What's new

[Tổng hợp] Nhà thờ - Thiên Chúa giáo và...

Bắt đầu thời Trung Cổ, khi La Mã phía Tây sụp đổ, các giống Vandal, Goth (gọi chung là giống Germani - người Đức) lan tràn Tây Âu. Các vua German cai trị cả phần đất Italia, một số thần phục Hoàng đế La mã phía Đông.

Lúc này Kitô giáo ở Constantinople là chính thống, Giáo trưởng Roma nằm dưới quyền của vua German, và dưới hoàng đế La Mã. Các Công đồng - Đại hội đồng giám mục Kitô giáo đều tổ chức tại Constantinople.

Tuy nhiên, Giáo trưởng Rome cũng ngày càng thể hiện vai trò lãnh đạo của mình với phía Tây châu Âu, khi gửi các đoàn truyền giáo đi khắp nơi, sang đất Gaule của người Frank, đất Đức, đất Anh,..., các tộc German đã chấp nhận Kitô giáo, và Giáo trưởng Rome trở thành người dẫn dắt tinh thần cho họ. Các đoàn quân German luôn có các nhà truyền giáo đi cùng đã tràn khắp tây Âu, và tiến tới cả Bắc Âu.

Giống người Viking Bắc Âu tiến đánh lục địa, cũng dần cải đạo. Họ từ bỏ tín ngưỡng Bắc Âu thần thoại oai hùng nhưng hạn chế của các vị thần Odin, Thor, để sang với Thiên Chúa Kitô giáo.

Ngôi trường Triết học ở Athens - được khởi xướng từ 1000 năm trước bởi Plato, Aristotle bị phá hủy toàn bộ, vì Triết học Hi Lạp này không phù hợp với Kinh thánh Kitô giáo.
 
Last edited:
Charlemagne đại đế

Một bước ngoặt quan trọng của Kitô giáo - chính xác hơn là Công giáo La Mã, là sự xuất hiện của Charlemagne đại đế.

Cho đến trước năm 800, Giáo trưởng La Mã - về danh phận - vẫn buộc phải nằm trong sự kiểm soát của Hoàng đế La Mã phía Đông, và như vậy ở dưới Giáo trưởng Constantinople.

Charlemagne là vị vua người Frank đã chinh phục hầu như toàn bộ châu Âu, từ Tây Ban Nha cho đến hết vùng đất Đức - Áo, tạo thành một đế quốc bao trùm toàn bộ cả các vùng đất mà xưa kia La Mã chưa chinh phục được.

Năm 800, Charlemagne đến Rome như một người chiến thắng. Giáo trưởng Rome khi đó là Leo III đã nhận thấy ngay vai trò quan trọng của vị vua người Frank này (trước đó người La Mã vẫn cho họ chỉ là những giống rợ). Vào ngày Giáng sinh năm 800, Leo III đã tôn phong Charlemagne tước hiệu Augustus (Đại đế La Mã), một tước hiệu vốn chỉ dành riêng cho các hoàng đế La Mã chính thống.

Sự kiện đó đã giúp Rome tách khỏi Constantinople: Từ đây Rome đã có một vị hoàng đế chính thức chứ không phải phụ thuộc hoàng đế La Mã phía Đông nữa. Đồng thời Charlemagne đại đế cũng hứa sẽ bảo hộ Giáo hội Rome cũng như sự độc lập của giáo hội này. Từ đây, Rome tách khỏi cộng đồng Kitô phương Đông.

Charlemagne đại đế được coi là vị vua bảo hộ cho Giáo hội Công giáo La Mã phía Tây. Ngày nay, tượng của ông được trang trọng đặt ở sảnh của Đại giáo đường St.Peter, đối xứng với tượng Constantine đại đế, người đã bảo hộ Giáo hội Kitô giáo nói chung 500 năm trước ông.


Tượng Charlemagne đại đế - như vị vua bảo hộ Tòa thánh

picture.php

 
Last edited:
Sự kiện Charlemagne đăng quang tại nhà thờ St.Peter năm 800 được coi là một sự kiện rất quan trọng. Charlemagne sau này được coi như vị vua đầu tiên của cả người Pháp và người Đức, thậm chí là vị vua chung của cả châu Âu lục địa. Các hoàng gia châu Âu đều là hậu duệ của ông hoặc có liên hệ với dòng giống của ông.

Công giáo La Mã cũng coi sự kiện Charlemagne nhận vương miện từ Giáo trưởng Rome là dấu hiệu ông chịu ở dưới thần quyền, và như vậy Giáo trưởng Rome là cao hơn hoàng đế, có quyền phong vua. Cũng như về sau Giáo hội Rome đã tạo ra một văn bản giả mạo trong đó ghi rằng Charlemagne công nhận Giáo trưởng Rome có quyền cao hơn vua, cũng như cắt cho Giáo trưởng một phần đất, sau này gọi là Lãnh địa của Giáo hoàng.

(Văn bản này đến thế kỷ 15 mới được chứng minh là giả mạo, mà dựa vào nó vị Giáo trưởng Rome mới chính thức trở thành Giáo hoàng: Giáo trưởng + hoàng đế).


Tranh vẽ Giáo trưởng Rome Leo III đội vương miện cho Charlemagne (tác giả: họa sĩ Raphael)

picture.php
 
Last edited:
Thế kỉ 7, đối thủ lớn nhất, lâu dài nhất, của Kitô giáo xuất hiện ở Ả Rập: Hồi giáo.

Nếu như Kitô giáo mất 300 năm để được thành tôn giáo chính thức, 300 năm nữa để hoàn chỉnh các giáo lý, 200 năm nữa để một vị Giáo trưởng được làm vua; thì Hồi giáo (ra đời sau 600 năm) mất 20 năm để thành chính thức, 15 năm nữa để chiếm được Jerusalem, và Giáo chủ Hồi giáo ngay lập tức làm vua. Giáo lý Hồi giáo được thiết lập và không thay đổi từ khi ra đời.

Hồi giáo chỉ mất hơn 50 năm để bao trùm được một vùng rộng lớn gần bằng châu Âu, chiếm cả Bắc Phi, đánh vòng sang Tây Ban Nha và uy hiếp châu Âu qua ngả đó. Hồi giáo cũng nhanh chóng tiếp nhận những yếu tố văn minh của cả Ấn Độ lẫn Byzance để phát triển.

Năm 635, Hồi giáo chiếm được Jerusalem. Tuy nhiên không như người Kitô giáo đã thảm sát người Do Thái và đuổi người Do Thái khỏi thành phố này 300 năm trước; người Hồi giáo cho người Do Thái trở lại, đồng thời cho người Kitô giáo hành hương.

Trong thời kỳ này, Hồi giáo rất tôn trọng Kitô giáo, Do Thái giáo, và cho rằng đó là những người được nghe lời của Thượng đế Allah trước (tuy nhiên không trọn vẹn). Ngược lại, người Kitô giáo cho Hồi giáo là tà đạo ma quỷ, tôn thờ Satan.

Ngôi đền Hồi giáo đầu tiên còn lại đến nay được dựng trên đỉnh Núi Đền, tại vị trí của Ngôi đền Thứ hai Do Thái giáo mà người La Mã đã phá hủy.

picture.php

(Hồi giáo ở Việt Nam không nhiều, cũng không có công trình nào để du lịch, nên tớ không viết nhiều).
 
Last edited:
"Làng Phùng Khoang cũng lạ, hai nửa làng theo hai tôn giáo khác nhau, cách nhau bởi con đường ở giữa. Một bên đường theo Công giáo, bên kia theo tín ngưỡng dân gian và Phật giáo. Đình làng cách nhà thờ có một cái ao nước thôi."

gần nhà em đây mà! Các tôn giáo ở Việt Nam có một điều lạ là họ có thể chung sống và hòa nhập với nhau rất tốt, ít khi có xung đột. Mỗi khi đình làng Phùng Khoang có lễ đều có thể mượn sân nhà thờ để chuẩn bị.
 
Theo tôi, việc đoán nhà thờ như trên ở đâu (cụ thể và chi tiết) là không khả thi, trừ khi đoán kiểu : "ở Việt Nam".

Là bởi vì ở VN có quá nhiều nhà thờ dựng kiểu thế này, không có kiến trúc riêng, tạo hình riêng. Tất cả các nhà thờ xứ, nhà thờ họ mới tu sửa gần đây đều có một kiểu na ná nhau. Ngoài một số nhà thờ chính toà, đền thánh khá nổi tiếng hoặc đặc biệt về kiến trúc, các nhà thờ khác rưa rứa nhau cả. Ảnh bạn chụp mặt tiền nhà thờ không có đặc trưng gì hơn các nhà thờ khác, không có gì đặc biệt, bảo đoán thì dựa vào đâu mà đoán?

Cũng tương tự là chụp ảnh một ngôi chùa cổ rồi hỏi ở đâu, thì chắc tất cả đều chịu.

Chẳng hạn với cái nhà thờ này, bạn liệu có thể đoán nổi là ở đâu không?

picture.php

Cái này nữa

picture.php

Những ảnh nhà thờ kiểu này tôi có hàng chục cái, mà nếu không chú thích chi tiết thì chính mình cũng chả nhớ hết là ở đâu.

Nếu thích xem ảnh nhà thờ, thì bạn có thể vào link sau

http://www.skyscrapercity.com/showthread.php?t=385996&page=3

trong link trên, các tác giả đã sưu tầm ảnh nhà thờ ở VN từ khắp nơi. Nhưng cũng là do sưu tầm cóp nhặt trên web, nên nhiều cái người sưu tầm cũng không biết tên là gì, nằm ở đâu, khi có thành viên khác hỏi thì chịu chết. Ảnh thì cũng cái to cái nhỏ, cái nét cái mờ. Đơn giản là sưu tầm thôi.
 
Last edited:
@Chitto: vui một chút mà bác, ai đó đã qua đây thì có thể "à" lên một tiếng còn ai quê ở đây có thể kể chuyện về nó.
Em rất muồn hỏi thêm thông tin nhưng đi ra cổng thấy cái này nên chạy luôn
0004.jpg

nguyên văn: "Cấm trai lạ vào làng" :))
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,317
Bài viết
1,175,051
Members
192,037
Latest member
gauwoolly
Back
Top