What's new

Nhìn theo con mắt của máy ảnh

2.Phân loại theo đặc tính zoom của ống kính:

2.1.Ống kính có tiêu cự cố định (Fix):
Là loại ống kính chỉ có duy nhất một tiêu cự ví dụ như Nikon AF 20mm f/2.8D, EF 85mm f/1.8 USM, Nikon AF 105mm f/2D DC…

ef85_18u_586x225.jpg

Canon EF 85mm f/1.8 USM

Nhờ cấu tạo của ống kính mà chúng thường có chất lượng cao hơn ống kính zoom có chung tiêu cự. Và thường mở được những khẩu lớn như f1.8, f1.4 thậm chí f1.2… TRong khi độ mở tối đã của ống zoom thường khoảng f2.8. Điều này không chỉ lợi chụp trong những hoàn cảnh thiếu sáng mà còn có những hiệu ứng đẹp do vùng ảnh rõ thường cạn khi chụp ở độ mở lớn. Nhưng cũng hạn chế hơn zoom khi chúng ta thường phải zoom bằng… chân. có nghĩa là thường xuyên phải tiến lại gần hoặc di chuyển xa đối tượng chụp để có khuân hình ưng ý.

2.2. Ống kính đa tiêu cự (Zoom):
Là ống kính thay đổi được tiêu cự nên 1 zoom có thể thay thế cho nhiều ống kính tiêu cự cố định ...

5329_103716292972075_100000011149613_104515_5980319_n.jpg

Nikon AF-S 28-70mm f2.8D IF-ED

Thí dụ ống zoom 28-70 có thể dùng với các tiêu cự 28,35,50,70mm. Trên thị trường có nhiều loại zoom như: 12-24; 17-35, 24-85mm,70-300,v.v... Ống Zoom tiện dụng để chụp trong nhà, phóng sự , biểu diễn, du lịch, phong cảnh … rất tiện lợi. Tuy nhiên cũng có một số yếu điểm so với ống kính tiêu cự cố định như bị tối khi lấy nét vì không mở được khẩu độ tối đa như ống Fix , khó chụp hơn trong hoàn cảnh thiếu sáng và thường là nặng...
 
3. Ngoài ra căn cứ vào khẩu độ (Khẩu độ được diễn tả bằng chữ f.)

Trên ống kíng thường ghi các trị số khẩu độ như sau: 1.4 - 2 2.8 - 4 - 5.6 - 8 - 11 - 16 - 22 v.v...
- Trị số khẩu độ (f) càng nhỏ , ống kính mở càng lớn nên cho ánh sáng vào càng nhiều .
- Hai trị số khẩu độ kế nhau thí dụ f8 and f11 : khẩu độ f8 cho ánh sáng vào nhiều gấp đôi f11...)

3.1. Ống kính một khẩu độ:
Là ống kính khi chụp ở mọi tiêu cự đều có thể sử dụng ở độ mở lớn nhất.


5329_103721586304879_100000011149613_104606_1210702_n.jpg

Nikon AF-S 70-200mm 2.8ED VR (Ống kính 1 khẩu)

Ví dụ: Ống kính là loại chụp ở 70mm hay 200mm đều có thể mở được khẩu f2.8. Chính vì vậy mà nó thường đắt tiền hơn, chuyên nghiệp hơn ống 2 khẩu.

353_2146_AF-S-VR-Zoom-NIKKOR-200-40.jpg

Nikon VR 200-400mm f/4G_ED (chụp ở 200mm hay 400mm đều mở khẩu f4 được)

3.2. Ống kính hai khẩu độ:
Khi chụp ở tiêu cự nhỏ thì có thể chụp ở khẩu độ lớn nhất nhưng khi chụp ở tiêu cự dài thì không thể chụp ở tiêu cự lớn nhất đó mà chỉ chụp được ở khẩu độ nhỏ hơn

70-300_isusm_586x225.jpg

Canon EF 70-300mm f/4-5.6 IS USM

Ví dụ ống trên khi chụp ở 70mm chúng ta có thể mở khẩu f4 nhưng chụp ở 300mm thì khẩu mở tối đa lại chỉ được f5.6
 
4. Theo cách lấy nét :

Có thể chia làm hai loại ống kính

4.1. Lấy nét hoàn toàn bằng tay (Manual Focus: MF )

Trong những giai đoạn đầu trong lịch sử Nhiếp ảnh thì các ống kính chỉ có thể lấy nét bằng tay, chủ thể cần lấy rõ nét bằng cách xoay vặn trên ống kính… Hiện nay thì một số hãng vẫn sản xuất ống kính MF như ống kính chất lượng đỉnh cao nhất thế giới Leica… Hoặc 1 số ống kính đặc biệt của Canon hay Nikon mà khó có thể làm AF như

tse24_f35lii_586x225.jpg

Ống kính đặc biệt thay đổi phối cảnh như TS-E 24mm f/3.5L II khó có thể làm AF

353_1435_50mm-f12_front.jpg

NIKKOR 50mm f/1.2


4.2. Lấy nét tự động (Autofocus)

Đây quả là cuộc cọ sát giữa hiện đại và cổ điển, mới đầu những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp cũng chưa thật hào hứng đón chào. Tuy nhiên sự tiện lợi và chính xác của nó đã làm cho ống kính AF thay thế dần ống MF

ef50lusm_586x225.jpg

Canon EF 50mm f / 1.2L USM

5329_103716366305401_100000011149613_104516_1143245_n.jpg
 
5. Ống kính đặc biệt:

5.1. Ống mắt cá:
Fisheye (Ống kính Mắt cá) là ống mà đúng như tên gọi mắt con cá "nhìn đời" với góc rộng thường là 180 độ, mắt chúng ta nhìn xung quanh với góc khoảng 45 độ.

180do.jpg

Nhìn xung quanh với 1 góc 180 độ

Nên khi lắp ống kính mắt cá vào máy ảnh, chúng ta có thể chụp được những bức ảnh toàn cảnh với góc bằng 180 độ hoặc ít hơn một chút (tuỳ loại máy). Dùng cho nhiều ứng dụng khác nhau... dù có thể rất ít sử dụng nhưng trong những trường hợp cần sử dụng thì mang lại hiệu quả rất rõ ràng.

353_2148_AF-DX-Fisheye-NIKKOR-105mm.jpg

Nikon AF Fisheye 10.5mm f/2.8G ED DX

wHU8_2493.jpg

Nước rút (thi điền kinh tại AIG III 2009). Ảnh chụp với ống mắt cá Nikon 10,5 mm, lấy được toàn cảnh khu thể thao trong nhà
 
5.2. Ống kính Macro:

Là những ống kính mà tỷ lệ phóng đại thường là 1:1 với vùng ảnh rõ rất cạn, thường cho nhưng người yêu thích thế giới vi mô chụp các vật thể nhỏ, côn trùng, hoa lá, chụp sản phẩm… hay kể cả trong chụp chân dung. Tuy nhiên chụp chân dung cũng cần lưu ý kiểm soát vùng ảnh rõ vì nhiều khi chỉ cần chụp mắt rõ nét nhưng mũi đã mờ nhòe do đặc tính của ống kính.

ef100_28mu_586x225.jpg

Canon EF 100mm f/2.8 Macro USM

kienvgginuoc13x18-wb.jpeg

Ôi! Nặng quá. Ảnh chụp bằng máy Nikon D90, ống AF Micro 60mm f/2.8D. Tác giả: TDQuy (Trương Đình Quỳ).

5.2. Ống kính thay đổi phối cảnh:

Hãng Nikon thì gọi là PC (Perspective Control ) còn Canon thì đặt tên là TS (Tilt-Shift) tuy nhiên chúng đều có tác dụng giống nhau khi đều có tác dụng điều chỉnh các đường thẳng trong ảnh không theo quy luật xa gần, do cấu trúc dịch chuyển thấu kính một cách đặc biệt.

353_2168.jpg

Nikon PC-E 24mm f/3.5D ED

Ngoài ra còn có một số các ống kính đặc biệt khác như DC hay ống trong y học của Nikon hoặc ống với thấu kính DO của Canon… Tuy nhiên chủ yếu là những “trường hợp riêng” hoặc không còn phát triển nên tác giả không đề cập tại bài viết này
 
4.1. Lấy nét hoàn toàn bằng tay (Manual Focus: MF )

Trong những giai đoạn đầu trong lịch sử Nhiếp ảnh thì các ống kính chỉ có thể lấy nét bằng tay, chủ thể cần lấy rõ nét bằng cách xoay vặn trên ống kính… Hiện nay thì một số hãng vẫn sản xuất ống kính MF như ống kính chất lượng đỉnh cao nhất thế giới Leica… Hoặc 1 số ống kính đặc biệt của Canon hay Nikon mà khó có thể làm AF như

Em sori cắt ngang mạch viết của bác một chút. Bác cho em hỏi là cái ống kính chất lượng đỉnh cao là đánh giá theo tiêu chí nào ạ? Và ống kính được làm trong khoảng thời gian nào thì các tiêu chí hài hòa nhất để gọi là đỉnh cao nhất ?
 
Gióng khung hình cho ảnh


Thông thường, các nhiếp ảnh gia luôn tìm cách mang lại cho bức hình của mình không gian ba chiều, tạo sức hút cho ảnh.

Ảnh thông thường là một mặt phẳng mang tính hai chiều, trong khi mắt người nhìn ở không gian 3 chiều... Chính vì vậy, các nhiếp ảnh gia luôn tìm cách mang lại cho bức ảnh của mình không gian ba chiều bằng cách bố cục để ảnh có chiều sâu và hút mắt người xem.

Một trong những cách thực hiện đó là dùng tiền cảnh (yếu tố phụ) để làm nổi bật chủ thể hoặc che bớt những vật phụ khác. Trong cách sử dùng tiền cảnh lại có một biện pháp làm cho ảnh trở nên độc đáo là gióng khung hình bằng vòm cổng, ngưỡng cửa, cửa sổ các nhánh cây...

12143_107071342636570_100000011149613_189905_8152704_n.jpg

Taj Mahal - huyền thoại một tình yêu. Ảnh: Jetaime (Trần Thị Hiền).

12143_107071375969900_100000011149613_189907_7767078_n.jpg

Trưa hè Phan Thiết - tác giả đã chụp qua một cái cống bằng xi măng. Ảnh: Haikeu (Hoàng Hải Thịnh).

12143_107071392636565_100000011149613_189909_4622560_n.jpg

Nghề bán thúng. Người bán được tác giả khéo léo chụp xuyên qua "lỗ thủng" do chính những cái thúng tạo ra. Ảnh chụp tại chợ Bầu – Bắc Giang. Tác giả: Buttre21 (Đỗ Lê Minh).
 
5091_101224609887910_100000011149613_29810_3103949_n.jpg

Khe hở trong kiến trúc Lăng Khải Định được dùng làm tiền cảnh trong bức hình này

5091_101224563221248_100000011149613_29809_7213921_n.jpg

Ảnh này được chụp qua quai của một cái vạc đồng trong Đại Nội - Huế
 
Gióng hình mở rộng là tìm những lỗ hoặc khe với hình thù khác nhau để lấy chủ thể ở sau. Tuy nhiên, khi gióng hình phải để ý tới sự khác biệt giữa màu sắc của tiền cảnh với màu của chủ thể.

12143_107071482636556_100000011149613_189911_3394165_n.jpg

Câu cá. Tác giả: Shotgun911 (Vũ Minh Quân).

12143_107071502636554_100000011149613_189912_7350940_n.jpg

Đường lên trời. Tác giả: Adegsm

Một chút lưu ý:

- Dùng ống kính góc rộng làm tăng tiền cảnh hay ống kính tele làm giảm tiền cảnh.
- Tạo sự tương phản giữa xa và gần thông qua đậm và nhạt. Thường để tiền cảnh tối hậu cảnh sáng...
- Các quy tắc, định luật... chỉ giúp bạn chụp được tấm ảnh hài hoà, đúng sáng..., nhưng không phải là tất cả để cho một bức ảnh đẹp, độc đáo... Nhiều nhiếp ảnh gia ủng hộ sự sáng tạo. Họ ví von những quy tắc, định luật... giống như cái xe để tập đi. Khi biết đi rồi mà lúc nào cũng khư khư bám vào nó thì chẳng khác nào người chưa biết đi vậy.

5159_101497723193932_100000011149613_38582_226275_n.jpg
 
Cám ơn tất cả các bác đã động viên, xin phép được bổ xung thêm các bài viết:

9. Giá trị lộ sáng (Exposure value) - EV:

Qua khái niệm thời chụp tôi đã nói trên chúng ta hiểu rằng cùng một giá trị EV (Coi như chỉ số đo cường độ ánh sáng) chúng ta sẽ có rất nhiều "thời chụp" khắc nhau phục vụ các múc đích riêng của người chụp ảnh.

EV theo quy ước tiêu chuẩn cho film 35mm là máy ảnh dùng film ISO 100, ống kính 50mm 1.4. Giống như 1kg ở Anh người ta làm chuẩn cho Kg trên thế giới.

Và máy ảnh ngày này đọ với nhau EV chính là độ nhạy của hệ thống đo sáng hay tầm hoạt động của AF. Nó cho biết EV thấp nhất và cao nhất, khoảng cách càng lớn thì hệ thống đo sáng càng nhạy hay tầm hoạt động của AF càng rộng. Nó quan trọng để ta nhận biết nó có thể canh nét trong trường hợp thiếu sáng hay không. Thương máy ảnh hiện nay dải EV từ khoảng EV -8 đến EV +21

Thực ra thì EV = LV tại ISO 100 (LV - Light Values), nhưng chúng ta không cần ngâm cứu sâu thêm làm gì chỉ biết là EV 0 là khi thời chụp tốc độ 1giây và khẩu độ f1 mà thôi.

Ở cái bảng dưới các bạn thấy cột dọc ngoài cùng bên trái là tốc độ, còn cột nằm ngang trên cùng là khẩu độ. Ứng với mỗi giá trị khẩu độ (f8 chẳng hạn) và một giá trị tốc độ ( 1/250). Ta dóng vuông góc xuống dưới sẽ ra ô có giá trị 14. Đó chính là EV 14 . Chúng ta chỉ hiểu đơn giản nó giống như cường độ dòng điện vậy, và để so sáng và hình dung thực tế nó mạnh yếu làm sao với mỗi EV hãy tham khảo thêm quy tắc 1/16 mà tôi đã viết:

5569_102779019732469_100000011149613_78399_1522577_n.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,095
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top