What's new

[Chia sẻ] Nước Nga: Ký ức - Mơ tưởng - và hiện thực

Kỳ 1: Ngồi ở Việt chém gió về Liên xô

Có lẽ thế hệ 7x như tôi ai ít nhiều cũng đã mơ tưởng về Liên Xô hay nước Nga qua những trang sách. Cả thế giới bên ngoài của chúng tôi chỉ từ những cuốn “Tiếng Nga quyển 1” cho tới “Tiếng Nga quyển 3”. Tuyệt nhiên không hiểu gì về thế giới tư bản, và mặc nhiên những cái gì bị gắn với mác tư bản đều bị coi là xấu xa, suy thoái.

Về văn hóa nghệ thuật hồi đó cũng ảnh hưởng rất nhiều. Hồi nhỏ học cấp 2 thì được học hát bài “ Nụ cười”, lớn lên thì miệng lẩm nhẩm hát bài “ Triệu bông hồng”, “Kachiusa”... về nhà thì nghe được từ chiếc đầu đĩa than với cái loa rè của cụ già mấy bài như: “ Đôi bờ”, “Chiều Mát cơ va”....

Sách truyện thì phải đọc mấy tác phẩm của Nga “ Thép đã tôi thế đấy” “Chiến tranh và hòa bình”, “Xa Mạc tư khoa”. Phim ảnh của trẻ con thì chũng chỉ biết được “ Hãy đợi đấy” và mấy bộ phim mầu chiến đấu của Liên Xô chủ yếu là về cuộc chiến tranh vệ quốc của họ.

Tôi còn nghe được một câu chuyện về thẩm âm thời đó như thế này:

( Một hôm đồng chí thủ trưởng một cơ quan, nghe thấy cấp dưới của mình đang nghe một thứ nhạc gì mà lời không có, lại còn não nề, thi thoảng lại giật đùng đùng. “Thôi chết rồi, thằng này suy thoái quá”, nghĩ thế đồng chí liền chạy sang và hỏi:

-Đồng chí đang nghe thứ nhạc gì vậy?

-Báo cáo thủ trưởng tôi đang nghe bản giao hưởng số 9 của Beethoven

-Hả cái gì? Sao giao hợp lại còn có nhạc? Mà lại 9 lần là sao? Này đồng chí? Beethoven là thằng nào vậy?

-Thưa đồng chí, đó là nhà soạn nhạc người Áo

- Thôi chết đồng chí nghe nhạc của địch rồi nó mới đồi trụy như thế, ai đời giao hợp còn có nhạc. Tôi yêu cầu đồng chí không được nghe loại nhạc đồi trụy này và ngày mai viết kiểm điểm nghe rõ chưa?

- Thưa đồng chí, tôi rõ rồi. Đồng chí cho tôi hỏi tôi có được nghe loại nhạc của Tchaikovsky này không ạ?

- Tchaikovsky là thằng nào?

- Dạ thưa Tchaikovsky là người Nga ạ, Liên xô đấy ạ.

- À được quá đi chứ, đồng chí chỉ được nghe nhạc của Đồng chí Tchaikovsky thôi nghe rõ chưa?)

Mơ tưởng về nước Nga ( đương nhiên là ảnh sưu tầm)

 
Bạn làm đường cũng chắn lại một bên như ta. Vấn đề là tài xế của họ không chen lấn xô đẩy và không có những thằng xe biển xanh tự cho mình cái quyền ưu tiên khùng khùng đòi đi trước. Hay là có mà em không biết các bác nhỉ








Ông già này chắc cũng đợi bắt xe khách qua đường giống VN




 
Nhìn cái ảnh này em thấy giống Vietnam quá các bác à. Bà con nông dân cũng đem các sản vật của mình trồng cấy được ra bán cho khách qua đường. Nhưng có một điều chắc khác Vietnam đó là em tin những đồ này không dùng thuốc tăng trưởng và thuốcc sâu của Tàu.






Chúng tôi không chạy thẳng đến Saint Petersburg mà chạy vào Novgorod đã.
Chạy một đoạn thấy đường rẽ vào Novgorod chúng tôi rẽ vào. Do đất rộng nên khi thiết kế người ta làm đường rẽ vào lên cầu vượt cũng to, đẹp rộng hơn ở ta nhiều




 
Veliky Novgorod

Tại sao chúng tôi lại chọn Veliky Novgorod trên hành trình của mình? Kể ra cũng khó, mỗi người một sở thích, tôi tuy chưa già lắm nhưng tính lại thích những kiểu cổ cổ và ham thích lịch sử nên phải chọn Novgorod trong điểm đến là đương nhiên. Nói về Novgorod thì dài dòng nhưng nó như kiểu cố đô Hoa lư của mình ấy các bác ạ. Trong khi các cố đô của mình thì chẳng còn gì, nhưng không riêng gì Novgorod tôi thấy hầu như khắp các cố đô của châu Âu và trên thế giới họ đều giữ gìn, bảo quản rất tốt và còn sót lại khá nhiều. Chính thế nên cái từ rực rỡ mà chúng ta hay dùng cũng nên xem xét lại xem chúng ta ở đâu làm được cái gì mà nay sao không còn gì cả.

Dài dòng quá, như tôi đã nói ở trên. Novgorod là một trong những thành phố cổ nhất nước Nga. Là nơi đâu tiên Ryurich đặt nền móng cho đế chế của mình xây dựng lên triều đại đầu tiên trong lịch sử nước Nga.
Thành phố này được thành lập vào năm 859 Ryurich đặt thủ phủ của mình ở đây và sau khi thống nhất được các bộ tộc người Slav vào năm 862 thì Novgorod đương nhiên trở thành thủ đô của đế chế . Nghe có vẻ muộn các bác nhỉ nhưng sự thực thì nước Nga là một xứ xa xôi so với châu Âu và quá xa so với cái nôi của trung tâm văn hóa châu Á (Trung quốc). Nên sự qua lại tác động văn hóa vào đời sống của những người này cũng ít vậy nên họ phát triển muộn và có những điểm khác xa châu Âu và cũng chẳng giống châu Á.

Vào thời khởi điểm, tôn giáo của họ cũng là tôn giáo đa thần, nhưng không ảnh hưởng trực tiếp của tôn giáo đa thần Hy lạp, cũng chẳng có mấy liên quan đến các vị thần của người bắc Âu mà họ thờ chủ yếu có mấy vị:

1. Perun: Thần Sấm
2. Dazbog: Thần mặt trời
3. Stribog: Thần gió
4. Svabog: Thần lửa

Các truyền thuyết và chuyện thần thoại về các vị thần này cũng không nhiều. Chính vì thế chúng ta cũng ít được nghe tuyên truyền về Thần thoại Nga trong thời kỳ trước.
Phải nói rằng cuộc sống cả về tâm linh lẫn vật chất của người Nga vào thế kỷ thứ 9 còn đơn giản lắm.
Đến khi nước Kievan Rus ra đời thì Novgorod vẫn là thành phố quan trọng thứ 2 trong đế chế vì Thái tử sắp sửa lên cầm quyền hầu như bao giờ cũng được gửi về Novgorod tập sự trước. Và không ngoại lệ Yaroslav I ( Yaroslav anh minh) cũng đã khởi nguồn từ đây. Ông cho xây thánh đường Sophia một trong những thánh đường đầu tiên của chính thống giáo tại nước Nga bấy giờ.

Từ khi có Yaroslav trong suốt 5 thế kỷ ( kể cả thời làm thuộc quốc cho Mông cổ), Novgorod luôn là trung tâm hành chính văn hóa của cả nước Nga. Chỉ cho đến khi Ivan IV cho phép Oprichnina tiêu diệt thành phố này. Hàng loạt các boyar bị giết, đi đày tới Mockva, Yaroslav. Hàng nghìn dân chúng bị chém đầu và từ đó đến tận bây giờ Novgorod mãi mãi chỉ là một xứ bé nhỏ, tồi tàn, lạc hậu và không bao giờ phát triển được nữa. Hành động của Ivan đệ tứ đối với quê hương, đất thang mật của chính mình đã làm cho ông được gắn với cái tên Ivan Bạo chúa



Hello Veliky Novgorod




 
Thành phố Novgorod đón chúng tôi với con đường có những hàng cây khum lại như Chúa che chở cho những nguời dân nơi đây không bao giờ phải chịu đau khổ như những gì họ phải chịu nữa.









Một thành phố nhỏ, yên bình với 20 vạn dân. Ai biết được trong quá khứ nó đã chịu những thảm sát lớn như thế nào










 
Ảnh thiên nhiên và nông thôn Nga bác Tùng Nguyễn chụp đẹp quá! Cắt góc rất chặt chẽ, chất lượng ảnh tốt. Xin phép quan bác cho phép em down vài cái thiên nhiên rừng Nga về làm dekstop cho cái máy tính của em. Đa tạ quan bác.
 
Tôi cũng xin phép chủ topic TungNguyen down nhiều ảnh về nông thôn Nga bổ sung kho ảnh đương đại Nga. Thật thương cho đất nước hùng vĩ và dân tộc Nga lầm lũi, cảnh nông dân sống trên đồng đất phì nhiêu mà bán khoai tây trên những chiếc bàn rệu rã rất ít người mua mà trong các thành phố lớn thiếu thực phẩm... phải xếp hàng dài bên kioc product... thật trớ trêu và buồn tủi cho một dân tộc đã một thời hoàng kim...

Cảnh nông thôn Nga tiêu điều cả về nhân lực và tài sản đã có từ thời soviet, nay lại càng trầm trọng thêm bởi chính sách ăn xổi ở thì chỉ vỗ béo mấy nhà giàu thành phố của ông hói Pu
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,430
Bài viết
1,175,888
Members
192,101
Latest member
MapVNC
Back
Top