What's new

[Tổng hợp] Non nước Ninh Bình

Từ Hòa Bình xuôi ra biển, đất Ninh Bình là một vùng tiếp giáp giữa núi non Tây Bắc và đồng bằng lấn biển. Hàng vạn năm trước, khi nước biển dâng cao, có lẽ chỉ có những dãy núi đá nhấp nhô là vượt trên mặt nước. Khi nước biển hạ xuống, các dòng sông mang phù sa lấn dần ra biển.

Đến tận thế kỉ 19, thì vùng giáp biển vẫn còn hoang sơ, cho đến khi Nguyễn Công Trứ khai hoang lấn mặn, mới có xứ Kim Sơn ngày nay.

Do vậy mà du lịch Ninh Bình luôn gắn với núi, với đá, và với nước. Từ cố đô Hoa Lư ẩn trong vùng núi Trường Yên đến nhà thờ Phát Diệm, đều là dấu ấn của đá. Từ Tam Cốc cũ kĩ đến Vân Long và Tràng An, đều là mặt nước yên bình.

Có lẽ không vùng nào ở nước Việt mình mà hai chữ Non - Nước lại sâu nặng đến thế.
 
Đền Trần - Suối Tiên

Trước sân là hàng cây nào đại, nào đa... Nhìn kĩ lại thì bên dưới mỗi cây đều có một khối đá đẹp, trên đó khắc tên người "trồng cây".

Hãy thử xem là ai: Hai cây sát đền, nhìn từ ngoài vào thì bên trái của Nguyễn Tấn Dũng, bên phải của Trần Đại Quang. Tiếp bên dưới thì bên trái Trần Đại Quang (lần 2), Tô Huy Rứa, bên phải Nguyễn Thị Kim Ngân, Đinh Tiến Dũng,... rồi thì Tô Lâm, Nguyễn Xuân Phúc. Nói chung thấy nguyên Bộ Chính trị nằm đây.

Có mấy cây gần cổng hơn, bên dưới cũng có khối đá, mà chưa khắc tên ai. Chắc chờ "đồng chí" nào trong Bộ đó về rồi giả vờ trồng trồng tưới tưới rồi khắc tên một thể !

35887606362_224e40e8fc_c.jpg


36017191206_114ce2193a_z.jpg
 
Sau khi rời đền Suối Tiên, thuyền quay vòng lại phía phim trường Kong. Non nước lại trải ra rất đẹp, trên mặt nước những con le le nhào đầu bắt đám cá nhỏ. Dưới suối rong kín đặc lập lờ uốn lượn.

35887606272_dbc75a30ef_c.jpg


36058715445_afbb9f18e4_c.jpg


36058714695_7fcba61904_c.jpg
 
Một khối núi trông hơi giống con rùa

36058714455_b698211077_c.jpg


Trời hơi mù nên cảnh mờ ảo lại có phong vị riêng

35218945034_feda28a85b_c.jpg


Quay lại chỗ lúc nãy đã đi qua, bên trái là thủy đình và phía sau là ba khối núi hình con đại bàng tung cánh

36058713585_d54e9f7b60_c.jpg
 
Re: Đền Trần - Suối Tiên

Em nghĩ bác Chit có một phần ở chỗ mấy hàng cây đại, cây đa rồi. Vài năm nữa các phuoters sẽ thấy tên bác khắc trên một trong những khối đá ở đây thôi.
Nhưng bác nhớ phải trồng thật, tưới thật đấy nhé chứ đừng diễn, như thế mới có lộc. :))
 
Nếu mà trồng, chắc tôi trồng một cây đu đủ, sau một mùa người ta bỏ đi còn có chỗ cho người khác !

Buồn cười là ở chỗ với cái sân bé bé trước đền như vậy, trồng toàn cây vào hàng "để đời" như thế, nhưng cây này cách cây kia chỉ 2m. Năm mười năm nữa chúng lớn lên, như cái cây đa, cây đại, cây sanh,... kia thì đất nào cho đủ, chỗ nào cho chúng tỏa bóng hay lấy nắng ?

Hay người ta trồng cây cũng theo nhiệm kỳ. Vài năm nữa lại thay bằng cây mới ?

_______________________________________


Đối diện với thủy đình và ngọn núi hình chim vươn cánh là một quần thể nhiều tòa điện, được gọi chung là Hành cung Vũ Lâm.

Tên gọi hành cung Vũ Lâm là cả một vùng rộng lớn, có lẽ bao quanh cả Tràng An bây giờ, là nơi xưa kia vua Trần lui về củng cố lực lượng chống Nguyên Mông. Sau đó Trần Nhân Tông xuất gia cũng tại nơi này, chứng tỏ có các chùa ở đây. Những cái tên như Nội Lâm, Văn Lâm, Vũ Lâm đều gợi đến cảnh rừng núi mênh mông.

Khu "Vũ Lâm" trong Tràng An có 6 tòa nhà: phía trước ba và phía sau ba. Phía trước ba thì ở giữa là điện thờ 8 vua triều Trần cùng Trần Thủ Độ, Trần Thị Dung; bên trái là tòa điện thờ Trần Hưng Đạo, bên phải là tòa điện thờ Đinh Tiên Hoàng và các vị trung thần triều Đinh. Phía sau ba tòa thì ở giữa là chùa Khai Phúc, bên trái thờ Trương Hán Siêu, bên phải là tòa thờ Tam tòa Thánh mẫu. Bên cạnh còn một dãy bia đá đã dựng nhưng chưa đục chữ. Các tòa nhà đều được làm bằng gỗ tốt.

Tình trạng chung là vàng son chói lọi rực rỡ, nhưng chữ Hán viết thì xấu tệ hại.

Một tượng thờ vua Trần ở điện giữa

36058713485_a4c888476a_z.jpg


Chùa Khai Phúc ở phía sau.
Chùa Khai Phúc được cho là nơi Trần Nhân Tông đã xuất gia đi tu, vốn được xác định nằm ở nơi khác. Nhưng quần thể này cứ lấy cái tên đó đặt ở đây.

36058713165_d08021fe13_c.jpg


Trong chùa có bộ đèn chùm hoành tráng

36058712975_9ed8c7d9de_c.jpg


Điện thờ Mẫu: ba pho tượng tạc bằng đá quý

36058712635_c95e192898_c.jpg
 
Last edited:
Từ khu "Hành cung" này leo qua một quèn đá thấp sang bên kia quả núi là khu bối cảnh quay bộ phim Kong - Skull island: làng của người bản địa.

Cá nhân tôi không thấy cái phim này có nội dung gì mấy, chỉ là kỹ xảo con Kong với hai con quái vật là chính. Bối cảnh non nước người xem VN thì vui thích vậy chứ có nổi bật được gì đâu.

Cái khu làng thổ dân với những người "không thích nói" vẽ mặt này nọ còn lại được làm thành nơi du lịch. Sau này còn làm gì nữa thì chưa biết.

36058711865_ef56e9f787_c.jpg


36058711475_23782bbf27_c.jpg


35218943664_7e3dca35b5_c.jpg


36058710885_3c9169145d_c.jpg
 
Cách không xa bến thuyền Tràng An là địa điểm mới nổi: động Am Tiên - hay tự nhiên được các fan phim chưởng gọi là Tuyệt Tình cốc. Tuy nhiên không biết vì nhầm lẫn hay cố ý, mà biển báo thì ghi là Động Am Tiện - Tuyệt TỊNH cốc. Cũng hay, không phải Tuyệt tình mà là Tuyệt Tịnh - nơi tuyệt đối an tịnh, hoặc là "chấm dứt sự yên tĩnh".

Đây vốn là một thung lũng bốn phía là núi đá vôi vây kín. Ở một đầu của thung đá thấp hơn, tạo thành một quèn đá có thể leo qua dễ dàng. Trước kia đây là lối vào thung. Ở phía đầu kia của thung người dân tìm ra một hang động nhỏ. Tương truyền xưa kia đây là nơi vua Đinh nuôi nhốt thú dữ như voi, hổ. Dấu tích không còn lại gì.

Cái động nhỏ ở cuối của thung được đặt bàn thờ tiên, rồi thờ Phật, nên gọi là Am Tiên. Chữ "động" vừa có nghĩa là cái hang lớn trong núi, vừa có nghĩa là một thung lũng giữa các dãy núi.

Gần đây thung này được làm du lịch. Trên cái quèn đá ra vào thung họ xây thành một cái cổng đá, giống như cổng thành cổ, xung quanh xây đá. Rồi có hai cái hầm đào xuyên qua núi ở hai cạnh của thung, nếu chạy xuyên thì có thể từ Tràng An sang Hoa Lư gần hơn. Tuy nhiên giờ đã không còn ra vào tự do, mà phải mua vé và gửi xe lại.


Đây là đứng ở trên đầu kia của thung, nơi có hang nhỏ mà người dân biến thành chùa thờ Phật

35669292570_5192d298ce_c.jpg


Cái hang được tu sửa thành nơi thờ, có một hõm sâu đằng sau bàn thờ, nước chảy xuống được giữ lại, và được gọi là "giếng Giải Oan". Tôi không hiểu tại sao cứ phải là Giải oan? Người ta oan khuất nhiều thế chăng? Suối Giải Oan ở Yên Tử, động Giải Oan ở chùa Hương, và cứ chỗ nào có mạch nước trong núi cũng lại được gọi là Giải Oan? Nghe nó não nề và chịu đựng, buồn thảm quá. Sao không thành giếng Hy vọng, giếng Thanh Tịnh có phải hơn không?

Mấy cái trụ tròn trong ảnh là các ang đá được đặt để hứng nước từ trên trần nhỏ xuống, khỏi cho bắn tung tóe và lại cũng là nước cho ai muốn hứng mang về.

35669292840_e294b189fa_c.jpg


Bên dưới là cái chùa mới xây, tuy nhiên bàn thờ giữ được mấy pho tượng cổ, chứng tỏ sự hiện diện của một ngôi chùa cổ đã từng ở đây

36017186466_441e49c940_z.jpg
[/url]
 
Last edited:
Đầu đối diện với hang đá là cái cổng - lối ra vào thung ngày xưa. Quèn đá ngày trước cũng thấp có thể trèo qua được, và đằng sau là thông ra khu dân cư. Nay nó được xây bằng đá, bên trên là tòa lầu thành bằng gỗ. Mà lại có một cái bàn thờ nhỏ đặt giữa cái lầu đó.

Tiếc rằng ở đây người ta đã trồng quá nhiều cây ở ven nước, mà toàn cây sẽ ra lá sum suê dầy đặc, khiến cho người đi bên dưới sẽ không còn nhìn ngắm rõ được xung quanh. Hình như toàn cây bồ đề thì phải.

Tình trạng trồng cây quá dầy quá nhiều và có vẻ không được tính toán cẩn thận xảy ra khắp cả khu Tràng An này, mà chùa Bái Đính lại càng tệ.

35887594362_19f8df92d9_c.jpg


Đứng trên cổng nhìn xuống thung, hồ nước sau cơn mưa khá trong. Con đường chạy vòng quanh hồ đi bộ một chốc là hết.

35887593002_c99a337beb_c.jpg


Một bầy be he - đặc sản Ninh Bình thản nhiên leo trèo

35669292410_197191da7c_z.jpg
 
Bản đồ để có thể dễ dàng hình dung hơn về khu vực này:

Động Am Tiên nằm gần khu kinh đô Hoa Lư cổ. Trước kia khu đó tự do ra vào, giờ xây mấy cái cổng ở ba phía, rồi hạn chế ra vào, phải gửi xe bên ngoài. Tuy nhiên vẫn có thể đi xe thẳng vào trong đó.


35954640972_a8bb17e35e_c.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,340
Latest member
xjjrc
Back
Top