What's new

[Tổng hợp] Nhà thờ - Thiên Chúa giáo và...

Nhà thờ chính tòa Rome

Có rất nhiều người đến Rome nhầm tưởng Nhà thờ St.Peter vĩ đại của Vatican là nhà thờ Chính tòa của Rome. Mặc dù St.Peter là nơi diễn ra các hoạt động quan trọng, lớn nhất của Công giáo, nhưng nhà thờ Chính tòa Rome lại là Đại giáo đường St.John Lateran, cách Vatican một đoạn xa.

Nhà thờ này được xây dựng ngay sau khi Constantine công nhận Kitô giáo, và trở thành Nhà thờ đầu tiên, nhà thờ Mẹ cho toàn bộ Giáo hội Công giáo, cũng là Nhà thờ Chính tòa thành Rome. Trong nhiều thế kỷ, nhiều đời Giáo hoàng đều ở đây, trong tòa cung điện ngay bên cạnh nhà thờ, cho đến thế kỷ 16 mới chuyển sang Vatican. Ngai Giám mục Rome đặt ở đây.

Nhà thờ này được gọi là Tổng Vương cung Thánh đường, nhà thờ Chính tòa cho toàn bộ Công giáo trên toàn Thế giới.

So về kích thước, nhà thờ này khá khiêm tốn so với các Đại giáo đường khác, tuy nhiên về mặt chính thống thì là nhà thờ quan trọng nhất của toàn bộ Giáo hội Công giáo.

(Ảnh sưu tầm)

picture.php

Bên trong Nhà thờ

picture.php

Ngai Giám mục thành Rome, tức là giáo hoàng, được trang trí khá đơn giản

picture.php
 
Last edited:
Thánh kinh và Thánh truyền

Đặt trong lòng La Mã với những truyền thống đế quốc hùng mạnh và lâu đời, những yếu tố của La Mã cũng ăn sâu vào Giáo hội. Từ những tập hợp tín hữu, La Mã đã quy chuẩn tôn giáo theo những quy luật chặt chẽ, đặc biệt là quan niệm "thẩm quyền tối cao" được nâng cao đến mức tối đa, và sau này cũng là nguyên nhân chính kéo châu Âu vào đêm trường Trung cổ nghìn năm.

La Mã chuẩn hóa Kinh thánh Tân Ước trên 4 sách Phúc Âm, và những gì suy ra từ đó gọi là Thánh kinh. Nhưng có nhiều điều chưa bao giờ được viết ra trong Kinh thánh, cũng được đưa ra nhằm củng cố quyền lực giáo hội. Những điều đó gọi là Thánh truyền. Thánh kinh và Thánh truyền (từ Kinh và từ Truyền thống) trở thành nền tảng giáo lý, mà về sau Tin lành bác bỏ yếu tố Thánh truyền.

Vậy những điều nào không được viết trong Kinh thánh mà lại được xác nhận là có giá trị? Theo đúng kiểu thiết lập Viện Nguyên lão của La Mã, các Công đồng của các giám mục được triệu tập để bỏ phiếu thông qua, và thời gian đầu do các hoàng đế La Mã chủ trì, sau đó là các Giáo trưởng.

Các Công đồng này đặc biệt đề cao tột độ vai trò của Giáo hội và Giáo phẩm, đặc biệt nhấn mạnh Thẩm quyền của mình: các giáo dân chỉ thực sự được là giáo dân, thực sự là theo Chúa nếu thông qua Giáo hội. Giáo hội là trung gian duy nhất, là đại diện của Chúa, có thẩm quyền vô hạn với giáo dân. Giáo hội có quyền kết tội và giải tội, đó là cơ sở của các quyền lực khác.

Một hình thức kết tội nặng nhất của giáo hội là Rút phép Thông công, hay Vạ tuyệt thông: người bị Vạ tuyệt thông tương đương với bị tử hình về tâm linh, khai trừ khỏi tôn giáo, không thể "hiệp thông" với Thiên Chúa và nhận lãnh ơn ích từ Thiên Chúa, và nghiễm nhiên coi như là sẽ vào địa ngục.

Thẩm quyền vô hạn và quyền được kết tội với linh hồn người khác một cách tối cao này dẫn đến những hệ lụy nặng nề về sau. Và người theo Tin Lành cũng phủ nhận quyền này của giáo hội Công giáo, cho rằng Thiên Chúa không cần trung gian vẫn có thể hiệp thông với người tin vào Chúa.

Từ một tôn giáo bình dân và đầy tình yêu thương nhân ái, Kitô giáo sau khi tiếp nhận kiểu cai trị La Mã, đã dần trở thành một kiểu triều đình tôn giáo, mà đến các thế kỷ sau, cũng rơi vào suy đồi y như các triều đình phong kiến khác trên thế giới.
 
Last edited:
Cũng vì tự cho mình là Đại diện của Thiên Chúa, có thẩm quyền trên toàn bộ con người, nên Giáo hội và thành viên giáo hội Công giáo có những lễ mà người phi Kitô giáo không thể tưởng tượng được.

Chẳng hạn việc Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm làm lễ : Dâng hiến cả nước Việt Nam cho Trái Tim Đức Mẹ vào năm 1961.

Hay việc ba vị giáo hoàng đã lần lượt làm lễ: Dâng hiến cả Thế giới và giao phó toàn bộ nhân loại cho Trái tim Đức Mẹ vào các năm 1942, 1964, 1982.

Ngay cả người Kitô giáo thuộc Chính thống giáo, Tin Lành cũng không chấp nhận điều này.
 
Bác chittoi kiến thức uyên thâm quá. Bái phục.
Em thì lười thỉnh thoảng đọc mót sách và đi hóng chuyện. Thấy bảo Tin lành và Công giáo ghét nhau ghê lắm dù cùng thờ 1 chúa. Đạo Tin lành không công nhận giáo hội La mã, đức mẹ và lễ Misa cũng như không thờ tranh ảnh, tượng. Vẫn tin có thiên đàng và địa ngục nhưng Tin lành khuyên tín đồ "nhập thế" hơn để hưởng phúc ở nhân gian trước đã. Nói chung các nước Tin lành thường phát triển hơn các nước theo Công giáo và tín hữu thường có "mặt bằng dân trí" cao hơn.

Ngày trước em đọc về nội chiến ở Pháp 2 phe Công giáo và Huguenot oánh nhau. Nhớ đoạn tả tín đồ Tin lành đi qua nhà thờ phải bắn vào tượng đức mẹ. Còn cha cố thấy quân Tin lành thì phải kiếm chỗ núp không thì đứt. Các bác Công giáo thì gây ra vụ tàn sát đêm thánh Bác-tê-lê-mi làm mấy chục nghìn bác tin lành hy sinh. Trước khi đi giết người, đám đồ tể còn được các linh mục ban phước. Đích thân giáo hoàng còn ca ngợi cuộc tàn sát này. Bó chiếu toàn tập.
 
Kính phục bác chitto quá. Công nhận bác trình cao về khoản nhà thờ và chùa chiền. Bác có thông tin gì về nhà thờ cổ Lòng Sông ở huyện Tuy Phước, Bình Định thì chia sẻ cho anh em với. Nghe nói nhà thờ này lúc Bá Đa Lộc sang VN cho xây dựng. Thanks bác trước
 
Tôi cũng chỉ là người cóp nhặt, tổng hợp thôi. Với những nơi tôi chưa đến, thì nếu có nói cũng không khác gì các thông tin trên mạng. Do đó với nhà thờ Lòng Sông như bạn hỏi, thì tập hợp thông tin trên mạng chắc sẽ tốt hơn, vì tôi chưa đến đó bao giờ.
 
Thời kỳ các Giáo phụ

Trong giai đoạn đến thế kỷ 5 - 6, gọi là thời kỳ của các giáo phụ, Kitô giáo thực sự là tôn giáo tối ưu của châu Âu. Trước đó, tôn giáo đa thần Hy Lạp - La Mã không thể thỏa mãn được nhu cầu tâm linh, trình độ trí tuệ của người La Mã. Việc tôn thờ đủ các loại thần như: Jupiter (Zeus - Dớt), Venus (Aphrodite), Neptune (Poseidong) không có tác dụng dẫn dắt, giáo dục nhiều, và không phải tôn giáo cho dân chúng.

Khi đó Kitô giáo là luồng gió mới đầy nhân bản, và các học giả, trí thức trên đế quốc La Mã đã dành rất nhiều công phu nghiên cứu, sử dụng Kinh thánh để lý giải các vấn đề, tạo nên một nền Thần học vững chắc kiên cố đến hơn một nghìn năm sau. Có thể nói Kitô giáo thời kỳ này đã tập trung được những bộ óc xuất sắc nhất của châu Âu. Những học giả thần học hàng đầu này gọi là các Giáo phụ, tập trung ở khu vực văn minh La Mã và Hy Lạp như Rome, Constantinope, Antiorch, Alexandria.

Phía tây và bắc Âu vẫn còn trong tình trạng văn minh thấp hơn, và La Mã coi người dân các vùng đất thuộc Bắc Âu, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha... ngày nay như các giống người man di, giống rợ chưa được khai phá văn minh. Trong khi La Mã đã từ bỏ tôn giáo đa thần Hy Lạp thì Bắc Âu vẫn tôn thờ các vị thần Viking, mà các vị thần này còn để lại dấu ấn trong hệ thống tên gọi Thứ của tiếng Anh.

Thời kỳ các Giáo phụ - đỉnh cao của Thần học Kitô - kéo dài đến thế kỷ 6. Tiếp đó là Đêm trường Trung cổ một nghìn năm, cho đến thời Khai Sáng - Phục Hưng.
 
Last edited:
Sự chia cắt

Đế quốc La Mã hùng mạnh và phát triển quá rộng đã bị chia cắt, và Kitô giáo cũng bị chia cắt theo. Mặc dù đến năm 1054 mới chính thức, nhưng từ thế kỷ thứ 5 đã có sự phân chia sâu sắc.

Constantine đại đế, sau khi trở thành vị vua bảo trợ số 1 cho Kitô giáo, cũng đã xây dựng một thành phố lớn ngay ở eo biển đi vào Biển Đen, điểm kết nối giữa Châu Âu và Châu Á, và đặt tên mình cho nó, tức là thành Constantinople, ngày nay mang tên Istanbul. Đại đế đã dời đô từ Rome sang đây, và gọi đây là Rome mới.

Lúc này, Công đồng Kitô giáo chấp nhận tại La Mã có 5 vị Giáo trưởng đứng đầu 5 Giáo hội: Giáo trưởng Rome, Constantinople, Alexandria, Antiorch, Jerusalem.

Trước khi có Constantinople, Alexandria đứng vị trí số 2 sau Rome, nay phải nhường cho Constantinople. Tuy nhiên 5 vị Giáo trưởng là có quyền lực về danh nghĩa là ngang bằng nhau, "không can thiệp công việc nội bộ của nhau", chỉ cùng chung giáo lý, đức tin.

Tuy vậy, trong 5 Giáo hội này, chỉ có Rome thuộc Tây La Mã nói tiếng Latin, còn 4 nơi còn lại thuộc Đông La Mã nói tiếng Hy Lạp. Đầu tiên từ sự phân cách khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, dần đến sự cạnh tranh về quyền lực đã chia cắt Kitô giáo sâu sắc.


24346a94c18900cf.jpg
 
Last edited:
Nhà thờ Hagia Sophia

Đông La Mã mang tên Đế quốc Byzance đã đóng góp rất nhiều cho Kitô giáo, cả về giáo lý lẫn nghệ thuật, kiến trúc.

Tại thành Rome mới - Constantinople, một ngôi Đại giáo đường Kitô giáo - Nhà thờ Giáo trưởng được dựng lên, và là nhà thờ lớn nhất thế giới trong suốt 1000 năm: Nhà thờ Hagia Sophia có nghĩa là Sự Sáng suốt thần thánh (của Chúa).

Kỳ quan thế giới này được dựng từ khoảng 530 và vẫn còn đến ngày nay. Mái vòm nhà thờ là một kỳ tích kiến trúc và xây dựng, đứng vững 1500 năm nay, là mái vòm lớn nhất trong suốt hơn 1000 năm cho đến khi Nhà thờ St.Peter mới ở Rome được dựng. Sau khi bị Hồi giáo chiếm, nơi đây trở thành giáo đường Hồi giáo lớn nhất trong 500 năm nữa, và nay thành bảo tàng.

Trên phuot có một số bác đã đến đây và viết rồi. Tớ chưa được đến, và hi vọng sau này sẽ được đến nơi đây, tìm xem các bức mosaic cổ xưa về hình ảnh Chúa Kitô...


Nhà thờ nhìn từ trên cao, gần cửa biển ngăn cách châu Âu và châu Á (ảnh sưu tầm)

Bốn ngọn tháp ở bốn góc là do Hồi giáo xây thêm. Về sau đế quốc Hồi giáo Ottoman cũng bắt chước kiểu nhà thờ này cho các giáo đường của mình.

picture.php
 
Last edited:
Ảnh sưu tầm chụp bên trong nhà thờ, với những sự thay đổi theo kiểu Hồi giáo

picture.php

Và mái vòm vĩ đại "được treo từ thiên đường", mái vòm không xây liền mà được trổ 40 cửa, thể hiện trình độ tuyệt vời của kiến trúc sư trong lấy ánh sáng và giữ độ vững của công trình, thách thức động đất, bão tố...

picture.php
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,312
Bài viết
1,175,033
Members
192,037
Latest member
gauwoolly
Back
Top