What's new

[Chia sẻ] Nhật Bản: Cũng có một Thăng Long trên xứ mặt trời!

Về lại nhà sau chuyến đi lần thứ tư và là lần thứ nhì đồng hành cùng cháu nội. Chợt nhận ra mình cúi đầu nghiêng người với người đối diện khi nhận được một điều gì, chợt thấy thay vì đưa ngón tay trỏ đường thì hướng nguyên bàn tay với ngón cái gấp lại đưa về hướng ấy.

Ahhhh, chỉ là khách lạ qua đường ghé lại vài ngày, sao mà thấm đậm dường ấy?
 
Bác Chinh: Đúng là tôi nghĩ sai về vật liệu lợp nhà: Vùng núi lúa thấp, ruộng lại chia thành nhiều rẻo nhỏ làm sao có đủ rạ để lợp mái thật dầy như nhà gassho đặc trưng!

Cám ơn bác đã bổ sung cho chổ hiểu biết thiếu kém của tôi!
 
Cơm thì menu thật giản dị. Bà cháu chọn set menu gồm có rau xào, cơm chiên, canh gà. Phần cho hai người giá 3.000 yen. Cũng có món appetizer, soup, main dish. Hình như thiếu dessert! Không sao, rồi đâu cũng vào đó!

Appertizer: khoai sọ núi đặc sản vùng Takayama

37475169682_ce25cb0905_z.jpg

Gyoza:

37248047110_92f9e0601a_z.jpg

Canh soup gà, nước trong, vị thanh giống từa tựa consomme; đúng hơn là thang gà:

23653964338_7e1901b25d_z.jpg

Rau xào, giống món giá hẹ xào của người Nam mình nhưng có thêm nấm thay vì tôm thịt:

36796283404_856b26831c_z.jpg

Gà chiên kiểu Nhật:

23653953038_127446a818_z.jpg

Chót cùng là món cơm chiên, giản dị nhưng không đẫm dầu mỡ:

23653946108_1d7e3714c3_z.jpg


37248026690_648bf86907_z.jpg

Phần cơm không ít đúng không bạn? Mà là lần đầu tiên cả hai bà cháu vui miệng ăn hết không chừa sót lại, mặc dù tôi vẫn thường nói là người Nhật họ ăn rất mạnh!

Không có dessert, tôi trả tiền ra về để còn chuẩn bị đón xe đến điểm kế. Naoko, bà chủ chạy theo gọi lại, dúi vào tay bà 1 hộp nho nhỏ buộc dây thun có chu đáo kèm theo hai nĩa nhỏ: Này là bánh nhà tôi làm, mời bà là người khách đầu tiên của ngày hôm nay sẽ đem may mắn cho chúng tôi!

23655299598_5366545a87_z.jpg

Và dúi vào tay cháu 2 phong bánh pocky:

Cháu ơi mang theo ăn trên tàu cho vui miệng nhá!!!

Bạn bảo sao tôi không yêu cả ông cả bà cơ chứ!!! Cháu bảo: Con chỉ muốn ôm bà ấy một cái mà không dám, con thấy nội và bà ấy nắm tay nhau thật chặc, muốn khóc ghê!!

Tôi chắc, cháu sẽ nhớ về hai ông bà và Heianraku lâu về sau này!!!
 
Last edited:
Gero

Gero nằm ở giữa hành trình của bà cháu tôi, tàu Hida từ Takayama tới Gero cũng khoảng nửa thời gian so với tàu chạy suốt Takayama đến Nagoya. Nên Gero đối với tôi và cháu, là một nơi retreat, nơi hồi phục và hưởng thụ relax giữa chặng đường, tuy là đi chơi nhưng hàng ngày thức sớm và đi vòng quanh dễ khiến sinh ra mệt mỏi.

Trong Nhật ngữ, gero có nghĩa là nôn mửa (yuk! mà đây là tôi hỏi bác Gúc chứ tôi mù chữ Nhật!). Tượng thanh thì gero gero là tiếng ếch kêu (ếch Nhật kêu có khác ếch ta và ếch Tây, uềnh uệch v/s ribbit!) Còn thực tế thì Gero là một onsen town, môt thành phố nhỏ có suối nước nòng, là một trong 3 suối ôn tuyền nổi tiếng nhất của Nhật: Arima, Kusatsu và Gero. Nước suối tại Gero được cho là làm làn da quý bà quý cô thêm mịn màng...... Nghe thiệt thích, tôi cứ hy vọng sau khi rời Gero làn da tôi cũng sẽ cải lão hoàn đồng, có khi da cháu thành da em bé còn da bà nội thì thành da cháu cũng nên :) (Ấy là tôi nghe bác Gúc- lại bác Gúc- bày cho tôi như thế!)
 
Last edited:
Gero - Trải nghiệm ryokan và tắm onsen.

Gero nhìn từ trên xe lửa không đẹp, con sông chạy vòng ngoài phố Gero nhìn đầy đá, các khách sạn, ryokan có kiến trúc thô kệch. (bác Ehviet có lần cho rằng Gero là kết quả tàn phá của sự mở mang quá lố)

36837979623_d1e5920593_z.jpg


36797041404_789f748709_z.jpg


Gero station​


Ryokan tôi ở, Suimeikan là một tòa nhà thô kệch như thế! Chính Suimeikan là tòa nhà mà khách có thể nhìn thấy từ trên xe lửa, mang lại tiếng xấu cho cả Gero!

Thực ra, như những onsen town khác Gero có rất nhiều hotel/ ryokan nhưng đứng đầu tại Gero phải kể đến Suimeikan và Yunoshimakan, một kiểu như đại ca, grand dames của Gero và có một lịch sử hoạt động hàng mấy mươi năm, cả hai anh lớn này đều từng đón tiếp Nhật hoàng và thành viên hoàng gia đến ngụ (theo như hình ảnh treo trong sảnh của Suimeikan). Những ryokans kia là những hotel nhỏ do gia đình điều hành.

Chọn phòng tại Gero không dễ: ryokan nhỏ, giá nhẹ nhàng hơn 1 chút nhưng phải một vấn đề là họ ít có phòng non-smoking hoặc là không có . Thêm nữa, vì Gero là thành phố suối ôn tuyền nên thường tại các ryokan này share phòng tắm (public bath, public onsen) và share toilet (mà điều kiện cháu yêu cầu phải có phòng tắm en suite và yêy cầu của bà là phải có inroom toilet!).

Sàng lọc lại, chỉ còn Suimeikan và Yunoshimakan. Cà hai nơi này đều có cơ sở rộng lớn, có bề dày hoạt động lâu dài. NHìn hình ảnh Yunoshimakan, tôi liên tưởng đến phim Spirit Away với nhà tắm nước nóng của Yubaba:

traditional01.jpg


Hình từ internet - Yunoshimakan​

Đã định chọn, nhưng đọc càng đọc reviews càng thêm chùn tay: Ryokan rộng lớn, nhiều phòng sinh hoạt chung nay bỏ không có vẻ hoang phế. Lâu đời, nên có mùi ẩm mốc trong các phòng, dãy nhà tắm ónen dành riêng cho gia đình thiếu ánh sáng gây cảm giác không thoải mái cho khách xử dụng..vv...

Suimeikan cũng là một cơ sở lớn gồm một tập hợp 4 building. Cũng có bề dày hoạt động lâu năm như Yunoshimakan nhưng Suimeikan gần đây có renovated một số cơ sở, và đó là lý do để tôi chọn Suimeikan. Để tránh ở trong các phòng loại thấp giá không được giữa gìn kỹ, tôi chon phòng đã được tân trang nằm trên tầng lầu 7, có 2 giường twin. Sàn phòng lót gỗ (Thích vì không có thảm, không có mùi và ít sợ dust mites! Phòng có một khoảnh nhỏ trải tatami cho khách có thể trải nghiệm phòng kiểu Nhật trong một ryokan Nhật!) Nếu nhóm khách có trên 2 người, phòng tatami này co 1the63 trải futon cho thêm 3 người nữa. Chỉ có hai bà cháu nên khoảnh tatami này được xử dụng như phòng khách hay nơi để relax theo kiểu Nhật!

37507329341_b8d385242e_z.jpg


Phòng của hai bà cháu tại Suimeikan

36797578454_c889f89b3f_z.jpg


Vuông phòng trải tatami​

Giá khá đắt: thời điểm tôi đi vắng khách, giá 280$ chỉ có ăn sáng, khộng ăn tối! không hiểu sao loại phòng này họ không cho option half board (bao gồm ăn sáng và ăn tối), giá phòng thấp hơn, cũ hơn half board cho hai người trên 500$ Eo ui!! kể cũng may mà họ không cho option half board, chị sợ đắt mà ăn không được thì tha hồ tiếc, mà tiếc thì mất cả thoải mái sau này!!!
 
Last edited:
Ấn tượng mà Suimeikan lưu lại sâu đậm trong cả hai bà cháu chúng tôi không phải là phòng ốc lịch sự sáng sủa mà là ở cách tiếp đón nồng hậu Suimeikan dành cho khách. Tôi chắc có lẽ đây là cách tiếp đãi tương tự như các nhà ryokan truyền thống khác trên đất Nhật nhưng đối với bà cháu tôi thì đây là lần đầu tiên được trải nghiệm qua như thế này.

Suimeikan rất gần Gero station, đi bộ chắc chỉ chừng mươi phút nhưng khách sạn luôn bố trí một shuttle đón khách tương ứng với thời biểu của Hida train. Do đó khách không cần phải báo trước với khách sạn để đón mà đương nhiên khi đến Gero bằng Hida train đã thấy xe đón sẵn sàng. Xe ngừng trưỡ cổng, đã thấy hai hàng nhân viên độ chừng 20 người, phụ nữ vận kimono đứng một bên, nhân viên nam nữ vận Âu phục đứng bên kia, tất cả đều cúi đầu sâu chào đón khách! Mà nguyên chuyến shuttle chỉ có hai bà cháu tôi!! Tôi thì khá lúng túng còn cháu thì sốc tới nhảy dựng lên, đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng làm vài nhân viên không nín được cười! Có 1 nam nhân viên trẻ cũng cười lên thành tiếng!

37248841090_4f92f1c575_z.jpg


Suimeikan, main building​

Sự ngạc nhiên của tôi chưa dừng ở đó, sau khi check in (dễ dàng và nhanh chóng vì tôi booked qua Expedia, trả trước. Trước ngày đi chừng 1 tuần tôi email xác nhận lại với Suimeikan và nhận được hồi báo xác nhận đặt phòng, loại phòng ngay, hầu như trong ngày!) mộ nhân viên trẻ đưa chúg tôi lên phòng. Cô hai tay kéo hai chiếc valise, còn một túi overnight bag cũng lủng lẳng trên cánh tay cô. Tôi dàng lấy bớt chiếc túi, cô không cho và một mình vẫn khệ nệ với đồ đoàn của hai bà cháu (ấy là lúc rời Kyototôi đã forwarded trước 1 valise to đến điểm cuối là hotel ở Nagoya rồi đấy!). Chợt thấy mình buông ra đúng câu nói của NhatviD:

-Nặng à nha!

Trên đường tới phòng (lầu 7) cô giải thích các chi tiết của khách sạn, phòng ăn sẽ dọn ăn sáng lúc mấy giờ và quan trọng nhất là trong Suimeikan có tất cả 3 onsen, vị trí của 3 onsen này trong khuôn viên 4 buildings của Suimeikan, giờ đón khách và giờ nào đóng để clean up.

36838154513_669d28165e_z.jpg

Và cũng như thông lệ của traditional Japanese ryokan, cô mời trà khách:

37248898600_3b4ebee19a_z.jpg

Chu cha! ngồi trên cái ghế mà nệm ghế cao không hơn mặt sàn tatami là mấy (ghế không có chân, chỉ có lưng dựa :) ), uống chén trà xanh bốc khói được dâng mời (dâng thiệt nha, không nói quá đâu!):

23654887458_b70f15dbe0_z.jpg

Cùng với chiếc bánh vừa dẻo vừa mát miệng:

37459281246_b949079e00_z.jpg

Thiệt là nó mát cái ruột sao á!!! Chắc là cũng "ghiền " luôn cái vụ ryokan này rồi nha!!!!
 
Cửa sổ phòng nhìn ra hướng núi và nhà ga chứ không được hướng ra thị trấn (Gero nhỏ quá để có thể gọi là thành phố!), có lẽ tôi quên yêu cầu họ khi đặt phòng. Tuy thế mà không nghe tiếng ồn của xe lửa vì nằm trên cao

23654864438_02de04dc73_z.jpg

Như đã nói, Suimeikan là một hotel lớn gồm 4 căn building nằm gần nhau. Ryokan nguyên thủy và cũ nhất là Sansuikaku hiện tại vẫn còn phòng cho khách và là nơi có nhà hàng Pháp Baden Baden (phòng khách tại Sansuikaku cũ, giá rẻ phòng đơn chỉ 120$ không en suite và không có nhiều reviews tốt). Kế đó là Hisenkaku là main building có phòng tôi đang ở đây, Hisenkaku gồm có 8 tầng lầu, dãy phòng tầng 7 đã được tân trang và hoàn toàn non-smoking rooms, phòng tôi thuộc tầng này), tầng trên nữa là tầng 8 nơi có onsen có view rộng nhìn khắn thị trấn Gero và hầu như mở cửa sáng đêm chỉ trừ vài tiếng gần sáng để làm vệ sinh. Khu lễ tân cũng nằm tại Hisenkanu này. Mới hơn và cao cấp hơn là Rinsenkaku, gồm nhiều phòng Western - Japanese, phòng giá cao có thể có riêng onsen nằm ngoài ban công, giá dĩ nhiên cao hơn tương ứng với loại phòng. Mới nhất và hầu như riêng biệt hẳn với 3 khu vừa kể là Seiranso, chỉ toàn suites và dành riêng cho khách thuộc loại VIP, giàu có hoặc có tiếng tăm địa vị, phòng có sân vườn truyền thống Nhật và dĩ nhiên private onsen. Giá cả thì tôi không hơi đâu tìm hiểu :) (lại Ả Q!)

Rộng như thế nên giờ ăn sáng chia ra làm 2 suất, suất đầu từ 6:50 tới 8:15 sáng. Suất thứ nhì từ 8:30 đến 10 giờ. Tôi có hứa với cháu sẽ để Gero như một nơi retreat, không thức sớm hành xác chỉ ngủ nghĩ cho thoải mái nên chọn suất thứ hai. Dè đâu đó là một chọn lựa đúng!

Người Nhật vốn thích onsen mà Gero onsen nổi tiếng là một trong "three most famous onsen" và nước suối ôn tuyền tại Gero nổi tiếng tốt cho làn da nên quý phụ nữ, nhất là phụ nữ trung niên Nhật đến đây hưởng thụ khá đông! Buổi chiều tôi đã nhìn thấy ít nhất 3 xe bus chở đầy khách từ vùng khác đến thăm. Vì đi tour nên sáng hôm sau họ sẽ rời đi sớm, dĩ nhiên suất ăn sáng sớm sẽ đông đầy khách!!! Đúng là hay không bằng hên trong vụ này mà!!!

37248881180_c6881aa3f3_z.jpg


37507285571_9e572b089a_z.jpg

Để cháu lại trong phòng nghỉ ngơi (hiểu ngầm là cho cháu ngủ bù :) ) tôi ra đi một vòng thăm thị trấn! Lúc trở về tôi thấy ngay ở đâu cũng vậy, khi đi một nhóm đông người thì cách hành xử sẽ lộ ra ngay, tôi vẫn thường nói là sàer by number!! Người Nhật cũng không ngoại lệ!!!

Mười mấy năm trước tôi đã gặp một nhóm du khách người Nhật theo tour tại Bangkok, Thái Lan. Những Người này mua trái cây của một xe bán dạo lề đường, họ trả giá lớn tiếng, nạt nộ người bán hàng chắc là nghèo hơn họ! Con gái tôi mất hảo cảm và có thành kiến với người Nhật từ đó! Vài năm sau khi con gái tôi lập gia đình tôi có tặng hai cháu cặp vé đi trăng mật tại Hawaii và cháu kể lại người Nhật tại Hawaii cũng thô lỗ không kém, từ đó cháu không thích TẤT CẢ người Nhật! Tôi khuyên cháu nên đi Nhật một lần để xóa bỏ thành kiến đó nhưng cháu vẫn không chịu!!!

Nhóm khách theo tour tôi gặp lần này trong Suimeikan cũng gần giống như thế: Họ ồn ào và bất kể người khác! Đi tour nên nhóm họ rất đông mà thang máy nhỏ, họ hoàn toàn không có ý nhường cho bất cứ người khách lẻ nào vào thang trước khi nhóm họ lên hết trên lầu! Có 3 thang máy và tôi đã phải chờ gần hai mươi phút mới co 1the63 vào được 1 thang máy để về phòng!!! Hmmmm! Không có gì là toàn mỹ cả đúng không bạn? Nơi đâu cái gì cũng đều có ngoại lệ mới đúng quy luật của đời sống!
 
Last edited:
Cảm ơn bác @TravelBug nhé. Topic của bác rất rất hay, cháu đang thức tới gần 3h sáng để đọc bài viết của bác đây ạ ^_^
Sẽ cố gắng để lần tới đi Nhật có thể thực hiện được 1 phần nào tour này của bác, nhất là con đường tuyết & bảo tàng với các tác phẩm nghệ thuật từ thủy tinh :D
Tuần trước cháu ở Osaka, cũng tính đi Kobe để ăn thịt bò nhưng vì cả đoàn ham shopping quá nên chưa đi Kobe được; nếu mà tới đó ăn thịt bò rồi hôm nay đọc bài của bác sẽ thấy có lẽ mình ăn phải thịt bò tơ Tây Ninh trên đất Kobe thôi, hehehe...
 
Cám ơn Jonidontcry đã theo dõi bài viết và khích lệ! Nhật nếu thoát khỏi những thành phố lớn có rất nhiều nơi đáng xem. Bời thế chúng ta cứ phải trở đi trở lại Nhật nhiều lần là vậy cháu nhỉ!
 
Suimeikan có cơ sở rộng rãi nên cũng cung ứng được nhiều dịch vụ cho khách. Nhận phòng xong, một mình tôi tản bộ một vòng thăm thú.

Ngang qua khách sảnh, dãy bàn ghế xếp nhìn ra một khu vườn đặc trưng Nhật níu chân tôi lại, khoảnh ánh sáng tương phản giữa ánh đèn ấm cúng trong khách sảnh và bên ngoài thật hấp dẫn, tôi tưởng tượng chỉ một tách cà phê cũng đủ lấy mất của tôi hàng giờ ngồi trong này mà ngắm ngoài kia!

23655217198_3d1a285401_z.jpg

Khu vườn bên ngoài khá rộng nhờ kích cỡ bề thế của Suimeikan:

37507278961_4a82d1a304_z.jpg


36838103863_b4563a9c74_z.jpg


37476030862_09af75043b_z.jpg

Và những con cá koi thả làm cảnh trong hồ, thật to!!! có cả vài con cá chép vảy ánh vàng thật đẹp

37476036432_1a975d5834_z.jpg
 
Mưa bắt đầu rắc lâm râm trong chiều phố núi. Ngay cửa ra vào Suimeikan đã chu đáo sắp sẳn một hàng ô chừng đôi chục chiếc, loại khổ bự không sợ ướt người.

Gero phố nhỏ đường nhỏ, chỉ có một con phố chính chạy ngang qua sông Hida đầy đá và nối hai đầu phố bởi một chiếc cầu.

36838055903_765aef41f2_z.jpg


Sông Hida chảy ngang Gero​

Băng qua cầu để vào khu phố chính:

37459229416_f7939e5b76_z.jpg

Ngoái đầu nhìn lại Suimeikan:

36797127094_0e6e8f3c94_z.jpg


Risenkaku và Hisenkaku nhìn từ hướng sông Hida​

Phố núi, nên vừa xế chiều mây đã bắt đầu xuống thấp, phố đã lên đèn. Ánh vàng vàng vọt trong làn mưa bụi gây cảm giác bình an nhưng buồn buồn trong lòng khách.

Tương truyền sau một vụ động đất vào thời điểm năm 1265, thị trấn bị san bằng và nguồn suối bị khô kiệt. Có một con hạc bay dẫn lối cho dân trong thị trấn tìm đưộc nguồn suối nóng mới, từ đó hạc là biểu tượng của thành phố. Trên nắp cống, thành cầu đều có hình ảnh hạc...

37507236951_68debaa42e_z.jpg

Ếch cũng là biểu tượng cho Gero, bời tính tượng thanh từ tiếng kêu của ếch (gero gero!) nên hình ảnh ếch cũng hiện diện quanh quẩn, tượng ông này cùng với mấy con khỉ thì tôi không biết tên, trông không giống Tề Thiên chút nào!:

23654794608_47b1175b17_z.jpg


36838003523_2d68969507_z.jpg

Tượng Hayashi Razan, một học giả, theo truyền thuyết là người đã khen ngợi chất lượng nước suối tại Gero, nâng lên thành một trong ba suối nước nóng tốt nhất Nhật Bản

23654778228_794ff57f3f_z.jpg

Nhưng tượng thứ ba thì tôi biết, hồi nhỏ ông cũng từng là thần tượng của tôi, đã từng đem nụ cười đến cho hằng bao nhiêu người trên thế giới!

23654787418_b4e203aac4_z.jpg

Nhưng sao trông ông buồn đến thế, hở Charlie Chaplin??? Nụ cười của ông đâu vắng ???
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,142
Bài viết
1,173,955
Members
191,964
Latest member
360Marco
Back
Top