What's new

[Chia sẻ] Nước Nga: Ký ức - Mơ tưởng - và hiện thực

Kỳ 1: Ngồi ở Việt chém gió về Liên xô

Có lẽ thế hệ 7x như tôi ai ít nhiều cũng đã mơ tưởng về Liên Xô hay nước Nga qua những trang sách. Cả thế giới bên ngoài của chúng tôi chỉ từ những cuốn “Tiếng Nga quyển 1” cho tới “Tiếng Nga quyển 3”. Tuyệt nhiên không hiểu gì về thế giới tư bản, và mặc nhiên những cái gì bị gắn với mác tư bản đều bị coi là xấu xa, suy thoái.

Về văn hóa nghệ thuật hồi đó cũng ảnh hưởng rất nhiều. Hồi nhỏ học cấp 2 thì được học hát bài “ Nụ cười”, lớn lên thì miệng lẩm nhẩm hát bài “ Triệu bông hồng”, “Kachiusa”... về nhà thì nghe được từ chiếc đầu đĩa than với cái loa rè của cụ già mấy bài như: “ Đôi bờ”, “Chiều Mát cơ va”....

Sách truyện thì phải đọc mấy tác phẩm của Nga “ Thép đã tôi thế đấy” “Chiến tranh và hòa bình”, “Xa Mạc tư khoa”. Phim ảnh của trẻ con thì chũng chỉ biết được “ Hãy đợi đấy” và mấy bộ phim mầu chiến đấu của Liên Xô chủ yếu là về cuộc chiến tranh vệ quốc của họ.

Tôi còn nghe được một câu chuyện về thẩm âm thời đó như thế này:

( Một hôm đồng chí thủ trưởng một cơ quan, nghe thấy cấp dưới của mình đang nghe một thứ nhạc gì mà lời không có, lại còn não nề, thi thoảng lại giật đùng đùng. “Thôi chết rồi, thằng này suy thoái quá”, nghĩ thế đồng chí liền chạy sang và hỏi:

-Đồng chí đang nghe thứ nhạc gì vậy?

-Báo cáo thủ trưởng tôi đang nghe bản giao hưởng số 9 của Beethoven

-Hả cái gì? Sao giao hợp lại còn có nhạc? Mà lại 9 lần là sao? Này đồng chí? Beethoven là thằng nào vậy?

-Thưa đồng chí, đó là nhà soạn nhạc người Áo

- Thôi chết đồng chí nghe nhạc của địch rồi nó mới đồi trụy như thế, ai đời giao hợp còn có nhạc. Tôi yêu cầu đồng chí không được nghe loại nhạc đồi trụy này và ngày mai viết kiểm điểm nghe rõ chưa?

- Thưa đồng chí, tôi rõ rồi. Đồng chí cho tôi hỏi tôi có được nghe loại nhạc của Tchaikovsky này không ạ?

- Tchaikovsky là thằng nào?

- Dạ thưa Tchaikovsky là người Nga ạ, Liên xô đấy ạ.

- À được quá đi chứ, đồng chí chỉ được nghe nhạc của Đồng chí Tchaikovsky thôi nghe rõ chưa?)

Mơ tưởng về nước Nga ( đương nhiên là ảnh sưu tầm)

 
Đối diện với Kremlin qua phía bên kia quảng trường đó là tòa thị chính thành phố. Cũng mang đặc trưng kiến trúc Soviet







Cổng của Kremlin phía xa




 
Kremlin, tiếng Nga là Кремль, có nghĩa là một pháo đài có tường bao quanh với các công trình bên trong như nhà thờ, pháo đài, trụ sở hành chính cổ, hoặc có nghĩa là 1 thành phố nhỏ với tường bao quanh. Ở các thành phố cổ của Nga, bắt buộc phải có khu trung tâm được kiến trúc như một pháo đài gọi là Kremlin.
Về ngôn ngữ, có 1 số giả thuyết về nguồn gốc từ Kreml xuất phát từ một từ hy lạp cổ "kremnos" nghĩa là một tường thành bao quanh ngọn đồi bên sông... Có giả thuyết khác là từ Kreml xuất phát từ tiếng Nga với nghĩa cổ là thành quách, pháo đài bảo vệ (bằng gỗ)...

Việc ở nhiều thành phố đều có Kremlin là hiển nhiên vì Kremlin chính là pháo đài trung tâm của các thành phố cổ của Nga. Do vậy Kremlin ở Moscow phải gọi là Moskovskayja Kremlin để phân biệt với Novgorodskyja Kremlin...
 
Cám ơn bác Kimvanchinh đã dịch giúp cháu mấy chữ tiếng Nga và giải thíc cho cháu hiểu về Kremlin. Cháu xin tiếp

Như tôi đã nói, Novgorod là thủ đô đầu tiên của nước Nga. Nhưng có điều đáng thú vị hơn nữa đây chính là cái nôi của nền cộng hòa của nước Nga. Họ đã làm việc này từ thế kỷ XII việc mà mãi sau này vào thế Kỷ XX ông Nin hói mới làm được. Và không biết dân Nga còn giữ được nền cộng hòa hiện tại bao nhiêu lâu nữa khi có kẻ giờ đây đang ngấp nghé cái ngai vàng của Sa hoàng. Nếu thế thì nền cộng hòa hiện tại xét về thời gian thì còn thua nền cộng hòa của Novgorod nhiều lắm.

Ở Novgorod cơ quan quyền lực cao nhất là Hội đồng Veche ( Giống như Nguyên lão nghị viện của La mã trước đó và Quốc hội sau này). Từ đó họ bầu ra các chức danh để cai trị, thường là các chức danh này rơi vào tay các Boyar. Nền cộng hòa của Novgorod tồn tại được hẳn những 340 năm. Chỉ cho đến khi Ivan III sát nhập vùng đất Novgorod vào Công quốc Mockva thì nền cộng hòa mới chấm dứt. Và kể từ đây sự độc lập của Novgorod mất hẳn và mọi vấn đề đều phải báo cáo cho Mockva.



Cổng vào Kremlin








Hai bên tường thành, thành cao, hào sâu. Chỗ hào này thời trung cổ có lẽ là nước.




 
Xa xa là tháp Metropolitan nổi tiếng ( còn nổi tiếng do cái gì tôi sẽ nói sau)







Còn đây là tháp Spasskaya cũng nổi tiếng







Những tháp canh quanh tường thành




 
Các công trình bên trong Kremlin cũng là Nhà thờ, Cung điện, bảo tàng, phòng hòa nhạc..... Nhưng trong này có 2 di tích quan trọng nhất là Thánh đường Sophia và Tháp thiên niên kỷ của Nga.

Như tôi đã nói. Năm 998 Yaroslav đồng ý cho Chính thống giáo ( Orthodox) được hoạt động ở nước Nga. Chính thống giáo mang đến cho nước Nga những thành tựu về văn hóa, nghệ thuật, khoa học vô cùng to lớn. Có Chính thống giáo vào rồi thì phải xây thánh đường cho họ. Vậy là Yaroslav con ra lệnh xây Thánh đường Sophia vào năm 1040. Và đây là nhà thờ Chính thống giáo đầu tiên trên đất Nga và đương nhiên là cổ nhất nước Nga cho đến bây giờ.

Nhìn bên ngoài Thánh đường Sophia không hào nhoáng, không lung linh và thậm chí chỉ được dát vàng 1 chóp củ hành trong 5 chóp củ hành mà nó có. Trái ngược với hầu hết các Thánh đường ở Nga đều được dát vàng toàn bộ các chóp củ hành. Nhưng đến với Chúa thì đâu cần phải quá hoành tráng. Tất cả những cái hào nhoáng bên ngoài thì chỉ để phục vụ cho con người. Còn Đức Chúa thì đâu có hưởng được những cái đó đúng không các bạn. Tiếc là có nhiều kẻ sống dựa vào Đức Phật, Đức Chúa lại luôn mồm đi giảng đạo đức trong khi bản thân mình thì lại cầu danh lợi. Xem ra việc rũ bỏ được phàm trần để chuyên tâm thờ Chúa, Phật không phải điều dễ. Nên câu “Chiếc áo choàng không làm nên thầy tu” tôi thấy rất tâm đắc

Thánh đường thì phải có Thánh tích. Trong khi các quốc gia phát triển trước họ lấy mất hết các thánh tích( Thập ác, đinh, khăn phủ mặt, dây xích...) của Chúa Jesus rồi thì Thánh đường Sophia lại có một thánh tích đặc biệt khác.

Bên trong Thánh đường này còn lưu giữ bức tranh Virgin of the sign ( em tạm dịch là Đức Mẹ hiển linh). Đây là bức tranh không quá lớn nhưng nó lại mang một thánh tích đặc biệt.

Chuyện là vào năm 1170 4 vị hoàng tử của các công quốc: Suzdal, Smolensk, Murom và Polotsk. Sau khi chén tạc, chén thù hết mấy chai Vodka buồn buồn ngẫu hứng bàn nhau là phải đánh một công quốc nào đó cho thiên hạ biết mình là ai. Khổ lắm mấy ông này trẻ nên húng chó đem quân dân đi đánh nhau giết nguời mà cứ như trò đùa. Bàn tính một hồi chẳng biết đánh ai, cuối cùng thấy Novgorod ( đang theo chính thể cộng hòa) à thằng này khác với mình. Tự nhiên lại đẻ ra một cái chính thể quái dị. Nâng một tuần rượu nữa thế là quyết định “ Đánh”

Và vị hoàng tử của Suzdal được bầu là đứng đầu liên minh đánh Novgorod. Quân kéo đi và vây hãm Novgorod hùng hậu lắm nhưng khổ nỗi Chúa không đứng về phía họ mà lại đứng về chính thể Cộng hòa ( Chúa cũng thích Cộng hòa chăng?)

Ngài Tổng giám mục Novgorod lúc giờ là Ivan cũng chỉ biết đóng cửa Thánh đường Sophia cầu Chúa che chở cho người dân trước quân xâm lăng. Cầu nguyện mệt quá ngài thiếp đi thì được nghe một giọng nói là “ Hãy đến nhà thờ trên đường Iilyine và mang biểu tượng của Đức Mẹ vào trong thành”

Cũng chẳng biết trong hoàn cảnh bị vây hãm đến 1 con kiến cũng không chui lọt nhưng làm sao mà Đức Tổng giám mục thoát ra được và mang Bức tranh ĐỨc Mẹ này vào thành

Lúc bấy giờ tình cảnh của Novgrod bi đát lắm. Quân lính thì mất hết nhuệ khí, chẳng thiết đánh đấm. Trong khi kẻ địch bên ngoài thì hò hét uống rượu. Mấy vị Hoàng tử bắt đầu tính chuyện chia chác của cải, gái đẹp trong thành nào thì “ Con đấy mông cong mày để tao”, “ Tao phải lấy bằng được quả cầu vàng trên tay lão chủ tịch Veche” hay “Vùng đất này là tao chiếm, mày chiếm vùng bên kia sông Volkhov nhé....” Nói chung sự sụp đổ của thành Novgorod chỉ tính bằng giờ.

Khi Đức Tổng giám mục mang dấu hiệu của Đức Mẹ về thì kỳ lạ thay. Những người lính Novgorod đã buông vũ khí lại đứng dậy, họ thấy ánh sáng của Thiên Chúa đã soi rọi tới họ, “mặt trời chân lý đã chiếu qua tim”. Họ đồng lòng hô “Sát Thát” à quên “Sát Suzdal” :))

Quân xâm lăng lúc này đang mải rượu chè. Thấy thế thì ngạc nhiên lắm. Cho rằng bọn Novgorod này bị khùng rồi. Và lấy tên ra bắn như mưa vào thành. Những nguời lính Novgorod lần lượt ngã xuống dưới mũi tên. Đức Tổng giám mục lo lắm, ngài bèn ôm biểu tượng của Đức Mẹ vào ngực trên lớp áo Phelonion của ngài. Và thật kỳ lạ những giọt nước mắt từ biểu tượng Đức Mẹ chảy ra.

Thế là quân xâm lược đang chiến thắng bỗng nhiên bị mù và quay sang đánh lẫn nhau. Nhiệm vụ của quân Novgorod thật đơn giản, chỉ đi vào chiến trường bắt tù binh và thu dọn xác chết.

Novgorod đứng vững được trước họa xâm lăng cho đến khi Ivan đệ tam sát nhập họ vào Mockva. Lúc bấy giờ thì chắc Chúa không ở bên Novgorod nữa.



Bức tranh đó đây, ảnh ăn cắp trên mạng và chưa được kiểm chứng.







Do trong nhà thờ cấm chụp ảnh nên tôi chỉ xếp hàng đứng xem như thế này chứ kho chụp được




 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,429
Bài viết
1,175,854
Members
192,101
Latest member
MapVNC
Back
Top