What's new

[Tổng hợp] Non nước Ninh Bình

Từ Hòa Bình xuôi ra biển, đất Ninh Bình là một vùng tiếp giáp giữa núi non Tây Bắc và đồng bằng lấn biển. Hàng vạn năm trước, khi nước biển dâng cao, có lẽ chỉ có những dãy núi đá nhấp nhô là vượt trên mặt nước. Khi nước biển hạ xuống, các dòng sông mang phù sa lấn dần ra biển.

Đến tận thế kỉ 19, thì vùng giáp biển vẫn còn hoang sơ, cho đến khi Nguyễn Công Trứ khai hoang lấn mặn, mới có xứ Kim Sơn ngày nay.

Do vậy mà du lịch Ninh Bình luôn gắn với núi, với đá, và với nước. Từ cố đô Hoa Lư ẩn trong vùng núi Trường Yên đến nhà thờ Phát Diệm, đều là dấu ấn của đá. Từ Tam Cốc cũ kĩ đến Vân Long và Tràng An, đều là mặt nước yên bình.

Có lẽ không vùng nào ở nước Việt mình mà hai chữ Non - Nước lại sâu nặng đến thế.
 
Hướng dẫn viên du lịch mà xem được thông tin của chủ thớt thì hoàn toàn tự tin khi tác nghiệp!
Tks bác nhiều.
 
Đây là sơ lược hai tuyến của Tràng An.

Tuyến 1 màu đỏ đi lên phía trên, qua 9 hang và Đền Trình, phủ Đột, đền Trần, phủ Khống, chùa,...

Tuyến 2 màu vàng, đi xuống phía dưới, qua 4 hang và 4 khu: đền Đinh (đang xây), đền Suối Tiên, hành cung Vũ Lâm, phim trường

Tuyến 2 ngắn hơn, đi nhanh hơn, và không leo núi

36124060785_e36fdeba6c_c.jpg
 
Từ Động Am Tiên, đi sang Hoa Lư rất gần.

Những bài viết từ 9 năm trước tôi cũng viết ở đây khá nhiều rồi. Giờ chỉ là dựng thêm mấy cái cổng ở ba phía Đông - Bắc - Nam. Cổng Đông bắc qua sông Sào Khê, bên ngoài có cái biển cấm xe qua cầu, kể cả xe máy. Các đoàn khách dừng xe bên ngoài, khách đi bộ vào trong. Nhưng người dân vẫn đi xe máy vào nên tôi cứ thế đi qua, cũng không ai nói gì.


36017183666_2d0a7780b4_c.jpg


Cảnh vật vẫn vậy, tôi trèo lên đỉnh Mã Yên, cây cối mọc tốt hơn hồi trước nhiều, rất khó nhìn toàn cảnh xuống dưới như trước

36058707475_c7e28032ce_c.jpg


"Lăng Đinh Tiên Hoàng" vẫn vậy, vẫn có cái quán nhỏ của bà cụ bán hương. Lúc chúng tôi leo có một anh chàng Tây cũng hăm hở leo lên. Nhưng rồi anh ta có vẻ thất vọng vì không nhìn được mấy, chẳng có viewpoint nào được đẹp cả.

36058707685_b011808ba0_c.jpg
 
Chùa Bái Đính

Người ta nói quá nhiều về cái "ngôi chùa" to nhất Đông Nam Á nảy rồi, suốt từ gần 10 năm nay. Ta phải nhìn nó là một công trình DU LỊCH, chứ đừng đặt nặng tính Phật trong ngôi chùa này. Đừng thắc mắc sao Chùa gì mà xa hoa tráng lệ thế, sao mà chả thấy có sư tăng, chẳng có hoạt động truyền bá Phật pháp gì cả.

Ngay từ đầu topic cách đây 9 năm tôi cũng viết về nó, khi nó còn đang được xây dựng, và người ta kỳ vọng đến năm 2020 thì mới xong. Nghĩa là bây giờ vẫn còn đang chưa hoàn thiện, nhưng các công trình chính của chùa cũng đã xong hêt rồi. Vì vậy tôi cũng cứ tạm liệt kê ra đây và nêu cảm nghĩ của mình.

Trước hết nhìn tổng quát thì khu chùa ấy như thế này, nhìn trên bản đồ thì:

1. Phía trước chùa là hồ nước rất lớn và đẹp, gọi là hồ Đàm Thị. Quanh hồ đang dựng một số công trình: chùa, tháp để tạo cảnh quan.

Theo trục chính lần lượt là:

2. Cổng Tam quan ngoại: bê tông ốp đá, cánh cổng bằng đồng hình hoa sen. Chữ Hán xấu tệ hại
3. Cầu đá bắc qua hồ nước
4. Tấm bình phong đá: đã bị vỡ một ít
5. Cổng Tam quan nội: Hoàn toàn bằng gỗ lim, có hai con sư tử đá phía trước, bên trong có hai pho Thiện - Ác bằng đồng
6. Tháp chuông: Tháp 8 cạnh bằng bê tông, có trống đồng 70 tấn và chuông 36 tấn
7. Điện Quán Âm: Hoàn toàn bằng gỗ, có tượng Quán Âm bồ tát bằng đồng 80 tấn
8. Hồ phóng sinh
9. Điện Pháp chủ: bằng bê tông, có tượng Phật Thích ca 100 tấn
10. Điện Tam thế: bằng bê tông, có tượng Tam thế Phật, 3 pho mỗi pho 80 tấn

11. Xung quanh là hành lang La hán: hoàn toàn bằng gỗ với 502 pho tượng đá, gồm 500 La hán và tượng vua Trần Nhân Tông, HT. Thích Quảng Đức

Bên phải từ dưới lên:

12. Tháp tổ: thờ vọng HT Thích Thanh Tứ
13. Hội trường lớn
14. Bảo Tháp: 13 tầng cao 99m có đặt Xá lợi
15. Tượng Di Lặc: bằng đồng 100 tấn

Bên trái có:

16. Khách sạn
17. Giếng ngọc ở xa
18. Núi Bái Đính với chùa cổ, hang Tối, hang sáng

Xa là khu để xe, phải gửi xe ở đây, đi xe điện (30k 1 chiều) đến Tam quan hoặc ngược lại, Từ Bảo tháp có lối đi bộ (1,3km)

Dễ thấy khu chùa này cho đến giờ không có Tăng xá, là nhà cho sư sinh sống. Nghĩa là đây là ngôi chùa (cho đến nay) không có sư ! Một ngôi chùa để làm du lịch chứ không phải nơi tu hành, hành đạo.

36224459805_0ed8010c2a_c.jpg
 
Last edited:
Chùa Bái Đính

Dưới dây là các ảnh chụp năm 2011, cách đây 6 năm, khi chùa còn đang là một công trường.

Nhưng chính vì đang dở dang nên đứng từ điện Tam Thế co thể nhìn ra toàn bộ chùa, lần lượt từ xa lại gần là hồ Đàm Thị - Tam Quan ngoại - Tam quan nội - Gác chuông - Điện Quán Âm - Điện Pháp chủ.

Ngày nay không thể có cảnh này được nữa: Các cây cối được trồng trong chùa một cách vô tội vạ đã biến các khoảng đất trống thành rừng, che lấp toàn bộ các công trình. Nhìn ra chỉ thấy ngọn cây dày đặc.

36224460985_46f4b87eee_c.jpg


Tam Quan nội nhìn từ phía sau (2011) các cây bồ đề trồng san sát kia chẳng mấy chốc sẽ che lấp tất cả

36090423141_21a1880c18_c.jpg


Bảo tháp còn đang xây

36090423801_5dee75ccc3_c.jpg


Hành lang làm bằng gỗ còn chưa lợp ngói

36090424101_26d4d8e6c8_z.jpg
 
Chùa Bái Đính

Toàn cảnh chùa hiện nay, nhìn từ đỉnh Bảo tháp. Nếu không leo lên thật cao thì không thể nhìn được các công trình.

35925503081_1d839318d1_b.jpg
 
Xin giúp đỡ về lộ trình và nghỉ ngơi tại Tây - Đông Bắc

Xin giúp đỡ về lộ trình và nghỉ ngơi tại Tây - Đông Bắc

Minh và bạn mình lên lịch đi Tây - Đông bắc vào cuối tháng 10 sắp tới rất mong các bác giúp đỡ về Chỗ nghỉ ngơi nào thích hợp và đoạn đường mình đi.

Lịch trình như sau:

- Ngày 1: Sài gòn - Nha trang (530km) chạy 11 tiếng
- Ngày 2: Nha trang - Đà nẵng (500km) chạy 11 tiếng
- Ngày 3: Đà nẵng - Vinh (500km) chạy 11 tiếng
- Ngày thứ 4: Vinh - Mộc Châu (400km) chạy 11 tiếng: Ở lại 3 ngày (ngày thứ 5 và ngày thứ 6) khám phá hết Mộc châu
- Ngày thứ 7: Mộc Châu - Hà giang (400km) chạy 11 tiếng: Sáng 7h di chuyển từ Mộc Châu đến Tp Hà giang dự kiến là 16h tới Hà giang.
Sáng ngày thứ 8 di chuyển tham quan tại Cột Cờ Lũng Cú và Mã Pí Lèng quay về Tp hà Giang nghỉ ngơi, Sáng ngày thứ 9 về Hà nội (phương án 2 là: ngày thứ 2 di chuyển tham quan 2 điềm cột cờ lũng cú và Mã pí lèng xong chay về Cao bằng nghỉ ngơi, sáng tham quan Thác Bảng Giốc rồi chạy thẳng về Hà nội
Xin được các bác tận tình giúp đỡ, vì là lần đầu di nên ko biết tính theo lịch thế có ổn không:
1. Mỗi ngày trung bình di chuyển khu vực Tây Đông bắc gần 400km vậy có ổn không.
2. Ở Hà Giang, Cao bằng, Mộc Châu thì ở nhà nghỉ nào. Xin được hỗ trợ số điện thoại để liên lạc.


Rất mong được hồi âm từ các bác ạ! :help:help
 
Re: Xin giúp đỡ về lộ trình và nghỉ ngơi tại Tây - Đông Bắc

Bạn có thể cho biết vì sao lại chọn Mộc Châu và Hà Giang - 1 điểm ở Tây Bắc và 1 ở Đông Bắc? Từ Mộc Châu sang Hà Giang nếu có thời gian đi qua Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai rồi mới sang Hà Giang thì sẽ rất nhiều thú vị nhưng quãng đường tương đối xa và mất nhiều thời gian. Bạn tính quãng đường 400km chắc là theo googlemap, đi đường này thì không hấp dẫn lắm.
Tháng 10 Hà Giang vào mùa hoa tgm nên rất đẹp còn Mộc Châu thì chưa phải thời điểm đẹp nhất.
Theo mình nếu không có nhiều thời gian bạn nên khoanh vùng để đi. Đông Bắc (Hà Giang - Cao Bằng) hoặc Tây Bắc (Sơn La - Lai Châu - Lào Cai - Yên Bái) như vậy sẽ hợp lý hơn
 
Chùa Bái Đính

Đi xe máy đến trước chùa, có một gò nhỏ giữa hồ được dựng một ngôi tháp đá, cũng rất hài hòa.

35925509011_0f37daa626_c.jpg


Chúng tôi đến trước cổng chùa, nhưng không có lối vào. Đi xa phía bên trái cổng chùa có một cửa mở, nhưng bảo vệ nói đây là lối lên khách sạn, khách đi thăm phải gửi xe ở bãi, đi xa tít bên phải kia.

Thế là đi mãi 1,5km mới đến bãi để xe. Từ đây đi xe điện vào trước cửa chùa hết 30k/người.

Tấm bình phong đá nằm trước Tam quan nội, có thể thấy phần điêu khắc đá hình chữ Vạn ở bên trái đã bị gãy, và không ai sửa. Nhiều người gọi đây là hình chữ Thọ nhưng thực ra là chữ Vạn được cách điệu.

36058706365_fd3a88362e_c.jpg


Phần cổng chùa tôi cũng không chụp ảnh mấy, một phần là vì cũng không có gì đặc biệt so với các bức ảnh khác mọi người đã chụp nơi đây.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,310
Bài viết
1,175,021
Members
192,036
Latest member
imperiaglobalgate
Back
Top