Phục Sinh
Cây gỗ chữ thập dùng để hành hình (Thập ác), từ sau Giêsu trở thành Thánh giá, là biểu tượng của Kitô giáo hiện nay.
Khi trước Giêsu đã nói rằng: Sau ba ngày ta sẽ sống lại, do đó các tư tế Do Thái nhờ lính La Mã canh giữ ngôi mộ khoét trong lòng đá dưới chân đồi Sọ nơi để thi thể Giêsu. Ngày hôm sau là lễ Sabath, mọi người đều phải ở nhà nghỉ ngơi, không ai đến thăm mộ ngoại trừ lính canh La Mã (không theo lệ Do Thái).
Ngày thứ ba (ngày chết là ngày 1, ngày Sabath là ngày 2, sau Sabath là ngày 3), bà Mary cùng những người phụ nữ đến để tẩm liệm lại thi thể Giêsu, thì nhận thấy trong mộ không còn gì nữa. Liền đó Giêsu hiện ra với Mary Madelena, rồi với các đồ đệ của mình trong căn nhà ở Jerusalem. Giêsu đã sống lại như lời tiên đoán, đó là ngày Phục Sinh.
Ngày Phục sinh là ngày nào, thì các nhánh Kitô giáo cũng không thống nhất với nhau. Ngày nay Chính thống giáo kỷ niệm khác với Công giáo.
Với Công giáo hiện nay, Phục Sinh được tính là Ngày Mặt Trời (Sunday = Chúa Nhật) đầu tiên tính từ ngày có Trăng Tròn đầu tiên tính từ sau ngày Xuân Phân. Cách tính này đến thế kỷ 16 mới cố định.
Năm 2009, Xuân Phân rơi vào 22/3, trăng tròn đầu tiên sau đó là Rằm tháng 3 âm lịch, do đó Phục Sinh rơi vào Chủ nhật 12/4, tức là một tuần nữa.
Nếu như lịch Do Thái hiện nay có Sabath là ngày Thứ Sáu (Friday), và vẫn lưu truyền chính xác liên tục từ cổ đại, thì Phục Sinh phải là Thứ Bảy (Saturday). Tuy vậy tính ngày mang tính truyền thống lâu đời, không thay đổi nữa.