What's new

[Tổng hợp] Nhà thờ - Thiên Chúa giáo và...

ai đó đã qua đây thì có thể "à" lên một tiếng còn ai quê ở đây có thể kể chuyện về nó.

Công nhận, với vùng giáo dân thì ngôi nhà thờ là niềm tự hào, là bộ mặt, là thể hiện tiềm lực của làng. Người làng có thể kể cả ngày về việc dựng ngôi nhà thờ thế nào.

Thêm một điều nữa là các ngôi nhà thờ mới được dựng hoặc tu sửa gần đây, nên đa số người dân đều chứng kiến và có thể kể vanh vách được, nhiều khi rất thật thà đến hơi buồn cười.

Nhà thờ bạn chụp có vẻ là nhà thờ họ, không phải nhà thờ xứ. Nhà thờ họ có rất nhiều khắp các vùng, nên không dễ mà xác định được.
 
Em mở bát luôn! Nhà thờ này ở thôn 1, xã Hạ Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Đây là một số ảnh chi tiết, không biết có giúp bác biết đây là nhà thờ kiểu gì không.

tranh phía bên trái
1000158.jpg


tranh phía bên phải
1000167.jpg


cận cảnh mặt tiền (chụp bằng di động nên không lấy rộng được)
1000161.jpg


mặt phía trái
1000165-1.jpg


cửa sổ
1000164.jpg


Ở mặt tiền, có 3 ô trên là tượng dưới là các dòng chữ: (từ trái qua phải) Đền thánh Phêrô, Đền thánh Giusê, Đền thánh Phaolô, ở dưới "Đền thánh Giusê" có dòng "1912-2001" có vẻ được xây khá lâu rồi.
 
Đa số nhà thờ xây bằng gạch ở VN theo kiến trúc Gothic, tuy nhiên các nhà thờ nhỏ đều chỉ là "bắt chước Gothic" thôi, vì kiến trúc Gothic làm mái vòm nhọn lên, cao vút, lấy cột chịu lực (tiêu biểu là nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, nhà thờ Lớn Hà Nội). Nhưng các nhà thờ xứ, nhà thờ họ thì không đủ điều kiện làm thế, nên xây tường tạm đủ cao rồi làm dầm gỗ đỡ mái. Vì không làm vòm gạch nên tường trở nên chênh vênh, do đó không thể làm cao được.

Đây là một số ảnh chi tiết, không biết có giúp bác biết đây là nhà thờ kiểu gì không.

tranh phía bên trái...tranh phía bên phải

Ở mặt tiền, có 3 ô trên là tượng dưới là các dòng chữ: (từ trái qua phải) Đền thánh Phêrô, Đền thánh Giusê, Đền thánh Phaolô, ở dưới "Đền thánh Giusê" có dòng "1912-2001" có vẻ được xây khá lâu rồi.

Bức tranh bên trái miêu tả lúc Chúa Giêsu gọi Thánh Peter khi ông đang đánh cá trên hồ Galilee; bức tranh bên phải miêu tả Thánh Paul khi ông đang trên đường về Jerusalem để truy sát người Kitô giáo, thì bỗng đột ngột bị mù ngã ngựa, và trong lúc đó ông mạc khải thấy Chúa Giêsu, rồi một lòng theo Kitô giáo.

Một nhà thờ được phong "đền thánh" chỉ cung hiến cho 1 Thánh, nhà thờ này viết cả ba như vậy là để tôn vinh các Thánh (tương ứng với các tượng) chứ thực chất không thể là đền thánh của cả 3 được.
 
Em vừa nhìn kĩ lại, hai bên là các "ô thánh" còn ở giữa mới là đền thánh. Lại hỏi bác Chit là, nhà thờ kiểu này thì được thiết kế bởi một kiến trúc sư hay là dựa vào một mẫu có trước?
 
Theo tôi, thì những nhà thờ dựng từ xưa nhất đều phải có kiến trúc sư vẽ kiểu cả, và các kiến trúc sư ban đầu đều là người Pháp. Mặc dù các nhà truyền giáo vào VN đầu tiên là người Bồ Đào Nha, nhưng sau khi có sắc dụ tha đạo của Tự Đức thì mới xây các nhà thờ kiên cố, và thời đó thì là các cha cố người Pháp.

Kiến trúc sư người Pháp vẽ kiểu, và người Việt thi công xây dựng. Người Việt có khả năng học hỏi khá nhanh kỹ thuật xây dựng này, nên về sau có thể tự dựng nhà thờ mà không cần đến các thiết kế, bản vẽ của kiến trúc sư nữa. Họ dựa vào kinh nghiệm, thói quen mà làm. Cũng vì thế các nhà thờ đều na ná nhau, không có tính sáng tạo, và theo cùng khuôn mẫu.

Xưa các cụ dựng đình chùa cũng vậy, không có bản vẽ gì hết, cứ dựng theo kinh nghiệm truyền đời.

Nhà thờ Phát Diệm quy mô lớn như thế, mà cũng không thấy nói gì đến bản vẽ để lại cả, chỉ biết người tổng công trình sư, kiêm kiến trúc sư, chứ thiết kế chi tiết và truyền đến thợ mộc, thợ nề thế nào thì không thấy nói chi tiết.
 
Tiếp tục túc tiệp...

Đến năm 800 thì Hồi giáo đã bành trướng khắp nơi, chiếm hơn 1/2 đế quốc Byzance (Đông La Mã). Ba trong số 4 Giáo hội phương đông là Alexandria, Antiorch, Jerusalem rơi vào tay Hồi giáo. Người Hồi giáo tìm cách cải đạo người Kitô giáo, nhưng ai không theo thì cũng không bị sát hại, chỉ phải đóng thuế nặng hơn thôi. Do đó 3 tòa Thượng phụ Kitô giáo đó vẫn tồn tại, nhưng không còn quyền gì nữa.

Như vậy, chỉ còn Tòa Giáo hoàng Rome ở phía Tây, và Tòa Thượng phụ Constantinople ở phía Đông cạnh tranh nhau quyền lực, ai cũng tự cho mình mới là người lãnh đạo cao nhất.

Giáo hội phía Đông, Thượng phụ cai quản các Giám mục, coi sóc về mặt tâm linh, thần học. Quản lý xã hội quốc gia do Hoàng đế Byzance đảm nhiệm, do đó đơn thuần là hoạt động tôn giáo. Vua và Thượng phụ ràng buộc nhau: Vua bảo hộ giáo hội, Thượng phụ làm lễ cho vua nhưng cũng phải thề trung thành với vua. Các việc Thế quyền do Vua nắm, Thượng phụ chỉ năm Thần quyền.

Giáo hội phía Tây, Giáo hoàng đã thực sự thành Vua, không chỉ quản lý về tâm linh, mà kiêm luôn nhiệm vụ của Vua, thêm các chức năng xử án, thu thuế, quản lý thương mại... nghĩa. Nghĩa là Giáo hoàng nắm cả Thần quyền lẫn Thế quyền.


Quanh Địa Trung Hải năm 800


picture.php
 
Last edited:
Chức vụ Hồng y

Cũng do Giáo hoàng nắm quyền quản lý hành chính trên lãnh địa của mình, nên Giáo hội Rome đã không còn là tôn giáo đơn thuần, mà chuyển sang làm chính trị, do đó cần có những người làm chính trị chuyên nghiệp.

Từ khi thành lập, Kitô giáo chính thức chỉ có 2 hàng Giáo phẩm: Linh mục và Giám mục (Giáo hoàng là giám mục Rome). Ngoài ra các Phó tế trợ giúp Linh mục, Tu sĩ thì tu hành mà không làm lễ... Nếu chỉ là tôn giáo đơn thuần thì thế là đủ, và giáo hội phía Đông cũng chỉ có các phẩm đó.

Do yêu cầu quản lý hành chính, Giáo hội Rome trở thành một triều đình, gọi là Giáo triều Rome (Roman Curia), và do đó cần các vị Đại quan. Các "Đại quan" này lúc đầu do Giáo hoàng lựa chọn những người để làm việc, từ bất kể người Kitô giáo nào, và được gọi là Cardinal (người then chốt). Những người này được coi là sẽ trung thành với Giáo hội, sẵn sàng đổ máu, tử vì đạo, nên được khoác chiếc áo màu đỏ máu, vì tiếng Hán Việt không có từ tương ứng với chức vụ, nên gọi là Hồng y.

Tiếng Việt thông thường gọi Hồng y là Hồng y giáo chủ, theo tôi, là không chính xác, vì nhiều Hồng y hầu như không làm nhiệm vụ tôn giáo. Hơn nữa từ "Giáo chủ" thường dùng để gọi vị lãnh đạo cao nhất, thậm chí là vị khởi thuỷ của tôn giáo. Có nhiều vị Hồng y là lãnh đạo tôn giáo ở một quốc gia, nhưng không phải ai cũng thế.
 
Last edited:
Hồng y đoàn

Các Hồng y, như vậy lúc ban đầu chỉ là các quan chức giáo hội, không phải phẩm trật, và là người Rome, sau mới mở rộng ra là người Italia, người châu Âu, và hiện giờ là người trên toàn thế giới.

Trong lịch sử, Hồng y có thể được chọn là người Kitô giáo bất kỳ, đến hiện tại thì quy định chỉ có thể từ Giám mục, linh mục, phó tế, và do đó có 3 chức Hồng y: Hồng y Giám mục, Hồng y Linh mục, Hồng y Phó tế. Tập hợp các Hồng y gọi là Hồng y đoàn.

Từ việc chuyên làm việc quan cho Giáo hoàng, thế kỷ 11, trước sự can thiệp thô bạo của các vua châu Âu trong việc chọn Giáo hoàng mới, Giáo hội Công giáo Rome đã quy định việc quyết định Giáo hoàng phải do Hồng y đoàn bỏ phiếu bầu, và chỉ chọn trong số các Hồng y.

Lịch sử về các Giáo hoàng và các Hồng y cũng như những cuộc bầu chọn rất dài và nhiều điều thú vị.


Hồng y De Richelieu của Pháp có lẽ là vị Hồng y nổi tiếng nhất, ông không chỉ được coi là Thủ tướng đầu tiên trên thế giới, một người đào hoa bậc nhất, quyền lực bậc nhất, mà đặc biệt còn được nổi tiếng hơn dưới ngòi bút của Alexandre Duma trong tác phẩm Ba chàng ngự lâm pháo thủ.

picture.php
(Khiếp, ăn mặc rườm rà gấp mấy các bà các cô, trông cứ như quấn cái chăn ấy nhỉ)
 
Last edited:
Đại Ly giáo Đông - Tây

Mâu thuẫn quyền lực giữa Rome và Constantinople ngày càng tăng cao, chính thức chia cắt vào năm 1054, và gọi là Đại ly giáo Đông Tây (Great Schism)

Nguyên nhân thần học thì đối với người ngoài Kitô giáo là rất... khó hiểu:
- Constantinople theo đúng nguyên bản tuyên xưng: "Chúa Thánh Thần bởi Chúa Cha mà ra"
- Còn Rome thì thêm vào: "Chúa Thánh Thần bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra"
Hai bên tranh cãi trong hàng trăm năm tín điều cơ bản này.

Nguyên nhân thực sự là sự mâu thuẫn về văn hóa, lợi ích, quyền lực. Một bên theo văn hóa La Mã, tiếng Latin, một bên là tiếng Hi Lạp; và cơ bản là cả hai đều cho rằng mình là quyền lãnh đạo cao nhất cộng đồng Kitô giáo, không ai chịu nhường ai.

Vì thế năm 1054, một phái đoàn do Giáo hoàng Rome cử sang Constantinople phản đối danh hiệu Giáo trưởng Toàn thế (Ecumenical Patriarch - còn dịch là Thượng phụ Đại kết) của Thượng phụ Constantinople. Vị Hồng y dẫn đầu phái đoàn còn ngạo mạn đến mức viết lệnh ra Vạ tuyệt thông Thượng phụ đặt lên giữa bàn thờ của nhà thờ chính Hagia Sophia.

(Vạ tuyệt thông, hay Rút phép thông công, là không cho quyền hưởng ơn ích từ Chúa, liên thông với Chúa, đơn giản là khai trừ khỏi Kitô giáo).

Thượng phụ cũng tức giận ra Vạ tuyệt thông cả phái đoàn, có tài liệu khác thì nói là ra vạ Tuyệt thông cả Giáo hoàng và toàn thể Giáo hội Rome. Thế là hai vị Giáo trưởng khai trừ nhau ra khỏi giáo hội cả.

Sự kiện này chính thức chia đôi hai cộng đồng Kitô giáo: Giáo hội phía Tây trở thành Công giáo La Mã (Roman Catholic), phía đông trở thành Chính thống giáo (Orthodox) Phương Đông, cùng thờ Chúa nhưng không chịu nhìn nhận nhau.

Cho đến năm 1965, Giáo hoàng Paul VI và Thượng Phụ Athenagoras mới chính thức rút lại Vạ tuyệt thông đã gieo cho nhau 900 năm trước, cả hai mới lại chính thức là Dân Chúa trong mắt nhau !
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,057
Members
192,337
Latest member
Corinamith4
Back
Top