What's new

[Tổng hợp] Nhà thờ - Thiên Chúa giáo và...

Xứ Palestine

Những địa điểm quan trọng trong cuộc đời Giêsu: Nazareth là quê, Bethlehem là nơi Giáng sinh, sông Jordan là nơi chịu phép rửa, và Jerusalem là nơi chịu Đóng đinh

picture.php
 
Last edited:
Phép rửa tội


Giêsu sống bình yên với cha mẹ ở Nazareth. Năm 12, cùng cha mẹ, Giêsu hành hương lên Jerusalem để lễ Đền thờ Jehovah, tại đây cậu bé tỏ rõ trí thông minh của mình khi tranh luận với các tư tế, kinh sư của đền thờ, và nhận đây là "nhà Cha".

Năm Giêsu 30 tuổi, người anh họ Gioan, vốn dòng dõi tư tế, đã công khai phản đối phương cách thờ cúng của giới tư tế ở Jerusalem thuở ấy, vốn coi trọng luật lệ hà khắc cứng nhắc, và đòi chuộc tội bằng tiền bạc lễ vật. Ông đã đặt ra phép tẩy rửa tội lỗi bằng nước sông Jordan, và lấy Sám hối, Ăn năn làm nền tảng.

Người Do Thái hỏi Gioan xem ông có phải Đấng Messiah không, thì ông bảo rằng mình chỉ là "người đi trước mở đường", "là tiếng hô dọn đường" cho một "đấng vĩ đại hơn ta" sẽ đến. Và ngày ấy đến, khi Giêsu đến bờ sông Jordan. Gioan làm lễ rửa tội cho Giêsu bằng nước sông. Khi Giêsu nhô lên khỏi mặt nước, thì Thần khí Thiên Chúa tràn ngập, và có tiếng từ trời "Đây là con ta, con đẹp lòng ta".

Gioan tiếp tục công việc của mình, vì vậy được gọi là Gioan Tẩy Giả, Giăng Báp-tít (John the Baptist), Gioan Tiền Hô, là vị thánh đầu tiên tuyên xưng Giêsu là đấng Cứu Thế.

Giêsu rời Gioan, vào trong hoang địa 40 ngày để suy ngẫm, và đối mặt với quỷ Satan.
Rồi Giêsu bắt đầu đi rao giảng cho mọi người giáo lý của mình, với những bài thuyết, mà nổi tiếng nhất là "Bài giảng trên núi", "Tám mối phúc thật", "đứa con hoang đàng"..... Cùng với đó là làm các phép lạ như biến nước thành rượu, cứu người chết sống lại, người mù nhìn được, chữa người hủi. Đi đến đâu dân chúng cũng theo rất đông, nhưng chính người ở Nazareth lại không tin Giêsu, vì họ không chấp nhận một chàng trai bình thường trong thị trấn mình bao năm qua bỗng chốc thành Đấng Messiah quyền năng cứu chuộc!

Trong quá trình rao giảng giữa xứ Galilee, Giêsu đã nhận 12 đồ đệ, trong đó có Simon được đổi tên là Phêrô (Peter), nghĩa là đá, và câu nói mà Công giáo sau này dựa vào rất nhiều: "Phêrô là đá, và trên Tảng đá này ta sẽ xây dựng giáo hội của ta". Từ đó Công giáo La Mã cho rằng Phêrô là Tông đồ trưởng, đứng đầu tất cả các Tông đồ khác.

Trong đám 12 tông đồ, có Giuđa Iscariốt...
 
Last edited:
Trong số vô vàn các tác phẩm nghệ thuật về đề tài Thiên Chúa giáo, tranh vẽ thánh Gioan Tẩy giả cũng rất nhiều. Trong số đó tôi thích nhất bức vẽ của Leonardo Da Vince.

Leonardo Da Vince đã vẽ Gioan Tẩy giả không phải trong lúc làm lễ tẩy rửa cho Giêsu, mà là lúc ung dung ngồi bên bờ sông Jordan, đang chỉ lối cho những người lầm lỗi sám hối. Phong thái của ông ung dung, tự tin, nhẹ nhàng, trẻ trung tràn đầy sức sống; chứ không gân guốc đầy nội tâm như hầu hết các bức tranh khác.

Có lẽ chỉ Leonardoda Vince mới mô tả Gioan Tẩy giả trẻ trung yêu đời thế này. Những họa phẩm khác thường là với khuôn mặt đầy râu, cái nhìn xoáy sâu, hoặc trong những tư thế đang cố sức trong việc làm lễ rửa, hoặc khi bị hành hình.

picture.php

Một bức tranh khác của Kramskoy (người Nga) về Giêsu tôi cũng rất thích, là bức Đức Kitô trong hoang địa. Bức tranh mô tả Giêsu giai đoạn 40 ngày ngồi suy ngẫm trên núi đá trong hoang địa, chịu thử thách, cám dỗ của quỷ Satan, chiêm nghiệm về "Cha ở trên trời" và vai trò Cứu độ của mình. Bức tranh mô tả Giêsu với nội tâm cực độ, chìm đắm trong tâm tưởng nhưng ánh mắt đầy quyết tâm, dù rằng thân thể dày vò, đôi tay siết chặt. Khi này Giêsu chưa lộ mình là đấng Messiah, chưa thực hiện sứ mệnh Cứu thế.

Bức tranh này từ khi rất bé tôi đã ấn tượng, mãi về sau mới biết sự tích. Nhìn nó, đôi lúc liên tưởng đến những pho tượng Tuyết Sơn ở chùa cổ, khi Thích Ca tu hành khổ hạnh, chưa đắc quả thành Phật.

picture.php
 
Last edited:
Những lời răn dậy

Những rao giảng của Giêsu rất khác so với những gì người Do Thái quen nghe trước đó; không có sự thù hận, không có luật "mắt đền mắt, răng đền răng", không lấy oán báo oán, mà ngược lại, lấy ân báo oán:

Những lời giảng của Giêsu với các Tông đồ được ghi chép lại khá nhiều, trong đó tập trung ở một số bài giảng chính:

Các mối phúc thật (8 hoặc 9)
- Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì nước trời thuộc về họ
- Phúc cho ai than khóc, vì người đó sẽ được an ủi
- Phúc cho ai khiêm tốn, vì người đó sẽ có được đất hứa
- Phúc cho ai thèm khát sự công chính, vì người đó sẽ được no đầy
- Phúc cho ai có lòng từ bi, vì họ sẽ được thương xót
- Phúc cho ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ thấy được Thiên Chúa
- Phúc cho ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ thành con của Thiên Chúa
- Phúc cho ai bị ngược đãi vì sự công chính của mình, vì họ sẽ được vào nước trời
- Phúc cho ai bị ngược đãi vì ta, vì người đó sẽ có phần thưởng ở trên trời.

Xưa kia có luật "mắt đền mắt, răng đền răng", nhưng nay không phải như vậy:
- Không kháng cự lại việc kẻ khác làm hại anh em, và đừng làm hại kẻ khác.
- Nếu ai vả anh em vào má trái, hãy đưa luôn má kia cho nó.
- Nếu ai muốn lấy áo ngoài của anh em, thì hãy đưa cả áo trong cho kẻ đó.
- Nếu ai bắt anh em đi một dặm, thì hãy đi theo nó hai dặm
- Ai yêu cầu giúp đỡ, thì hãy giúp đỡ, ai muốn mượn gì thì đừng ngoảnh mặt đi
- Anh em muốn người ta đối xử với anh em như thế nào thì anh em hãy đối xử với người ta như thế đó.
- Hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ ngược đãi anh em, chính kẻ thù mới là người cần ta yêu thương.
- Hãy có lòng từ bi như Cha trên trời có lòng từ bi, hãy toàn hảo vì Cha trên trời là toàn hảo.
- Thận trọng để không làm những điều tốt lành với mục đích để người khác nhìn thấy và ca ngợi, vì như thế chỉ được người đời tán thưởng mà thôi, còn không được phần thưởng nào của Cha trên trời hết.
- Khi tha thứ cho người khác, thì Cha trên trời cũng tha thứ cho.
- Đừng cất giữ của cải vật chất, vì của cải tinh thần mới là quan trọng, đừng lo lắng về cái ăn mặc, vì Thiên Chúa khắc lo toàn.
- Hãy yêu cầu và anh em sẽ được ban cho, hãy tìm kiếm và sẽ thấy, hãy gõ cửa và cửa sẽ mở.
- Nếu anh em xây dựng cuộc đời trên nền của ta, thì sẽ vững bền mãi mãi.
- Nếu ai ao ước được làm kẻ lớn nhất trong nước trời thì sẽ phải làm kẻ nhỏ mọn nhất. Ai tự hạ mình xuống như trẻ nhỏ, người đó sẽ lớn nhất trong nước trời.
- Đừng ngăn cấm trẻ em, vì nước trời thuộc về những ai giống như trẻ em (tức là có đức tin tuyệt đối).
- Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có tin vào của cải vào được nước trời.


Ngoài ra còn những Dụ ngôn về Nước trời: Ngụ ngôn về hạt giống gieo xuống, ngụ ngôn về hạt giống tốt và hạt giống xấu, ngụ ngôn về hạt ngọc, ngụ ngôn về con chiên đi lạc, ngụ ngôn về đứa con hoang đàng, về tư tế và người thu thuế.
 
Last edited:
Bữa tối cuối cùng

Trong khi các môn đồ của Gioan ăn chay và đọc kinh, sám hối ngày đêm, thì môn đồ của Giêsu không làm như vậy. Các tư tế rất giận dữ vì Giêsu đã ngụ ý rõ ràng rằng mình là đấng Messiah, vua dân Do Thái, là đấng Cứu chuộc.

Trong khi đó, Gioan Tẩy giả đã lớn tiếng tố cáo tội của vua Herod (con trai Herod Vĩ đại) vì lấy chị dâu làm vợ sau khi anh trai chết, khiến vua tức giận tống ông vào ngục. Và rồi Gioan bị chém đầu, trong niềm tin vào đấng Messiah đã xuất hiện.

Sau 3 năm rao giảng, Giêsu nhiều lần ngụ ý đến cái chết và sự Phục sinh của mình, về sự Xuất hiện Lần thứ hai trong ngày Tận thế để phán xét.

Nơi dừng chân cuối cùng là thành Jerusalem, tại đây Giêsu đã phê phán kịch liệt, lên án nặng nề đạo đức của giới tư tế tăng lữ tại Đền thờ, kết tội họ xảo trá, độc dữ, khiến họ vô cùng căm hận.

Cho đến ngày lễ Vượt qua (ngày Thiên Chúa giết con đầu lòng dân Ai Cập để dân Do Thái có thể được quay về quê cũ), Giêsu và 12 môn đệ vào thành Jerusalem ăn buổi tiệc lễ Vượt qua, bữa ăn tối cuối cùng, Bữa tiệc ly.

Tại Bữa tiệc ly, Giêsu đã làm và nói những điều mà về sau trở thành Thánh Huấn:
- Rửa chân cho các đồ đệ, và yêu cầu rửa chân cho nhau.
- "Hãy cầm bánh mà ăn, đây là mình ta", "hãy uống rượu nho này, vì đây là máu ta sẽ đổ ra cho anh em"
- "Ta là đường, là sự thật, và là sự sống".

Chiếc chén uống rượu mà Giêsu dùng trong bữa tối cuối cùng đó được gọi là Chén Thánh, báu vật thiêng liêng mà bao thế kỉ nay những người Kitô giáo luôn đi tìm.

Sau bữa tiệc ly, trong tối hôm đó họ cùng đến vườn Gethsemane cầu nguyện. Tại đây quân của các tư tế đã vây bắt, nhưng chưa tìm ra được Giêsu thì môn đồ Judas Iscariot bước tới và hôn vào má Giêsu, chỉ rõ người cần bị bắt.

Cái hôn của Giuđa trở thành biểu tượng cho sự phản bội.
 
Last edited:
Last Supper - Leonardo Da Vince

Bữa Tiệc Ly (Last Supper) trở thành một chủ đề kinh điển, nơi mà Giêsu đã thiết lập Bí tích Thánh Thể, (còn gọi là Mình Máu Chúa, Mình Thánh Chúa).

Nổi tiếng nhất trong các bức họa về Bữa Tiệc Ly là bức tranh của Leonardo Da Vince, hoàn thành năm 1499. Bức tranh này cũng được đề cập nhiều trong tiểu thuyết Mật mã De Vinci. Bức tranh năm trăm tuổi bị xuống cấp nhiều, nhưng rất khó phục hồi.

picture.php

Bức tranh nổi tiếng vì sự mô tả sống động các trạng thái tâm lý của các nhân vật, mỗi người một dáng vẻ, một tâm trạng, không ai giống ai.

Trong bức tranh, Giêsu ngồi giữa, dang tay ra và đang nói câu: "Trong số các người, sẽ có một người phản bội ta". Lúc đấy 12 người còn lại có thái độ phản ứng rất khác nhau: người thì ngơ ngác không hiểu thầy mình nói gì, người thì dang tay ra như muốn nói: làm sao có thể thế được, người thì tỏ thái độ giận dữ, người tỏ thái độ sẵn sàng bảo vệ, người thể hiện rằng mình không thể thế, người quay sang bằng hữu hỏi xem mình có nghe nhầm không...

Trong đó, Giuđa Iscariốt là người ngồi thứ tư từ trái sang, tóc đen, đang ngồi ngửa mình ra bàn, tay phải nắm chặt túi tiền. Giuđa là thủ quỹ của cả nhóm, nên cầm túi tiền là bình thường, tuy nhiên, đây được hiểu là túi tiền mà Giuđa đã nhận được khi bán Thầy của mình, là Tiền Máu, tiền Bán Chúa.

Khi Leonardo hoàn thành bức tranh, nó được coi là tác phẩm hội họa vĩ đại bậc nhất thời đó, và lập tức trở thành kinh điển.
 
Last edited:
Quanh bức tranh này có một số giai thoại:

Giai thoại 1.
Khi Leonardo Da Vince vẽ bức tranh này, ông đi tìm một người làm mẫu cho khuôn mặt Chúa Giêsu. Ông tìm được một thanh niên có khuôn mặt tuyệt đẹp, thánh thiện vô cùng, và hoàn thiện hình ảnh Chúa theo khuôn mặt chàng trai. Rồi ông tìm nhiều người khác để khắc họa các khuôn mặt của các Tông đồ, và mất mấy năm mới hoàn thành lần lượt. Khuôn mặt Giuđa - kẻ phản chúa - được vẽ cuối cùng.

Ông đi tìm một kẻ có khuôn mặt khốn nạn, ghê rợn, độc ác nhất để vẽ, và quyết định vào nơi giam giữ các tử tù. Tại đây ông đã tìm ra một kẻ có khuôn mặt nhăn nhó ghê sợ, đầy hận thù tàn ác, và xin với cai ngục cho đem kẻ đó đến trước bức tranh để ông làm mẫu. Khi đến trước bức tranh sắp hoàn thành, thì kẻ tử tù bỗng khóc òa lên và nói rằng: Ngài không nhận ra tôi sao, năm xưa tôi là người làm mẫu cho ngài vẽ khuôn mặt Chúa Giêsu đấy.
Sự đổi thay của cuộc sống có thể biến một khuôn mặt Chúa thành khuôn mặt kẻ phản bội khốn nạn nhất chỉ trong vài năm.


Giai thoại 2.

Có giai thoại nói rằng bức tranh được hoàn thành rất chậm, vì người chi tiền cho bức tranh - tu viện trưởng của tu viện nơi ông vẽ tranh - là người ki bo kiệt xỉ. Vì thế Leonardo Da Vince đã vẽ Giuđa phản Chúa giống hệt Tu viện trưởng, với bàn tay nắm chặt túi tiền. Tu viện trưởng vô cùng tức giận, và nếu không có sự can thiệp của người có quyền cao hơn, thì ông ta đã không trả tiền cho tác giả.


Giai thoại 3.

Khi vua Napoleon của Pháp chiếm được Italia, đến thăm tu viện này, đã nhất quyết đòi mang bức tranh về Pháp. Khi viên kiến trúc sư nói rằng điều này là không thể, vì bức tranh vẽ thẳng vào tường, không thể chuyển cả bức tường đi được, Napoleon đã rút gươm đâm thẳng vào ngực viên kiến trúc sư đó vì quá tức giận.


Giai thoại trong Mật mã Da Vinci.

Trong tiểu thuyết này, tác giả đề cập đến người ngồi ở cạnh tay phải của Giêsu (tức là bên trái của bức tranh) là phụ nữ, bà Mary Madelene, là vợ của Giêsu. Bàn tay đưa ngang cổ nhân vật này được mô tả như là một con dao cứa cổ, thể hiện việc Nhà thờ đã "giết chết sự thực" về người vợ thực sự của Giêsu. Nhân vật này có màu áo ngược với Giêsu: áo trong màu xanh, khoác màu đỏ, còn Giêsu áo trong màu đỏ, khoác màu xanh, người này với Giêsu tạo thành một chữ M hoa rất to, viết tắt của Mary Madelene.
 
Các nhà thờ ở Việt Nam cũng hay có hình ảnh Bữa Tiệc Ly này.

Điêu khắc mô tả Bữa Tiệc Ly tại Vương cung thánh đường Phú Nhai, Nam Định.

Tớ mượn của bạn Anhpt, ảnh đã đưa từ trang trước. (Tớ cũng có nhưng không đẹp bằng và ngại xử lý)


picture.php
 
Phòng truyền thống của Chủng viện . Người Pháp lập ra Chủng viện này cho người dân tộc Tây nguyên , đến nay vẫn đào tạo chủ yếu cho người dân tộc quanh vùng .

picture.php


picture.php


picture.php


picture.php


picture.php


Tượng Đức mẹ bằng gỗ tại Nhà thờ gỗ Kon tum

picture.php
 
Last edited by a moderator:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,311
Bài viết
1,175,022
Members
192,036
Latest member
imperiaglobalgate
Back
Top