What's new

[Tổng hợp] Nhà thờ - Thiên Chúa giáo và...

Đức Giêsu lịch sử

Phần này tôi viết theo cách nhìn lịch sử, bạn nào là người Kitô giáo mà không có cái nhìn rộng mở, có lẽ sẽ thấy không đồng ý với tôi.

Tách phần thần thánh hóa, tôn vinh ra, tìm hiểu con người lịch sử của đức Giêsu, có lẽ cũng là điều không dễ.

Một sự thực là tất cả những gì viết về Giêsu đều không phải bằng ngôn ngữ Do Thái của ngài, mà bản xưa nhất đều bằng tiếng Hy Lạp. Nghĩa là cũng không ai biết rằng thực sự Giêsu đã nói, đã giảng, chính xác với ngôn ngữ như thế nào cả.

Sau 400 năm, La Mã mới tập hợp các bản sách Hy Lạp lại thành Kinh thánh Tân Ước, dịch sang tiếng Latin, và dùng quyền lực buộc phải coi đó là bản chính thức, tìm cách tiêu hủy tất cả các tài liệu khác. Trong cả nghìn năm, ở châu Âu ai dám nói điều trái với Kinh thánh đều bị lên giàn hỏa thiêu cả. Chỉ những gì tôn vinh, thần thánh hóa Giêsu là được tồn tại và lưu truyền.


Nói về lịch sử, có thể cho rằng chính Gioan (John), anh họ của Giêsu mới là vị Giáo chủ đầu tiên, người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo tại Do Thái khi đó. Gioan là dòng dõi con trai của một tư tế, cũng theo nghiệp cha, đã từng học tập rất nhiều, chiêm nghiệm nhiều, và đề ra nhữung cải cách tôn giáo tiến bộ. Do đó Gioan có nhiều đồ đệ, những người rất nhiệt thành và chăm chỉ cầu nguyện. Những người này đã từng coi Gioan chính là Đấng Cứu chuộc, đấng Messiah mà dân chúng chờ đợi, đấng sẽ dẫn Do Thái đến vinh quang. Bản thân Giêsu cũng đã chịu phép rửa tội từ anh họ mình.

Gioan bị bắt giam và bị xử tử vì phê phán mạnh mẽ vua Do Thái hèn nhát không dám chống lại La Mã. Khi đó Giêsu trở thành người dẫn dắt cộng đồng mà anh họ mình đã gây dựng, đồng thời đề ra những cải cách tiến bộ hơn nữa.

Giêsu được đời sau tôn là Đấng cứu thế, là đấng Messiah, vua Do Thái, và cao nhất là Chúa, thì Gioan chỉ là bậc Thánh, Thánh đầu tiên, Gioan Tẩy giả, Gioan Tiền hô mà thôi.


Gioan, vị giáo chủ đầu tiên, do Leonardo De Vince vẽ

picture.php
 
Last edited:


Nếu như lịch Do Thái hiện nay có Sabath là ngày Thứ Sáu (Friday), và vẫn lưu truyền chính xác liên tục từ cổ đại, thì Phục Sinh phải là Thứ Bảy (Saturday). Tuy vậy tính ngày mang tính truyền thống lâu đời, không thay đổi nữa.



Em xin phép sửa tí ạ: Shabbat tiếng Do Thái có nghĩa là ngày thứ Bảy. Ngày này bắt đầu từ tối ngày thứ Sáu khi mặt trời lặn và kết thúc vào tối ngày thứ Bảy khi có 3 vì sao sáng trên bầu trời hiện ra. Từ này bắt nguồn từ huyền thoại Đức Chúa Trời tạo vạn vật chúng sinh trong suốt sáu ngày và ngày thứ Bảy (Shabbat), ngài nghỉ ngơi.

Từ Shabbat là từ nguồn cho các từ chỉ ngày thứ Bảy trong các ngôn ngữ khác như Samstag (Đức), samedi (Pháp), sabato (Ý), sábado (TBN + BĐN).

Vì thế tính lễ Phục Sinh là ngày Chủ Nhật không có gì sai.
 
Tôn vinh Giêsu

Giêsu khi còn đang rao giảng, được các đồ đệ coi là đấng Messiah, được gọi là Thầy, là người dẫn dắt. Giêsu thường gọi Thiên Chúa là "Cha", "Cha ta", nhưng điều đó cũng không lạ, vì người Do Thái cũng thường gọi Thiên Chúa là Cha.

Từ đó Kinh thánh đã viết Giêsu là Con của Thiên Chúa. Điều này cũng không có gì là quá đáng lắm, bởi từ thời Cựu ước, thì mọi người Do Thái đều là con của Thiên Chúa rồi. Do đó coi mình là con của Thiên Chúa cũng không phải là hoàn toàn không được.

Trong Kinh thánh Tân Ước, Giêsu thể hiện vai trò là Con Thiên Chúa, nhưng là Con một của Thiên Chúa, tức là Con thật sự, một cách trọn vẹn. Đây là sự tôn vinh mà Do Thái giáo không chấp nhận nổi.

Chưa hết, La Mã đã tôn sùng đến cực đại khi Giêsu được tôn lên Chính là Thiên Chúa.

Nhưng trong Kinh thánh ghi rõ: Giêsu nhiều lần cầu nguyện với Thiên Chúa, cầu xin "Cha trên trời" điều này điều kia, gọi Thiên Chúa là Cha ta, thế thì làm sao Giêsu lại chính là Thiên chúa được ???

Giêsu là Con Thiên Chúa thì hiểu được, nhưng Con Thiên Chúa lại cũng chính là Thiên Chúa?

Thế là La Mã vào thế kỷ 4, để nhất thiết tôn vinh Giêsu, chống lại mọi luồng tư tưởng khác, đã đề ra giáo lý Ba Ngôi: Thiên Chúa duy nhất, nhưng có ba thân vị: Cha, Con, Thánh Thần. Ba thân vị tồn tại từ muôn đời, không ai sinh ra ai, cùng sáng thế, cùng trị vì.

Ngôi một là Chúa Cha ngự trên trời, là Chúa Quan Phòng, là Chủ tể vũ trụ.

Ngôi hai là Chúa Con, là Thiên Chúa đã nhập thể, xuống thế làm người, được gọi là Ngôi Lời, vì ngôi này là Giêsu, rao giảng bằng tiếng người.

Ngôi ba Chúa Thánh Thần, là Thánh linh Thần khí hay cũng là Chúa Thánh Linh, Thánh Ma là linh hồn Thiên Chúa, ngự trong lòng mọi người để dẫn dắt.

Giêsu, từ vị trí đấng Messiah, đấng Kitô, đấng Cứu Chuộc, Con Thiên Chúa, đến thế kỷ 4 đã chính thức trở thành Thiên Chúa, và từ đây mới nên gọi là Chúa Giêsu.

Và chỉ những ai chịu công nhận Giêsu là Thiên Chúa, mới được coi là Kitô giáo.

Giáo lý Ba Ngôi là một trong những giáo lý khó hiểu nhất, và cũng là chỗ để tôn giáo khác như Hồi giáo chỉ trích, là vi phạm giáo lý Thiên Chúa duy nhất.
 
Last edited:
Hình ảnh Chúa Ba Ngôi

Từ việc Giêsu được tôn là Thiên Chúa, nhiều thay đổi đã kéo theo.

Người Do Thái trước đó, và người Hồi giáo về sau đề triệt để giữ lề luật không tôn thờ hình tượng, do đó không thể vẽ hình, tạc tượng Thượng đế (Jehovah hoặc Allah) Thậm chí người Do Thái còn không phát âm tên của Thượng đế nữa.

Còn người Kitô giáo, vì cho rằng Giêsu chính là Thiên Chúa xuống làm người, đã có hình ảnh, nhân trạng, có thể được vẽ, được tạc tượng, nên không còn giữ luật này nữa. Đặc biệt là La Mã vốn rất thích thờ hình tượng, nên diều này lại càng được phát huy. Lúc đầu chỉ là hình tượng Giêsu, chúa Thánh Thần thì được mô tả qua con chim bồ câu, vì Kinh thánh có câu viết về khi Giêsu chịu phép rửa thì : "Thánh linh thần khí Thiên Chúa như con chim bồ câu đậu xuống".

Rồi thì đến Chúa Cha cũng được vẽ, với hình dạng của một ông già râu tóc bạc. Tức là Chúa là đàn ông, không tranh cãi. Thậm chí có tranh vẽ cả Chúa Thánh Thần cũng là một người đàn ông.

Ba Ngôi cùng hiển thị lần đầu ở sông Jordan

picture.php

Ba Ngôi sau khi Giêsu lên trời, ngồi ở tay phải Chúa Cha


picture.php

Ba Ngôi được tạc thành tượng

picture.php
 
Last edited:
Ba Ngôi hiển thị thành ba Người đàn ông có hào quang cũng hình tam giác ba cạnh ba đỉnh, với biểu tượng ở giữa ngực.
Chúa Cha có biểu tượng là Con Mắt (đạo Cao Đài lấy biểu tượng này cho Thượng đế)
Chúa Con có biểu tượng là Con Cừu (Chiên)
Chúa Thánh Thần có biểu tượng là Con chim bồ câu

picture.php


Ba Ngôi tại trung tâm của Đại giáo đường St.Peter ở Vatican, thẳng hàng từ trên xuống dưới:
Từ đỉnh mái vòm (130m) có hình Chúa Cha ở chính giữa, xa quá không thấy nổi.
Nóc của cái lọng (20m) có hình con bồ câu.
Giữa bàn thờ là Thánh giá với Chúa Giêsu.

 
Last edited:
Điều thú vị là không phải chỉ có Kitô giáo mới cho rằng Đấng tối cao có ba vị. Bên cạnh thuyết Ba Ngôi (Trinity) một số tôn giáo khác cũng coi bộ ba là thiêng liêng nhất, nhưng mỗi tôn giáo thì bộ ba đó lại có vai trò, vị trí, ý nghĩa khác nhau.

Ấn giáo (Hindu) cho rằng Thượng đế Ishavra gồm ba Thần tối cao: Brahma là đấng Sáng tạo; Vishnou là đấng Bảo hộ; Shiva là đấng Hủy diệt. Thuyết này cũng gọi là Tam vị, Trimurti.

Phật giáo có Tam bảo là Phật, Pháp, Tăng; Đại thừa cho rằng Phật có Tam thân: Pháp thân, Báo thân, Ứng thân.

Đạo giáo Trung Hoa cũng cho rằng Tối cao có ba đấng là Tam Thanh: Nguyên Thủy, Linh Bảo, Lão Quân, và có ba thể trạng nội tại là Tinh, Khí, Thần.

Tín ngưỡng Mẫu của Việt Nam cũng có Tam tòa: Tam tòa thánh mẫu.
 
Last edited:
Việc tôn Giêsu lên làm Thiên Chúa không phải ai cũng chấp nhận, kể cả những người đã từng theo tôn giáo này. Có một số phái chỉ chấp nhận Giêsu là đấng Messiah, đấng Cứu Thế, nhưng chỉ là một Tạo vật của Thiên Chúa, Tạo vật hoàn hảo nhất, thánh thiện nhất, xứng ngang với ông tổ Adam, vượt trên tất cả các thiên thần, trên các Thánh, các Tiên tri,..., nhưng không thể là Thiên Chúa được. Những phái này bị Kitô giáo La Mã coi là tà giáo.

Một số người xét theo lịch sử, nhận định rằng Giêsu có em trai, có thể có vợ chính là Mary Madelene, và có con. Vào thời đó, một người Do Thái đã 30 tuổi mà không có vợ là điều rất bất thường, hơn nữa Kinh thánh cũng mô tả Mary theo Giêsu khắp nơi. Tất nhiên những người này còn bị Kitô giáo căm ghét hơn nhiều, và tìm cách tiêu diệt tận gốc.

Từ việc tôn Giêsu lên ngôi vị Chúa, người Kitô giáo đã có một lập luận - mà theo tớ - là rất buồn cười, logic luẩn quẩn, nhưng lại luôn luôn được nhắc đến trong rất nhiều chỗ. Đó là lập luận cho rằng Kitô giáo là Tôn giáo cao hơn mọi tôn giáo khác bởi: Kitô giáo là do chính Thiên Chúa sáng lập, còn các tôn giáo khác chỉ do con người sáng lập !!!

Chỉ những ai tin Giêsu là Thiên Chúa thì mới có thể chấp nhận nổi lập luận Kitô giáo do Thiên Chúa sáng lập.
(Mà theo lịch sử, thì có khi phải nhường quyền sáng lập cho Gioan kia).

Nếu theo lập luận kiểu đó, thì Phật giáo cũng do Phật lập ra, mà Phật là cao nhất; Hồi giáo do Allah sai Muhammad lập ra, mà Allah là cao nhất; Đạo giáo do Lão Tử lập ra, mà Lão Tử chính là Thái Thượng Lão Quân, một trong Tam Thanh Thượng đế, cũng là cao nhất, Hindu do Brahma lập ra, mà Brahma là cao nhất... Nhưng hình như không tôn giáo nào dùng lập luận này để tranh cãi cả, chỉ có mỗi Kitô giáo...

___________________________

Người Do Thái giáo không chấp nhận Giêsu là đấng Messiah, chứ đừng nói là Chúa.

Người Hồi giáo chấp nhận Giêsu là đấng Messiah (cho người Do Thái), là Tiên tri cao quý nhất từ trước cho đến trước Muhammad, nhưng cũng chỉ là người. Hồi giáo không chấp nhận Giêsu Phục sinh, mà cho rằng Giêsu được Thiên Chúa đưa thẳng từ thập ác lên trời.

Nếu không tin vào tính thần thánh của Giêsu, chỉ có thể cho Giêsu là vị Giáo chủ sáng lập tôn giáo, đã qua đời và được thần thánh hóa.

Một số nhà nhân chủng học cũng vẽ lại chân dung Giêsu theo khoa học, chứ không chấp nhận hình ảnh Giêsu là người da trắng mắt xanh đẹp trai kiểu châu Âu. Giêsu người Do Thái thời đó, chắc chắn phải có hình dung khác.

Chân dung Giêsu theo nhân chủng học: xem ở đây
 
Last edited:
Bà Maria




Pietà (Mẹ sầu bi), Michealangelo

Cảnh Đức Mẹ bế xác Giêsu sau khi hạ từ trên Thập giá xuống


Giêsu đã được tôn vinh là Con Thiên Chúa, rồi Thiên Chúa, do đó mẹ của Giêsu là bà Maria (Mary) cũng phải được tôn vinh.

Kinh thánh chỉ nói rằng trước khi có mang Giêsu, bà Maria là Trinh nữ, còn sau đó không nói gì nữa, kể cả về sau cuộc đời bà thế nào, cũng không ai biết. Nhưng không sao, dù Kinh thánh không viết nhưng Giáo hội - thay mặt Chúa ở trần gian - đã quyết định điều đó.

Đầu tiên là giáo lý Đồng Trinh: Bà Maria có mang Giêsu trong sự đồng trinh, do đặc ân Thiên Chúa, và kể cả sau khi sinh Giêsu thì vẫn Đồng trinh đến trọn đời.
(Tin Lành chỉ chính thức thừa nhận Maria đồng trinh trước khi sinh Giêsu, còn sau đó thì không nói đến, không rõ có công nhận không. Nhưng vì thế mà người Công giáo thường "ghét" và "vu tội" cho người Tin Lành là không tin Đức Mẹ Đồng Trinh)

Mẹ Thiên Chúa: Trước khi tôn vinh Giêsu là Thiên Chúa thì bà Maria đã được coi là Thánh Mẫu, Đức Mẹ, một người nữ Rất Thánh, nghĩa là Thánh nhất trong tất cả mọi người. Sau khi Giêsu thành Thiên Chúa thì bà Maria được mang danh Mẹ Thiên Chúa. Tuy vậy bà vẫn chỉ là một tạo vật của Chúa, tạo vật Thánh thiện nhất, được ơn sủng nhất, đầy ơn phước.

Eva mới, Đức Mẹ của loài người: Vì Giêsu được tôn là Adam mới, cần có một Eva mới, và bà Maria được coi là Bà mẹ của nhân loại mới, Nữ Vương trời đất.

Người tiêu diệt Con Rắn: Sách Khải Huyền mô tả Satan là con rắn, đã dụ dỗ Eva phạm tội. Đến cuối cùng, Eva mới là bà Maria sẽ đạp dập đầu con rắn. Do đó bà còn là người tiêu diệt Satan, là Nữ vương Hòa Bình, là Đức Mẹ Mân Côi, Tinh tuyền thánh vẹn.

Vô nhiễm nguyên tội: Theo giáo lý thì mọi người là con cháu Adam Eva đều mắc Nguyên tội hay Tội tổ tông. Thế nhưng riêng bà Maria thì ngay từ khi bắt đầu được thụ thai từ ông bà ngoại Giêsu, đã được đặc ân sạch sẽ tội lỗi, để làm một người mẹ hoàn toàn trong sạch cho Giêsu. Giáo lý này gọi là Vô nhiễm nguyên tội, mãi đến năm 1854 mới được chính thức thành giáo lý.

Hồn xác lên trời: Sau khi bà Maria qua đời, các đồ đệ của Giêsu (cũng có thể em trai Giêsu, nếu cho rằng Giêsu còn có em trai) đã chôn cất ở trên đồi ngoại thành Jerusalem. Nhưng sau đó có người mở mộ ra thì không thấy di thể của bà. Nhưng mãi đến năm 1950 Tòa thánh mới công bố giáo lý: Bà Maria đã được Thiên Chúa nâng cả hồn và xác lên trời, chứ thi thể không bị hủy hoại như mọi người thường. Ngày tưởng niệm là 15/8.

Đấng trung gian: Mặc dù chỉ có Chúa mới là đấng duy nhất ban ơn cứu chuộc, đấng duy nhất có thể tha tội, do đó cầu xin thì chỉ có thể cầu xin với Chúa. Tuy nhiên bà Maria có thể "người trung gian xin giúp", do đó cầu nguyện với Đức Mẹ để nhờ bà xin giúp với Chúa cũng tương tự như cầu xin Chúa vậy.
(Tin Lành không chấp nhận giáo lý này, do đó tuy tôn kính nhưng không cầu xin Maria).

Đức Mẹ Đồng công: Đức Mẹ tham gia vào công cuộc Cứu chuộc của Thiên Chúa, do đó có cùng công cứu độ. Điều này chưa được Tòa thánh xác nhận, tuy nhiên nhiều tín đồ Kitô đã tôn điều này, và cho rằng đây sẽ là tín lý cuối cùng về bà Maria.


Với người Kitô giáo, bà Maria là đấng Rất Thánh, chỉ sau Chúa mà thôi. Để dung hòa với Ba Ngôi Thiên chúa là nam giới, một ngôi Mẹ Thiên Chúa cũng là điều phù hợp. Các tôn giáo đều không thể chối bỏ vai trò của Nữ giới.

***

Còn phần ông Giuse, người chồng hợp pháp của bà Maria, người cha nhân chủng học của Giêsu, nhưng chỉ là cha nuôi theo tôn giáo, được nhận danh hiệu là Bạn trăm năm Đức Mẹ, là Thánh Cả (vì ông làm chủ gia đình), Thánh Thợ (vì ông làm thợ mộc, bảo hộ cho những người lao động)

 
Last edited:
Ngày mai là lễ Phục Sinh.

Chiều nay trời xầm xì muốn mưa, đi ngang qua nhà thờ Phùng Khoang, một nhà thờ cũng đẹp giờ đã nằm trong nội thành Hà Nội.

Có điều ở đây không thấy rõ không khí lễ Phục Sinh. Một điều lạ là trước cổng nhà thờ gắn tấm biển: "Cấm quay phim chụp ảnh cổng nhà thờ và nhà xứ". Không muốn lôi thôi nên thôi cũng không chụp (cả tấm biển) đó nữa.

Làng Phùng Khoang cũng lạ, hai nửa làng theo hai tôn giáo khác nhau, cách nhau bởi con đường ở giữa. Một bên đường theo Công giáo, bên kia theo tín ngưỡng dân gian và Phật giáo. Đình làng cách nhà thờ có một cái ao nước thôi.

picture.php

Tượng Đức Mẹ bằng đá trắng bên ngoài nhà thờ.

picture.php
 
Last edited:
Allêluia

Khẩu hiệu trước cửa nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà

picture.php

Với Kitô giáo, câu tung hô Al-lê-lui-a thường được dùng trong lễ Phục Sinh, với nghĩa gốc là "Ca ngợi đấng Jehovah" trong tiếng Hebrew, được hiểu là "Ca ngợi Thiên Chúa" trong Kitô giáo. Câu này không được dịch ra, mà để nguyên.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,095
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top