What's new

Nhìn theo con mắt của máy ảnh

10. Các chế độ đo sáng:

Có 3 chế độ đo sáng thường gặp:
- Ma trận
- Trung tâm
- Đo sáng điểm

Tôi vẫn hay dùng spot trong khá nhiều tinh huống ánh sáng "tinh tế", thường các tình huống khung hình chỗ tối chỗ sáng, chụp chân dung, chụp đặc tả hay ánh sáng ven. Chụp hoa lá macro để đúng sáng hoa mà không bị phần hậu cảnh (lá cây) xung quanh làm ảnh hưởng,hay chụp ánh ngược sáng...cả chụp ray cần đo sáng nhanh và đúng các tia ray làm nó nổi bật trên ảnh... Khi bạn sử dụng quen spot và dùng nó đo sáng nhanh và chính xác các tình huống trong chụp ảnh các bạn sẽ thấy hay và thú vị nhường nào

Các bạn lưu ý là tuy mỗi máy có chế độ Spot những tỷ lệ vùng đo spot với toàn khung hình nó khác nhau, và tỷ lệ này càng nhỏ, càng "tinh tế"

Ví dụ về spot của một số máy:
Nikon D3 là 1,5% khung hình
Nikon D300 là 2% khung hình
Nikon D80 là 2,5% khung hình
Nikon D60 là 2,5% khung hình
Canon 40D là 3,8% khung hình
Canon 450D là 4% khung hình
Canon 1000D, Canon 400D, 350D không có spot.
........
Chú ý:
- Có bác hỏi tôi là để lấy nét 1 điểm (cái điểm nháy màu đỏ trong khung ngắm) thì di chuyển điểm đo ra bên rìa có đo sáng spot tại điểm rìa đó không? Câu này cũng thú vị theo tôi được biết thì Spot Metering có thể thực hiện ở bất cứ điểm lấy nét nào chứ không nhất thiết tại trung tâm khuôn hình nhưng tôi mới chỉ gặp ở máy Nikon thôi, một số máy hãng khác tôi sử dụng đều phải đưa về trung tâm mới được


Hy vọng các bác nào chưa biết sẽ thạo cách sử dụng spot trong những tính huống ánh sáng khó và "tinh tế" .

5569_102798609730510_100000011149613_78943_3756112_n.jpg

Đo sáng theo ma trận (Matrix metering hay Multi-segment metering):

Đây là kiểu đo sáng mà toàn bức ảnh chụp được chia ra làm nhiều vùng (segment), mỗi vùng đều được đo sáng riêng biệt, sau đó các thông số đo được tổng hợp qua đó máy ảnh tính ra mức độ phơi sáng phù hợp nhất cho chủ đề định chụp.

5569_102798633063841_100000011149613_78944_634066_n.jpg

Đo sáng ma trận (máy sẽ đo sáng toàn màn hình)

5569_102798659730505_100000011149613_78945_8292821_n.jpg

Kết quả

5569_102798669730504_100000011149613_78946_2209556_n.jpg

Đo sáng ưu tiên trung tâm (Center-weighted):

Đây là kiểu đo sáng mà máy ảnh đo sáng căn cứ theo toàn bộ hình ảnh thấy được trong kính ngắm nhưng nhấn mạnh vùng ở giữa kính ngắm (Thường là vùng quan trọng nhất chúng ta cần thể hiện). Nó chiếm khoảng bao nhiêu % khung hình còn tùy thuộc vào loại máy và lựa chọn của chúng ta trong máy. Ví dụ D300 Center-weighted có 4 lựa chọn từ khoảng x% đến y%. Còn sport là 2%. D60 thì Center-weighted chỉ có một lựa chọn duy nhất nên cũng không cần quá quan tâm điều chỉnh.

5569_102798789730492_100000011149613_78947_8140710_n.jpg

Máy sẽ chỉ quan tâm bức ảnh đúng sáng trong vòng tròn vàng, bên ngoài sáng hay tối thì cũng mặc kệ

5569_102798809730490_100000011149613_78948_7753049_n.jpg

Kết quả
 
5569_102798819730489_100000011149613_78949_7961207_n.jpg

Đo sáng điểm (Spot metering):

Máy ảnh chỉ đo sáng một vùng rất nhỏ nằm giữa hình ảnh thấy được trong kính ngắm. Kiểu đo sáng này cho phép nhấn mạnh chỉ một vùng đặc biệt nằm trong chủ đề chụp thường được sử dụng khi chụp các chủ đề mà có hậu cảnh quá sáng hoặc quá tối

5569_102798833063821_100000011149613_78950_5743730_n.jpg

Máy sẽ chỉ quan tâm bức ảnh đúng sáng trong vòng tròn vàng, bên ngoài sáng hay tối thì cũng mặc kệ. Nhưng nó "tinh tế" hơn Center-weighted khi vòng tròn này chiếm tỷ lệ nhỏ hơn trong khung hình

5569_102798853063819_100000011149613_78952_5281232_n.jpg

Kết quả xung quanh thừa sáng, bức ảnh chỉ đúng sáng ở vòng tròn nhỏ

5091_101225359887835_100000011149613_29877_3334175_n.jpg

Nhưng tình huống này có thể chuyển sang chế độ đo sáng Spot (để chế độ A) rồi di điểm lất nét vào những tia ray cần thể hiện. Máy sẽ ra thông số khẩu độ và tốc độ, căn cứ đó chúng ta chuyển sang chế độ M chụp thoải mái
 
Rất cám ơn các bác động viên!

Nhìn theo con mắt máy ảnh
11. Bóng trong Nhiếp ảnh: BÓNG ĐỔ

Bóng đổ được hiểu là bóng của một vật thể, nó chính là bóng đen theo hình dáng, kích thước của vật thể được nguồn sáng chính (lưu ý là nguồn sáng chính) hắt ra theo hướng chiếu của nguồn sáng. Trong toán học người ta gọi là "hình chiếu", thông thường chúng ta chỉ học hình chiếu vuông góc (góc chiếu bằng 90 độ) mà thôi. Trong khi đó thực tế lại là một số hoàn toàn không biết trước. Bóng đổ đôi khi cũng được gọi là "Bóng ngả".

Cái hay của "bóng đổ" là hình dáng của chúng phụ thuộc vào bề mặt nơi bóng xuất hiện, để đơn giản tôi tạm gọi là "mặt đổ bóng” (MĐB). MĐB càng phẳng (mặt có thể nằm hoặc đứng (như bức tường)) thì bóng đen càng in rõ lên MĐB, nhưng nếu MĐB ghồ ghề, lồi lõm (sa mạc, bãi cát chính là nơi lý tưởng) thì bóng sẽ thành đường uốn khúc, cong keo theo MĐB. Chúng ta hay lưu ý là MĐB không chỉ cố định mà nó có thể thay đổi như mặt nước lúc gợn sóng, có lúc chúng ta phải cố tình tạo sự gợn sóng này, cảnh sắc trở nên đẹp và có hồn hơn.

12cm1692-1.jpg

Mặt trời mới mọc hoặc sắp lặn... thì bóng càng dài. Ảnh: Đến trường. Tác giả: Hieu (Lâm Phúc.)

hke_9610r-1.jpg

Trong lò gạch. Ảnh: Haikeu (Hải Thịnh).
 
Em sori cắt ngang mạch viết của bác một chút. Bác cho em hỏi là cái ống kính chất lượng đỉnh cao là đánh giá theo tiêu chí nào ạ? Và ống kính được làm trong khoảng thời gian nào thì các tiêu chí hài hòa nhất để gọi là đỉnh cao nhất ?
Ví dụ bác nhé:
- Chất lượng các thấu kính (Công nghệ của Leica cực cầu kỳ khi làm cái này)
- Mức độ quang sai
- Các lớp phủ bề mặt thấu kính (là bí quyết của từng hãng) như Nano trên Nikon chẳng hạn
- Mức độ chắc chắn của kết cấu ống kính, vỏ ống kính
- Khả năng căn nét chính xác nhanh, lấy nét êm;
- Những chuyển động bên ngoài vỏ ống kính trong quá trình căn nét
- Các tính năng như, chống rung, chống lóa v.v…
- Các tiện ích trong khi sử dụng như các lẫy chuyển đổi, các vòng hiệu chỉnh, v.v…
- Các đặc điểm khác chất liệu vỏ ống kính, kích thước và trọng lượng của ống, v.v…
- Độ nét ở các khẩu đọ, ở giữa ảnh và rìa ảnh
- Độ méo
- Chống viền tím ...

Hiện các nay các hãng đều sơn màu viền lên các ống xịn nhất của mình (thường ở đầu ống kính). Như Nikon là viền Vàng, Canon là Viền đỏ...

Ống kính xịn như con kưng của mỗi hãng nên được cưng chiều với đủ các đồ chơi mà "bố mẹ" có thể trang bị trong khả năng của mình. Ngày nay các ống kính xịn thường có mô tơ lấy nét nhanh siêu êm

Nikon - Silent Wave Motor (AF-S)
Canon - Ultrasonic Motor (USM)
Sony - Supersonic Wave Motor (SSM)
Olympus - Supersonic Wave Drive (SWD)
Pentax - Supersonic Drive Motor (SDM)
Sigma - Hypersonic Motor (HSM)
Tamron - Ultrasonic Silent Drive (USD).

Hoặc được trang bị các thấu kính đặc biệt hạn chế quang sai, thấu kính có độ tán xạ thấp, giảm thiểu hiện tượng tán xạ mang lại chất lương hình ảnh tốt hơn

Nikon - Extra-low dispersion (ED)
Canon - Ultra-low dispersion (UD)
Tokina - SD Super Low Dispersion (SD)
Sigma - Apochromatic (APO) sử dụng special low-dispersion (SLD) glass
Tamron - Low Dispersion (LD)

Được trang bị thêm khả năng chống rung, tất nhiên 1 số hãng có chống rung trên máy thì họ có thể không làm trên ống

Nikon - Vibration Reduction (VR)
Canon - Image Stabilization (IS)
Sigma - Optical Stabilization (OS)
Tamron - Vibration Compensation (VC)

Và nói chung các ống xịn nhất của các hãng có khả năng chống bụi, chống nước, chống va đập cao nhất trong ống kính của mỗi hãng. Thông thường các ống này cũng là các ống kính có độ mở lớn nhất có thể.

353_2146_AF-S-VR-Zoom-NIKKOR-200-40.jpg

Viềng Vàng

Olympus:

Các ống kính xịn của Olympus thường có đường viền màu trắng bạch kim, tuy nhiên có thể chưa rõ ràng như Canon hay Nikon khi các ống kính tiêu chuẩn thấp hơn chút có đường viền màu bạc kim xen màu tím

Pentax:

Các ống kính xịn của Pentax thường có đường viền vàng... ngoài ra thì các ống của Pentax nói chung đều thêm 1 đường viền xanh dễ nhận thấy

Tokina

Các ống kính xịn của Tokina thường có đường viền vàng
Nhưng có điều có thể bạn chưa biết là một số ống kính "lởm" của hàng này lại được sơn viền đỏ giống ống xịn của Canon. Bởi vì Tokina chính là do các kỹ sư tiên phong về ống kính zoom bất đồng quan điểm của Nikon tách ra thành lập nên mấy chục năm trước

Ở Nhật việc từ bò công ty là điều "khó chấp nhận" , và chả dại gì Tokina nói ra ý đó nhưng người sử dụng thì không thể không suy luận nó như món quà đáp lễ lại Nikon của các kỹ sư đã từ bỏ Nikon để theo đuổi giấc mơ làm ống kính zoom của mình
 
Ngoài ra bóng đổ còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Cường độ ánh sáng và khoảng cách của nguồn sáng chính: Cường độ càng mạnh, khoảng cách càng gần bóng càng sẫm, càng sắc cạnh nhưng chi tiết càng kém rõ. Tuy nhiên, lúc đó tương phản đen trắng càng cao, cảm giác chói trang càng lớn. Ngược lại bóng càng mờ nhạt càng cho cảm giác dịu mát.

- Hướng chiếu sáng: Hướng chiếu sáng càng nằm ngang (nguồn sáng chính là mặt trời thì đó là thời điểm càng gần mặt trời mọc và lặn), bóng đổ càng dài. Nó sẽ mất khi mà chiếu chủ thể vuông góc với mặt đổ bóng (chiếu đúng đỉnh đầu)

Bóng đổ thường giúp ích cho việc tôn thêm vẻ đẹp, ý nghĩa của chủ thể bằng hình dáng và sự tương phản của nó. Có thể nó cũng chính là đối tượng chụp, để nói lên chủ thể người ta thường gọi là "chủ thể gián tiếp"

Nhiều nhiếp ảnh gia rất ưa thích lấy bóng đổ làm chủ đề gián tiếp, nhưng trong thực tế của bất kỳ ai cầm máy, việc loại bỏ bóng đổ cũng không kém phần quan trọng . Ví dụ khi chụp hoa quỳnh nở ban đêm chúng ta thường dùng đèn, mà đèn đó là nguồn sáng chính sẽ tạo bóng đổ phía sau bức (có thể là bức tường). Nên ngoài nguồn sáng chính chúng ta phải dùng các nguồn sáng phụ chiếu vào bóng (trên tường) để loại bỏ bóng đổ.

Thông thường cách để loại bỏ bóng đổ là:

- Dùng nguồn sáng mạnh chiếu vào bóng để xoá đi.
- CHọn vị trí để đẩy lùi hậu cảnh vào bóng tối
- Hậu cảnh xa chủ thể cũng làm cho bóng đổ không rõ nét...

4951_101730249837346_100000011149613_48629_3580495_n-1.jpg

Chiếc Cúp

801-1.jpg

Bóng đổ tạo nhiều hiệu ứng kỳ lạ nhờ hình các bóng đổ tạo ra nhiều hình thù khác nhau như trong hình này 1 hình tròn sẽ có bóng hình trái tim
 
tiếp theo

Nhìn theo con mắt máy ảnh
12. Bóng trong Nhiếp ảnh: BÓNG ĐEN

Như các bạn đã biết Nguồn chiếu sáng không chỉ tạo ra bóng đổ, hay tạo ra ánh sáng phản chiếu từ chính bề mặt của vật thể và đó được coi là nguồn sáng thứ hai. Ngoài ra chúng ta còn có thể chụp thể loại ảnh "Bóng đen" hay còn được gọi bóng khối hoặc bóng bản thân nữa.

Khi nguồn sáng chính chiếu vào chủ thể nó chia chủ thể thành hai vùng rõ rệt. Vùng hướng về nguồn sáng được gọi là vùng sáng, phần không được chiếu sáng chính là bóng đen hay bóng khối. Điều này dễ hiểu nhất khi quan sát mặt trăng, nhưng khi trăng khuyết chính là chúng ta thấy cả hai vùng: Vùng sáng và bóng đen.

Những bức ảnh này thường chụp chủ thể mà hậu cảnh là bình minh hoặc hoàng hôn.. Đây là kỹ thuật sử dụng ánh sáng ngược: Ánh sáng chiếu từ sau lưng chủ đề đến ống kính .

Ánh sáng này cần có thêm kinh nghiệm về khẩu độ và tốc độ, nếu chủ đề là chân dung thì ánh sáng trên mặt rất dịu , tóc có viền sáng , mặt mày không bị nhăn nhó như lúc được chụp bằng ánh sáng phẳng .

Cách chụp:
- Chọn đối tượng cần chụp đứng ngược sáng hoặc chếch nguồn sáng (mặt trời, bóng đèn...).
- Đo sáng vào nền trời phía sau, vì thường chúng ta cần giữ một cảnh trời hoàng hôn hay bình minh đẹp trong ảnh. Rồi chuyển máy sang chế độ M
- Có thể cài nhiệt độ màu theo K để cho màu sắc theo ý muốn hay chụp đuôi Raw để dễ điều chỉnh phần mềm Photoshop hơn.
- Thường lấy nét vào đối tượng chụp... tùy chủ ý sáng tác của mội người
- Và chỉ mỗi việc còn lại là bấm máy

img_1823_184.jpg

Ảnh: Jonhook

chuon_chuon_211-1.jpg

Chuồn chuồn (Ảnh Lekima) ... Còn này ở tận Đồ Sơn đấy các bác :)

tuoithofilemaufilenho.jpg

Tuổi thơ. Ảnh Shootgun (Minh Quân)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,726
Bài viết
1,136,328
Members
192,512
Latest member
789winkitchen
Back
Top