What's new

[Tổng hợp] Non nước Ninh Bình

Từ Hòa Bình xuôi ra biển, đất Ninh Bình là một vùng tiếp giáp giữa núi non Tây Bắc và đồng bằng lấn biển. Hàng vạn năm trước, khi nước biển dâng cao, có lẽ chỉ có những dãy núi đá nhấp nhô là vượt trên mặt nước. Khi nước biển hạ xuống, các dòng sông mang phù sa lấn dần ra biển.

Đến tận thế kỉ 19, thì vùng giáp biển vẫn còn hoang sơ, cho đến khi Nguyễn Công Trứ khai hoang lấn mặn, mới có xứ Kim Sơn ngày nay.

Do vậy mà du lịch Ninh Bình luôn gắn với núi, với đá, và với nước. Từ cố đô Hoa Lư ẩn trong vùng núi Trường Yên đến nhà thờ Phát Diệm, đều là dấu ấn của đá. Từ Tam Cốc cũ kĩ đến Vân Long và Tràng An, đều là mặt nước yên bình.

Có lẽ không vùng nào ở nước Việt mình mà hai chữ Non - Nước lại sâu nặng đến thế.
 
Cái hành lang La hán có 500 pho, tạc bằng đá xanh, mỗi pho có đánh số và tên các vị ấy.

Trong kinh Phật rất hay có đoạn: Phật thuyết pháp, có 500 vị la hán nghe. Nhưng đó là con số ước lệ. Còn sau này Trung Quốc đặt ra các vị và các sự tích này nọ, đều là thêm thắt vào mà thôi.

Tường sau lưng các vị La hán cũng có các ô để tượng Phật, chia làm ba hàng cao thấp. Ngày xưa được biết là 5 triệu đồng cho một pho tượng Phật có đề tên và để trong ô lắp kính bên ngoài. Người nào muốn cúng sẽ đăng ký và được để tên mình. Dần dần các vị trí đẹp được mua trước, nhất là các vị trí trong các tòa điện, chắc là giá phải cao hơn. Rồi đến các vị trí mà người ta dễ nhìn thấy, như là ở các bức tường thoáng. Tiếp theo là ở hành lang, nhưng phải là các ô trên cao. Nhìn lại thì các ô ở tầng dưới lại khuất sau lưng tượng đá thì hầu như còn trống trơn, không ai muốn bỏ tiền mua ở vị trí xấu đó cả.

Tôi cười nói với bạn: dẻo bất động sản ở dưới này kém quá, rao mãi mà gần 10 năm rồi chưa bán được; ai đời đã thấp lại còn khuất. Cúng Phật mà đúng là trò mua danh bán lợi.

Hàng đầu bên phải là pho tượng Hòa thượng Thích Quảng Đức, hay được gọi là Bồ tát. Hòa thượng đã tự thiêu năm 1963 để phản đối chính sách kỳ thị Phật giáo của Ngô Đình Diệm. Ngọn lửa Thích Quảng Đức là một trong những hình ảnh ám ảnh nhất của lịch sử báo chí thế giới, có tiếng vang lớn nhất vào thời đó.

Dễ thấy hàng ô dưới cùng sau lưng tượng vẫn đang trống, các miếng này được coi là đất xấu mà.

35925508531_75df3481bd_z.jpg


Hành lang dài hun hút với các pho tượng đá bị sờ ở một số chỗ nên nhẵn thín đi. Chỗ nào bị sờ nhiều thì bóng lên và lộ màu đá đen sẫm, chỗ khác màu xám.

36058706035_31e55f0943_c.jpg


Có pho tượng được sờ ở một số điểm rất đặc dị

35925508011_14df900e06_z.jpg
 
Cái trống đồng và chuông đồng thì xỉn màu, trông bẩn quá. Bụi đất rồi lại quá to cao nên không được lau chùi.

Tôi bảo bạn tôi rằng nên bắc dàn quanh quả chuông này, rồi nói với mọi người rằng sờ vào chuông may mắn lắm, thế là chẳng mấy chốc quả chuông sẽ lại bóng loáng lên thôi.

Nhìn quả chuông rõ to rõ dày, không hiểu đánh lên tiếng chuông có hay không. Nhiều quả chuông đánh lên tiếng rất chán, không âm vang mà xỉn đục. Người giới thiệu thì nói chuông nghe xa cả mấy cây số, mà không biết nó được đánh lên khi nào nữa.

35925507801_a5c8161b1e_z.jpg


35887587382_9860e24f99_z.jpg
 
Bái Đính

Điện Quán Thế Âm được làm bằng gỗ lim hoàn toàn, là công trình gỗ lớn nhất ở đây.

Chính giữa là tượng đồng Quán Âm nghìn mắt nghìn tay theo mẫu chùa Bút Tháp, được mạ vàng rực rỡ.

Điều đặc biệt là các cửa võng được khắc theo mẫu các bức chạm đời Trần ở chùa Thái Nhạc, phong cách Lý - Trần.

35887588192_a3dcb16b5b.jpg
----
35250122283_e14c4cc0dc.jpg


Hai bên điện mới được bày hai pho tượng Quán Âm khác với dáng vẻ rất lạ: Hai pho tượng cao vút lên, thon thả nhẹ nhàng. Bồ Tát thu tay vào trong áo, một phong cách kỳ lạ, thường tượng Quán Âm đứng thì tay sẽ cầm tịnh bình, hoặc đưa ra như đang giúp đỡ cứu vớt chúng sinh. Nhưng ở đây pho tượng không thấy tay, lớp áo màu đen, các nếp áo được mạ vàng huyền bí.

35250123103_3cfb2c596a.jpg
----
35925507151_8bb280e26a.jpg



Lại gần hơn nữa

35250122833_2480ed3578.jpg
----
35250122453_84a0cf1565.jpg
 
2 pho tượng gỗ chùa Bái Đính

Đến lúc đi vòng ra sau bàn thờ, tôi mới biết được sự thực: Hai pho tượng này không phải làm bằng đồng như tôi tưởng lúc đầu, mà là hai cây gỗ nguyên khối, còn nguyên phần bộ rễ ở dưới !!!

Hỏi thêm tôi mới biết đây là hai cây gỗ lũa, tức là gỗ quý ngâm lâu dưới nước, các phần mềm mục bị hoại hết, chỉ còn lõi gỗ cứng như sắt mà nước không thể làm hại được.

Được biết rằng năm 2012, một người (tôi không được biết tên) tìm được dưới lòng sông Hồng một cây gỗ lũa dài đến gần chục thước, to đến gần một thước, ở dưới lòng sông không biết bao nhiêu năm. Thường cây gỗ lũa lớn như vậy là do các trận lũ trên thượng nguồn cuốn đổ cây trôi về. Nhưng nhiều năm sông Hồng không có lũ lớn như vậy, lại thêm các đập thủy điện chặn dòng, nên có thể cây gỗ này đã nằm dưới đáy sông hàng chục, thậm chí hàng trăm năm.

Người đó đã cúng tiến về chùa (hoặc đại gia nào mua cúng về chùa thì cũng không biết). Chùa đã phải dỡ bỏ một mảng tường của điện Quán Âm để đưa gỗ vào, và mời hiệp thợ từ Hải Dương về tạc tại chỗ.

Một năm sau, lại cũng người tìm lũa trước tìm được một cây gỗ thứ hai, to như cây trước. Lần này cây thứ hai được tạc tại điện Tam Thế, sau khi xong mới dỡ tường đưa vào điện Quán Âm. Và giờ có hai pho tượng rất đẹp bằng gỗ đen, mạ vàng mờ ảo đứng hai bên.

Tôi rất thích hai pho tượng này, vẻ đẹp khác hẳn hàng chục pho tượng đồng đúc theo mẫu có sẵn, hay hàng trăm tượng đá vô hồn dọc hành lang.

35669288290_8baf8eda6e_z.jpg
---
35669288150_6780776ded_z.jpg
 
Tháp tổ

Các chùa lâu đời thường có nhiều tháp tổ, tức là tháp mộ các vị sư đã từng tu tại chùa. Chùa Bái Đính mới xây thế mà cũng có một cái tháp tổ.

Về thực sự thì chùa Bái Đính từ khi xây không có sư tu ở đây, vì đây là chùa làm du lịch mà. Nhưng về lý thì đã là chùa là phải có sư trụ trì thì chùa mới chính danh. Thế là họ mời hòa thượng Thích Thanh Tứ làm trụ trì.

Để hiểu thêm, xin nói rộng ra ngoài một chút về Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Giáo hội từ khi thành lập năm 1981, dưới sự "chỉ đạo của Đảng" thì Giáo hội phải nằm trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nghĩa là chỉ là một kiểu "cơ quan" thôi. Vì thế mới có chuyện Nhà nước phong tặng Giáo hội Huân chương lao động Hạng nhất, các vị sư được tặng Huân chương Lao động !!!!

Giáo hội ở cấp cao nhất có 2 hội đồng là Hội đồng Chứng minh và Hội đồng trị sự. Hội đồng Chứng minh về danh là cao hơn, gồm toàn các vị đại lão hòa thượng, đức cao vọng trọng, nhưng cũng chỉ là ngồi đó để tượng trưng, làm vai trò chứng giám, cây cao bóng cả mỗi khi hữu sự. Đứng đầu trong HĐ Chứng minh là cụ Pháp chủ đã ngoài trăm tuổi mà tôi từng viết trong topic Chùa Đất Việt, đang ở Phú Xuyên. Trước giờ Pháp chủ đều là Đại lão hòa thượng ở miền Bắc. Mấy lần chùa Bái Đính tổ chức lễ to thỉnh cụ Pháp chủ về nhưng cụ không về.

Hội đồng trị sự mới là nơi có quyền hành chính, điều hành Giáo hội, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng, đều là Hòa thượng miền Nam. Dưới Chủ tịch là 3 phó Chủ tịch thường trực của 3 miền Bắc Trung Nam (và nhiều Phó khác). Như vậy Phó Chủ tịch thường trực là nắm quyền to nhất ở các miền.

Cụ Thích Thanh Tứ là phó CT Thường trực quyền lớn nhất miền Bắc, thậm chí là toàn quốc vì cụ Chủ tịch thì quá già không còn làm gì được. Do đó chùa Bái Đính hoành tráng cũng phải mời cụ làm trụ trì cho sang. Cụ làm trụ trì chứ thực ra khi có việc lắm mới xa giá về, còn cụ ở chùa Quán Sứ ngoài Hà Nội mới gần Trung ương, vì cụ nhiều năm còn làm Đại biểu quốc hội nữa, kiêm Hiệu trưởng Học viện Phật giáo,..., điều hành nhiều sự vụ trong Giáo hội.

Như vậy về chính danh thì chùa này có mỗi HT Thích Thanh Tứ là sư, nhưng cũng không tu ở đây.

Năm 2011, HT Thích Thanh Tứ viên tịch ở tuổi 85, được coi như Sư tổ khai sơn của chùa Bái Đính mới. Chùa cũng tranh đấu dữ lắm để mong đưa di thể cụ về đây chôn ("cho nó thiêng" - như lời ông bảo vệ chùa nói), nhưng rồi cụ được đưa về chùa ở quê bên Hưng Yên.

Thế nên chùa này dựng cái tháp gọi là tượng trưng, hay văn hoa thì goi là tháp vọng. Thế là chùa có Tháp tổ.

Giờ thì trụ trì chùa là HT Thích Thanh Nhiễu, kế thừa chức Phó CT Thường trực phía Bắc trong Giáo hội. Sư Thích Thanh Nhiễu cũng là một trong số mấy vị được phong Hòa thượng trước thời hạn của miền Bắc, trước tình trạng miền Bắc hiếm Hòa thượng quá. Việc phong mấy vị trước thời hạn cũng như bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng cũng là một tay sắp xếp của cụ Thanh Tứ trước khi cụ về Tây.

Tháp tổ thờ vọng của chùa Bái Đính. Với tình trạng chùa du lịch không sư thế này thì cũng không biết bao giờ mới có tháp mộ thực ở đây. Có lẽ cũng không sư nào khi viên tịch lại thích về chỗ tiếng người thị phi thì nhiều tiếng mõ thanh tịnh thì vắng như ở đây.


35669287980_400cbabfd0_z.jpg
 
Xin chia sẽ kinh nghiệm phượt Đông Bắc trong 8 ngày

Chào các phượt thủ,

Mình rất thích du lịch những tỉnh miển núi trung du phía bắc Việt Nam. Cảnh vật và con người đều đẹp các bạn ah. Mình đã đi Tây Bắc năm rồi nhưng những hình ảnh đẹp cứ xuất hiện trong tâm trí làm mình muốn "xách balo lên" và đi tiếp...

Đầu tháng 9 này mình có kế hoạch du lịch phượt Đông Bắc. Mình bay từ HCM ra Hà Nội vào sáng 2.9.17 và bay về lại HCM trưa 10.9.17. Mình đi cùng với 1 người bạn (nam) nữa nên chỉ có 2 người thôi. Bạn nào sắp xếp được vào thời gian này thì tham gia chung cho vui.

Mình dự định đi các tỉnh: Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Cạn - Cao Bằng - Lạng Sơn - Quảng Ninh - Hà Nội. Hiện tại mình chưa lên được lịch trình cụ thể vì không có kinh nghiệm trên cung đường này. Mong các bạn chia sẽ ít kinh nghiệm ạh :)

- Chỗ thuê xe máy tốt ở HN? (Giá thuê không thành vấn đề quan trọng là ngựa chiến!)
- Cung đường chi tiết theo dự định trên: đường đi và điểm tham quan?
- Ăn uống và điểm dừng chân?
- Cần chuẩn bị vật dụng cá nhân gì đặc biệt? (cái này cần chuẩn bị kỹ vì chắc chắn là không thừa đâu ;) )
- Mua gì làm quà?
- Gì nữa ạh?

Mong các bạn đóng góp và chia sẽ chút kinh nghiệm. Ai tham gia thì PM thông tin liên lạc nhé.
Xin cảm ơn
 
Chùa Bái Đính

Điện Pháp chủ là tòa điện ở giữa thờ Phật Thích ca trong thế Niêm hoa. Đây là pho tượng to nhất chùa, cao 15m và nặng 100 tấn, mạ vàng.

Trong lễ "hô thần nhập tượng" trong đêm ở tòa điện này, đích thân Mr. Brave đã lặng lẽ đến trong đêm làm lễ, bỏ vào trong tượng 1 quả tim dát vàng (hay bằng vàng) to bằng quả dừa. Cũng trong đêm đó sau lễ, hàng nghìn người dân ào lên cướp lộc đã khiến đội bảo vệ trở tay không kịp.

Cái chuyện lễ "hô thần nhập tượng" cũng là điều đáng nói. Với giáo lý Phật giáo thì tượng là tượng, làm gì có thần, làm gì có ai nhập vào. Nhất là Phật thì càng không nhập vào các pho tượng để tự biến mình thành thần thánh - chính là bậc còn thấp hơn Phật. Cho nên đúng ra nên gọi là lễ An vị tượng, tức đặt tại vị trí yên ổn lâu dài.

Nhưng từ lâu, ngay từ Trung Quốc, Nhật Bản,... đều làm lễ "khai quang" tượng, rồi "hô thần nhập tượng", tượng trưng cho thế lực siêu nhiên sẽ ngự trị trong tượng. Vì thế người ta cho rằng tấm vải phủ tượng khi khai quang sẽ có lộc, và tranh nhau xâu xé khi nó được kéo xuống, dẫn đến tình trạng hỗn loạn.

Và pho tượng này của chùa Bái Đính cũng không ngoài chuyện đó.

35669287500_318aec0b5e_c.jpg



Hệ thống cửa võng ở tòa điện này quá to, quá nhiều, chi chít chì chịt, và vì thế, nó trở nên không còn đẹp nữa.

Hai bên tượng Phật Thích ca là hai pho Anan và Ca Diếp, và bát đại Kim cương đúc theo kiểu chùa Tây Phương. Tám pho Kim cương đồng để nguyên, những chỗ người ta sờ vào nhiều lộ ra chất đồng đỏ rất đẹp.

35669287010_189f6a3b3c_c.jpg
 
Chùa Bái Đính

Bên ngoài vòng hành lang là tòa tháp cao, được thông tin là cao 99m, rồi là được các thợ Ấn Độ điêu khắc, trên đó có xá lợi Phật, rồi đủ thứ khác nghe hấp dẫn lắm. Thế nên tôi mò ra xem.

Tháp có 13 tầng, có thang bộ đi vòng quanh, và thang máy lên đỉnh. Giá vé thang máy là 50k/người. Chuyện, du lịch mà lại.

35669286750_b117c369df_c.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,307
Bài viết
1,175,007
Members
192,035
Latest member
mockoest
Back
Top