What's new

[Tổng hợp] Non nước Ninh Bình

Từ Hòa Bình xuôi ra biển, đất Ninh Bình là một vùng tiếp giáp giữa núi non Tây Bắc và đồng bằng lấn biển. Hàng vạn năm trước, khi nước biển dâng cao, có lẽ chỉ có những dãy núi đá nhấp nhô là vượt trên mặt nước. Khi nước biển hạ xuống, các dòng sông mang phù sa lấn dần ra biển.

Đến tận thế kỉ 19, thì vùng giáp biển vẫn còn hoang sơ, cho đến khi Nguyễn Công Trứ khai hoang lấn mặn, mới có xứ Kim Sơn ngày nay.

Do vậy mà du lịch Ninh Bình luôn gắn với núi, với đá, và với nước. Từ cố đô Hoa Lư ẩn trong vùng núi Trường Yên đến nhà thờ Phát Diệm, đều là dấu ấn của đá. Từ Tam Cốc cũ kĩ đến Vân Long và Tràng An, đều là mặt nước yên bình.

Có lẽ không vùng nào ở nước Việt mình mà hai chữ Non - Nước lại sâu nặng đến thế.
 
Cầu ngói Kim Sơn

Ngay thị trấn Kim Sơn có cây cầu ngói khá đẹp.

Đây cũng vốn là cây cầu ngói cổ, ngang với cầu ngói Thanh Toàn ở Huế, tuy không cổ bằng chùa Cầu Hội An, nhưng cũng có giá trị lịch sử lớn. Chân cầu làm bằng gỗ lim rất lớn, chứ không phải xây bằng gạch như chùa Cầu hay cầu Thanh Toàn, và khoảng cách của cầu, chiều cao tĩnh không đều vượt hơn hẳn hai cầu ngói nổi tiếng kia.

Nhưng rồi thời gian biến đổi, nên cột gỗ xuống cấp. Người ta đã thay bằng cột ximăng, rồi sàn cầu bằng gỗ cũng đổ bêtông hết, nên có cảm giác nó là cây cầu mới.

Ở bên cầu chả có biển di tích nào cả, và hình như cũng ít người quan tâm đến kiến trúc đặc biệt này.

picture.php
 
Nhà thờ Phát Diệm

Đây là ngôi nhà thờ Công giáo đặc biệt nhất, và có lẽ thu hút khách du lịch nhất ở Việt Nam. Có lẽ là độc đáo ở cả tầm thế giới nữa. Đó cũng là một sự thực chứ không phải là tâng bốc quá.

Nhà thờ Công giáo vĩ đại, hoành tráng, rực rỡ đẹp đẽ thì cũng có thể gặp nhiều. Từ Tòa thánh Vatican, các giáo đường nổi tiếng phương Tây, ..., nhưng nhà thờ với kiến trúc hoàn toàn kiểu đình chùa thì chắc chỉ có một.

Đôi lúc tôi nghĩ, có lẽ ở Trung Quốc, nếu Thiên Chúa giáo được tự do phát triển, thì cũng có thể có những ngôi giáo đường phong cách thế này. Nhưng có lẽ do không phát triển được, hoặc nếu có thì Cách mạng VH của TQ cũng xóa sổ rồi. Còn ở Nhật, Hàn có nhà thờ nào kiểu này không thì không rõ lắm, nhưng hình như cũng không có thì phải.

Vì thế, nhà thờ Phát Diệm càng độc đáo.
 
Con đường từ ngoài đường lớn vào chính diện nhà thờ quá hẹp, những khối nhà hai bên tiến sát ra đường. Ngay lối rẽ là tấm biển đỏ của một cơ quan chính quyền mà tôi không nhớ. Nhưng không có tấm biển nào chỉ dẫn "Nhà thờ Phát Diệm" cả.

Tiến vào gần nhà thờ, cũng buồn buồn, vì xung quanh là những ngôi nhà dân lô nhô vươn lên. Ngay đầu ngõ là nhà cho thuê áo cưới, tiệm phim ảnh, quầy tạp hóa sặc sỡ tranh nhau vị trí đắc địa là nhìn thẳng sang nhà thờ. Mấy chiếc xe bán tải đỗ nghênh ngang chắn cả lối đi.

Đứng bên này hồ nước rộng hình vuông, có thể thấy nhà thờ đằng xa. Hòn đảo giữa hồ có bức tượng Chúa Giêxu Vua (tượng tôn vinh Chúa Giêxu là Vua của các vua trên khắp mặt đất).


picture.php
 
Việc tạo một hồ nước rộng ngay phía trước công trình là phong cách phong thủy phương đông khá rõ. Các công trình nhà thờ châu Âu không bao giờ như thế, nếu có nước thì cũng chỉ là bể nước, đài phun nước, còn thường thì con đường phải rộng thẳng đến trực diện nhà thờ.

Ngay trước nhà thờ chính Phát Diệm là tòa Phương đình bằng đá, được coi là công trình đẹp nhất.

Toà phương đình này khiến tôi nhớ lại một số tòa nhà thờ ở Italia như nhà thờ Pisa, nhà thờ Florence cũng có một công trình lớn phía trước cửa chính, là tòa tháp Rửa tội. Nhưng các tháp này đều kín mít đầy bí ẩn.

Ở đây kiến trúc sư của nhà thờ Phát Diệm - Linh Mục Trần Lục đã xây một công trình mở, là tòa đình vuông bằng đá, thông từ trước ra sau với lối kiến trúc phương đông đặc sắc. Toàn bộ khối nhà bên dưới bằng đá khối ghép khéo léo, đứng trên một cái nền được đóng hàng vạn cây tre nên không bị lún.


picture.php
 
Last edited:
Ở giữa tòa phương đình có một phiến đá rất lớn, phẳng lỳ nhẵn bóng do không biết bao nhiêu người đã nằm ngồi trên đó. Tảng đá đó được lấy từ khu vực Thành Nhà Hồ (Tây Đô) ở Thanh Hóa đem về, tương truyền chính là sập trong điện cũ của nhà Hồ. Do đó trong phương đình phải đi men theo hai đường bên.

Trên tầng hai, bốn phía có bốn lầu nhỏ, trên nóc là bốn vị Thánh sử - những người viết sách Phúc Âm, tức Kinh thánh. Mặc dù Kinh thánh là "lời từ Chúa" nhưng bốn vị viết không giống nhau, nên khi dùng kinh thì phải ghi rõ là sách của ai, Luke hay Matthew, hay John, hay Mark.

Lầu giữa phương đình để một cái trống lớn, lầu trên đó treo một quả chuông, mà người ta hay gọi là chuông nam, để phân biệt với chuông tây; chuông tây là chuông nhà thờ kiểu tây, có dùi ở trong, phải kéo cho chuông lắc để dùi gõ từ trong ra; còn chuông nam là kiểu đền chùa truyền thống, treo cố định và lấy dùi gõ từ bên ngoài. Cái này chỉ có người vùng TCG thì mới phải lăn tăn phân biệt gọi tên riêng là chuông nam.

Phía trước phương đình viết chữ Hán: "Thánh cung bảo tòa", liên tưởng đến những ngôi đình cổ thường viết "Thánh cung vạn tuế" ở giữa đình.

Phía trước Phương đình là hai tượng Thánh tông đồ: Peter cầm chìa khóa thiên đường, và Paul.
 
Last edited:
Sau phương đình chính là ngôi mộ của Cụ Sáu, tổng công trình sư của nhà thờ Phát Diệm. Có điều tôi thấy phân vân là bia mộ quay ra cổng, tức là mộ đặt đầu quay ra cổng, chân quay vào nhà thờ chính. Và người đứng trước mộ cũng quay lưng lại nhà thờ chính.

Từ Phương đình nhìn qua sân là năm khung cửa của nhà thờ chính, với ba gác mái cong phía trên. Gác chính giữa, đỡ thập giá là bốn thiên thần, bên dưới có 4 chữ hán : "Thẩm phán tiền triệu", nghĩa là điềm báo trước ngày phán xét (ngày Tận thế, Thiên Chúa sẽ phán xét).

Trên vòm cửa chính giữa là bức điêu khắc đá lớn và đẹp nhất của nhà thờ, với rất nhiều các đóa hoa hồng, các thiên thần. Tấm đá này nặng hàng chục tấn.

Bên dưới các khung cửa là gian đầu tiên của nhà thờ chính, nơi để kiệu thánh trong lễ rước kiệu.

picture.php
 
Ngoài lề chút : Không biết Chitto nghĩ sao chứ tớ thấy linh mục Trần Lục ( hay ông Sáu ) này là nhân vật phản dân nên không đáng được lưu tượng lại . Chính Trần Mục ngày xưa đã huy động và vũ trang cho giáo dân để cùng giặc Pháp đàn áp cuộc khởi nghĩa Ba Đình của Đinh Công Tráng .
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,311
Bài viết
1,175,023
Members
192,036
Latest member
imperiaglobalgate
Back
Top