What's new

[Chia sẻ] Nước Nga: Ký ức - Mơ tưởng - và hiện thực

Kỳ 1: Ngồi ở Việt chém gió về Liên xô

Có lẽ thế hệ 7x như tôi ai ít nhiều cũng đã mơ tưởng về Liên Xô hay nước Nga qua những trang sách. Cả thế giới bên ngoài của chúng tôi chỉ từ những cuốn “Tiếng Nga quyển 1” cho tới “Tiếng Nga quyển 3”. Tuyệt nhiên không hiểu gì về thế giới tư bản, và mặc nhiên những cái gì bị gắn với mác tư bản đều bị coi là xấu xa, suy thoái.

Về văn hóa nghệ thuật hồi đó cũng ảnh hưởng rất nhiều. Hồi nhỏ học cấp 2 thì được học hát bài “ Nụ cười”, lớn lên thì miệng lẩm nhẩm hát bài “ Triệu bông hồng”, “Kachiusa”... về nhà thì nghe được từ chiếc đầu đĩa than với cái loa rè của cụ già mấy bài như: “ Đôi bờ”, “Chiều Mát cơ va”....

Sách truyện thì phải đọc mấy tác phẩm của Nga “ Thép đã tôi thế đấy” “Chiến tranh và hòa bình”, “Xa Mạc tư khoa”. Phim ảnh của trẻ con thì chũng chỉ biết được “ Hãy đợi đấy” và mấy bộ phim mầu chiến đấu của Liên Xô chủ yếu là về cuộc chiến tranh vệ quốc của họ.

Tôi còn nghe được một câu chuyện về thẩm âm thời đó như thế này:

( Một hôm đồng chí thủ trưởng một cơ quan, nghe thấy cấp dưới của mình đang nghe một thứ nhạc gì mà lời không có, lại còn não nề, thi thoảng lại giật đùng đùng. “Thôi chết rồi, thằng này suy thoái quá”, nghĩ thế đồng chí liền chạy sang và hỏi:

-Đồng chí đang nghe thứ nhạc gì vậy?

-Báo cáo thủ trưởng tôi đang nghe bản giao hưởng số 9 của Beethoven

-Hả cái gì? Sao giao hợp lại còn có nhạc? Mà lại 9 lần là sao? Này đồng chí? Beethoven là thằng nào vậy?

-Thưa đồng chí, đó là nhà soạn nhạc người Áo

- Thôi chết đồng chí nghe nhạc của địch rồi nó mới đồi trụy như thế, ai đời giao hợp còn có nhạc. Tôi yêu cầu đồng chí không được nghe loại nhạc đồi trụy này và ngày mai viết kiểm điểm nghe rõ chưa?

- Thưa đồng chí, tôi rõ rồi. Đồng chí cho tôi hỏi tôi có được nghe loại nhạc của Tchaikovsky này không ạ?

- Tchaikovsky là thằng nào?

- Dạ thưa Tchaikovsky là người Nga ạ, Liên xô đấy ạ.

- À được quá đi chứ, đồng chí chỉ được nghe nhạc của Đồng chí Tchaikovsky thôi nghe rõ chưa?)

Mơ tưởng về nước Nga ( đương nhiên là ảnh sưu tầm)

 
Đi một vòng chúng tôi xuống và lang thang dọc bờ sông Volkhov chơi. Một quang cảnh yên bình, tĩnh lặng trong buổi chiều. Chúng tôi có thể lang thang thả hồn mình thơ thẩn mà không bị quấy rầy bởi tiếng của những người bán hàng rong, hay ăn xin ở như thường thấy ở những nơi khác



Chiếc cầu này bắc qua sông Volkhov











 
Những người khách chậm rãi thả bộ dọc cây cầy trong cơn gió cuối thu






Trên sông họ đóng lại những con thuyền mô phỏng thời trung cổ và làm nhà hàng trong đó







Và có những con tàu chạy du lịch dọc sông Volkhov




 
Những con đường ngoằn nghèo bên bờ sông








Những bãi cát phẳng lỳ. Ngồi ở đây mà làm vài ly beer cùng với con mực thì.....chắc chẳng khác gì Sầm sơn nhà mình :))




 
Nói thế nhưng ở Novgorod cũng có điểm dở là nhiều quạ quá, thi thảng lại nghe tiếng rào rào của hàng đàn quạ bay lên. Tôi có đọc một cuốn sách nào đó (không nhớ tên vì từ quá lâu rồi) nói là mỗi một con quạ tượng trưng cho một linh hồn oan khuất. Nếu đúng thế thì quả thật ở Novgorod này phải có vài chục ngàn con quạ mới xứng tầm của nó




 
Vị Đại công tước này có vẻ thân Pháp :))







Và vị đại công tước này có vẻ thân Nhật :))





Nói vui vậy thôi chứ nếu như Novgorod mở của hay nước Nga mở của thì rất rất có thể lịch sử của nước Nga nói riêng và lịch sử của thế giới nói chung cũng đã khác rất nhiều. Biết làm sao được khi mà lịch sử của cả thế giới bị thay đổi bởi những cái hết sức bình thường và lãng xẹt
 
Lang thang chơi một hồi xong mới thấy cái bụng trống rỗng. Chúng tôi đi ăn, khổ nỗi vì nhỡ bữa nên tìm nhà hành ăn ở thành phố xa lạ cũng khó. Lang thang mãi chúng tôi nhìn thấy cái nhà hàng có biển khá hấp dẫn nên đi vào






Bố khỉ! Bên ngoài thì quảng cáo hấp dẫn, bên trong vào hóa ra còn mỗi loại bánh gối hình tam giác này. Ăn thì ăn mà không ăn thì biến. Chú rệp nói với chúng tôi như thế. À mà nói chuyện đó mới nhớ. Có 2 từ mà tôi rất thắc mắc

1. Tôi thấy dân Việt mình bên Nga rất hay gọi mấy chú Arab bằng từ “ Đầu đen”. Khốn nỗi Việt nam mình thì đầu có vàng hơn ai đâu mà gọi họ là đầu đen. Mỗi khi anh em bên đó nói dân đầu đen, bất giác tôi lại giơ tay lên sờ cái đầu mình một cái. Tôi thấy từ rệp mà các bạn Vietnam ở tây Âu gọi nó hay hơn nhiều. Vừa chệch của từ Rập ( Ả rập) vừa có hàm ý đề phòng ;)

2. Thứ 2 tôi thấy họ gọi dân Việt nam mình bên đấy là Cộng. Khổ cái Cộng thì nó có cả Việt cộng, Trung cộng, Triều cộng, Cu cộng và ngay các bạn Nga ngày xưa cũng là Xô cộng. Vậy gọi thế nó không có sự phân biệt rõ ràng. Mà tôi ghét nhất nhầm dân mình với dân Trung cộng


Biết là do gọi lâu thành quen, nhưng đối với nguời sang du lịch như tôi thấy nó cứ kỳ kỳ thế nào ấy. Bạn nào ở lâu bên đó vui lòng giải thích giúp tôi với



Bên ngoài thì vẽ vời kinh lắm







Nhưng bên trong chỉ có mỗi loại bánh này




 
Cám ơn bạn TungNguyen với những chia sẻ hình ảnh và tư liệu lịch sử được diễn giải với giọng văn hài hước và hiện đại của bạn. Tôi xin phép down khác nhiều ảnh từ tư liệu của bạn về Novgorod. Thật tiếc khi hồi trước tôi ở Nga, mặc dù biết Novgorod có ý nghĩa lịch sử với nước Nga và dòng Slavo nói chung nhưng chưa đến đó được. Nay được du lịch theo bạn biết thêm nhiều điều bổ ích, nhất là về công trình nhà thờ Sophia trong khu Kremlin, rồi cảnh trí buồn buồn, thiếu thốn dịch vụ của thành phố du lịch này...

Bàn về nhà thờ Sophia, tôi thấy ở đâu có Đạo Chính thống giáo, ở đó đều có nhà thờ lớn nhất mang tên Sophia. Từ Sophia ở đây không có nghĩa là có ông thánh mang tên Sophia mà nó bắt nguồn từ ngôn ngữ cổ, đúng ra là tiếng Hy lạp, nghĩa là "trí tuệ thần thánh". Hình như lần đầu tiên Chính thống giáo tách ra khỏi Thiên chúa giáo là ở Byzantine (Istanbul hiện nay) vào thế kỷ thứ 4-5. Do vậy nhà thờ chính thống giáo to nhất xây từ TK6 ở Istanbul, nay gọi là Haggia Sophia (nhà thờ này sau đó biến thành nhà thờ hồi giáo nhưng tên vẫn giữ như cũ). Rồi ở Kiev, Bungary cũng có nhà thờ to uỵch và rất đẹp mang tên Sophia.

Dưới đây là nhà thờ Sophia ở Istanbul






Và đây là nhà thờ Sophia ở Kiev có quan hệ mật thiết với Sophia ở Novgorod vì lúc đó còn chưa chia tách Nga và Ucraina như sau này



Giống như cái tên Kremlin là pháo đài có tường bao ở nhiều thành phố cổ của Nga, nhà thờ Sophia là nhà thờ đặc trưng của dòng Chính thống giáo trước Thế kỷ 13 gì đó. Tôi không hiểu vì sao về sau các nhà thờ lớn của Nga họ lấy tên khác như Chúa Cứu thế...
 
Bàn về nhà thờ Sophia, tôi thấy ở đâu có Đạo Chính thống giáo, ở đó đều có nhà thờ lớn nhất mang tên Sophia. Từ Sophia ở đây không có nghĩa là có ông thánh mang tên Sophia mà nó bắt nguồn từ ngôn ngữ cổ, đúng ra là tiếng Hy lạp, nghĩa là "trí tuệ thần thánh". Hình như lần đầu tiên Chính thống giáo tách ra khỏi Thiên chúa giáo là ở Byzantine (Istanbul hiện nay) vào thế kỷ thứ 4-5. Do vậy nhà thờ chính thống giáo to nhất xây từ TK6 ở Istanbul, nay gọi là Haggia Sophia (nhà thờ này sau đó biến thành nhà thờ hồi giáo nhưng tên vẫn giữ như cũ). Rồi ở Kiev, Bungary cũng có nhà thờ to uỵch và rất đẹp mang tên Sophia.


Giống như cái tên Kremlin là pháo đài có tường bao ở nhiều thành phố cổ của Nga, nhà thờ Sophia là nhà thờ đặc trưng của dòng Chính thống giáo trước Thế kỷ 13 gì đó. Tôi không hiểu vì sao về sau các nhà thờ lớn của Nga họ lấy tên khác như Chúa Cứu thế...

Xin mạn phép trao đổi thêm với bác Kimvanchinh về Kito giáo tý ạ.

Cuộc đại ly giáo khi Giáo hoàng Roma và Thượng phụ Constantinope rút phép thông công của nhau xảy ra vào thế kỷ thứ 11 (năm 1054).

Trên thực tế thì có vị thánh tên là Sophia đấy ạ. Bà này sinh vào thời hoàng đế Hadrian, bà theo Kito giáo và La mã đã bắt 3 con gái của bà là Faith, Hope và Clarity sau đó tra tấn từng người 1 đến chết để mong bà bỏ Đức tin vào Kito. Nhưng bà không từ bỏ và sau khi chôn 3 cô con gái của mình bà cũng tuẫn tiết và tử vì đạo vào năm 137 SCN.

Nhưng theo Kinh Thánh thì những gì thông thái nhất đều được gắn với Sophia ( từ vị hôn thê của Vua Solomon do chúa Trời chỉ định cho đến mẹ Maria, thánh Magdalene đều hiện thân của Sophia có nghĩa là thông tuệ)

Trên thực tế thì cháu có đến một số Thánh đường mang tên Sophia nhưng không thấy họ chỉ thờ riêng bà Sophia sống trong thời đại Hadrian mà họ thờ Đức Mẹ là chính.

Vậy nên theo suy nghĩ của cháu, bên Roman Catholic có nhà thờ Đức mẹ Maria thì bên Orthodox có Thánh đường Sophia thờ chung của các nữ thánh vậy.

Còn Nhà thờ Chúa cứu thế ( Christ the saviour) là nơi thờ Chúa Jesus bác ạ

Cháu chém theo hiểu biết hạn hẹp của cháu, có gì không đúng bác bỏ qua



Bức tranh Thánh Sophia và 3 người con gái ở ngay tại bảo tàng Tretyakov Moscow


 
Cám ơn bạn TungNguyen về tư liệu và cách hiểu khá giản đơn và nhất quán về biểu tượng Sophia của Dòng Chính thống giáo. Tuy nhiên, sự thật và lý thuyết của các dòng đạo phức tạp hơn rất nhiều. Theo những tư liệu mà tôi biết, cuộc đại phân ly của Kyto giáo với sự hình thành dòng Orthodox ở phương Đông bắt nguồn từ thời Đế chế Byzantin Hy Lạp cổ khi có sự giải thích khác nhau về các biểu tượng chính của tôn giáo (khoảng TK4-5), tên Orthodox có nghĩa là “correct teaching or worship”, nói nôm na tiếng Việt là Chính thống giáo. Sự phân hóa mạnh và rõ ràng nhất khi hình thành Đế quốc La Mã bên cạnh Constaninov (Hy Lạp) già cỗi.

Nhìn chung, dòng Orthodox cho đến nay vẫn là một dòng đạo tự cho mình là chính thống nhưng trên thực tế phát triển biệt lập cả về tinh thần và vật chất, địa lý (do dòng đạo phát triển về phía Đông), bị cách biệt với thế giới Kito còn lại phát triển về phía Tây và Bắc.

Về Sophia, lý thuyết phương Tây cho rằng, Không tồn tại một thánh nữ tên Sophia mà đó là biểu tượng của sự thông tuệ. Còn lý thuyết Orthodox hình như cho rằng có một vị thánh sống vào TK 11 (Thời kỳ mâu thuẫn căng thẳng nhất giữa La Mã và Constaninov) tên Sophia với 3 người con tên là Lòng tin, Hy vọng và Thấy rõ như bức tranh trong bảo tàng Tretyakov. Theo tôi, chưa thể khẳng định truyền thuyết về thánh nữ Sophia với 3 người con là sự thật được. Đó chỉ là giai thoại thêu dệt nên của người Slavo để tin rằng, Sophia là một vị thánh còn cao hơn cả Đức Mẹ, do vậy không thể nói Đức mẹ là hiện thân của Sophia như kiểu người Việt mình giải thích biểu tượng Thánh Mẫu...

Tại sao tôi dẫn hình ảnh nhà thờ Haggia Sophia ở Istanbul, vì đó là nhà thờ cổ nhất còn bảo tồn của dòng Orthodox mặc dù qua biến loạn nhà thờ này về sau trở thành kito, rồi Islam...

Ở Istanbul, nhà thờ Sophia không có chữ thánh (Saint) ở trước mà là chữ Haggia, nghĩa ghép của cả 2 chữ chỉ là sự Thông tuệ.
Riêng các nhà thờ Sophia ở Kiev, Novgorod và 1 số nơi khác vùng Slavo nó mang tên Saint Sophia, rồi lại kèm theo truyền thuyết Thánh Sophia với 3 con gái tử vì đạo...

Tất cả nhưng điều phức tạp đó để chúng ta hiểu được người Slavo nói chung và người Nga nói riêng. Một tộc người có khuynh hướng dị biệt nhưng lại tự coi mình là chính thống. Trên thực tế họ kém phát triển hơn nhưng lại có xu hướng lập lại trật tự thế giới bằng vũ lực.

Vào nhà thờ Nga bực nhất là họ không cho chụp ảnh, chắc là sợ bị đánh cắp niềm tin. Đúng ra, họ chỉ nên cấm chụp ảnh có Flash thôi. Tuy nhiên, ở các nhà thờ lớn ở Saint Peterburg cũng được chụp như ở bất cứ nhà thờ hoặc chùa chiền nào trên thế giới.

Thời Soviet với chủ nghĩa vô thần, các nhà thờ bị bỏ hoang và cấm hành lễ mặc dù giới tăng lữ vẫn còn tồn tại với sự giám sát của KGB (giống hệ VN mình). Thời nay, các nhà thờ được trùng tu, phục dựng và hoạt động lại với quyền uy khá mạnh về chính trị ở Nga. Tuy vậy họ còn thua người Việt mình ở cái khoản nghèo đói nhưng chi phí rất nhiều tiền xây các chùa mới, tu viện mới khắp nơi...
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,428
Bài viết
1,175,834
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top