Hội thánh
Sau khi Giêsu Phục Sinh, và Chúa Thánh Thần hiện xuống, chính thức thành lập Hội thánh tiên khởi của Kitô giáo, các tông đồ đã chia nhau đi rao giảng.
Có người thì ở lại đất Judea, người thì sang đất Galilee, hoặc đi lên Damacus, hoặc đi xuống Ai Cập. Họ chia nhau đi rao giảng về "nước trời", làm chứng về sự Phục sinh của Chúa, để từ đó hình thành nên các hội thánh. Trong số đó, tông đồ Phêrô (Peter) đi sang Roma, thủ đô của đế quốc La Mã, và rao giảng ở đây. Những tông đồ chủ yếu rao giảng trong cộng đồng người Do Thái ở các nơi họ đến, chứ chưa tuyên thuyết ra bên ngoài.
Người được coi là có công lao lớn nhất mở rộng tín đồ ra dân ngoài Do Thái là Phaolô (Paul), vốn đã được coi là Công dân La Mã, là người trước kia đi lùng bắt tín đồ Kitô giáo. Sau đó trong một giây phút, ông được "mặc khải" thấy Chúa, và từ đó một lòng theo đạo. Ông đã viết nhiều thư tín gửi các hội thánh, về sau các thư này được đưa vào Kinh thánh. Ông bị bắt đưa sang Roma, bị giam và bị chặt đầu ở đó.
Với giáo lý gần gũi, dễ hiểu, đi vào lòng người nhanh chóng, Kitô giáo lan rộng khắp La Mã, đặc biệt trong tầng lớp dân cùng khổ. Tôn giáo này cho họ một niềm tin vào sự sống sau cái chết, vào sự hạnh phúc vinh hiển ở nước trời, mà không cần sự cúng lễ tốn kém như cho các vị thần La Mã thời đó. Những tín đồ Kitô nhanh chóng phát triển đức tin, và không chịu tôn thờ hoàng đế La Mã - vốn tự coi mình là một bậc thần thánh - như trước nữa. Điều này làm nhà cầm quyền La Mã lo ngại và muốn tiêu diệt...
Sau khi Giêsu Phục Sinh, và Chúa Thánh Thần hiện xuống, chính thức thành lập Hội thánh tiên khởi của Kitô giáo, các tông đồ đã chia nhau đi rao giảng.
Có người thì ở lại đất Judea, người thì sang đất Galilee, hoặc đi lên Damacus, hoặc đi xuống Ai Cập. Họ chia nhau đi rao giảng về "nước trời", làm chứng về sự Phục sinh của Chúa, để từ đó hình thành nên các hội thánh. Trong số đó, tông đồ Phêrô (Peter) đi sang Roma, thủ đô của đế quốc La Mã, và rao giảng ở đây. Những tông đồ chủ yếu rao giảng trong cộng đồng người Do Thái ở các nơi họ đến, chứ chưa tuyên thuyết ra bên ngoài.
Người được coi là có công lao lớn nhất mở rộng tín đồ ra dân ngoài Do Thái là Phaolô (Paul), vốn đã được coi là Công dân La Mã, là người trước kia đi lùng bắt tín đồ Kitô giáo. Sau đó trong một giây phút, ông được "mặc khải" thấy Chúa, và từ đó một lòng theo đạo. Ông đã viết nhiều thư tín gửi các hội thánh, về sau các thư này được đưa vào Kinh thánh. Ông bị bắt đưa sang Roma, bị giam và bị chặt đầu ở đó.
Với giáo lý gần gũi, dễ hiểu, đi vào lòng người nhanh chóng, Kitô giáo lan rộng khắp La Mã, đặc biệt trong tầng lớp dân cùng khổ. Tôn giáo này cho họ một niềm tin vào sự sống sau cái chết, vào sự hạnh phúc vinh hiển ở nước trời, mà không cần sự cúng lễ tốn kém như cho các vị thần La Mã thời đó. Những tín đồ Kitô nhanh chóng phát triển đức tin, và không chịu tôn thờ hoàng đế La Mã - vốn tự coi mình là một bậc thần thánh - như trước nữa. Điều này làm nhà cầm quyền La Mã lo ngại và muốn tiêu diệt...
Last edited: