do Thái.

Trở về nhà, Maria thấy mình có mang. Giuse thấy vậy không muốn cưới bà nữa, nhưng Thiên sứ lại hiện ra với ông, bảo ông cưới Maria, và đặt tên cho hài nhi là Giêsu, nghĩa là "Jahoveh cứu độ".

Khi Maria sắp sinh, thì La Mã tiến hành tổng điều tra dân số, mọi người phải về quê quán gốc. Do Giuse quê gốc ở Jerusalem, nên ông phải đưa Maria về đó. Đến gần làng Bethlehem thì bà chuyển dạ, và sinh ra Giêsu trong một chuồng súc vật, giữa cừu và bò. Nơi nằm đầu tiên của Giêsu là một máng gỗ vốn đựng thức ăn súc vật, lót cỏ.

Đêm đó các tầng trời tỏa sáng rực rỡ trên máng cỏ, và ngoài ông bà Giuse - Maria, những mục tử chăn cừu là người đầu tiên chứng kiến sự ra đời của Đấng Cứu thế, đấng Kitô, Con Thiên Chúa xuống làm người.

Không ai biết chính xác ngày mà Hài đồng Giêsu ra đời là ngày nào, và năm nào. La Mã về sau lấy ngày sinh Thần mặt trời 25 / 12 làm ngày Giáng sinh, và lấy quy ước năm Chúa - Anno Domini - Công nguyên - chỉ là có tính quy ước.
 
Last edited:
"Thiên sứ truyền tin" trở thành dấu hiệu khởi đầu của thời Tân Ước. Nơi mà Tổng lãnh thiên thần Gabriel báo tin cho Maria là nơi Thiêng liêng đầu tiên của Kitô giáo.

Ngày nay, có rất nhiều nhà thờ trên khắp thế giới mang tên Annunciation - Thiên sứ Truyền Tin.

Tại Nazareth, nhà thờ Truyền Tin được dựng lên tại nơi được cho là ngôi nhà của bà Maria, nơi bà được báo tin, và đây là ngôi nhà thờ Kitô giáo lớn nhất Trung Đông.

Nhà thờ Thiên sứ truyền tin tại Nazareth, mới xây thời hiện đại (ảnh sưu tầm)

picture.php

Dưới nền nhà thờ là nơi được cho rằng bà Maria đã thấy Thiên sứ báo tin, có các di tích của thời Trung cổ (sưu tầm)

picture.php
 
Last edited:
Tuy nhiên lại có thuyết cho rằng bà Maria đã gặp Thiên sứ khi đang kéo nước ở giếng, do đó nơi Thiêng liêng phải ở cái giếng. Tại Nazareth còn cái Giếng Maria đánh dấu nơi này.
Ảnh sưu tầm

picture.php
 
Last edited:
Nhà thờ Giáng sinh

Nhà thờ Giáng sinh (Nativity) ở Bethlehem là nơi được cho là chuồng gia súc thuở xưa, nơi bà Maria sinh hạ Giêsu. Đây là một trong những nhà thờ Kitô giáo cổ nhất thế giới, có từ thế kỷ 2, và vẫn liên tục hoạt động từ đó đến nay.

Trên thế giới cũng có nhiều nhà thờ mang tên Nativity, nhưng chỉ nhà thờ Nativity ở Bethlehem mới là nơi Thiêng liêng nhất.

Nhà thờ xây bằng đá như một pháo đài cổ điển. Cửa vào nhà thờ bị xây bịt lại, chỉ còn rất bé, là để tất cả mọi người vào nơi đây đều phải cúi mình, và chỉ từng người vào một, do đó còn gọi là cửa Khiêm hạ (Humility).

Trong nhà thờ có ngôi sao bằng bạc đánh dấu nơi bà Maria sinh Giêsu.

Nhà thờ Giáng sinh và cửa Khiêm Hạ (sưu tầm)

picture.php

Ngôi sao Bethlehem (sưu tầm)

picture.php
 
Last edited:
Ngôi sao Giáng Sinh


Sách Phúc Âm kể rằng khi Giêsu giáng sinh, có một ngôi sao rất lớn từ phía đông bay sang Bethlehem. Các nhà thông thái (hoặc các vị vua) phương Đông nhìn thấy đoán biết Đấng Cứu thế - Vua Do Thái mới đã ra đời, bèn đến xứ Do Thái chiêm bái.

Họ đến Jerusalem gặp vua Herod và hỏi "Vua Do Thái mới" ở đâu, Herod không biết, nhờ họ đi tìm Hài nhi và nói lại cho ông hay.

Các nhà thông thái - về sau được cho là 3 người - tìm đến Bethlehem bái lạy Giêsu, rồi về phương Đông luôn, không báo cho Herod hay. Thiên sứ đến báo với ông bà Giuse - Maria rời khỏi đất Palestine, đến ở xứ Ai Cập.

Còn vua Herod không thấy các nhà thông thái quay lại, lo sợ cho ngôi vua của mình và con cháu, đã ra lệnh giết tất cả các hài nhi từ 2 tuổi trở xuống trên toàn vùng, nhằm triệt hạ mối lo. Nhưng Giêsu thoát nạn vì đang ở Ai Cập. Herod chết rồi, cả gia đình mới về lại Nazareth là đất cũ.

____________________________________

Lịch sử không hề tìm thấy bất cứ bằng chứng nào của việc giết hại trẻ con thời Herod, nên câu truyện trên có thể coi là hư cấu, nhằm tôn vinh Giêsu.

Từ câu truyện này, hình ảnh "Ngôi sao Bethlehem" trở thành biểu tượng của ngày Giáng sinh. Ở đâu cũng vậy, người Kitô giáo làm hình tượng ngôi sao 5 cánh có đuôi dài tỏa sáng để biểu thị chào đón Giáng sinh.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,120
Members
192,338
Latest member
inhopcartonh
Back
Top