What's new

[Tổng hợp] Non nước Ninh Bình

Từ Hòa Bình xuôi ra biển, đất Ninh Bình là một vùng tiếp giáp giữa núi non Tây Bắc và đồng bằng lấn biển. Hàng vạn năm trước, khi nước biển dâng cao, có lẽ chỉ có những dãy núi đá nhấp nhô là vượt trên mặt nước. Khi nước biển hạ xuống, các dòng sông mang phù sa lấn dần ra biển.

Đến tận thế kỉ 19, thì vùng giáp biển vẫn còn hoang sơ, cho đến khi Nguyễn Công Trứ khai hoang lấn mặn, mới có xứ Kim Sơn ngày nay.

Do vậy mà du lịch Ninh Bình luôn gắn với núi, với đá, và với nước. Từ cố đô Hoa Lư ẩn trong vùng núi Trường Yên đến nhà thờ Phát Diệm, đều là dấu ấn của đá. Từ Tam Cốc cũ kĩ đến Vân Long và Tràng An, đều là mặt nước yên bình.

Có lẽ không vùng nào ở nước Việt mình mà hai chữ Non - Nước lại sâu nặng đến thế.
 
Em tham gia tý chút :
Chuyện về ông Sáu và Phát Diệm thì nên để lịch sử xem xét, đọc " Ông Cố Vấn " sẽ rõ ạ
Bác Chitto viết về Ninh Bình hay quá ! Cảm phục
Tặng bác 2 tấm ảnh về Ninh Bình ! Đố bác đoán được ở đâu ?

Bình yên một thoáng cho tim mềm...
2992511874_5c4b306a4c.jpg

Bình yên ta chờ nghe...
2992513624_6016c48953.jpg

Em cũng quê NB ạ ! Cũng có một số ảnh ! Có dịp hy vọng được show hầu bác
 
Ảnh bạn chụp chắc ở khu Vân Long? Hoặc có thể là Thung Nắng.

Chuyện Cụ Lục thì giáo dân dựng tượng trong khu vực của họ, chứ không phải khu vực công cộng chung cho tất cả mọi người. Do đó cũng khó để mà đánh giá.

Trong trường hợp này, ông có công trong việc xây dựng một công trình đẹp của Việt Nam (với mục đích phục vụ tôn giáo), và những tội đối với sự nghiệp chống Pháp của người Việt.

Cha cao nhất của ông là Chúa, mẹ cao nhất là Đức Mẹ; cha to nhất của ông là Vatican, và mẹ to nhất là Mẫu quốc Pháp, nên ông làm thế.

Thôi thì khi nhớ đến ông thì cũng nhớ đến đồng thời cả hai điều đó vậy.
 
Bên trong nhà thờ Phát Diệm là những hàng cột gỗ lim cao vút tạo thành những gian giữa cao nhất và hai chái sang hai bên thấp dần. Bên trên có một lớp cửa lấy ánh sáng. Những cây cột này cao mười mấy mét, nặng 7 - 8 tấn; những cây lim phải sống đến 3 - 4 trăm năm mới đủ kích thước thế này.

Tòa giáo đường này có lẽ là tòa nhà gỗ lớn nhất ở Việt Nam hiện nay. Các tòa điện ở Huế kém xa về độ cao, kích thướcc cột, bước cột. Còn những cung điện xưa ở Thăng Long thì chưa ai biết chính xác thế nào để mà so sánh.



picture.php
 
Đến khi đã quá muộn, ánh sáng đã không còn rọi được vào trong lòng nhà thờ, những giáo dân đi lễ đã ra ngoài hướng về hang đá Lộ Đức cầu nguyện; trong nhà thờ chỉ còn một đoàn du khách. Chụp vội mấy cái ảnh xấu òm.

Gian Cung Thánh, nơi để bàn thờ chính là phần cuối của tòa nhà gỗ, mái thấp hơn phần giữa. Bàn thờ chính là một khối đá liền nặng mấy chục tấn. Bên trên tầng lớp những bức cửa võng (gọi theo kiểu dân gian bắc bộ) sơn son thếp vàng.

Chính giữa là tượng Đức Mẹ bế Chúa Hài đồng, với hàng loạt các tranh thánh. Bên trên là tượng Chúa Giêxu làm vua ở giữa, mỗi bên là 3 thánh tử đạo người Việt. Những vị này đều bị triều Nguyễn xử tử trong thời "sát tả". Trên cùng lại là tranh Đức Mẹ. Vốn nhà thờ có tên chính thức là Nhà thờ Kính Trái tim Đức Mẹ, nên chủ đề Đức Bà Maria được tôn vinh nhiều.



picture.php
 
Các giáo dân đang cầu nguyện bên ngoài, hướng về phía hang đá Lộ Đức.

Trong khuôn viên nhà thờ Phát Diệm có 3 núi đá

- Hang Belehem: Tượng trưng cho chuồng cừu nơi bà Maria sinh Chúa Giexu
- Núi sọ Golgotha: Tượng trưng nơi Chúa Giexu bị đóng đinh câu rút
- Hang Lộ Đức: Tượng trưng hang Loudres ở Pháp, tương truyền nơi Đức Mẹ hiện ra nhiều lần vao thời trung cổ.

Vì nhà thờ Phát Diệm mang tên chính là để thờ Trái Tim Đức Mẹ, nên hang này được lập và thường xuyên được cầu nguyện.

picture.php
 
Trong bức ảnh trên, tòa nhà bên phải là nhà nguyện Kính Trái tim chúa Giexu, trong đó có những bức trạm khắc gỗ rất đẹp, đã từng bị gỡ đi đem triển lãm ở Pháp thời Hội chợ Thuộc địa Pháp (1912).

Bộ "cửa võng" này ở giữa là hình Trái tim (của Chúa) bùng cháy. Xung quanh là vô vàn họa tiết trang trí cầu kỳ.
(Tuy vậy, so với điêu khắc đá ở Angkor thì thật chỉ là trò trẻ con. Hứt hứt)

picture.php
 
Last edited:
Ở Ninh Bình có một địa điểm rất đáng tới mà mình thấy ít người biết đến, không biết bác có biết không?. Dân quanh vùng thường gọi là Nhà thờ Gạch, còn đúng ra đó là Tu viện Phú Sơn. Lần đầu tiên tới đây, mình đã đứng lặng người. Đây là tu viện của một dòng tu kín, dòng tu khổ hạnh, họ tự cung tự cấp tất cả trong khuôn viên của tu viện, trồng trọt, chăn nuôi, họ nuôi cả bò sữa nữa. Về kiến trúc thì toàn bộ tu viện dựa lưng vào một hòn núi, trên núi có hang đặt tượng Đức mẹ, đỉnh núi trồng cây thánh giá rất lớn. Tu viện được xây dựng bằng một loại gạch đặc biệt mà đến nay đã gần trăm năm mà không hề bị rêu phong. Chính Cha đạo thành lập tu viện này đã tự mình thiết kế, đúc gạch huy động giáo dân xây dựng nó mà không hề có bản vẽ hay tài liệu gì hết. Mỗi viên gạch có hình dạng khác nhau đều được đúc riêng biệt chứ không phải là đẽo gọt như bây giờ. Phát Diệm thì quy mô đồ sộ hơn nhiều nhưng cái duyên dáng chưa chắc đã được như tu viện này. Hiện nay tu viện vẫn giữ được kiến trúc như xưa chỉ mỗi cái gác chuông bị Pháp bắn đổ mà ngày nay sau bao nhiêu lần thiết kế mà không tìm nổi mẫu nào để xây lại cho phù hợp với tổng thể tu viện, đành phải để nguyên trạng vậy. Đấy là tớ nghe cha đạo cai quản tu viện kể vậy. Mà năm nay tớ thấy có biển chỉ dẫn tới đó rồi đấy. Tớ lang thang tình cờ thấy nó, không có máy ảnh, chỉ chụp bằng điện thoại. Nếu bác nào có thì post lên, không để tớ post tạm ảnh xấu lên vậy.
 
Bạn post ảnh lên đi, tôi chưa được biết về nhà thờ này, mà cũng không được nghe nói đến.

Các nhà thờ ở khu vực Kim Sơn - Tiền Hải (Bùi Chu - Phát Diệm) rất nhiều, và phong phú đa dạng. Đây là khu vực xưa kia Công giáo hình thành và phát triển đầu tiên khi các giáo sĩ từ Macau sang truyền giáo. Dân cư khu vực này cũng là dân khẩn hoang, làng xã mới lập,..., nên cũng dễ chấp nhận tôn giáo mới hơn là những làng lâu đời (đã thờ thành hoàng, thờ Phật lâu rồi).
 
Ở Ninh Bình có một địa điểm rất đáng tới mà mình thấy ít người biết đến, không biết bác có biết không?. Dân quanh vùng thường gọi là Nhà thờ Gạch, còn đúng ra đó là Tu viện Phú Sơn. Lần đầu tiên tới đây, mình đã đứng lặng người. Đây là tu viện của một dòng tu kín, dòng tu khổ hạnh, họ tự cung tự cấp tất cả trong khuôn viên của tu viện, trồng trọt, chăn nuôi, họ nuôi cả bò sữa nữa. Về kiến trúc thì toàn bộ tu viện dựa lưng vào một hòn núi, trên núi có hang đặt tượng Đức mẹ, đỉnh núi trồng cây thánh giá rất lớn. Tu viện được xây dựng bằng một loại gạch đặc biệt mà đến nay đã gần trăm năm mà không hề bị rêu phong. Chính Cha đạo thành lập tu viện này đã tự mình thiết kế, đúc gạch huy động giáo dân xây dựng nó mà không hề có bản vẽ hay tài liệu gì hết. Mỗi viên gạch có hình dạng khác nhau đều được đúc riêng biệt chứ không phải là đẽo gọt như bây giờ. Phát Diệm thì quy mô đồ sộ hơn nhiều nhưng cái duyên dáng chưa chắc đã được như tu viện này. Hiện nay tu viện vẫn giữ được kiến trúc như xưa chỉ mỗi cái gác chuông bị Pháp bắn đổ mà ngày nay sau bao nhiêu lần thiết kế mà không tìm nổi mẫu nào để xây lại cho phù hợp với tổng thể tu viện, đành phải để nguyên trạng vậy. Đấy là tớ nghe cha đạo cai quản tu viện kể vậy. Mà năm nay tớ thấy có biển chỉ dẫn tới đó rồi đấy. Tớ lang thang tình cờ thấy nó, không có máy ảnh, chỉ chụp bằng điện thoại. Nếu bác nào có thì post lên, không để tớ post tạm ảnh xấu lên vậy.

Cái nhà tờ bạn nói nằm ở địa phận xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, Ninh Bình
Đi đường 12A ( đường đi Cúc Phương), đến ngã ba Phú Sơn rẽ vào
Quê ngoại mình ở đây, đi qua khá nhiều nhưng chỉ biết ở đó có giáo dân , hình như là xứ đạo Châu Sơn
Cũng chưa nghe nói đến nhà thờ gạch nào cả ! Ở gần đó có 1 nhà máy gạch
Có dịp sẽ chụp ảnh post hầu các bác ;)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,311
Bài viết
1,175,023
Members
192,036
Latest member
imperiaglobalgate
Back
Top