What's new

[Chia sẻ] Nhật ký hành trình Trung Quốc - Tây Tạng bằng xe gắn máy

Kính chào toàn thể anh chị em diễn đàn phuot.vn,

Đối với những ai đã theo dõi topic "Nhật ký hành trình Châu Âu bằng xe gắn máy" chắc hẳn còn nhớ đoạn HDD82 gặp một lão già say xỉn tại một quán rượu ở Vienna - Áo, lão già khi mới gặp HDD82 có nói một câu bất hủ: "Tao sẽ không hỏi mày là ai, mày từ đâu đến, và tại sao mày lại đến đây... Chúng ta bắt đầu câu chuyện nào!"

Vâng, HDD82 cũng không bắt đầu topic này bằng cách giải thích tại sao lại chọn hành trình này, tại sao lại đi Trung Quốc, tại sao lại là xe máy, v.v... như các topic trước, bởi vì tất cả lời nói đều trở nên thừa thãi trước những vần thơ bất hủ:

"Người lữ hành đúng nghĩa là người đi chỉ vì được đi
Trái tim không hề vương vấn.
Như mây bay, gió thổi
Anh bước theo số phận của mình
Cần gì phải có một lý do?
Chỉ cần một tiếng hô thôi: Lên đường! "

Bỏ lại sao lưng những buổi coi thi Đại Học căng thẳng, công việc bộn bề chưa xong, và nhiều chuyện khác, HDD82 lên đường. Đơn giản tôi muốn sống đúng ý nghĩa như câu nói của Muhamed Ali cầm tay nói với người thân trước khi ông ra đi rằng:" Đừng khóc cho tôi. Tôi thấy thanh thản lắm! Tôi đã đạt được tất cả những gì mình muốn trong cuộc sống này rồi."

Với kỹ năng viết lách của dân kỹ thuật càng viết càng dở, viết càng dài càng đọc chán nên HDD82 sẽ không viết nhiều trong topic này. Nhưng nếu topic này có truyền thêm cảm hứng cho ai lên đường thì các bạn đã đứng về cùng phía với HDD82 rồi...

"Sống để Đi" - "Live to Ride"!
 
Em thành bác Gò đen,uậy đong xèng gấp thôi rồi còn mở thớt nhờ ACE vô hỗ trợ, cơ mà em là em sợ bác Gò vào phá nhà phá cửa lắm :)) thế thì :T .
Cái vụ tôn giáo em cũng muốn theo sâu bác ạ,1 phần vì muốn tìm hiểu ,với cả 1 phần để bỏ bớt nghiệp,là vì em con nhà thánh mà lại không khoái thánh nên trước có 1 chị khuyên em theo Phật để cân bằng cho cuộc sống nó bớt mệt mỏi...
Cơ mà đi đi T.A.R lại không vào T.A.R thì thiếu lắm,nhưng hình như e đọc ở trên thì phải đi ít nhất 4 người/tour mới đc vào T.A.R ah bác?không đi xe khách độc hành đc ạ??? :(
 
Cái vụ nhà cửa kiến trúc, em thì em nghĩ là, xây dựng hình vuông để làm được những không gian nhỏ nhất mà vẫn rộng nhất, còn cần nhỏ và nhiều màu để cho ấm và tạo cảm giác ấm cúng vì Tây Tạng quanh năm lạnh mà.
 
Qua nhà bạn, thấy bạn đang ‘đổ màu’ vào những tấm hình ngồ ngộ, thấy vui mắt quá, vì hình rực rỡ nhiều màu đỏ vàng, đúng gout sến hoàng gia hoàng hậu hoàng tử công chúa tui yêu thích. Nên bon chen xông tới đòi coi ngó chỉ trỏ bàn tán bình phẩm, dù bị bạn đuổi như đuổi tà. Len lén chờ bạn đi toilet [hổng phải toilet Tây Tạng đâu nghen], bèn tranh thủ ăn cắp hình và mấy dòng ghi chép bạn đang rị mọ gõ. Rồi 36 chước tẩu vi thượng sách :T . Giờ rảnh rỗi lang thang, thấy có bạn nói về những sắc màu trên triền núi Himalaya, thấy hình như giông giống nói về mấy cái hình của bạn, bèn lấy mấy tấm hình ăn cắp [của bạn, tức thị như là của mình, và ngược lại – dĩ nhiên :L ] lên đây khoe của.



‘Tây Tạng, nơi cả những sắc màu dường như cũng không dành cho những người yếu bóng vía – tôi tự nhủ mình như vậy ngay những phút giây đầu tiên chạm ngõ miền đất của Chư Thiên này. Mà không hẳn vậy, ngay từ rẻo rìa xa lắc xa lơ của Tây Tạng cũng đã thấy nhiều màu sắc như vậy, đã ngỡ ngàng, đã mụ mị rồi. Nhưng đến khi được đặt chân đến Tây Tạng, lại càng hoang mang hơn với những sắc màu bình thường chợt trở nên lạ lẫm trên triền Himalaya ngút ngàn này.


Nhưng có lẽ do càng lên cao, không khí loãng hơn, khói bụi ô nhiễm đã bớt đi, ngay cả vì nhịp tim dập dồn thình thịch thình thịch gõ trống, nhịp thở dập dồn, dập dồn đứt hơi, mắt người trần tục lắm bon chen nhiều ham muốn đã hoa mắt chóng mặt hơn vì lượng dưỡng khí sụt giảm,… nên màu sắc đập vào càng mạnh mẽ hơn, càng chang chói, càng rực sắc hơn chăng. Nên những ngày choáng váng Tây Tạng, cả khi không còn ở Tây Tạng, tôi luôn nghĩ rằng tôi không chỉ choáng độ cao mà còn choáng vì những sắc màu Tây Tạng. Mà tôi có còn choáng váng Tây Tạng vì điều gì khác nữa không…? Ai có thể trả lời giúp tôi câu này?


DSCN3286-2.jpg

Màu xanh của chiếc hồ [một nửa] Tây Tạng vì từ phía rất xa, xa hơn những dãy núi tuyết kia, gương hồ này mới nằm trên đất Tạng.​


Ai có thể giải thích cho tôi mây trời Tây Tạng lại có những sắc xanh lạ lùng không thể hình ảnh nào ghi lại đúng, không thể diễn tả bằng lời nói/câu chữ nào? Ai có thể biết tại sao những nương cải vàng Tây Tạng sao lại vàng hực hỡ, vàng rờ rỡ dưới trời xanh Tây Tạng như vậy? Ai biết chăng những hồ xanh Tây Tạng lại xanh đến như vậy? Hồ xanh vì soi bóng trời xanh Tây Tạng, hay hồ xanh vì không muốn thua duyên kém sắc với trời xanh Tây Tạng?...


P6150585-1.jpg

Đồng cải vàng hực hỡ dưới trời xanh Tây Tạng.​


… Và càng lạ lùng hơn là những sắc trắng, đỏ, vàng,… của những thiền viện, những ngôi chùa Tây Tạng. Sao cũng những sắc màu bình thường, nhiều phần sến, lắm phần cải lương, dư mấy phần hát bội,… khi ở miền xuôi giờ trở nên lấp lánh kiêu hãnh, rạng ngời tinh khôi đến như vậy ở miền đất này.


P6150605-1.jpg

Đỏ rạng ngời Tây Tạng – làm góc trời xanh sao bỗng nhỏ nhoi xinh xắn nhiêm nhường.​


Nên làm sao tôi không ngỡ ngàng, làm sao tôi không choáng váng,… không chỉ trong những ngày may mắn lang thang hạnh phúc Tây Tạng mà còn trong những giấc mộng chập chờn mơ về ngày còn lạc bước chốn linh thiêng.


Những sắc màu Tây Tạng, tôi biết làm sao bây giờ… ?’
 
@motdoidirong: hình của bác là chính chủ phải không ạh... thôi bác cứ nhận đi mà.. bác khiêm tốn quá... lại được thấy ngôi đền Tạng nghiên nghiên hình Thóp Cụt... thanks bác.

@cuongquoc ới, trên đây chỉ là Khampa thôi, vào T.A.R. phải tổ chức nhóm 4 người cùng quốc tịch...
 
nói thiệt là giờ đi tq khá rẻ nhưng bên nó giờ that chat kiểm tra quá, e vừa đi côn minh về sang nay tuy nhiên không phải phượt đâu nhé em đi cv
 
卓玛拉 (Trác Mã La) đi liền với nhau, là tên riêng tiếng Tạng hay tiếng Tân Cương gì đấy, đi liền với nhau chứ không tách ra Trác Mã với La. Ví như Canada tiếng Hoa là Gia Nã Đại. Người ta nói Gia Nã Đại liên nhau chứ không nói Gia Nã rồi Đại đứng riêng, mất công có người thắc mắc thế Gia Nã Tiểu ở đâu. B-)
 
@bác 1 đời đi hoang :Bác kiến thức thâm hậu ,ổ nhớ phong phú lại còn rộng rãi hay khuyến mại bao nhiêu pics đẹp thế cũng làm cái thớt đi bác cho ae vào chặt chém, chứ bác cứ phó ký hộ chủ thế này ace thiệt thòi lắm .
Em thì em nghĩ cái mầu sắc Tây Tạng nó sặc sỡ 1 phần như naloan nói là để tăng cảm giác ấm cúng .Cái nữa là vì người Tạng họ...thích như vậy.Vì bản ngã họ sống vô tư khoáng đạt cũng như tò mò giống..trẻ nhỏ nên thích những cái gì thú vị sặc sỡ .
Còn kiến trúc vuông vức thẳng thớm thì cũng lại phản ảnh 1 phần bản chất dân tộc họ,đơn giản thẳng thắn,rõ ràng và rất bất khuất nữa (giống Người Nhật chả hạn ).
Ô nhưng mà các mầu sắc này họ lấy nguyên liêu ở đâu vậy các bác nhỉ, ví dụ ở rừng còn lấy nhựa cây nọ cây kia, chứ toàn thảo nguyên với núi đá thì lấy đâu ra phẩm mầu mà sơn với nhuộm? Mà các công trình không biết có thường xuyên tu bổ không nhưng e thấy những công trình cũ nước sơn cũng không bị lạt mấy.
Thêm 1 cái em thắc mắc nữa là e xem trên mekong ký sự cả ảnh của các bác, thấy đòng cải Tây Tạng đẹp quá,hơn cải Mộc Châu nhiều,do kỹ thuật chụp của các bác hay nó vốn đẹp hơn thật vậy ạ??
 
@bác 1 đời đi hoang :Bác kiến thức thâm hậu ,ổ nhớ phong phú lại còn rộng rãi hay khuyến mại bao nhiêu pics đẹp thế cũng làm cái thớt đi bác cho ae vào chặt chém, chứ bác cứ phó ký hộ chủ thế này ace thiệt thòi lắm .
Em thì em nghĩ cái mầu sắc Tây Tạng nó sặc sỡ 1 phần như naloan nói là để tăng cảm giác ấm cúng .Cái nữa là vì người Tạng họ...thích như vậy.Vì bản ngã họ sống vô tư khoáng đạt cũng như tò mò giống..trẻ nhỏ nên thích những cái gì thú vị sặc sỡ .
Còn kiến trúc vuông vức thẳng thớm thì cũng lại phản ảnh 1 phần bản chất dân tộc họ,đơn giản thẳng thắn,rõ ràng và rất bất khuất nữa (giống Người Nhật chả hạn ).
Ô nhưng mà các mầu sắc này họ lấy nguyên liêu ở đâu vậy các bác nhỉ, ví dụ ở rừng còn lấy nhựa cây nọ cây kia, chứ toàn thảo nguyên với núi đá thì lấy đâu ra phẩm mầu mà sơn với nhuộm? Mà các công trình không biết có thường xuyên tu bổ không nhưng e thấy những công trình cũ nước sơn cũng không bị lạt mấy.
Thêm 1 cái em thắc mắc nữa là e xem trên mekong ký sự cả ảnh của các bác, thấy đòng cải Tây Tạng đẹp quá,hơn cải Mộc Châu nhiều,do kỹ thuật chụp của các bác hay nó vốn đẹp hơn thật vậy ạ??
Mấy cái ảnh này chụp ngày nay mà bác, ngày xưa thì k biết chứ bây h cứ lấy Nippon hay Dulux dưới xuôi mà chà lên thôi. Còn chụp là do kỹ thuật 1 phần, đương nhiên bác ấy về Phô sốp lại nó mới huyền ảo lung linh như thế chứ bác
 
Opps ra là ở bển cũng xài sumo cả dulux ah bác Lâm :))
@ em chúc các cụ Trung thu cho các nhi đồng vuôi vẻ .E chưa có thiếu nhi mà hôm qua cũng phải sắp hàng mãi 2 lượt sáng sớm tinh mơ với cả nhập nhoạng gà lên chuồng đc mấy hộp làm quà gửi đi mấy miền đất lước cũng phấn khởi ăn theo Trung thu của các cháu :))
E đi đong xèng đã chúc cả nhà Trung thu vuôi vẻ,mai lại vào chém tiếp
 
Lại đi ăn cắp tiếp, may mà chơi được bạn tốt, nếu không chắc banh xác pháo từ tám kiếp rồi :T. Ông bà mình nói quả có sai ‘ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt’. May mà tui chỉ dính một trong hai thứ này :Dam, he he he,…


‘‘Nói là Tây Tạng nhiều màu thực ra là hơi oan, không đúng cho Tây Tạng, dù đến đây, kẻ hèn mọn này cứ choáng váng bởi sắc màu mạnh mẽ của miền đất này. Về xây dựng, nhà cửa, chùa chiền của người Tạng chỉ có 3 màu [nhưng thực chất chỉ có 2 màu chính]. Màu trắng là nhà cửa, nơi cư trú của dân thường. Màu đỏ là màu của chùa chiền, tu viện. Màu vàng [rất ít] là màu các chùa chiền điện đài quan trọng, nơi cư trú của các vị Lạt Ma cao cấp. Nên có nhiều tài liệu còn nói rằng màu sắc xây dựng cơ bản của Tây Tạng chỉ có 2 màu trắng, đỏ là vậy. Nguồn gốc của các sắc màu này liên quan đến cuộc sống du mục thuở xa xưa, còn liên quan đến tôn giáo, tục thờ cúng theo Bổn giáo, trước khi đạo Phật du nhập vào miền đất này… Từ sự tinh khiết của dòng sữa trắng trong tinh khiết nuôi sống người du mục một đời, từ chiếc khăn lụa khatag trắng tinh khôi,… từ dòng máu đỏ tươi hiến tế cúng dường, từ những khuôn mặt phải vẽ đỏ để phòng chống ma quỷ trong những buổi lễ quan trọng của ngày xa xưa… Chỉ vậy thôi, chỉ với hai sắc màu trắng đỏ Tây Tạng đã rạng rỡ sắc màu.


P6201979-1-1.jpg

Chỉ đỏ và trắng, vẫn rực rỡ một trưa xanh [hình chụp lúc 12.21 giờ Tây Tạng].​


Không chỉ vậy, những căn nhà của người Tạng bây giờ, cũng như những chùa chiền nhiều trăm năm tuổi [còn sót sau Cách Mạng Văn Hóa hay phục chế lại] người ta không dùng những nguyên liệu hiện đại để xây dựng. Không nhiều lắm những cỏ cây rễ thường được dùng làm sắc màu, người Tạng được thiên nhiên ban tặng cho nhiều tài nguyên khác [cũng là cội nguồn cho những tham muốn của kẻ khác]. Đất sét đỏ là nguyên liệu tạo nên điện Potala giờ vẫn còn là nguyên liệu chính để sửa chửa, trùng tu cung điện này, cũng như nhiều ngôi chùa khác. Màu sắc khác đến từ các dãy núi đá nhiều màu sắc, cũng là những khoáng chất thiên nhiên, được sử dụng không chỉ để sơn tường mà còn dùng để vẽ các bức tranh tường mural, những bức thangka giá trị vô ngần…


P6161082-1.jpg

Vẫn chỉ trắng và đỏ, cũng rạng ngời một chiều xanh [hình chụp lúc 18.48 giờ Tây Tạng].​



Nhưng, tại sao chỉ với chừng ấy hai sắc màu, nói đúng hơn là với chỉ sắc đỏ [xem như màu trắng không tính đến], Tây Tạng vẫn rực rỡ sắc màu đến như vậy…’'




Nguồn của những thông tin trên.
… The walls of houses are often painted in white, red or yellow. To be specific, the house walls of ordinary people are in white; the walls of temples are in red while the house walls of a Rinpoche are in yellow to show respect.

… But, in Damxung County, Nyingzoin Township and Nam Co Lake Township suitable red clay was discovered. Consequently, the red clay required for the Potala Palace has been supplied from these two places.

Despite the existence of modern materials and techniques that might be suitable for rebuilding and restoring ancient Tibetan monuments, there are several reasons why conservators study and use methods that were employed centuries ago. First, the original materials are locally available, often from their original sources; artists can collect clays and soils from the same sites their forbears gathered them from over half a millenium ago. Second, the early methods are not necessarily inferior to their modern substitutes, as evidenced by their longevity. Finally, some of the traditional wall-building, plastering, and painting techniques, which have been perfected over countless generations, are still in use today. So local artisans can be employed with some confidence in the resulting quality, though the relearning curve has been steep.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,675
Bài viết
1,135,022
Members
192,358
Latest member
nepchongtruot
Back
Top